Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 87)

khi xây dựng xong nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ không có biện pháp để phát huy tác dụng của công trình trong sinh hoạt văn hoá, chính trị ở địa phƣơng.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể về kinh tế mà mỗi địa phƣơng quy định chế độ hoạt động của bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ, đài tƣởng niệm liệt sỹ khác nhau. Có nghĩa trang liệt sỹ thì ngƣời quản trang thuộc biên chế Nhà nƣớc, đƣợc trang bị phƣơng tiện làm việc, có nơi thuê hợp đồng ngƣời quản trang theo phƣơng thức trả lƣơng theo thoả thuận, đƣợc sử dụng khai thác hoa lợi từ diện tích đất trong công trình, dẫn đến hiện tƣợng các công trình ghi công liệt sỹ do cấp xã, phƣờng quản lý không đƣợc chăm sóc chu đáo, không đƣợc quan tâm tu bổ thƣờng xuyên, nhanh xuống cấp. Việc ban hành các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho những ngƣời làm công tác quản lý công trình ghi công liệt sỹ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác đón khách tới thăm viếng công trình ghi công liệt sỹ còn đơn giản, nội dung hƣớng dẫn thăm viếng còn rất nghèo nàn.

3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ công trình ghi công liệt sỹ

Thứ nhất, Do đất nƣớc ta trải qua hơn 30 năm chiến tranh ác liệt, tổn thất về ngƣời và về vật chất là vô cùng to lớn, để lại những hậu quả hết sức nặng nề trên tất cả các lĩnh vực. Sau khi thống nhất đất nƣớc, nƣớc ta lại rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp nhiều khó

khăn, sự quan tâm của Nhà nƣớc đến công tác quản lý công trình ghi công liệt sỹ, trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tầm quan trọng của công tác này và những cống hiến to lớn của các liệt sỹ.

Thứ hai, Số lƣợng công trình ghi công liệt sỹ trên cả nƣớc nhiều, đa

dạng, khối lƣợng công việc về mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ là rất lớn. Vấn đề mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ lại là những vấn đề nhạy cảm, gắn liền với đời sống tâm linh, với truyền thống đạo lý lâu đời của nhân dân ta; các công trình ghi công liệt sỹ này lại mang tính văn hoá, lịch sử rất rõ nét. Công tác điều tra, khảo sát, thống kê tình hình biến động về số lƣợng, thực trạng mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ chƣa đƣợc các địa phƣơng quan tâm đầy đủ. Chính vì tính đa dạng, nhạy cảm và phức tạp đó mà công tác quản lý Nhà nƣớc về công trình ghi công liệt sỹ, trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật quy định về công trình ghi công liệt sỹ là vấn đề mới mẻ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi những bất cập, chƣa phù hợp với thực tế cuộc sống.

Thứ ba, Nhận thức chủ quan về vai trò của pháp luật đối với công tác quản lý công trình ghi công liệt sỹ còn hạn chế, chƣa thấy đƣợc đầy đủ những ảnh hƣởng, vai trò quan trọng của văn bản pháp luật trong công tác quản lý công trình ghi công liệt sỹ. Chƣa chú trọng tập trung đúng mức vào việc ban hành văn bản pháp luật do đó hiệu lực trong quá trình triển khai thực tế còn thấp.

Các văn bản pháp luật quy định về công trình ghi công liệt sỹ đƣợc xây dựng ban hành ghép chung với các văn bản pháp luật quy định về ngƣời có công và chủ yếu ban hành trong thời kỳ chiến tranh, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên khập khiễng và chắp vá. Hơn nữa, trong lĩnh vực này, kinh nghiệm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của các nƣớc hầu nhƣ

không có, công tác nghiên cứu khoa học về pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nói chung và pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ nói riêng còn có nhiều hạn chế. Chƣa đƣa ra đƣợc những luận cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ để phục vụ cho hoạt động ban hành các văn bản pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ.

Thứ tư, Sự phối hợp công tác, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà nƣớc còn chƣa rõ ràng, trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh có liên quan đến xây dựng, văn hoá, lịch sử của các công trình ghi công liệt sỹ chƣa có sự tham gia của các Bộ, ngành chức năng nhƣ Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, mà chủ yếu còn giao khoán trách nhiệm cho ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, đặc biệt là những công trình đƣợc xây dựng từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau.

Theo thống kê của Bộ Văn hoá - Thông tin, tính đến đầu tháng 11 năm 2002, cả nƣớc đã có 2736 di tích và danh thắng đã đƣợc xếp hạng di sản văn hoá quốc gia, 1532 di tích kiến trúc nghệ thuật, 46 di tích khảo cổ học và 98 danh lam thắng cảnh đƣợc quản lý bởi các cơ quan văn hoá thông tin các cấp theo quy định của Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001. Tuy nhiên, các công trình ghi công liệt sỹ có ý nghĩa rất sâu sắc thì chƣa thực sự đƣợc coi trọng, chƣa có mấy công trình đƣợc xếp hạng là các công trình di sản văn hoá, rõ ràng đây là điểm khiếm khuyết cần có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp

Thứ năm, Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật quy định về

ngƣời có công nói chung và quy định về công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ chƣa thực sự đƣợc các cấp, các địa phƣơng chú trọng, chƣa làm tốt công tác tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ để rút kinh nghiệm, bổ sung sửa đổi kịp thời.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)