Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 40)

Để chuẩn mực có thể áp dụng vào thực tế, cần phải có bộ phận kiểm tra hay

giám sát và thiết lập quy trình giám sát. Quy tình kiểm tra và giám sát cần phải phát

triển dần từ đơn giản đến phức tạp, để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý vừa phù hợp

Trang 33

Bộ Tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành và giám sát trong lĩnh vực kiểm toán, nhưng vai trò giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

nên thuộc về hội nghề nghiệp. Như vậy, Bộ Tài chính sẽ giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thông qua hội nghề nghiệp. Dù vai trò của hội nghề nghiệp đã được

nâng cao từ khi có quyết định 47/2005/QĐ-BTC chuyển giao cho Hội nghề nghiệp

thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, thế nhưng

nếu thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, Hội nghề nghiệp không thể tự kiểm soát

toàn bộ hoạt động kế toán và kiểm toán, vấn đề này đã được chứng minh thông qua

thực tiễn của Hoa Kỳ.

Song song với việc giám sát đạo đức nghề nghiệp là kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiếm toán.

KẾT LUẬN

Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng

phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc

thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm

nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành

nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy

cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan

mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền

tảng: “độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận

trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”. Không có đạo đức nghề

nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ

không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Chính vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là tài

sản “vô hình” quí giá của người hành nghề.

Do đó, việc phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế

toán, kiểm toán thực sự là sự cần thiết khách quan nhằm đáp ứng được yêu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế; sự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như là một

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 40)