1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông

33 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Quy định của bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông

Trang 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

KHOA AN TOÀN THÔNG TIN



BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

PHÁP LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN

Chủ đề số 04

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG

LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

Giảng viên: TS Nguyễn Tuấn Anh

Nhóm 2

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT PHÁP AN TOÀN THÔNG TIN 3

1.1 Bộ luật hình sự 3

1.2 Thông tư 3

1.3 Nghị định của chính phủ 4

1.4 Một số chế định cơ bản của Luật hình sự 4

Chương 2 NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG 6

2.1 Bộ luật hình sự 1999 6

2.2 Các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 7

Chương 3 CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 11

3.1 Một số thuật ngữ thông dụng 11

3.2 Xác định hậu quả định tội 12

3.3 Tội phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224) 13

3.4 Tội cản trở hoặc gây rối hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225) 15

3.5 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226) 17

3.6 Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a) 19

3.7 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b) 21

Chương 4 MỘT SỐ VỤ ÁN VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG 24

4.1 Chiếm đoạt tài sản bằng thẻ tín dụng giả 24

4.2 Dùng phần mềm nghe lén hơn 14.000 tài khoản di động 25

4.3 Trộm email của doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản 26

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 5

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

BTT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông

VKSNDTC Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

TANDTC Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

CIO Chief Information Officer

ISP Internet Service Provider

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những thập kỷ qua, loài người đã và đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Không thể phủ nhận được vai trò của công nghệ thông tin như là một công cụ hữu hiệu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng bị sử dụng vào mục tiêu phản phát triển, bị lợi dụng để hoạt động phạm tội.

Tội phạm công nghệ cao đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế và sự phát triển chung của các nước trên thế giới Trong bài viết “Cyber crime more profitable than drugs, says Interpol” trên trang www.afr.com ông Khoo Boon Hui- Chủ tịch Interpol cho biết tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành mối nguy hại lớn trên thế giới với thiệt hại mỗi năm khoảng 964 tỷ USD, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán

ma túy thu được và cứ 14 giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao.

Ở Việt Nam, nếu tính thời gian Internet vào Việt Nam năm 1997 thì tới nay công nghệ này hoạt động được 18 năm Theo McAfee thì năm 2009, mức độ nguy hiểm của tên miền.vn chỉ có 0,9% và đứng thứ 39 trên thế giới, mà đến năm 2010 đã nhảy vọt lên 29,4% lên hạng thứ nhất.Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, qua từng năm loại tội phạm này tăng cả số vụ lẫn mức độ thiệt hại và phương thức ngày càng tinh vi hơn.

Qua bài báo cáo này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như thế nào? Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, Các chế tài áp dụng với mỗi loại tội phạm ra sao? Qua các giai đoạn hoàn thiện thì bộ luật đã được sửa đổi bổ sung những gì?

Hy vọng mọi người sẽ nắm rõ như thế nào là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và luôn luôn tuân thủ các quy định của luật hình sự Việt Nam.

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT PHÁP AN TOÀN

THÔNG TIN

1.1 Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủcủa nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ýthức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối vớingười phạm tội

1.2 Thông tư

Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghịđịnh của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệthông tin và viễn thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin

và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao banhành Thông tư liên tịch số 10//2012/TTLT-BCA-BQP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10-9-2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự vềmột số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông

Đây được xem là một văn bản quan trọng giúp cho lực lượng Cảnh sát nhândân có đủ cơ sở để đấu tranh với các hành vi phạm tội có sử dụng công nghệ cao

Trang 8

1.3 Nghị định của chính phủ

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Vậy nghị định và thông tư có chồng chéo lên nhau khi cùng quy định chi tiếtthi hành luật? Khi nghị định và thông tư có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đềthì phải áp dụng văn bản nào?

Theo khoản 2, điều 83, Luật ban hành văn bản pháp luật: “ Trong trườnghợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đềthì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

Như vậy Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn thông tư Nhưng thông tư cómức độ hợp lý và sát với thực tế hơn so với nghị định vì nghị định do thủ tướngban hành theo đề nghị của bộ trưởng ra đời trước còn thông tư do trực tiếp bộtrưởng ban hành ra đời sau

1.4 Một số chế định cơ bản của Luật hình sự

1.4.1 Tội phạm

Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự, Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xãhội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái phápluật hình sự và bị xử lý bằng hình phạt

1.4.2 Các loại tội phạm

Các dấu hiệu của tội phạm gồm có:

 Tính gây nguy hiểm cho xã hội

 Tính trái pháp luật hình sự

 Tính có lỗi

 Tính phải chịu hình phạt

Trang 9

Các yếu tố cấu thành tội phạm:

Trang 10

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công hủy diệt, bởi những tác nhân bên ngoài

và bị sử dụng để tấn công phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu có liên quan

Các điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 1999 này chỉ mang tính nguyên tắcchung, chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng của cơ quan có thẩm quyền xác địnhđược phạm vi của “mạng máy tính” mà người phạm tội đã lan truyền, phát tán cácchương trình vi-rut hoặc đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy địnhcủa pháp luật, số lượng máy tính bị làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu để cóthể xử lý bằng hình sự theo khoản 1 của các điều: 224, 225 và Điều 226 Bộ luậtHình sự, hoặc như các thuật ngữ “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quảrất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”… để định khung truy tố, xét xử vàquyết định hình phạt Trước sự gia tăng của loại tội phạm này, mà các quy định tại

Trang 11

ba điều luật trên lại không bao quát hết mọi hành vi phạm tội thực hiện thông qua

sử dụng công nghệ thông tin, nhất là các hành vi phạm tội công nghệ cao đang xảy

ra một cách phổ biến mà hành lang pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn cònthiếu cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều cơ quan tố tụng phải lúng túng khi xử

lý những vụ việc này

Ví dụ vào năm 2006, trang web moet.gov.vn của Bộ Giáo dục& Đào Tạo bịhacker tấn công đã tháo ảnh Bộ trưởng trên trang web và thay bằng ảnh của mình.Hacker này là em Bùi Minh Trí, 17 tuổi, học lớp 12 lý-tin, Trường THPT chuyênNguyễn Bỉnh Khiêm, thị xã Vĩnh Long Tuy nhiên áp dụng Bộ luật Hình sự củanước ta tại các điều 224, 225, 226 về trường hợp của em Bùi Minh Trí thì chưa đếnmức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu áp dụng điểm K Điều 41 Nghị định55/NĐ-CP của Chính phủ về “quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”: “Viphạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạtđộng, phong toả hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu trên Internet màchưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” thì với hành vi của em Bùi Minh Trí

sẽ bị xử phạt hành chính Mức xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng.Tuyvậy, với trường hợp của em Trí sẽ được xem xét tình tiết giảm nhẹ về động cơ, vềgia đình, học sinh và tuổi tác

2.2 Các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung năm 2009

Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm công ngệ cao, trên cơ sở dựbáo các hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự được Quốc hội thông qua vào ngày

19-6-2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật hình sự tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định tại các điều 224,

225, 226 và tội phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập

Trang 12

Bộ luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm 2 tội mới trong lĩnh vực công nghệthông tin:

 Điều 226a Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạngmáy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác

 Điều 226b Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạngInternet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Có thể thấy đây chính là những cố gắng của các cơ quan chức năng nhằm tạo

ra hành lang pháp lý ngăn chặn các nguy cơ cao từ lĩnh vực tội phạm công nghệthông tin Đặc biệt Điều 224, 225 và 226 cũng có sửa đổi cơ bản về tên gọi cũngnhư những hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của những điều luật này

Việc sửa đổi ba điều luật nêu trên đều theo hướng thiết kế điều luật cụ thểhơn, rõ ràng hơn, đưa thêm một số hành vi vào ngay tên gọi của các điều luật,ngoài ra Luật sửa đổi bổ sung cũng đưa thêm vào cấu thành tăng nặng một số tìnhtiết định khung, tăng nặng hình phạt tiền

2.2.1 Điều 224, Bộ luật hình sự

Việc thay đổi tên gọi của điều luật như trước đây chỉ có quy định hành vi tạo

ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học một cách chung nhất, thìLuật sửa đổi đã bổ sung thêm một cách cụ thể và quy định rõ về “tính năng gâyhại” cho cả mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số

Bổ sung một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Đốivới hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ an ninh,quốc phòng; Với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin điều hànhlưới điện quốc gia, hệ thống thông tin tài chính, ngân hang, hệ thống thông tin điềukhiển giao thông

2.2.2 Điều 225, Bộ luật hình sự

Điều luật này quy định về các hành vi vi phạm các quy định về vận hành,khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi vàthay bằng theo hướng cụ thể và mở rộng hơn đó là thay thế cụm từ “khai thác”, “sử

Trang 13

dụng” bằng cụm từ “cản trở” hoặc “gây rối” không chỉ đối với mạng máy tính màcòn cả đối với cả mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.

Một số tình tiết tăng nặng bổ sung: Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính,mạng viễn thông, mạng Internet; Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước,

hệ thống thông tin phục vụ an ninh quốc phòng; Đối với cơ sở hạ tầng thông tinquốc gia, hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin tàichính, ngân hàng, hệ thống thông tin điều khiển giao thông

Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền

từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng

Như vậy có thể thấy Bộ luật đã nâng mức độ nguy hiểm đối với loại tộiphạm này

2.2.4 Điều 226a, Bộ luật hình sự

Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạngInternet hoặc thiết bị số của người khác

Điều luật này quy định: Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập,tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức kháctruy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặcthiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạtđộng của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng tráiphép các dịch vụ

Một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Thulợi bất chính lớn; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm

Trang 14

Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ

an ninh, quốc phòng; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tinđiều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thốngthông tin điều khiển giao thông; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; Gâyhậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền

từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

2.2.5 Điều 226b, Bộ luật hình sự

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị sốthực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Điều luật này quy định: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của

cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếmđoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp phápvào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảotrong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán vàthanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cánhân; Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Có tính chấtchuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới haitrăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệuđồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quảđặc biệt nghiêm trọng

Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền

từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một nămđến năm năm

Trang 15

CHƯƠNG 3 CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI PHẠM

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Để áp dụng một cách thống nhất các quy định bổ sung của Luật sửa đổi, bổsung Bộ luật hình sự năm 2009 đối với các tội phạm về công nghệ thông tin, đặcbiệt là đối với các hành vi mới được tội phạm hóa thành hai tội độc lập quy định tạiĐiều 226a và 226b, Liên bộ Bộ Công an- Bộ quốc phòng- Bộ Tư Pháp- Bộ Thôngtin và truyền thông - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao đãban hành Thông tư liên tịch số10//2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/09/2012 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luậthình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Đâyđược xem là một văn bản quan trọng giúp cho lực lượng Cảnh sát nhân dân có đủ

cơ sở để đấu tranh với các hành vi phạm tội có sử dụng công nghệ cao

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10//2012/ BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/09/2012 Hướng dẫn áp dụng quyđịnh của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin vàviễn thông, thì chúng ta có thể thấy các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tộiphạm công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông

TTLT-BCA-BQP-3.1 Một số thuật ngữ thông dụng

Chương trình tin học có tính năng gây hại: Chương trình tự động hóa xử lýthông tin, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửađổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số

Thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Những thông tinthuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ

Mã truy cập: Điều kiện bắt buộc đáp ứng một tiêu chí chuẩn nhất định trướckhi sử dụng, truy cập tới thiết bị, nội dung dữ liệu được bảo vệ

Trang 16

Quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet: Quyềnquản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính,mạng viễn thông, mạng Internet của cá nhân, tổ chức.

Hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước: Hệ thống thông tin do cơ quan, tổchức quản lý có chứa những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói

có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nưóc không công bố hoặcchưa công bố và nếu bị tiết lộ thì sẽ gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam và được bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mậtnhà nước

Hệ thống thông tin phục vụ an ninh: Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chứcchứa đựng những dữ liệu có liên quan đến việc bảo đảm sự ổn định, phát triển bềnvững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của

Hệ thống thông tin điều khiển giao thông: Hệ thống thông tin của cơ quannhà nước phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình giao thông nhằm bảođảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn

Hệ thống thông tin tài chính, ngân hang: Hệ thống thông tin chứa đựng cơ sở

dữ liệu phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tài chính, ngânhàng

3.2 Xác định hậu quả định tội

Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữahành vi phạm tội và hậu quả đó) Hậu quả đó có thể là thiệt hại về vật chất (nhưtiền, máy móc, phần mềm kỹ thuật hoặc thiệt hại do hỏng máy móc, phần mềm

kỹ thuật dẫn đến thiệt hại về hoạt động sản xuất ) hoặc hậu quả phi vật chất nhưgây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật

Ngày đăng: 13/05/2016, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS. Nguyễn Đình Vinh, Ths.Trần Quang Kỳ, Luật Pháp An Toàn Thông Tin, Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Pháp An Toàn Thông Tin
[4] THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số: 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28021, 10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số: 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC
[2] BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/ 1999/ QH10,http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=6163, 1999 Link
[3] SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Luật số: 37/2009/QH12, http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2009-sua-doi-37-2009-QH12-90648.aspx, 2009 Link
[5] Tội phạm công nghệ cao và giải pháp phòng ngừa, http://m.tapchibcvt.gov.vn/TinBai/4584/Toi-pham-cong-nghe-cao-va-giai phap-phong-ngua, 31/12/2014 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w