1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất xã cửu cao – huyện văn giang – tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 2020

69 581 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 642 KB

Nội dung

Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nướcphân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được ti

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bànphân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninhquốc phòng Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất

kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệukhoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống

Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sảnxuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người Từ đất conngười có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và cácđiều kiện để nghỉ ngơi Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tàinguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người

Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hànhcác chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương

để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng củangành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đaitheo quy hoạch và kế hoạch Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nướcphân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành

cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năngđất đai và sử dụng đúng mục đích Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng,Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiệnđại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càngtăng, dân số phát triển ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tàinguyên đất Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương

Trang 2

thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn

Xã Cửu cao là một xã trọng điểm trong ngành sản xuất nông nghiệp củahuyện Văn Giang, Xã Cửu cao là xã thuộc vùng đồng bằng Châu Thổ SôngHồng nằm cách trung tâm thành phố Hưng Yên 27 km về phía nam

Để cho sự phát triển đó được bền vững, cần phải có định hướng theo

xu thế phát triển bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong ngắnhạn, dài hạn và có định hướng phát triển lâu dài

Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp với mục tiêu chính làcông nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Thực hiện luật đấtđai và nghị quyết đại hội đảng bộ xã Cửu cao lần thứ 23 UBND xã tiếnhành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2015

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản lýđất đai – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, dưới sựhướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đăng Khôi , tôi thực hiện đề tài:

"Quy hoạch sử dụng đất xã Cửu cao – huyện Văn giang – tỉnh

Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020".

- Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đemlại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cánhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã

- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiệntính khoa học, tính thực tế

- Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ độngcho người sản xuất

- Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phântích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm

sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng

Trang 3

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.

2 Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

*) Mục đích

- Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) xã Cửu cao , huyện Văn giang nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện và mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, của xã đến năm

2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái

- Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện

*) Yêu cầu

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011 - 2015) xã Cửu cao, huyện Văn giang được lập theo đúng quy định củaLuật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/ định 69/2009/NĐ-CP ngày

13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụngđất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềviệc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất.NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đấtđai;

- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phùhợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong xã

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

1.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất,

có quan điểm cho rằng: Quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kĩ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giaođất cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch sử dụng đất dựa vào quyền phân bổ của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quy hoạch sử dụng đất Như vậy nội dung của quy hoạch sử dụng đất cũng như nội dung đã nêu trên là chưa đầy đủ bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thìquy hoạch sẽ không mang lại hiểu quả cao và không có tính khả thi, có khi

nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã hội

Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kĩ thuật đơn thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kĩ thuật, tính hiệu quả về kinh

tế và mang giá trị về pháp lý Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạonên sự hoàn thiện của quy hoạch

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật

và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước

Trang 5

Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

1.1.2 Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai

1.1.2.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền

kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện kinh tế xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất , xây dựng phương án quy hoạch thống nhất và hợp lý Như vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và nội dung của nó phải điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng đất.

Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất và các mối quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và ngược lại, sẽ chỉnh lý bổ sung, hoàn thiện, theo chiểu từ dưới lên

Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụngđất đai có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án thiết kế về cơ sở hạ

Trang 6

tầng là điêù kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất.

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy

hoạch nông thôn.

Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn

bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch

1.1.2.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao dông, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định Quy hoạch phát triển nông nghiệplại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiểm đất và bảo vệ môi trường

1.1.2.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành.

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở

và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo

và khống chế của quy hoạch sử dụng đất

1.1.2.6 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch

sử dụng đất của các địa phương.

Trang 7

Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đấtcấp huyện Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

1.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai Chính vì vậy Đảng

và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật đấtđai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng

định tại điều 18 chương II: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả".

- Điều 6 Luật đất đai năm 2003 quy định: " Quản lý quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất " là một trong 13 nội dung " Quản lý Nhà nước về đất đai".

- Điều 23,25,26,27 Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể về nội dung của quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh vàphê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như:

+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 9/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành đất đai

Trang 8

+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai.

+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủquy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư;

+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ tàinguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT, ngày 15 tháng 4 năm

2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm

2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức Kinh tế - Kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Căn cứ Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015);

+ Căn cứ Công văn số 429/TCQLĐĐ - CQHĐĐ ngày 16 tháng 04 năm 2012 về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Các tài liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu thống kê, kiểm

kê đất đai của huyện, xã qua các năm 2006 - 2011

1.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước

1.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Trang 9

Trên Thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành nhiều năm trước đây, hiện tại công tác này vẫn đang được chú trọng và phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

Ở các nước tây âu đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương

đố hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ

Trên Thế giới có hai trường phái quy hoạch sau: là phương pháp FAO vàphương pháp quy hoạch có sự tham gia.

* Quy hoạch theo phương pháp FAO

Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá hệ thống, các yếu tố kinh tế xã hội

và thể chất trong cách như vậy là để khuyến khích và hỗ trợ người sử dụng đất trong việc lựa chọn các tùy chọn mà tăng năng suất, tính bền vững và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Các bước chính trong quy hoạch theo phương pháp FAO

- Bước 1 Thiết lập mục tiêu và điều khoản tham chiếu

Đây là bước bắt đầu trong việc quy hoạch để đưa ra các mục tiêu, các thành phần chính của dự án quy hoạch bao gồm những gì Từ đó, các điều khoản tham chiếu cần được xác định đủ rộng để cho phép sự linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề sử dụng đất được xác định trong khi ở trong giới hạn về thời gian và nguồn lực sẵn có

Kết quả của bước này sẽ là một tài liệu dự án (hoặc tuyên bố tương tự) đưa

ra các điều khoản tham chiếu của hoạt động lập kế hoạch, trong đó có mục tiêu, mục tiêu cụ thể, thời gian cần thiết và ngân sách cần thiết.

- Bước 2 Tổ chức công việc

Sau khi có thiết lập được dự án quy hoạch thì tiến hành tổ chức sắp xếp, phân công công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng công việc đảm bảo dự án quy hoạch được thực hiện.

- Bước 3 Phân tích vấn đề

Phân tích tình hình thực trạng sử dụng đất, đưa ra những vấn đề cần phải thực hiện cho một dự án quy hoạch.

Trang 10

- Bước 4 Xác định cơ hội cho sự thay đổi

- Xác định các cơ hội cho sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất xem xét

cơ hội nào tốt nhất.

- Bước 8 Chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất

Viết ra kế hoạch sử dụng đất, phân bổ sử dụng đất trong cả giai đoạn quy hoạch sử dụng đất.

- Bước 9 Thực hiện kế hoạch

Bước này thực hiện các kế hoạch sử dụng đất trong một kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được thông qua.

- Bước 10 Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất cần theo dõi và điều chỉnh

kế hoạch sử dụng đất để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện.

1.3.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta.

Ở miền Bắc quy hoạch sử dụng đất được đặt ra và xúc tiến từ

năm1960 Vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản

Trang 11

pháp luật và được xem như là một luận chứng cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1960 - 1969

Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấp hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác xã hóa Trong quá trình xây dựng lựa chọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch Nội dung của quy hoạch thời kì này được thể hiện:

- Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kĩ thuật phục vụ cho hợp tác hóa

- Khai khấn mở rộng diện tích đất sản xuất

- Quy hoạch cải tạo làng xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ, giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng chotrung tâm xã

- Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm

Giai đoạn 1970-1986

Thực hiện Nghị Quyết đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn

xã hội chủ nghĩa

Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi trọng tâm của công tác quy hoạch thời kì này là lập đề án xây dựng vùng huyện Nhiềuhuyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nam Ninh (Nam Định) Nội dung

Trang 12

quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng, cụm kinh tế và xã hợp tác xã

- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân

- Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục

vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấpthoát nước

Giai đoạn 1987 đến nay

Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc này tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất

+

Giai đoạn 1987 đến năm 1992:

Năm 1987: Luật đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số điều đề cập đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1987 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành Thông tư 106/QH-KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai Qua 2 năm thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh của mình bằng kinh phí địa phương Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện

+ Giai đoạn 1993 cho đến nay:

Tháng 7/1993 Luật đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai

Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996-2010, đồng thời xây dựng

Trang 13

kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996-2000 Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

Ngày 12/10/1998 Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/Cv-TCĐC

về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo

về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính

Ngày 01/11/2001, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư số

1842/2001/TT-TCĐC kèm theo quyết định 424a,424b, Thông tư số

2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 181/NĐ-CP

Ngày 01/07/2004 Luật đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong

đó quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai Tại mục 2, chương

II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003

Ngày 1/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trương ban hành thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn, lập điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ ra Nghị định

69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ và tái định cư;

Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Bộ tài nguyên môi trường ban hành Thông

tư 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Ngày 25 tháng 12 năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK về Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụngđất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 14

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG LẬP QUY

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thùriêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã đựơc phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là:

- Nghiên cứu của quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu

- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợpvới bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu tổng quan

2.2.2 Điều tra số liệu, tài liệu hiện trạng

2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường:

Trang 15

Vị trí địa lý.

- Xã Cửu Cao là 1 trong 10 xã của huyện Văn giang, nằm ở phía bắc của huyện Văn Giang cách trung tâm TP Hà nội 20km cách TT.Văn Giang 1km

- Cửu Cao là một xã có hệ thống giao thông phát triển , gần trung tâmhuyện lỵ ,có các tuyến đường : Tỉnh lộ 179 đi qua trung tâm xã theohướng bắc nam ,Quốc lộ 5A ,5B ,đường liên tỉnh Hà nội – Hưngyên chạy qua xã Vì vậy xã giáp xã Long Hưng và Thị trấn VănGiang huyện Văn Giang.nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế

xã hội

Ranh giới hành chính được xác định như sau :

- Phía bắc giáp: Xã Đa Tốn – Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội

- Phía nam giáp:Xã Long Hưng và thị trấn Văn Giang Huyện VănGiang

- Phía tây giáp: Xã Phụng Công, Xuân Quan huyện Văn Giang

- Phía đông giáp: Xã Tân Quang huyện Văn Lâm

Xã Cửu Cao là xã nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, có hệ thốnggiao thông thuận lợi Có đường 5B chạy xuyên qua xã nối thủ đô Hà Nội với

TP Hải Dương - Hải Phòng, là xã ở cách trung tâm huyện không xa, lại cógiao thông thuận lợi Do đó, có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xãhội, đặc biệt là phát triển về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướngsản xuất hàng hoá và thương nghiệp

1.2 Địa hình, địa mạo.

Xã Cửu Cao có tổng diện tích mặt bằng tự nhiên là 440.56 ha được phân bốkhông đồng đều, lại bị chia cắt thành nhiều ô cao trũng và đan xen, nên chỉphù hợp với cây lúa nước là chính còn việc thâm canh tăng vụ còn nhiều hạnchế

Trang 16

Xét tổng thể bề mặt của xã thì với 11,1% diện tích là trũng và thấp.

Do đó, có thể đưa ra nhận xét chung là địa hình của xã là tương đối thấp Vìvậy, cần phải có nhiều biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu nước

để có thể đa dạng hóa các loại cây trồng

1.3 Khí hậu.

Thời tiết khí hậu ở xã Cửu Cao cũng như các xã khác ở trong vùng,chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh khô từ tháng

10 đến tháng 2 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng tư đến tháng 9

Khí hậu xã Cửu Cao có đặc điểm sau:

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1700 – 1900 mm/năm, chủ yếutập trung vào các tháng 7, 8, 9

- Số nắng khá cao từ 1100- 1800 giờ, tháng có số giờ nắng cao là vàotháng 7 lên tới 200 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 khoảng 10giờ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,10C, tháng 1 có nhiệt độ nóng nhấtbình quân 21oC, tháng 1 lạnh nhất bình quan khoảng 11oC

- Độ ẩm không khí bình quân năm là 81%, độ ảm cao nhất vào tháng

2 bình quan 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (11%) Tổng tích

ôn nhiệt hàng năm cao từ 8.1000C đến 8.7000C

- Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió Đông Nam thịnh hành vào mùamưa, gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô

Với đặc điểm khí hậu thời tiết ở trên rất thuận lợi cho nhiều loại câytrồng sinh trưởng và phát triển tạo ra khả năng gieo trồng nhiều vụ trongnăm Song do sự thất thường của khí hậu thời hiệt đới gió mùa như năm rétsớm, năm rét muộn, năm rét đậm, mưa rét kéo dài, năm mưa nhiều, mưa tậptrung, năm nắng khô nóng,… gây khô hạn, úng lụt, gió bão có ảnh hưởng rấtnhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

1.4 Thuỷ văn, nguồn nước.

Từ tây nam đến đông bắc là hệ thống sông Bắc Hưng Hải Đây lànguồn cung cấp nước tưới và hệ thống tiêu cho diện tích canh tác của xã

Trang 17

cùng với hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước tưới, tiêu phục vụ sảnxuất nông nghiệp

Do địa hình cao thấp không đồng đều, lại thấp nên trong xã có một

số ao, hồ nhỏ ứng dụng vào việc tích thuỷ và kết hợp với thả cá, chăn nuôi,

1.5 Các nguồn tài nguyên.

1.5.1 Tài nguyên đất.

Cửu Cao có tổng diện tích tự nhiên là 440.56 ha

Trong đó: Đất nông nghiệp 234.53ha chiếm 30.54%, đất chuyêndùng 119.32ha chiếm 15.45% diện tích tự nhiên, đất ở 71.33ha chiếm29.23% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 4.81ha chiếm 0.62% diện tích

tự nhiên, trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm 4.36ha chiếm tới0.56 % diện tích tự nhiên, đất nước nuôi cá 24.37 chiếm 3.15% diện tích tựnhiên

1.5.2 Tài nguyên nước.

Xã Cử Cao có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nước cho nôngnghiệp và dùng cho sinh hoạt Mức nước ngầm cao cho nên khai thác dễdàng

1.5.3 Tài nguyên nhân văn.

Xã Cửu Cao là xã có truyền thống lịch sử văn hoá từ lâu đời, nhândân trong xã tin tưởng và gắn bó với đường lối của Đảng, với quê hương giữgìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới,nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo.Nhân dân trong xã luôn hướng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lậpnghiệp nhất lầ trong lớp trẻ

1.6 Cảnh quan và môi trường.

Cảnh quan và môi trường của xã cơ bản vẫn còn giữ được nét tựnhiên vốn có của nó Xã Cửu Cao có con sông Bắc Hưng Hải chảy qua với

Trang 18

lưu lượng nước chảy trung bình, với nền kinh tế thị trường đã tác độngkhông nhỏ đến các ngành như:

+ Sự phát triển của các ngành nông nghiệp hiện nay cho thấy vẫn cànlạm dụng nhiều chất hóa học trong sản xuất, rác thải do sinh hoạt hằng ngày

+Các sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tạo ra chất thỉ công nghiệp.Xét trên phương tiện tổng thể thì nguồn nước và không khí ở xã bị ônhiễm tương đối nặng Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa

ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và chính xác tới từng đơn vị gây ônhiễm

1.7 Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên.

Với vị trí địa lý, thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên của xã rấtthuận tiện cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện và phát triển nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hoá Một số diện tích đất nông nghiệp có thểchuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao,các cây ăn quả và hoa, cây cảnh,…, cần phải áp dụng những biện pháp mớinhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyếtviệc làm cho người lao động và nâng cao năng suất lao động

Trên đây là mặt thuận lợi của Cửu Cao còn mặt khó khăn là phảinhanh chóng có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước và hạn chế các

cơ quan xí ngiệp thải chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường

2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

2.1 Tình hình dân số và lao động

2.1.1 Thực trạng phát triển dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến ngày 21/12/2010 xã Cửu Cao có 7029người 1819 hộ Tốc độ tăng dân số của xã là 0,79% giảm 0,01% so với năm2009

Những năm gần đây, viêc đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoágia đình nên đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển dân số

Trang 19

Mặc dù vậy, mật độ dân số vẫn còn cao năm 2010 là 1178 người/km2 Dân sốtăng đã gây áp lực đến việc sử dụng đất Bình quân diện tích đất canh tác trênđầu người năm 2010 là 720 m2/người Dân số tăng dẫn tới nhu cầu về đất ở

và đất phi nông nghiệp tăng mạnh Hàng năm xã phải dành một diện tíchkhông nhỏ cho nhu cầu đất ở và cho phúc lợi công cộng và xây dựng cơ sở hạtầng

Tình hình dân số và lao động trong 1 năm trở lại đây được thể hiện qua bảng1

Bảng 1: Tình hình biến động dân số của xã Cửu Cao

Năm 2010 lao động xã hội của xã Cửu Cao trên 7029 người Trong đólao động nông nghiệp khoảng 1820 người, chiếm 90,71% trong tổng số toàn

Trang 20

lao động xã Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại khoảng 118 ngườichiếm 9,29% trong tổng số toàn lao động xã

2.1.2 Thực trạng phát triển khu dân cư

Toàn xã hiện có 04 thôn: Thôn Thượng, Thôn Nguyễn, Thôn Vàng,Thôn Hạ

Tổng diện tích đất khu dân cư toàn xã là 271.33 ha, chiếm 39,21 %tổng diện tích tự nhiên, bình quân đất ở khu đân cư là 1171 km2/hộ

Khả năng phát triển dân cư trong tương lai rất lớn theo hướng côngnghiệp hoá hiện đại hoá

Thực trạng phân bố dân cư và lao động của xã thể hiện cụ thể trongbảng2

Bảng 2: Sự phân bố dân số và đất ở của xã Cửu Cao

Các chỉ

tiêu ĐVT Toàn xã Các thôn

Thôn Thượng

Thôn Nguyễn

Trang 21

2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội

2.2.1 Ngành nông nghiệp

2.2.1.1 Trồng trọt

Mặc dù trong những năm vừa qua tình hình tiết diễn biến khá phứctạp, lượng mưa thấp hơn trung bình hàng năm và sâu bệnh… Nhưng dưới sựlãnh đạo của Đảng uỷ xã, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã cộng với sự nỗlực phấn đấu của nhân dân cũng như sự quan tâm của cán bộ nhân dân cáccấp, mở các hội thảo khoa học kỹ thuật hướng dẫn bà con trồng lúa mới như:giống lúa lai, Xi22, Nếp,… Đồng thời xây dựng, cải tạo trạm bơm, các côngtrình thuỷ lợi đầu mối đã góp phần đưa năng suất bình quân 11tạ/1ha/1vụ

- Diện tích lúa cả năm 549.83 ha

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính

Trang 22

Tổng đàn trâu bò 110 con tăng 20,1% so với năm 2010 Đàn lợn thịt

có 2227 con Đàn gia cầm có 18121con tăng 22,0% so với năm 2010

Diện tích ao hồ thùng, đấu xã là 1,11 ha cho đấu thầu để các hộ nuôi

cá, dựa trên mô hình VAC

2.2.2 Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Ủy ban nhân dân xã Cửu Cao đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ nôngnghiệp tích cựu chú trọng khâu dịch vụ như: giống, làm đất, làm thuỷ lợi,bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ nông dân, đầu hỗ trợgiá, giống và cung cấp đủ giống tốt có năng suất cao cho bà con xã viên

2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng

2.3.1 Giao thông

Nhìn chung mạng lưới hệ thống giao thông của xã tương đối ổn định

Trang 23

- Đường Huyện lộ tổng chiều dài 2,8 km, được rải nhựa

- Đường liên xã tổng chiều dài 2,9 km, được bê tông cấp phối

- Đường liên thôn tổng chiều dài 12,7 km, được rải đá cấp phối

- Đường nội đồng tổng chiều dài 8,2 km, chất lượng đường đất

Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi còn gặp rất nhiều khó khăn Mới chỉ chủđộng cho tới khoảng 129,00 ha đất nông nghiệp, chiếm 21,01% tổng diệntích tự nhiên

Để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, đẩy mạnh trồng cây vụđông, xã cần củng cố, bê tông hoá hệ thống kênh mương, chủ động cho việctưới, tiêu

2.3.3 Giáo dục - đào tạo

Bảng 2: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản

ST

T Tên công trình

Số lượng

Diện tích m2

Chất lượng kiến trúc hạng, cấp 1,2,2,1

Trang 24

Về trường mầm non, đều được duy trì và giữ vững trường lớp phát triểntheo yêu cầu giáo dục Hiện có 2 lớp và 121 cháu và hàng năm huy động trẻ 1-

1 tuổi đến lớp đạt 100% Trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện 6 nămliền đạt trường tiên tiến cấp tỉnh

Về trường tiểu học Hiện có 8 lớp với 219 học sinh, 100% số cháutrong độ tuổi đi học Bốn năm liền đạt trường tiến xuất sắc cấp huyện và đạttrường chuẩn trường chuẩn quốc gia năm 2001

Về trường trung học cơ sở, năm 2007-2008 có 7 lớp với 287 học sinh.Hoàn thành phổ cập THCS 100% Trường đã hoàn thành thủ tục đề nghịcông nhận trường chuẩn quốc gia

2.3.4 Y tế

Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được xây dựng khang trangsạch đẹp Trình độ y sĩ, y tá thường xuyên được nâng cao, đảm bảo khám

Trang 25

chữa bệnh cho nhân dân tại trạm, chất lượng khám, chăm sóc sức khoẻ chonhân dân được nâng lên rõ rệt, kết hợp tuyên truyền phòng dịch và tiêmchủng mở rộng Kết quả tiêm chủng đủ 1 mũi cho các cháu dưới 1 tuổi đạt100% Năm 2007 tổ chức khám 1121 lượt người Số bệnh nhân điều trị 907lượt mgười, cấp cứu 12 trường hợp

2.3.5 Công tác văn hoá, thông tin, TDTT

Phong trào thể dục thể thao của xã Cửu Cao phát triển mạnh như cầulông, bóng đá, bóng chuyền,… tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giảicao

Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.Đài truyền thanh của 01 thôn được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt

về chủ trương đường lối của Đảng Phong trào văn hoá, văn nghệ tiếp tụcđược phát triển, các thôn đều có đội văn nghệ, câu lạc bộ thơ ca, phục vụ kịpthời cho các hoạt văn hoá, văn nghệ của địa phương Thực hiện tốt phongtrào xây dựng làng văn hoá cấp huyện và cấp tỉnh

2.3.6 Quốc phòng an ninh

Xã thường xuyên củng cố xây dưng lực lượng công an đảm bảo sốlượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra Xã chỉ đạo công an xây dựngquy chế kế hoạch để thực hiện công tác hàng ngày và trực 21/21 giờ

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội vàmọi người dân nhằm quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm,người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các đối tượng phạm pháp để chủđộng ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục

Tổ chức tuyển quân 1 đợt với 2 tân binh, giao quân hoàn toàn 100% chỉtiêu… Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, 100% thanh niên từ 17 tuổitrở lên đăng ký nghĩa vụ quân sự Làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự địaphương

Trang 26

Tóm lại, trong 1 năm thực hiện công tác phát triển kinh tế, xã hội thời

kỳ 2010 - 2011, nhân dân xã Cửu Cao dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã, củaHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã đã được nhiều thành tựu trongxây dựng và phát triển kinh tế xã hội Sự năng động sáng tạo trong lao độngsản xuất được thử thách trong từng thời kỳ đổi mới, đã chứng tỏ sức mạnh

về sự đoàn kết nhất trí cao của các cơ quan ban ngành và nhân dân trong xãdưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, làm cho xã Cửu Cao ngày càng đổi mớiphát triển theo hướng đô thị hóa

II THỰC TRẠNG QUỸ ĐẤT VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT XÃ CỬU CAO

- Xã Cửu Cao nằm ở phía Bắc Thành Thị trấn Văn Giang Xã có diện tíchđất tự nhiên diện tích là 440,56 ha

xã cần nhanh chóng có những biện pháp để đưa nó vào sử dụng

Qua điều tra thực tế số liệu trong một số năm cho thấy đất đai của xãrất nhỏ và theo xu hướng sau: đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, mộtphần chuyển sang đất ở, một phần chuyển sang các mục đích chuyên dùng

Để đảm bảo cho các hộ nông nghiệp có đẩy dủ đất để sản xuất, cần có nhữngbiện pháp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất có khả năng sản xuất nôngnghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác.Cửu Cao, lại nằm gần thị trường

Trang 27

tiêu thụ sản phẩm lớn Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả quản lý đất, có cácbiện pháp cải tạo và đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồngnhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao nhất và phát huy tiềm năng nội lực củaxã.

Ngoài ra, việc giao đất cho các mục đích phi nông nghiệp chưa thực

sự dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào làmnhà ở, diện tích đất trồng hai vụ, thậm trí cả đất ba vụ có hiệu quả kinh tếcao vẫn bị đưa vào cấp đất ở và đất chuyên dùng Mặt khác, xã cũng chưathành công trong việc lập dự án chuyển đổi cơ cấu 3,75 ha đất sản xuất kémhiệu quả do hộ gia đình quản lý sử dụng bị ngập úng thường xuyên để cảitaọ đưa vào nuôi cá

Nói chung biến động đất đai ít Cửu Cao trong những năm gần đây cóbiến đổi lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện, trên địa bàn khôngcó sựbiến động lớn như thành lập các xí nghiệp, công ty lớn Do vậy, đất đai của

xã tương đối ổn định

1 Đất nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp toàn xã 134.53 ha chiếm 30.54 % diện tíchđất tự nhiên và được phân bổ cho 04 thôn: Thôn thượng, thôn nguyễn, thônvàng, thôn hạ

BẢNG DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU ĐẤT NÔNG NGHIỆP

( ha)

2011 (ha)

2 Đất mặt nước nuôi thuỷ sản 19.51 24.37 4.86

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã rất ít nhưng chủ yếu dành

Trang 28

cho trồng cây hàng năm Trong đất cho trồng lúa, lúa màu là nhiều nhất Nóchiếm 66.59 % diện tích đất nông nghiệp Tuy nhiên, do đặc điểm của xã màhàng năm kết quả đạt được vẫn chưa cao Diện tích đất nông nghiệp chỉ làmđược một vụ lúa xuân còn vụ lúa màu bấp bênh do bị úng lụt trong mùa mưa

là trên 3,7 ha Do khó khăn về địa hình và hệ thống thuỷ lợi chưa hoànchỉnh, lên không tiêu úng kịp thời khi có mưa to và mưa tập trung

Trong những năm gần đây, do nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng nhưcủa các thị trường lớn như Hưng Yên,Hà Nội Lên đã có sự chuyển dịch cơcấu cây trồng trong xã Việc chuyển sang trồng các loại hoa, cây cảnh và raumàu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh Do các loại cây trồng nàymang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn so với việc trồng lúa nước.Hiện nay, diện tích dành cho các loại cây trồng này còn ít, trong những nămtới cần mở rộng diện tích, lựa chọn những giống cây trồng tốt nhằm nângcao hiệu quả và năng suất cây trồng Do xã nằm ở vị trí rất thuận lợi, lại có

hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, nằm sát các thị trừơng tiêu thụ sảnphẩm lớn Vì vậy, việc lựa chọn các giống cây trồng tốt cho năng xuất cao

và có hiểu quả kinh tế là rất cần thiết

Từ khi xã có chủ chương chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã đạt đượckết quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân trong xã đã được cải thiện đáng kể,thu nhập bình đã nâng lên trên 6 triệu đồng/hộ/năm Mặt khác, xã vẫn cầnnhanh chóng khắc phục một số khó khăn để giúp cho quá trình sản xuất đạtkết quả cao hơn Phải nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi của xã đểđảm bảo cho việc tưới tiêu và tiêu úng trong những ngày mưa lớn và mưatập trung Cần có những chính sách khuyến khích và đầu tư vào các giốngcây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích áp dụng những thànhquả khoa học kỹ thuật hiện đại đẩy mạnh thâm canh tăng vụ năng suất câytrồng hàng năm, nâng cao số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm nôngnghiệp

Trang 29

Từ bảng diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp ta thấy tổng diện tíchđất nông nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2010 là 9,1811ha Nhưng trongthực tế đất nông nghiệp chỉ tăng 0,4265 là do chuyển từ đất hoang sang

Vậy tổng giảm là 465 m2 Nhưng sau khi tính toán diện tích đất nôngnghiệp vẫn tăng, việc tăng này là do tính toán trong đo đạc bản đồ Trong đấtnông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có sự thay đổi là do xu hướngchuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Trong những năm gần đây nhu cầuthị trừơng đòi hỏi rau sạch, cây ăn quả và các loại rau màu khác tăng, màTam Hiệp nằm gần thị trừơng tiêu thụ lớn Do đó, việc chuyển một phần đấttrồng lúa sang trồng rau màu là cần thiết Nhưng vẫn trên nguyên tắc đảmbảo lương thực, phẩm cho toàn xã Còn sự tăng nên của đất nuôi trồng thuỷsản là do chủ chương thực hiện chuyển đổi một số vùng trồng lúa bị ngậpúng thường xuyên sang cho một số hộ nuôi thả cá

Nhìn một cách tổng quát diện tích đất nông nghiệp toàn xã có sự biếnđổi rất nhỏ, phần tăng 9,1811 ha là do sai số trong tính toán và đo đạc bản

đồ Trong những năm tới, phương của xã là khai thác đất chưa sử dụng cókhả năng sản xuất nông nghiệp đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng quỹ đấtnông nghiệp còn ít của xã

2 Đất khu dân cư.

Cửu Cao là xã mang đậm bản sắc của làng xã Việt Nam Dân cư của

xã sống trung theo dọc theo hai bên đường 179 được phân bổ tập trung trongbốn thôn đó là: thôn thượng,thôn nguyễn,thôn vàng,thôn hạ

BẢNG DIỆN TÍCH ĐẤT Ở NÔNG THÔN

Tổng diện tích đất thổ cư Tính bình

quân một

hộ (m 2 )

Tính bình quân một nhân khẩu (m 2 )

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ trong tổng đất tự nhiên (%)

Toàn xã 71,33 9,23 260,94 56,54

Thôn Thượng 23,3 3,01 247,87 51,11

Thôn Nguyễn 16,1 2,01 398,43 85,35

Trang 30

Thôn Vàng 20,5 2,64 231,99 52,26

Thôn Hạ 11,43 1,57 231,99 52,26

Tổng diện tích đất thổ cư chiếm 9,23% tổng diện tích đất tự nhiêncủa xã Tỷ lệ này thấp so với các khu lân cận Vùng Đồng bằng sông Hồngbình quân diện tích đất thổ cư cho 1 nhân khẩu là 78 m2/khẩu

Hàng năm, xã khai thác quỹ đất chưa sử dụng nhưng có thể sử dùngcấp cho dân cư làm nhà hoặc dùng để xây dựng các công trình phục vụ chocác sinh hoạt Mức biến động đất đai này không đáng kể Năm 2006 tổngdiện tích đất thổ cư là 72,16 ha, năm 2010 là 71,33 ha Vậy diện tích đất thổ

DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU ĐẤT CHUYÊN DÙNG

(ha)

Cơ cấu (%)

2011 (ha)

Cơ cấu (%)

Biến động

Tổng số 169,77 100 189,99 100 25,19 -4,02

Trang 31

cơ quan xí nghiệp ngày càng phát triển việc mở rộng quy mô và xây thêm cáchi nhánh, các trụ sở là việc làm cần thiết Do đó, trong những năm tới đấtxấy dựng cơ bản có xu hướng tăng lên.

Đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông của xã cũng chiếm tỷ lệtương đối trong tổng quỹ đất chuyên dùng Cửu Cao là một trong những xãcủa huyện có hệ thống giao thông các tuyến đường liên xóm đã được đổ bêtông , một số đoạn đường còn lại đã được cải tạo và nâng cấp Người dântrong xã đi lại giao lưu buôn bán rất thuận tiện Nó góp phần lớn vào việcnâng cao đời sống nhân dân trong xã

Diện tích đất chuyên dùng dành cho đất làm thuỷ lợi còn ít, đượcphân bố không đều Hệ thống thuỷ lợi của Cửu Cao xuống cấp nghiêmtrọng, một số đã được cải tạo và bê tông hoá, số còn lại cần nhanh chóng đầu

Trang 32

tư mở rộng và nâng cấp để giải quyết tình trạng úng lụt trong những ngàymưa lớn, mưa tập trung

Đất làm nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đấtchuyên dùng Diện tích đất này chủ yếu tập trung vào một số xí nghiệp nhỏ

và tư nhân và các hộ gia đình thêu để sản xuất, quy mô không lớn hiệu quảkinh tế không cao Trong những năm tới, xã vẫn có các chính sách khuyếnkhích các hộ, các xí nghiệp mở rộng sản xuất thu hút số lao động dư thừatrong xã, nhưng vẫn trên nguyên tắc giảm mức tối thiểu việc sử dụng đất cóthể sản xuất nông nghiệp sang đất làm nguyên vật liệu xây dựng, hạn chếmức độ gây ô nhiễm môi trường

Cửu Cao là xã có truyền thống văn hoá từ thời xa xưa để lại Có rấtnhiều di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận Như ở thôn Hạ cóxây dựng khu di tích lịch sử Đình Nghè

Diện tích đất cho nghĩa trang, nghĩa địa là nhỏ Nó chiếm 4,28% diệntích đất chuyên dùng

Từ bảng diện tích và cơ cấu đất đất chuyên dùng ta thấy sự tăng lêncủa tổng quy đất chuyên dùng so với năm 2006 là 25,19

4 Đất chưa sử dụng.

Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trong xã còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổngquỹ đất tư nhiên của xã Tuy hàng năm xã luôn có chính sách ưu đãi khuyếnkhích các hộ gia đình, cá nhân khai hoang đưa đất vào sử dụng Nhưng diệntích đất chưa sử dụng giảm chưa đáng kể

CƠ CẤU VÀ DIỆN TÍCH CHƯA SỬ DỤNG

(ha)

Cơ cấu (%)

2011 (ha)

Cơ cấu (%)

Biến động Tăng Giảm

Tổng số 39,26 100 36,51 100 6.94 -0,01

1.Đất bằng chưa sử

dụng

Trang 33

Bảng trên cho biết sự giảm -0,01 ha đất chưa sử dụng là do một sốnguyên nhân sau:

Do chuyển từ đất lúa sang thuỷ lợi, đất thể thao và đất sông suối

* Đánh giá chung tình hình sử dụng đất và biến động đất trong toànxã

Từ việc phân tích trên, ta thấy việc sử dụng quỹ đất trong toàn xã có

sự thay đổi đáng kể còn trong cơ cấu đất nông nghiệp cũng có xu hướngchuyển đổi một phần đất trồng lúa không có hiệu quả sang trồng rau màu vàhoa cây cây cảnh Ngày nay, mức sống của nhân dân càng cao, nhu cầu vềsản phẩm nông nghiệp chất lượng cao càng tăng Việc chuyển đổi sang trồngnhững cây có hiệu quả cao là rất cần thiết Hệ thống đường giao thông kháhoàn chỉnh đã được rải nhựa và bê tông hoá phần lớn Do đó, các quỹ đấtchuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng biến động rất nhỏ Chỉ có hệ thốngthuỷ lợi của xã là hơi kém Xã đang có kế hoạch cắt một phần đất xây dựng

hệ thống thuỷ lợi trong toàn xã nhằm giải quyết tình trạng hay bị ngập úngtrong mùa mưa nhiều và mưa tập trung Xu hướng bê tông hoá kênh mươngvừa tiết kiệm đất đai vùa sử dụng có hiệu quả trong thời gian dài

Trang 34

Trong tổng quỹ đất tự nhiên trên toàn xã thì quỹ đất,đất chưa sửdụng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao Trong những năm tới xã có kế hoạch khaithác đưa trên 8 ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và đất chuyêndùng với mục đích làm giảm quỹ đất đất chưa sử dụng xuống, tăng quỹ đấtnông nghiệp và dùng vào việc mở một số đoạn đường giao thông trên địabàn toàn xã Vì vậy, trong những năm tới sẽ có biến động lớn quỹ đất củaxã.

5 Tiềm năng đất đai của xã.

Cửu Cao có quy mô diện tích tương đối nhỏ, với tổng diện tích tựnhiên là 772,48 ha Bình quân diện tích trên đầu người là 56,54 m2 Cửu Cao

là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, do đó đất đai trên địa bàn xã chủyếu là đất phù sa ( đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngậpnước )

Đối với đất chưa sử dụng cần có những biện pháp tăng cường đầu tư

và áp dụng những thành quả kỹ thuật để cải tạo và đưa vào sử dụng Tổngquỹ đất chưa sử dụng của xã chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích tựnhiên Đây là tiềm năng lớncủa xã, trong những năm tới cần nhanh chóngkhai thác và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế

xã hội của xã phù hợp với chiến lược sử dụng đất lâu dài của huyện và toànvùng

5.1 Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Qua đánh giá khái quát tiềm năng các loại đất trên kết hợp với việcnghiên cứu các yêu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, cácloại đất đai trên địa bàn xã và nhiều yếu tố khác cho thấy diện tích đất nôngnghiệp của xã Cửu Cao có thể mở rộng thêm khoảng trên 8 ha Số diện tíchnày chủ yếu là khai thác, cải tạo từ các loại đất chưa sử dụng, đất bỏ hoanghoá lâu ngày Đa số là đất ven sông và các vùng trũng ngập nước lâu ngày

Đất trồng cây hàng năm về cơ bản vẫn ổn định diện tích khoảng trên

126 ha Một số vùng tuy có hay bị ngập nước nhưng vẫn khắc phục được.Trong những năm tới có thể tăng thêm vài ha chủ yếu là đất chưa sử dụng

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w