các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết định tội quy định trong các tội danh cụ thể của bộ luật hình sự
Trang 1NHỮNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 46 , BỘ LUẬT HÌNH SỰ LÀ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI, TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG GIẢM NHẸ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC TỘI DANH CỤ THỂ
MỞ ĐẦU
Bộ luật hình sự quy định các tình tiết tại Điều 46 để áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có chứa các hành vi đó sẽ được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Khoản 3, Điều 46: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được BLHS quyđịnh là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt” Đây chính là vấn đề hiện còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hinh sự là các tình tiết có ảnh hưởng có lợi cho chủ thể, không phải là cái để xác định có hay không có tội phạm, tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ phản ánh tính ít nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội Sự xuất hiện của nó trong
vụ án hình sự làm giảm các hậu quả bất lợi đối với người phạm tội, làm giảm tính chất, mức
độ nghiêm khắc của TNHS ở các mức độ khác nhau, thể hiện ở việc chủ thể được miễn TNHS, miễn chấp hành hình phạt, TNHS của chủ thể được xử lí theo tội danh nhẹ hơn, mứchình phạt thấp hơn… Với các mức độ khác nhau, tình tiết giảm nhẹ có vai trò khác nhau trong quá trình tố tụng, là căn cứ xem xét, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, miễn TNHS, định tội danh…
Dưới góc độ pháp luật hình sự, tình tiết giảm nhẹ TNHS có ba vai trò cơ bản:
- Tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ định tội danh
- Tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ định khung hình phạt
- Tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ quyết định hình phạt
Làm sao để phân biệt được đâu là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư, đâu là tình tiết định tội danh cụ thể, như thế nào là tình tiết giảm nhẹ định khung? Và trong quy định của BLHS có những tội danh nào có chứa tình tiết giảm nhẹ được lấy làm tình tiết định tội, tình tiết định khung giảm nhẹ?
Đó chính là nội dung mà nhóm 6 tiến hành phân tích dưới đây! Qua đó góp phần làm
rõ hơn vấn đề đặt ra để có một cái nhìn thấu đáo trong việc vận dụng pháp luật trong thực tiễn, có cơ sở trong việc đưa ra hướng xử lí đúng đắn, đúng người, đúng tội trong từng trường hợp
Trang 2CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNGVỀ TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ VỪA LÀ TÌNH TIẾT
ĐỊNH TỘI ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Qua tìm hiểu của nhóm từ những nguồn tài liệu, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: Bản chất của tình tiết giảm nhẹ là biểu hiện về hoàn cảnh, tình huống có ảnh hướng đến việc phạm tội, phảm ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội, và là cơ sở để người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự thấp hơn Tình tiết giảm nhẹ là tình tiết mà người cóthẩm quyền xử phạt cần đánh giá, xem xét để quy định mức chịu hình phạt thấp hơn so với hành vi cụ thể mà tội phạm thực hiện Việc pháp luật quy định những tình tiết giảm nhẹ thể hiện được tính nhân đạo trong pháp luật việt nam cũng như tạo điều kiện cho những người phạm tôi biết ăn năn hối cải quay đường trở lại với cái thiện
- Từ đó có thể kết luận về khái niệm sau: Tình tiết giảm nhẹ là những biểu hiện hoàn cảnh, tình huống xảy ra có ảnh hưởg và phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội, được quy định trong BLHS hay được tòa án xem xét đánh giá ghi trong bản án Căn cứ vào
đó tòa án sẽ áp dụng những mức hình phạt nhẹ hơn so với hành vi có cùng tính chất nhưng không có các tình tiết gảm nhẹ, thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật đối với những người phạm tội.
- Tình tiết giảm nhẹ là căn cứ để tòa án xem xét, cấn nhắc áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn của người phạm tội: phản ánh các diễn biến bên ngoài của mặt khách quan cũng như diễn
Trang 3biến tâm lý bên trong của mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm, giúp chúng ta hình dung được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
- Tình tiết giảm nhẹ TNHS ảnh hưởng như thế nào đến việc quyết định hình phạt là do tòa án cân nhắc, xem xét: Pháp luật không quy định cụ thể sự hiện diện của tình tiết giảm nhẹ sẽ ảnhhưởng như thế nào đến việc quyết định hình phạt, sự hiện hữu của tình tiết nào được giảm TNHS đến đâu, điều đó phụ thuộc vào sự xem xét và cân nhắc của Tòa án
- Ảnh hưởng của từng tình tiết đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không giống nhau: Có tình tiết thì ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết thì ảnh hưởng ít hơn Có tình tiết chỉ có ý nghĩa đáng kể với một số tội phạm, còn đối với những tội phạm khác thì chỉ có ý nghĩa rất hạn chế
Ví Dụ: Trong điều 94 quy định tội giết con mới đẻ Nếu có tình tiết phạm tội vì bị người khác
đe dọa, cưỡng bức (điểm i, khoản 1, điều 46) hoặc có tình tiết người phạm tội tự thú (điểm o, khoản, điều 46 BLHS) thì việc áp dụng mức hình phát có tình tiết giảm nhẹ tại điểm e sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với điểm o
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của tình tiết định tội
Khái niệm:
- Tình tiết định tội là một loại của tình tiết hình sự Trong khoa học luật hình sự nước ta chưa
có quy định cụ thể nào quy định về khái niệm tình tiết định tội Nhưng về phương diện thì cácdấu hiệu được quy định trong BLHS cũng chính là các tình tiết Từ đó có thể suy ra trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội hay nói cách khác đó cũng chính là tình tiết định tội Định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện, thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một tội phạm nào đó trong BLHS Định tội cũng là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng - chủ thể định tội thực hiện Nếu tình tiết của một hành vi phạm tội thỏa mãnvới các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS thì được xem
là tình tiết định tội
- Các tình tiết định tội luôn gắn liền với sự kiện phạm tội, phản ánh tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm Ngoài ra các tình tiết định tội cho phép phânbiệt giữa tôi này với tội khác Khi các tình tiết phù hợp và thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm cụ thể trong BLHS sẽ cho phép xác định được người phạm tội đã phạm tội gì, theo điều nào trong bộ luật hình sự, để từ đó áp dụng và giải quyết
- Từ đó ta có thể hiểu: Tình tiết định tội là những tình tiết thực tế của vụ án cụ thể được sử dụng để xác định người phạm tội trong vụ án đó đã phạm tội gì, hay hiểu một cách cụ thể là những tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản dùng để mô
tả một loại tội Chúng được quy định ở cả phần chung và phần các tội phạm cụ thể.
Đặc điểm:
- Tình tiết định tội phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản Hay nói một cách khái quát cụ thể thì nội dung của cấu thành cơ bản chỉ bao gồm những tình tiết định tội (dấu hiệu định tội)
Trang 4- Một tình tiết định tội có thể phản ánh trong nhiều cấu thành tội phạm và mỗi cấu thành tội phạm khác nhau phải có ít nhất một tình tiết định tội khác nhau.
1.1.3 Tình tiết định khung giảm nhẹ
1.1.3.1 Tình tiết định khung hình phạt
- Tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết của tội phạm phù hợp và thoả mãn dấuhiệu định khung hình phạt (CTTP giảm nhẹ hoặc tăng nặng) của những tội cụ thể trong BLHS
- Các tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ một mức độ đáng kể tính chất nguy hiểm của một loại tội Khi chúng xảy ra ở một loại tội nào đó làm cho tính chất nguy hiểm của loại tội thay đổi hẳn (hoặc nặng thêm, hoặc nhẹ đi) dựa vào
đó mà nhà làm luật ghi thành một cấu thành khác, với một khung hình phạt riêng
- Đây là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì Tòa án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội
Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 154 BLHS chứ không phải ở Khoản 1, Điều 154 BLHS Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt, Tòa ánkhông được áp dụng tình tiết này làm tình tiết tăng nặng đối với bị cáo nữa
- Do tính đa dạng của tội phạm, bên cạnh Cấu thành tội phạm cơ bản (của một loại tội) nhà làm luật còn quy định thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hộiNhững dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu (yếu tố) định khung hình phạt Và dấu hiệu định khung hình phạt ở đây có 2 loại: cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ
1.1.3.2 Tình tiết định khung giảm nhẹ
- Các tình tiết giảm nhẹ là những tình tiết do Bộ Luật Hình Sự quy định, theo đó trong các trường hợp phạm tội cụ thể của người cùng phạm một tội (cùng tội danh) có những tình tiết đó, thì cần phân biệt nhau về mức độ nguy hiểm (trở nên bớt nguy hiểm hơn) của tội phạm đó
- Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết
đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ
Trang 5nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp bình thường quy định tạicấu thành cơ bản.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 90 BLHS (tọi chống phá trại giam) là cấu thành cơ bản có khung
hình phạt từ mười năn đến hai mươi năm từ hoặc tù chung thân Nhưng nếu người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 90 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù
1.1.4 Phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết định tội với tình tiết định khung hình phạt khi quyết định hình phạt
- Trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, người áp dụng pháp luậtphải phân biệt rõ tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ với các tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Tiêu chí Tình tiết giảm nhẹ
Là những tình tiếtthực tế của vụ án,được sử dụng để xácđịnh hành vi phạmtội trong vụ án đó đãphạm tội gì
Là những tình tiếtđược quy định trongcác khoản giảm nhẹcủa điều luật Theo
đó các trường hợpphạm tội cụ thể cùngmột tội danh, nếu cónhững tình tiết nàythì có mức độ và tínhchất ít nguy hiểm sovới trường hợp bìnhthường
Trang 6Phạm vi áp dụng Có thể áp dụng cho
tất cả các tội hoặcnhiều tội khác nhau
Chỉ áp dụng riêngbiệt cho từng loại tộiphạm
Chỉ áp dụng riêngbiệt cho từng loại tộiphạm
Hình thức Được quy định
chung tại Điều 46BLHS
Được phản ánh trongCTTP cơ bản củamỗi loại tội
Được phản ánh trongCTTP giảm nhẹ củamỗi loại tội
- Phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào là tình tiết định tội, tình tiết địnhkhung hay là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chung để thấy được mối quan hệ hữu cơ,chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một vụ án hình sự Mặt khác, để giải quyết đúng đắn vụ ánhình sự, đối với một vụ án hình sự cụ thể, chỉ sau khi xác định được tình tiết định tội mới xácđịnh được tình tiết định khung Ngược lại, tình tiết định khung có tác dụng trở lại đối với tìnhtiết định tội Tình tiết định khung là căn cứ xác định, đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội một cách cụ thể hơn Sau khi đã xác định tội danh và khung hình phạt cụthể mới có cơ sở xem xét các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
1.1.5 Dấu hiệu để nhận biết tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết định tội hoặc
là tình tiết định khung giảm nhẹ được quy định trong các tội danh cụ thể.
Qua tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như tình tiết định tội và tình tiết định khung giảm nhẹ ở trên ta có thể rút ra được điều kiện để tình tiết giảm nhẹ là tình tiết định tội hoặc là tình tiết định khung giảm khi đủ các điều kiện sau:
Tiêu chí Là tình tiết định tội Là tình tiết định khung giảm
nhẹ
Về hình thức - Được nêu ở tên điều luật và
nằm ở phần mô tả tội danhtại Khoản 1, quy định cấuthành tội phạm cơ bản củatội danh đó (Trừ Điều 93 cóCTTP cơ bản được quy địnhtại Khản 2)
- Không thuộc phần mô tả tộidanh tại Khoản 1, quy địnhcấu thành tội phạm cơ bản
- Thường nằm ở Khoản 2 củađiều luật
Về nội dung - Dùng để mô tả tội danh cụ
thể
- Thỏa mãn các dấu hiệu địnhtội ở phần cấu thành tộiphạm cơ bản
- Cho phép phân biệt giữa tội
- Trước hết phải thỏa mãnđiều kiện là tình tiết định tội
- Đồng thời có chứa tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hìnhsự
- Có khung hình phạt thấp hơn
Trang 7này với tội khác.
- Mục đích là để làm căn cứđịnh tội danh chứ khôngphải là để giảm khung hìnhphạt
so với khung hình phạtđược quy định tại cấu thànhtội phạm cơ bản
1.1.6 Quy trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội
- Đối với mỗi tội phạm cụ thể, tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thìkhông còn được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS Bởi vì, tình tiết khi đã được sử dụng (và sửdụng một cách triệt để) trong việc xử lí tội phạm thì nó không còn cơ sở để sử dụng cho lầntiếp theo Nếu mỗi tình tiết của tội phạm lại được sử dụng hai lần hoặc nhiều hơn hai lần thìlần thứ hai và những lần tiếp sau đều là việc sử dụng không có cơ sở Điều đó dẫn đến hậu quả
là giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội một cách không có căn cứ Và như vậy cũng chính
là vi phạm nguyên tắc pháp chế và các nguyên tắc khác của luật hình sự
- Song, điều này không có nghĩa là khi nhà làm luật quy định tình tiết nào đó là tình tiết địnhkhung hình phạt của một tội phạm cụ thể (quy định trong một khung hình phạt cụ thể), thìđương nhiên, trong mọi trường hợp nếu một người thực hiện hành vi phạm tội được quy địnhtại điều luật đó thì không thể coi tình tiết đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội Vấn đề là ở chỗ, tuỳ từng trường hợp phạm tội cụ thể, đối chiếu hành vi thực
tế với các quy định của luật hình sự, chúng ta mới có thể xác định tình tiết nào là tình tiết địnhkhung hình phạt và tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạmtội
- Đế xác định mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội trong phạm vi một khung hìnhphạt (quyết định hình phạt) chỉ được thực hiện sau khi đã định tội (xác định tội danh, điều luật
áp dụng), định khung hình phạt (xác định khoản của điều luật áp dụng) Cụ thể theo sơ đồ dướiđây:
Hành vi phạm tội
Tội danh
Trang 8-1.2 Các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình Sự.
Theo quy định tại điều 46 của BLHS, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- Khoản 1: Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, àm giảm bớt tác hại của tội phạm
b) Người phạm tội tự nguyện sữa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
d) Phạm tôi trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tính cấp thiết
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinhh thấn do hành vi trái pháp luật của người
bị hại hoặc khác gây ra
f) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
i) Phạm tội vì bị người khác đe dọa cưỡng bức
j) Phạm tội do lạc hậu
k) Người phạm tội là phụ nữ có thai
l) Người phạm tội là người già
m) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
n) Người phạm tội tự thú
o) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
p) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm
q) Người phạm tội đã lập công chuộc tội
Có tình tiết GNTNHS
Thoả mãn dấu hiệu định tội(CTTP cơ bản) và có thêm cácdấu hiệu trong CTTP giảm
nhẹ
Thoả mãn dấu hiệu định
Là tình tiết định tội
Xác định khung vàmức hình phạt cụ thể
Là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Là tình tiết định khung giảm nhẹ
Chuyển khung hình từ khung hìnhphạt của CTTP cơ bản sang khunghình phạt của CTTP giảm nhẹ
Trang 9r) Người phạm tôi là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
- Ngoài các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, thì trong khoản 2 còn quy định “ Khi quyêt định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rỏ trong bản án” Vậy điểm lưu ý các tính tiết khác ở đây như sau:
+ Phải ghi rõ trong bản án tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.+ Chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS (mức độ giảm nhẹ thấp hơn các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS)
+ Các tình tiết được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác được hướng dẫn tại điểm mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP, như sau:
• Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu
tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
• Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
• Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
• Người bị hại cũng có lỗi;
• Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
• Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
• Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
• Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu
• Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án
- Khoản 3: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt” Nghĩa là các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS đã được quy định trong khoản 1 điều 46 không còn được xem là tình tiết giảm nhẹ nữa nếu nó là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản hay là dấu hiệu định khung giảm nhẹ
Ví Dụ: Điều 95, BLHS “ Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định
“Người nào giết người ở trạng thái tinh thần bị kich động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêmtrọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từsáu tháng đến ba năm” Xét tình tiết giảm nhẹ được định tại điểm đ, điều 46, BLHS “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người
Trang 10gây ra” Trong trường hợp này thì tình tiết định tội trong điều 95 không được xem là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
1.3 Các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định tội được quy định trong các tội phạm
cụ thể
1.3.1 Tình tiết định tội "Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" – Điều 95,
Điều 105 (Bộ Luật Hình sự)
1.3.1.1 Tình tiết định tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Thế nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Có nhiều quan điểm khác nhau về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Theo tìm hiểu và
nghiên cứu của nhóm, chúng tôi đồng tình với quan điểm: Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình Có
nghĩa, đây là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình
- Người bị kích động mạnh về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước; trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau Bình thường, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội và nhận thức được điều đó là sai, trái pháp luật, phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý nên họ kiềm chế hành vi của mình Tuy nhiên, trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mức độ nhận thức của họ giảm đi đáng kể Họ vẫn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó, nhận thức một cách khái quát về hậu quả mà họ không quan tâm đến, không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật cũng như không nhận thức được sẽ phải gánh lấy hậu quả pháp lý từ hành vi của mình Thực tế đó làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ không phải mất hẳn khả năng đó) và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra
1.3.1.2 Dấu hiệu để nhận biết tình tiết giảm nhẹ được lấy làm tình tiết định tội danh ở Điều
95, Điều 105
- Khoản 1, Điều 95 quy định: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với đối với người đó hoặc đối vớingười thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
- Khoản 1, Điều 105 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn thất cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với đối với người đó hoặc đối vớingười thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.”
Trang 11- Từ nội dung trên, có thể thấy, dấu hiệu chung để cho phép xác định điều luật 95 và 105 cóchứa tình tiết giảm nhẹ là tình tiết định tội:
+ Tình tiết giảm nhẹ tại điểm đ, khoản 1, điều 46: “Phạm tội trong trường hợp bị kíchđộng về tinh thần hoặc do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra” đượcquy định rõ tại tên của hai tội danh cụ thể trên Đồng thời cũng được mô tả rõ tại cấu thành tộiphạm cơ bản của cả hai điều luật
+ Chính vì tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh”được quy định rõ ngay tại cấu thành tội phạm cơ bản của điều luật 95, 105 Cho nên chức năngđặc trưng của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là để “phản ánh mức độ nguy hiểm khácnhau của các trường hợp phạm tội cụ thể (trong khung hình phạt); phản ảnh mức độ trách nhiệmhình sự của người phạm tội, làm căn cứ xem xét để quy định mức chịu hình phạt thấp hơn so vớihành vi cụ thể mà tội phạm thực hiện” đã không còn là chính yếu Mà thay vào đó, nó trở thànhtình tiết định tội được quy định trong hai tội danh cụ thể của Bộ Luật Hình Sự, và là căn cứ đểxác định người phạm tội trong vụ án đó đã phạm tội gì Từ đó đưa ra cách thức giải quyết đúngngười, đúng tội
1.3.1.3 Xác định trường hợp áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trường hợp
- Nếu bị kích động chưa mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại đối vớingười phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội hoặc bị kích động mạnhnhưng do người khác (không phải là của người bị hại) thì được coi là tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự
- Nếu hành vi trái pháp luật của người bị hại và trạng thái tinh thần bị kích động của ngườiphạm tội chưa đến mức thuộc trường hợp quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự (“giết ngườitrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” hoặc Điều 105 Bộ luật hình sự “cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”thì là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự
Phân biệt tình tiết giảm nhẹ tại điểm g, khoản 1, điều 46 và tình tiết định tội tại hai Điều 95 và Điều 105
Tiêu chí Điểm đ, Khoản 1, Điều 46 Khoản 1, Điều 95; Khoản 1, Điều 106Mức độ của
hành vi trái pháp
luật
Chưa hẳn là nghiêm trọng Bắt buộc phải là nghiêm trọng
Người gây rahành vi trái pháp
Không nhất thiết, có thể là hành vicủa người bị hại hoặc người khác
Là hành vi của người bị hại
Trang 12có hành vi xâm hại.
Là người có hành vi xâm hại hoặcngười thân thích của người có hành vixâm hại
Hậu quả Gây nhiều hậu quả khác nhau, bao
gồn cả tổn hại về sức khỏe
Gây thương tích hoặc tổn hại cho sứckhỏe
đó thì trách nhiệm hình sự giảmnhẹ ít hơn
Được giảm nhẹ hơn nhiều Vì là hành
vi trái pháp luật do hành vi của ngườixâm hại hoặc người thân thích củangười xâm hại gây ra đối với người cóhành vi trái pháp luật đó
1.3.2 Tình tiết định tội “phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” – Điều 96, Điều 106 (Bộ Luật Hình Sự)
1.3.2.1 Tình tiết định tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
vệ chính đáng? Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng
vệ chính đáng không phải là tội phạm, khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Về phía nạn nhân (người bị chống trả):
+ Phải là người đang có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể (hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc) đến các lợi ích quy định tại Điều 15 BLHS Nếu hành vi chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ
+ Mức độ đáng kể tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm và phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân Nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm không đáng kể thì hành vi chống trả không được coi
là phòng vệ
+ Hành vi xâm phạm phải là hành vi trái pháp luật
+ Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong mối tương quan với hành vi chống trả Không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra, người có hành vi chống trả lại gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều
là phòng vệ chính đáng Ngược lại có hành vi xâm phạm chưa phải là phạm tội, nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến các lợi ích cần bảo vệ nên hành vi chống trả lại vẫn được coi là phòng vệ chính đáng
- Về phía người phòng vệ:
Trang 13+ Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng
vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.+ Nếu không gây thiệt hại cho chính người xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác, hoặc không gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác thì không được coi là hành vi phòng vệ
- Yêu cầu về sự cần thiết của hành vi chống trả:
+ Hành vi chống trả phải là hành vi cần thiết Tuy nhiên sự cần thiết không có nghĩa là ngang bằng, bên xâm phạm gây thiệt hại thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế đó Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ
+ Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ và hành vi chống trả Đồng thời còn phải căn cứ vào nhiều yếu tô khác như: mối tương quan lực lượng giữa các bên, thời gian, không gian xảy ra
sự việc Trong đó cần đặc biệt chú ý đến tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc,
họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp bị tấn công bất ngờ
Ví dụ: “Một nhóm người xông vào đánh B, B bất ngờ bị đánh đau và bỏ chạy; chạy được mấy
chục mét vẫn thấy có một số người đuổi theo, B đứng lại, mở dao nhíp có sẵn trong người để đe
“đứa nào vào đây, tao đâm”; một trong số những người đuổi theo xông vào để tiếp tục đánh, B dùng dao nhíp dâm bừa một nháp vào ngực người đó làm người đó chết.” Trong ví dụ này, B ở vào tình thế bị một nhóm người tấn công trước, bất ngờ nên phải bỏ chạy Sự tấn công tuy là bằng chân tay không, nhưng là do đông người gây ra, lại gây ra trong đêm tối, B phòng vệ bằng dao có sẵn trong người, đã răn đe trước, nhưng vẫn bị đối phương ỷ thế đông người tiếp tục tấn công Hành vi phòng vệ của B… bằng cách dùng dao đâm một trong số những người tấn công, dẫn đến chết người, được coi là tương xứng, là chính đáng, là hợp pháp
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Từ những phân tích về việc xác định thế nào là phòng vệ chính đáng và theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Ta có thể hiểu, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.” Vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là như thế nào?
Theo quy định trên, trường hợp được coi là vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đángkhi có đủ điều kiện:
- Một là, phải có hành vi tấn công thực tế đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra ngay tức khắc làm
cơ sở cho việc thực hiện quyền phòng vệ;