NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 32)

Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oai hùng, rạng rỡ chiến công, hình thành và xây đắp nên nền văn hoá cộng đồng Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngƣời Việt tiếp thu có chọn lọc các luồng văn hoá, tôn giáo lớn của nhân loại. Dù theo tôn giáo hay tín ngƣỡng nào, thờ thần hay thờ phật nào, dù có quan niệm chƣa đồng nhất về sự sống và cái chết, đa số ngƣời Việt đều giữ phong tục thờ cúng tổ tiên, coi trọng ngƣời chết, nhất là những ngƣời chết vì dân vì nƣớc, hình thành văn hoá ứng xử giữa ngƣời sống và ngƣời chết. Ngƣời Việt coi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ngƣời đã chết vì nƣớc thành một nếp sống đạo đức, vừa là một tín ngƣỡng, coi những ngƣời đó là những vị thần hộ mệnh cho con cháu.

Trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt, tín ngƣỡng tôn vinh, thờ phụng những ngƣời "khuất núi", "đi xa" chiếm vị trí rất lớn. Đây là truyền thống tốt đẹp của cha ông mà ngày nay chúng ta luôn gìn giữ, phát huy phát triển. Tập tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các bậc anh hùng đến ngày nay đƣợc coi trọng đúng mức trong đời sống xã hội, nhân dân duy trì ý thức nhớ về cội nguồn, coi ngƣời chết là sang thế giới bên kia, là quy tiên. Hầu hết ngƣời Việt coi trọng mồ mả của ông cha, duy trì tập tục cải táng với niềm tin an ủi là họ đƣợc gặp lại ông bà, cha mẹ, tổ tiên một lần nữa. Sau khi cải táng ngƣời chết đƣợc sạch sẽ, mát mẻ, nhà cửa yên ổn trong tiểu sành vĩnh viễn để chuẩn bị đầu thai kiếp khác.

Việt, thờ cúng tổ tiên cũng nhƣ thần thánh tạo điều kiện duy trì không gian thiêng liêng, môi trƣờng văn hoá truyền thống. Đằng sau bát hƣơng, bàn thờ, mồ mả, đền đài, nghĩa trang, bia ghi công là những giá trị văn hoá vô hình, ghi nhận công lao đánh giặc giữ nƣớc, tạo dựng và gìn giữ cơ nghiệp non sông của cha ông truyền lại cho các thế hệ con cháu.

Các hình thức thờ cúng, các công trình ghi công đối với những ngƣời đã chết đã đƣợc nhân dân ta xây dựng và trân trọng giữ gìn, trong đó có hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ có tác động thôi thúc, khơi dậy ở mỗi ngƣời Việt Nam lòng tự tôn, tự hào về truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, lòng biết ơn và ý nguyện tiếp bƣớc các liệt sỹ đã xả thân vì nƣớc.

Phát huy những giá trị văn hoá tinh thần cao quý, Nhà nƣớc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của những liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những liệt sỹ thời đại Hồ Chí Minh. Biểu tƣợng thiêng liêng không thể tách rời là các công trình ghi công liệt sỹ đƣợc xây dựng trên cả nƣớc bao gồm nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ, đài tƣởng niệm liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ.

Các công trình ghi công liệt sỹ chính là không gian và hiện vật hữu hình biểu hiện một cách thiết thực lòng biết ơn và sự ghi công của Đảng và Nhà nƣớc đối với các liệt sỹ - những ngƣời có công lao to lớn nhất đối với Tổ quốc. Sự tồn tại của hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ làm cho nhân dân và gia đình liệt sỹ thêm tin tƣởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong Bản Di chúc tháng 5 năm 1968 đã viết:" Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phƣơng (thành phố, làng xã) cần xây dựng vƣờn hoa, bia kỷ niệm để ghi lại sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nƣớc cho nhân dân ta ". Tƣ tƣởng lớn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc Nhà nƣớc và nhân dân ta hƣởng ứng, xây dựng nên hệ thống các công trình ghi công trên cả nƣớc, đáp ứng lòng mong mỏi

của thân nhân liệt sỹ và nhân dân. Có thể phân loại các công trình ghi công liệt sỹ chủ yếu trên địa bàn cả nƣớc nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)