MỤC LỤC Trang I. TÓM TẮT 3 II. GIỚI THIỆU 4 1. Hiện trạng 4 2. Giải pháp thay thế 4 3. Vấn đề nghiên cứu 5 III. PHƯƠNG PHÁP 5 1. Khách thể nghiên cứu 5 2. Thiết kế nghiên cứu 5 3. Quy trình nghiên cứu 6 4. Đo lường và thu thập dữ liệu 12 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 12 1. Phân tích dữ liệu 12 2. Bàn luận kết quả 13 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Khuyến nghị 14 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 VII. PHỤ LỤC 16 1. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 16 2. Bài soạn Ngữ văn 9. 17 3. Bài kiểm tra sau tác động (Đề và đáp án – biểu điểm) 21 4. Kết quả bài kiểm tra sau tác động 24 5. Phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TUY HÒA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY ÔN TẬP, TỔNG KẾT
TIẾNG VIỆT LỚP 9
GIÁO VIÊN : PHẠM HỒNG HẢI
TỔ : NGỮ VĂN
Tuy Hòa, tháng 3/ 2013
Trang 2MỤC LỤC
Trang
I TÓM TẮT 3
II GIỚI THIỆU 4
1 Hiện trạng 4
2 Giải pháp thay thế 4
3 Vấn đề nghiên cứu 5
III PHƯƠNG PHÁP 5
1 Khách thể nghiên cứu 5
2 Thiết kế nghiên cứu 5
3 Quy trình nghiên cứu 6
4 Đo lường và thu thập dữ liệu
12 IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
12
1 Phân tích dữ liệu
12 2 Bàn luận kết quả
13 V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
1 Kết luận 14
2 Khuyến nghị 14
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
VII PHỤ LỤC 16
1 Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 16
Trang 3ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY
ÔN TẬP, TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT LỚP 9
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ văn luônđược các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Nhiều phương pháp, biện phápmới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng địnhvai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là nhữngchủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập Như vậy dạy Ngữ văn làcách dạy tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức Đó là mộtđịnh hướng giáo dục quan trọng hiện nay
Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn códung lượng kiến thức và số tiết dạy nhiều Bộ môn này được cấu tạo nhiềuphân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn Trong phân môn Tiếng Việtlớp 9 có phần ôn tập, tổng kết Kiến thức ở phần này là vô cùng quan trọng,
nó củng cố, trang bị, hệ thống toàn bộ kiến thức tiếng Việt ở THCS
Khi biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đã xây dựng dựa trên nguyêntắc đồng tâm Điều đó đảm bảo cho học sinh THCS trong từng khối lớp đều
có cơ hội tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình Tuy nhiên trên thực tế cónhiều lí do học sinh còn nhiều hạn chế nên rất khó tổng hợp hết kiến thức
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 9trường THCS Nguyễn Thị Định (Lớp 9D là nhóm thực nghiệm và lớp 9C lànhóm đối chứng) Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuầnthứ 8 đến hết tuần 15 ( khi dạy các tiết 39,43,44,49,53,59, 72,73 ) Kết quảcho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh:Lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng Điểm kiểm trađầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8;điểm bài kiểm tra đầu racủa lớp đối chứng là 6,9 Kết quả kiểm chứng T – test cho thấy P < 0.05 cónghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớpđối chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng bản đồ tư duy dạy học tích cựclàm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh ở các tiết bài ôn tập, tổng kếttiếng Việt lớp 9
Trang 4II GIỚI THIỆU
1 Hiện trạng
Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáoviên dạy các bài ôn tập, tổng kết Tiếng Việt lớp 9 còn gặp nhiều khó khăn.Dung lượng kiến thức mỗi tiết rất dài và có độ khái quát rất lớn Giáo viêncòn nói nhiều, chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy tinh thần tích cực chủđộng của học sinh Đặc biệt chưa chú trọng đặc trưng của dạng bài ôn tập,tổng kết Cụ thể là chưa chú trọng đến việc khái quát nội dung kiến thức,dưới dạng sơ đồ, bản đồ tạo sự thuận lợi cho việc lĩnh hội các kiến thức,phát triển thao tác tư duy khoa học trong dạy – học Tăng cường các hoạtđộng thực hành luyện tập hướng tới sự đảm bảo các sự phát triển năng lựccho mỗi cá nhân Thay đổi hiện trạng trên, chúng tôi tìm một giải pháp phù
hợp Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy ôn
- Bài Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác
quản lý nhà trường (Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, Trần
Đình Châu)
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT vào bài giảng một số tiết trong
chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
(Nguyễn Thục Anh, Trường THCS Nguyễn Khuyến)
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở
Trường THCS Ngọc Hồi” (Nguyễn Thị Anh Nguyệt, Trường THCS Ngọc
Hồi)
- Chuyên đề : Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Ngữ văn ở trường THCS
(Phan Thị Liên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Hòa)
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc
sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn nói chung
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn
và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụngbản đồ tư duy hỗ trợ cho giáo viên khi dạy loại bài ôn tập, tổng kết tiếngViệt ở lớp 9 Qua việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh tự mình ôn tập,
Trang 5
3 Vấn đề nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy tổng kết từ vựng tiếng Việt lớp 9, qua việc tìm hiểu học sinh tại
trường và phát phiếu điều tra
- Điều gì khiến em không hứng thú với các bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập các bài tổng kết từ vựng tiếngViệt ?
- Việc sử dụng bản đồ tư duy vào các bài ôn tập, tổng kết có nâng cao kết quảhọc tập của học sinh lớp 9 không?
Với sự tham gia của 82 học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Thị Định
4.Giả thuyết nghiên cứu:
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập, tổng kếttiếng Việt - nâng cao hứng thú học tập cho học sinh với phân môn TiếngViệt lớp 9
- Phương pháp dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết tiếngViệt, làm tăng chất lượng học tập của học sinh ở phân môn tiếng Việt
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có nhiều điểm tương đồng về sĩ
số, về ý thức học tập, thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tươngđương nhau về điểm số của tất cả các môn học khác
2 Thiết kế nghiên cứu.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9D là lớp thực nghiệm, lớp 9C là lớp đốichứng.Chúng tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra trước
Trang 6tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khácnhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênhlệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Sử dụng thiết kế 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương
( được mô tả ở bảng 3)
* Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập
3 Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Khi dạy lớp đối chứng (9C), chúng tôi thiết kế bài học theo qui trình chuẩnnhư bài bình thường
Khi dạy lớp thực nghiệm (9D), chúng tôi thiết kế bài học có sử dụng bản
đồ tư duy - phương pháp dạy học tích cực
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Trang 7Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu của nhà trường
Tên bài dạy
Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội
thoại Cách dẫn gián tiếp)
Sáu
6/12/2012 9D 74 Kiểm tra Tiếng Việt
*Các bước thực hiện giải pháp như sau:
3.1 Để tổng kết tốt từ vựng tiếng Việt, trước hết, trong quá trình giảng dạy giáo viên nên hình thành năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt và kĩ năng vẽ bản đồ tư duy cho học sinh.
Bởi chỉ khi nào học sinh thành thạo tiếng Việt ở 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viếtthì mới hình thành và phát triển tư duy Giúp học sinh có vốn hiểu biết nhất định vềtri thức tiếng Việt và ngôn ngữ trên cơ sở đó làm cho các em yêu quý và giữ gìntiếng Việt.Trong giảng dạy các bài từng phần chúng ta cũng thường xuyên hướngdẫn cho học sinh củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy
*Phương thức tạo lập
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Hình ảnh có thể thaythế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình Sau
đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh
+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâusắc về chủ đề
Trang 8- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.+Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm
+Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ramột cách dễ dàng
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
+Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thờigian
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ.Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được
tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu Chúng ta thay đổimàu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm
nổi bật cũng như giúp lưu chúngvào trí nhớ tốt hơn
3.2.Đối với bài tổng kết có nhiều kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
vẽ trước ở nhà ( kiến thức tổng quát của bài), mang đến lớp sử dụng.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, dựa trên kết quả chuẩn bị ở nhà của từng cá nhân,
giáo viên có thể cho nhóm thảo luận lại ( khoảng 2-5 phút), sau đó giáo viên yêucầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sơ đồ chung của nhóm (có thể mỗi nhóm làmột tổ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các thông tin đúng với nội dung của bài tổngkết
- Học sinh ở các nhóm sẽ tập trung lựa chọn các nội dung đúng để điền vào sơ đồ
- Sau khi đã có sơ đồ chung cho tiết tổng kết từ vựng, giáo viên sẽ lần lượt mời họcsinh giải thích ( hoặc nêu ) khái niệm của từng phần Yêu cầu cho ví dụ và giải bàitập ( nếu có )
- Sau khi đã hoàn tất bài tập trong bài Để khắc sâu kiến thức, yêu cầu 4-5 họcsinh
( trong đó có học sinh yếu kém ) lên bảng - thông qua sơ đồ tư duy trình bày lạinội dung tiết học
Ví dụ: Tiết 39, Bài : Tổng kết về từ vựng
Trang 10Dựa vào sơ đồ học sinh dễ dàng thấy được có 2 cách phát triển từ vựng :
- Phát triển nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc
+ Ví dụ: tay : bộ phận cơ thể dùng để cầm, nắm.
+ Phát triển thành : tay cờ vua, tay buôn người
( người chuyên về lĩnh vực nào đó )
- Phát triển số lượng
+ Tạo từ mới : mô hình x + tặc ( hải tặc, không tặc )
+ Mượn từ : Ra-đi-ô, ô-xi….
2.2 Phần 2 : Từ Hán Việt.
2.2.1 Khái niệm : là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán.
2.2.2 Cho ví dụ : Phi cơ, hành lí…
Trang 11Ví dụ: Tiết 43,44 Bài : Tổng kết về từ vựng
(Ngữ văn 9 - Tập một, trang 122).
Ví dụ: Tiết 72,73 - Bài : Ôn tập Tiếng Việt (Ngữ văn 9, tập 1, trang 190)
Để củng cố lại toàn bộ các phương châm hội thoại đã học, giáo viên chohọc sinh hình thành sơ đồ về các phương châm hội thoại và gợi cho học sinhminh họa hình vẽ theo ý thích.Vì mỗi một hình ảnh đều gợi nhớ đến nội dungcủa một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc câu thơ có liên quan đến một phươngchâm hội thoại đã học (Nội dung phương châm về lượng liên quan đến câu
chuyện: Bơi dưới nước, Lợn cưới áo mới, bài tập nói về loài chim có hai cánh Nội dung phương châm về chất liên quan đến câu chuyện: Quả bí khổng lồ, Con
rắn vuông Nội dung Phương châm quan hệ liên quan đến thành ngữ: “Ông nói
gà bà nói vịt”, câu chuyện “Sóng” Nội dung Phương châm cách thức liên quan
đến thành ngữ: “Dây cà ra dây muống”, “Lúng búng như ngậm hột thị”, câu chuyện: “Trâu cày không được làm thịt” Nội dung phương châm lịch sự liên quan đến câu ca dao: Vàng thì thử lửa thử than.Chim khôn thử tiếng, người
ngoan thử lời., thành ngữ: “Nói như dùi đục chấm mắm cáy”,Câu chuyện Người ăn xin )
Đây là bài tập củng cố kiến thức một cách chắn chắn cho học sinh về nộidung Tiếng Việt này Như thế học sinh vẽ tùy thích khi chọn một hình ảnh chomỗi phương châm Sự tích hợp giữa lí thuyết với bài tập liên quan giúp khắc sâukiến thức vừa học và phát huy được khả năng tư duy của học sinh
Trang 12*Sơ đồ tư duy minh họa
4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra Tiếng Việt (tiết 74)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết(trình bày ở phụ lục) Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1 Phân tích dữ liệu:
Sau thời gian tiến hành tác động (8 tuần), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thựcnghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động ( được thiết kế riêng).Trên cơ sở kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số:Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau
Trang 13* Bảng5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Chênh lệch giá trị trung
p = 0,007cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao
hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,76 Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy đến TBC học tập của nhómthực nghiệm là lớn
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy các bài ôntập, tổng kết tiếng Việt lớp 9” có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh đãđược kiểm chứng
Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã thử triển khai thực hiện ở một sốlớp tôi đã dạy trong những năm qua Với giải pháp này, chúng tôi nhận thấy:
- Học sinh thực sự là chủ thể trên lớp
- Tạo được tính chủ động, sáng tạo của học sinh
- Tạo được sự hứng thú và yêu thích học tập bộ môn
Sử dụng phương pháp này bản thân tôi và các thành viên trong tổ cũng đã nhậnthấy : “Đây là một giải pháp mới , dễ sử dụng và hiệu quả cao” (khoảng 80 %)
Tỉ lệ học sinh hứng thú
với giờ tổng kết từ vựng
Có sự chủ động trong khihọc bài tổng kết từ vựng
Có thêm sự sáng tạotrong giờ tổng kết từ vựng
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu việc tổ chức sử dụng bản đồ tư duy
để dạy và học ở lớp thực nghiệm 9D, trường THCS Nguyễn Thị Định là có khả
Trang 14năng thực hiện Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và pháttriển.
- Ở lớp có tham gia tích cực vào nội dung ôn tập, tổng kết và luyện tập
- Có sự tham gia đồng đều ở các đối tượng học sinh trong lớp tham gia vào cáchoạt động ôn tập, tổng kết (học sinh yếu không còn thụ động như trước)
- Học sinh nắm được nội dung và vận dụng rèn luyện kĩ năng thực hành ngay tạilớp
2 Khuyến nghị :
2.1 Đối với tổ chuyên môn
- Từ đề tài này các nhà giáo chúng ta hãy suy ngẫm trao đổi với nhau về phương
pháp dạy học để các em đến với các tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt 9 thật sự làmột niềm đam mê, một sự hứng thú …., và để các em không thấy rằng tiếng Việtkhô khan, khó nhớ
- Giáo viên cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa về phương pháp, phươngtiện…trong quá trình giảng dạy
- Giáo viên Ngữ văn nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thựchiện tốt hơn
2.2 Đối với nhà trường:
Cần đáp ứng các nhu cầu về tư liệu để phục vụ cho cách dạy học nêu trên.Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, giáo viên khác
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn quý cấp lãnh đạo, quý đồngnghiệp quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng đề tài để tạo hứng thú và nângcao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là trong quá trình giảng dạy cácphần ôn tập, tổng kết tiếng Việt ở lớp cuối cấp
Phú Lâm, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Người viết
Phạm Hồng Hải