1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020

79 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 772 KB

Nội dung

Về vị trí vai trò của đất thì đất đai đã được khẳng định là một tài nguyênquốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồnvốn vô cùng to lớn của đất nước,

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Nghiệp

Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng daỵ của các thầy cô giáo trong trường nói chung, khoa Tài nguyên - Môi trường nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, tạo cho tôi được lòng tự tin, vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.

Xuất phát từ sự kính trọng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến các thầy, cô giáo Kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo sức khỏe

và đạt được nhiều thành công trong công tác giang dạy.

Với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Hoàng Thái Đại và cô giáo ThS Vũ Thị Xuân thuộc bộ môn Tài Nguyên Nước,cùng sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên- Môi trường, sự tạo điều kiện của UBND

xã Búng Lao, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng, cùng với

sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành đề tài này theo đúng nội dung và kế hoạch đươc giao.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Vũ Thị Xuân và thầy giáo Hoàng Thái Đại,cùng những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên- Môi trường.

Trân trọng cảm ơn UBND xã Búng Lao, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012

Sinh viên

Lường Văn Vui

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 3

2.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 3

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 4

2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất 5

2.1.4 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất 5

2.1.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác.6 2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 9

2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước 11

2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới 11

2.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch đất ở Việt Nam 12

2.4 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tỉnh Điện Biên 14

2.4.1 Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Điện Biên 14

2.4.2 Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Điện Biên 14

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 16

3.2 Nội dung nghiên cứu 16

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 16

Trang 3

3.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất 16

3.2.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng 16

3.2.5 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 17

3.3.2 Phương pháp tổng hợp sử lý số liệu 17

3.3.3 Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ 17

3.3.4 Phương pháp phân tích dự báo 17

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 18

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

4.1.2 Các nguồn tài nguyên 20

4.1.3 Thực trạng môi trường 21

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 22

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế 22

4.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22

4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 23

4.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 26

4.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng 27

4.2.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 32

4.3 Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai 35

4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 35

4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất 37

4.3.3 Tình hình biến động đất đai: 40

4.3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai của xã Búng Lao 42

4.4 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 44 4.4.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng đất đai

Trang 4

4.5 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã Búng Lao – huyện

Mường Ảng – tỉnh Điện Biên 47

4.5.1 Hoạch định ranh giới xã 47

4.5.2 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 47

4.5.3 Quy hoạch đất nông nghiệp 58

4.5.4 Nhóm đất chưa sử dụng 60

4.6 Lập kế hoạch sử dụng đất 63

4.6.1 Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất 63

4.6.2 Kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2012 – 2015 65

4.6.3 Kế hoạch sử dụng đất kỳ sau 2016 – 2020 66

4.7 Hiệu quả của phương án quy hoạch đến năm 2020 67

4.7.1 Hiệu quả về kinh tế 67

4.7.2 Hiệu quả về xã hội 67

4.7.3 Hiệu quả về môi trường 67

4.8 Các giải pháp thực hiện 68

4.8.1 Giải pháp về chính sách 68

4.8.2 Giải pháp kỹ thuật 68

4.8.3 Giải pháp về đầu tư 68

4.8.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện 69

PHẦN V KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 1 Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua một số

năm 23

Bảng 2 Kết quả sản xuất nông ngành trồng trọt qua một số năm xã Búng Lao 24

Bảng 3 Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm 25

Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2011 26

Bảng 5 Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản 32

Bảng 6 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của xã Búng Lao huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên 39

Bảng 7 Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 40

Bảng 8 Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006-2011 .42

Bảng 10 Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở xã Búng Lao giai đoạn 2012 – 2020 50

Bảng 11 Quy hoạch vị trí cấp đất ở mới xã Búng Lao giai đoạn 2012- 2020 52

Bảng 12 Quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản 57

Bảng 13 Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2020 60

Bảng 14 Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2020 của xã Búng Lao huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên 61

Bảng 15 Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng 64

Bảng 16 So sánh một số chỉ tiêu trước và sau quy hoạch 66

Trang 7

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay, đất đai đang là vấn đề rấtđược quan tâm Mọi hoạt động của con người đều liên quan tới đất đai

Về vị trí vai trò của đất thì đất đai đã được khẳng định là một tài nguyênquốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồnvốn vô cùng to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh và quốc phòng

Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố địnhtrong không gian Kinh tế xã hội phát triển mạnh hơn cùng với sự bùng nổ dân

số làm cho mối quan hệ giữa con người với đất đai ngày càng trở nên căngthẳng Nếu con người sử dụng một cach hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao và lâubền Nhưng những sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức của con người trong quátrình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoạimôi trường đất, làm thoái hóa đất đai

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp

lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước Vì vậy, chúng tacần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý để tận dụng đất đai phục vụ cho cuộc sốngcủa con người

Công tác lập quy hoạch và kế hoạch là một trong 13 nội dung về quản lýđất đai Mục đích của công tác này là phân bổ đất đai hợp lý, khoa học và cóhiệu quả phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và sự pháttriển bền vững

Trong quy hoạch sử dụng đất cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch sửdụng đất cấp xã Đây là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đáp ứng yêucầu sử dụng đất của hiện tại và tương lai của các ngành cũng như nhu cầu sinh

Trang 8

hoạt của các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Nó là căn cứ để xây dựngcác biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái Quy hoạch sử dụng đất

sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương Xã Búng Lao là một xãmiền núi, có diện tích đất tự nhiên lớn, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao

Do đó việc lập ra một kế hoạch sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả là rất cần

thiết Chính vì vậy em lựa chọn đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất xã Búng Lao – huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2020”.

- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướngphát triển không gian lâu dài, đồng thời đáp ứng yêu cầu sử dụng đât của cácnghành đến năm 2020 và tương lai xa

- Giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương Làm cơ sở đểhướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện quyền vànghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Giúp Nhà nước quản lý đất một cách chặtchẽ và có hướng để phát triển kinh tế

1.3 Yêu cầu

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai

- Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lạihiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành các hộ gia đình, cá nhân sửdụng đất trong những năm sắp tới trên địa bàn xã

- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tínhkhoa học, tính thưc tế

Trang 9

PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

2.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật

và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quảcao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất trong cả nước, tổ chức sửdụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền trênđất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ

xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sửdụng đất hiện tại và tương lai của các nghành, các lĩnh vực cũng như nhu cầusinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý

và có hiệu quả cao

Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật kinh tếvừa mang tính pháp chế

+ Biểu hiện của tính kinh tế là nhằm khai thác tài nguyên đất để mang lạihiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 10

+ Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ đất đai được đo đạc vẽ lại thành bản

đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế để phân chia khoảnh thửa để giaocho các mục đích sử dụng khác nhau

+ Biểu hiện của tính pháp lý: Đất đai được Nhà nước giao cho các tổchức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau Nhà nướcban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai Các đốitượng sử dụng đất có nghĩa vụ cấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chínhsách về đất đai của Nhà nước

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất

Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổcần xác định bao gồm các yếu tố sau:

+ Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng

+ Hình dạng và mật độ khoảnh thửa

+ Đặc điểm thủy văn, địa chất

+ Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên

+ Các yếu tố về sinh thái

+ Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư

+ Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng

+ Trình độ phát triển các ngành sán xuất

Do sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đấtđầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ranhững quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luậtphát hiện, tùy theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt

Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:

+ Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuấtchủ yếu

Trang 11

+ Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quảcao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong các ngành căn cứ vào điều kiên

tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng lãnh thổ

2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất

Để đáp ứng sự phát triển kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức, phân bốlực lượng sản xuất trong từng vùng và phạm vi cả nước một cách hợp lý Đâychính là nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất Để thực hiệnđược yêu cầu trên thì quy hoạch sử dụng đất phải được lập cụ thể và chi tiết đếntừng vùng lãnh thổ Luật Đất đai 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đấtnước ta gồm 4 cấp (theo đơn vị hành chính)

+ Quy hoạch sử dụng đất cả nước

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tinh (bao gồm các tỉnh và các thành phố trựcthuộc Trung ương)

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh)

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao gồm các xã, phường, thi trấn) Quy

hoạch sử dụng đất còn gọi là quy hoạch đất chi tiết.[6]

Bên cạnh việc quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính thì Luật Đấtđai 2003 còn quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành, bao gồm:

+ Quy hoạch sử dụng đất của Bộ quốc phòng

+ Quy hoạch sử dụng đất của Bộ công an

2.1.4 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Theo điều 23 Luật đất đai 2003 Nội dung của quy hoạch sử dụng đấtnhư sau:

Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế

-xã hội và hiện trạng sử đất; đánh giá tiềm năng đất đai

- Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

Trang 12

- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng an ninh

- Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án

- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

* Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất:

+ Phải tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng vàphạm vi cả nước để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế Đây lànhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất

+ Khi quy hoạch sử dụng đất tiến hành trên quy mô lớn, có thể là vùnglãnh thổ của một huyện, có thể là một tỉnh hoặc nhiều tỉnh hợp lại, có thể trênphạm vi cả nước Trong những trường hợp đó, quy hoạch sử dụng đất phải đượcgiải quyết các vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức, sản xuất và lao động, bố trílại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất Quy hoạch sửdụng đất có thể giải quyết các vấn đề di chuyển dân cư, khai khoáng xây dựngvùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông trường, thậm chí phân chia lại tỉnh,huyện, thành lập tỉnh, huyện mới

+ Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, cácchủ sử dụng đất Thể hiện ở việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cho cácngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc

chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại.[5]

2.1.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác

a, Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của xã hội là tài liệu mang tínhchiến lược được luận chứng bằng nhiều phương án về phát triển kinh tế, xã hội

và phân bố lự lượng sản xuất theo không gian, có tính đến chuyên môn hóa vàphát triển tổng hợp sản xuất của vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới

Trang 13

Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là tài nguyên đất Căn

cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội màđiều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quyhoạch phân phối sử dụng đất thống nhất, hợp lý Như vậy quy hoạch sử dụng đất

là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải điều hòa với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội

b, Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất,nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất như: xác định cơ cấu sử dụngđất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất, bảo vệ môi trường

Quy hoạch sử dụng đất dựa trên quy hoạch và yêu cầu sử dụng đất củangành nông nghiệp nhưng chỉ có tính chất chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòaquy hoạch phát triển nông nghiệp

c, Với quy hoạch đô thị.

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và pháttriển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xâydựng đô thị, các bộ phận hợp thành đô thị, sắp xếp một cách hợp lý, toàn diệnđảm bảo cho sự phát triển đô thị một cách hài hòa và trật tự, tạo diều kiện thuậnlợi cho đời sống và sản xuất

Quy hoạch sử dụng đất xá định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô, cơ cấu

sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực đô thị

d, Quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành.

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành

là quan hệ tương hỗ, vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành

là cơ sở và bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo

Trang 14

e, Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng

đất địa phương.

Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và quy hoạch sử dụng đất của địaphương hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất của địa phương hợp thành hệthống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn

cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụngđất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sửdụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, đượcxây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Mặtkhác quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng bổ sung hoàn thiện quy hoạch

sử dụng đất cấp trên

f Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch nằm trong quy hoạch xây dựngnông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất phân bố không gian đất đai hợp lý chocác mục đích sử dụng cụ thể trong việc xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được triểnkhai trên toàn quốc, lấy xã làm đơn vị thực hiện nhằm mục tiêu:

- Đánh giá thực trạng nông thôn, dự báo quy mô dân số, quỹ đất sản xuất,xây dựng các nhu cầu phát triển, đất xây dựng trung tâm xã, dân cư các thôn bảntheo từng giai đoạn quy hoạch; xác định hệ thống mạng lưới dân cư, các vùngđặc thù, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹthuật, bảo vệ môi trường Xây dựng, cải tạo công trình, xây dựng thôn bản, cảnhquan, trên cơ sở giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá địa phương, bảo vệ môitrường và phòng chống giảm nhẹ thiên tai Xác định nguồn vốn và cơ chế chínhsách để thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn theo lộ trình phát triển Phân

kỳ vốn đầu tư cho từng giai đoạn 2011-2020

Trang 15

- Xây dựng phương án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiệnđại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,phát triển dịch vụ… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nôngthôn tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.

- Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao dântrí và đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân dân cư trên địa bàn xã,đồng thời đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng

2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn có vai trò rất quan trọng làm nền tảngcho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân Vấn đề đặt ra là phải sử dụngnguồn tài nguyên này một cách đầy đủ, hợp lý và phải mang lại hiệu quả kinh tếcao Việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từngngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn vận mệnhquốc gia Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là nhiệm vụ hàng đầu

Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình hòa nhập mạnh mẽ với nềnkinh tế thế giới Đặc biệt sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thếgiới(WTO) thì nền kinh tế của chúng ta có sự chuyển biến mạnh với sự đa dạng

về các ngành nghề, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế đã hình thành và pháttriển Nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng tăng lên, vì vậy đã gây áp lực lớnđến sử dụng tài nguyên đất đai Do đó, việc phân bố sử dụng đất một cách hợp

lý cho từng lĩnh vực của các ngành là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước

ta Điều này được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật như: Hiến pháp,Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản dưới luật tạo cơ sở pháp lý cho quyhoạch sử dụng đất

Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồnnước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùngtrời” mà pháp luật đã quy định là của Nhà nước và thuộc sở hữu toàn dân Điều

Trang 16

18 khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và theo

pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.[16]

Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đấthiện tại và tương lai trong nền kinh tế nước ta đang chuyển hướng nền kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhà nước, Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ việc lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Điều 21 đến

điều 30 quy định cụ thể nội dung về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

[6]

Ngoài các văn bản có tính pháp lý cao còn có các văn bản dưới luật, cácvăn bản của ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ,nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó là:

- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về

hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.[3]

- Thông tư 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên vàMôi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất.[18]

- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản

Trang 17

duyệt chương trình phát triển KT-XH vùng cao giai đoạn 2006 – 2010.[14]

- Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh ĐiệnBiên về việc công bố số liệu diện tích đất tự nhiên đơn vị hành chính các cấp

tỉnh Điện Biên.[15]

2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

Trên thế giới, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được tiến hành

từ nhiều năm trước Mỗi nước lại có những phương pháp quy hoạch khác nhau

+ Ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông âu trước đây: Tiếnhành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập hồ

sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạchhóa tập trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu

+ Ở Pháp: Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng quy hoạch theo hìnhthức mô hình hóa nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyênmôi trường và lao động áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp

lý tăng hiệu quả sản xuất

+ Ở Canada: Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trunggian Chính phủ đưa ra mục tiêu chung của cấp quốc gia, tao điều kiện thuận lợi

và khuyến khích hoạt động quy hoạch ở các Bang Ngoài ra Chính phủ còn cóvai trò có sự hỗ trợ có sự tham gia vào các lĩnh vực khác nhau có liên quan đếnquá trình lập quy hoạch bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và vấn đềmôi trường ngày càng được quan tâm bảo vệ

+ Ở Philippin: Quy hoạch đất đai được phân làm 3 cấp: cấp quốc gia, cấpvùng, cấp huyện Cấp quốc gia đưa ra những hướng dẫn chỉ đạo chung Cácvùng triển khai một khung chung theo quy hoạch, theo vùng Cấp huyện triểnkhai các đồ án tác nghiệp Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhấtgiữa các ngành và các quan hệ giữa các cấp quy hoạch khác nhau, đồng thời

Trang 18

+ Ở Trung Quốc: Công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưngchỉ dừng lại ở mức độ quy hoạch tổng hể các ngành mà không tiến hành làm

quy hoạch ở cấp nhỏ hơn như ở Việt Nam.[5]

Để có một phương án chung làm cơ sở cho công tác quy hoạch sửdụng đất đai ở phạm vi thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quyhoạch đất đai nhằm sử dụng đất đai một cách có hiệu quả, bền vững, đápứng tốt nhất những yêu cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn lương thực chotương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường gắn liền vớikhả năng sử dụng bền vững Phương pháp quy hoạch này được áp dụng ở 3mức: quốc gia, huyện, xã

FAO đưa ra phương pháp này nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng vào điềukiện cụ thể của từng quốc gia Đối với các quốc gia đang phát triển thì quyhoạch đất đai chủ yếu phục vụ cho việc phát triển và sản xuất nông nghiệp đảmbảo cho an toàn lương thực Còn đối với quốc gia phát triển thì quy hoạch đấtđai hướng vào bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên

2.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch đất ở Việt Nam

Ở miền Bắc quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm

1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùngquy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của cácngành liên quan Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bảnhầu như không có và cũng không được đặt ra

Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhànước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và đượcxem như một luận chứng cho việc phát triển kinh tế đất nước Điều này được thểhiện rõ qua các thời gian sau:

* Thời kỳ trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993.

Trước khi Luật Đất đai 1988 ra đời, việc quy hoạch sử dụng đất chưađược coi là công tác của ngành quản lý đất đai

Trang 19

Cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp và chế biếnnông sản của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch được Chính phủ phêduyệt Trong các phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông – lâmnghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển các ngành.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều tra

cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiếnlược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kếhoạch 5 năm sau (1986 – 1990)

Năm 1988 Luật Đất đai đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam được thành lập trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai Tuynhiên nội dung của quy hoạch đất đai vẫn chưa được đặt ra

Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ra Thông tư 106/ QH –KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất

Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch đất đai cho nửa số xã trong tỉnh bằngkinh phí của địa phương Tuy nhiên các cấp lớn hơn chưa được thực hiện

* Thời kỳ từ khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến trước khi Luật Đất đai

2003 ra đời.

Kể từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời công tác quy hoạch đã được chú trọnghơn Sau vài năm chuyển sang nền kinh tế thị trường Đảng và Nhà nước đã nhậnthức rõ vai trò của công tác quy hoạch và nghiên cứu tiền quy hoạch

Ngay từ đầu năm 1994, Tổng cục địa chính đã chỉ đạo triển khai xâydựng quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996-2010 Dư án quy hoạch nàyđược Chính phủ thông qua và Quốc hội phê duyệt tại kì họp thứ 2, Quốc hộikhóa IX Đây là căn cứ định hướng quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đaicủa Bộ, ngành, quy hoạch cấp tỉnh

Công tác trên đã tiến hành trên nhiều đơn vị, cấp tỉnh, huyện, xã và đãđược kết quả nhất định Năm 1995 có 30/53 tỉnh, thành phố lập quy hoạch sử

Trang 20

dụng đất, đến năm 1998 có 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập

kế hoạch sử dụng đất dài hạn

* Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay.

Luật đất đai năm 2003 ra đời thay thế toàn bộ luật đất đai và các luật sửađổi bổ sung trước đó Luật đã quy định về các vấn đề quy hoạch kế hoạch sửdụng đất Ngày 29/10/2004 Nghị định 181/NĐ-CP ra đời dã hướng dẫn cụ thể

về việc thi hành Luật Đất đai 2003, ngoài ra còn ban hành nhiều chỉ thị, thông tưkhác có liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất

2.4 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tỉnh Điện Biên

2.4.1 Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Điện Biên

Thực hiện Nghị quyết số 10-2006/NĐ-CP về việc quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2010 của tỉnh Điện Biên và kế hoạch sử dụng đất 5 năm Ủy ban nhândân tỉnh và Sở Tài nguyên – Môi trường chỉ đạo các huyện, thị xã trong tỉnh lậpquy hoạch sử dụng đất Đến nay toàn bộ 7 huyện, thị xã trong tỉnh đã có quyhoạch sử dụng đất

Nghị quyết số 10/NQ-CP đưa ra chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010như sau:

+ Cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp 738.519,15 ha chiếm 77,4% tổngdiện tích đất tự nhiên, tăng 12,02% so với năm 2005 Diện tích đất phi nôngnghiệp 24.305,13 ha, chiếm 2,55% tổng diện tích tự nhiên, tăng 0,46% so vớinăm 2005 Diện tích đất chưa sử dụng là 191.332,62 ha, chiếm 20,05% , giảm12,48% so với năm 2005

+ Diện tích chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phinông nghiệp là 3.595,98 ha, tổng diện tích đất thu hồi là 3.595,98 ha Tổng diệntíc đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 118.263,07 ha

2.4.2 Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Điện Biên

Thực hiện Nghị quyết 10-2006/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cáchuyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất tổng

Trang 21

thể của tỉnh Điện Biên, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thựchiện.

Hàng năm ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch sử dụng đất

Trang 22

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế

-xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất của -xã Búng Lao

- Phạm vi nghiên cứu: từ 01/01/2012 đến 30/04/2012

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu thời tiết…

- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước…

3.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Thuận lợi và khó khăn

3.2.5 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

3.2.5.1 Đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn xã

3.2.5.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội và quan điểm sử dụng đất

- Định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Định hướng các chỉ tiêu về xã hội

- Quan điểm sử dụng đất trước mắt và lâu dài

Trang 23

3.2.5.3 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch theo nhóm đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đấtchưa sử dụng

3.2.5.4 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Nguồn số liệu thứ cấp: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tincần thiết về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã, tìm hiểu các văn bảnpháp luật thông tư, nghị quyết… về quản lý và sử dụng đất do cơ quan Nhànước có thẩm quyền ban hành tại các phòng ban của huyện và xã

Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập qua việc rà soát đối chiếu tại thực địa Điềutra thu thập nhu cầu sử dụng đất của các thôn bản trên địa bàn xã

3.3.2 Phương pháp tổng hợp sử lý số liệu

Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã được thu thập tiến hành tổng hợp và xử

lý số liệu theo nội dung nghiên cứu Sử dụng phần mềm Exel để tính toán và xử

lý số liệu Các kết quả nghiên cứu thể hiện chi tiết trong báo cáo, bảng biểu vàbiểu đồ

3.3.3 Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch, mọi thông tin cầnthiết, liên quan đều được thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp tạo thành tậpbản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:10000

3.3.4 Phương pháp phân tích dự báo

Dựa trên việc phân tích những chuỗi số liệu thu được trong giai đoạntrước ta dự báo được khả năng phát triển của các ngành, khả năng sử dụng đất,

dự báo về dân số, lao động…

Trang 24

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Búng Lao là xã vùng ngoài nằm ở phía Đông của huyện Mường Ảng,nằm trên trục quốc lộ 279 nối với hai trung tâm thị trấn Mường Ảng và thị trấnTuần Giáo, cách trung tâm huyện Mường Ảng 21 km với tổng diện tích tựnhiên 5267,74 ha chiếm 11,88% tổng diện tích tự nhiên của huyện, xã có vị trígiáp ranh như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Ảng Tở và xã Nà Sáy của huyện Tuần Giáo

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với xã Ảng Tở huyện Mường Ảng

+ Phía Tây Nam giáp xã Ảng Cang huyện Mường Ảng

+ Phía Nam giáp xã Nặm Lịch và Xuân Lao huyện Mường Ảng

+ Phía Đông giáp xã Chiềng Sinh huyện Tuần Giáo

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình cơ bản chủ yếu của xã là đồi núi Độ cao so với mặt nước biển từ

300 – 1300m, chia làm 3 loại địa hình cơ bản như sau:

+ Địa hình núi cao sườn dốc chiếm trên 63% diện tích đất tự nhiên, phân

bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây Bắc;

+ Địa hình đồi thấp sườn thoải chiếm 25% diện tích đất tự nhiên, phân bốchủ yếu ở phía Đông Nam và phía Nam của xã;

+ Địa hình thung lũng, bãi bằng chiếm khoảng 12% diện tích đất tự nhiênđược phân bố xen kẽ giữa địa hình đồi núi

4.1.1.3 Khí hậu

Búng Lao chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu miền núi phía Tây BắcViệt Nam Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay

Trang 25

thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình nên mùakhô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau giá lạnh nhiệt độ không khíthấp, trời khô hanh, có sương muối; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 không khínóng ẩm và mưa nhiều.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 20 -250C;

+ Nhiệt độ cao nhất là 37,50C, vào các tháng 5, 6, 7 và 8;

+ Nhiệt độ thấp nhất là 30C vào các tháng 12, 1 và 2 năm sau

- Chế độ mưa:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trongnăm khoảng 227,5mm, phân bố không đồng đều cả về thời gian lẫn không gian,lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; vàomùa khô lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, trong đómưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7mm

- Độ ẩm:

Búng Lao là khu vực có độ ẩm không khí tương đối cao Độ ẩm tươngđối trung bình khoảng 83%, mùa mưa độ ẩm không khí có thể lên tới 92% Thời

kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và đầu mùa mưa thường xuất hiện khô hanh, độ

ẩm không khí xuống thấp Tháng có độ ẩm tương đối cao nhất là tháng 7, thángkhô nhất là tháng 3 và tháng 4

Trang 26

sương muối, đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi cho đời sống và sản xuất,nhất là sản xuất nông nghiệp nên cần có biện pháp phòng tránh để giảm thiểuthiệt hại Gió Đông Nam thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa (tháng 4 đếntháng 9) Gió Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 có đặcđiểm là khô và nóng.

4.1.1.4 Thủy văn

- Nước mặt: trên địa bàn xã có suối Nậm Cô chảy qua dọc theo quốc lộ

279, với lưu lượng nước vừa phải vào mùa khô và lớn vào mùa mưa là nguồncung cấp chính cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của bà con nhân dântrong xã Còn lại một số con suối nhỏ phân bố đều khắp trên địa bàn xã lưulượng nước vừa phải cung cấp một phần nước cho sản xuất và sinh hoạt

- Nước ngầm: Hiện nay chưa có nguồn tài liệu nào khảo sát về nguồnnước ngầm của vùng nói chung và của xã nói riêng Nhìn chung nguồn nướcngầm chưa được khai thác sử dụng

4.1.2 Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1 Tài nguyên đất

Nhìn chung quỹ đất đai của xã khá dồi dào, theo kết quả thống kê đất năm

2011 thì tổng diện tích đất tự nhiên 5367,74 ha Đất đai của xã thuộc đất đồi núichất lượng khá tốt, tầng đất dày Qua điều tra khảo sát hiện trạng về đất đai vàcác loại cây trồng trên địa bàn xã cho thấy khả năng bố trí các loại hình sử dụngđất theo hướng nông lâm nghiệp là rất phù hợp

Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính như sau:

- Đât nông nghiệp có 4404,68 ha, chiếm 83,62% tổng diện tích đất tựnhiên của xã

-Đất phi nông nghiệp có 110,18 ha, chiếm 2,1% tổng diện tích đất tựnhiên của xã

Trang 27

-Đất chưa sử dụng có 752,88 ha, chiếm 14,28% tổng diện tích đất tự nhiêncủa xã Trong tương lai đây là nguồn đất mà xã có thể đầu tư khai khoáng, mởrộng diện tích đất canh tác, phát triển rừng và các mục đích khác.

4.1.2.2 Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 tổng diện tích đất lâm nghiệp của

xã là 2836,61 ha, trong đó:

-Đất rừng sản xuất là 1538,13 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất

là 518,21ha; đất có rừng trồng sản xuất là 88,27 ha; đất khoang nuôi phục hồirừng sản xuất là 931,65 ha

-Đất rừng phòng hộ 1298,48 ha, trong đó: đất có rừng tự nhiên phòng hộ617,75 ha; đất có rừng trồng phòng hộ là 32,39 ha; đất khoang nuôi rừng trồngphòng hộ 648,34 ha

4.1.2.3 Tài nguyên nhân văn

Tổng dân số hiện có của xã là 5106 khẩu với 1100 hộ bao gồm một số dântộc chung sống: Thái, H’Mông, Kinh, Khơ Mú, Hoa Mỗi dân tộc có những nétvăn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Những thiết chếvăn hóa, xã hội truyền thống của từng dân tộc, những làn điệu dân ca, các lễ hộivới những trang phục và các điệu múa cùng với các món ăn đặc trưng của vùngnúi Tây Bắc

4.1.3 Thực trạng môi trường

Về cơ bản hiện trạng môi trường trên địa bàn xã vẫn được đảm bảo, tuynhiên vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường sống trong khu dân cư tập trung đốivới bà con nhân dân trong xã nhất là tại những bản vùng xã trung tâm còn tươngđối mơ hồ hay cụ thể hơn là chưa tốt, cụ thể như việc sử dụng các loại thuốc bảo

vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình hướng dẫn; tậpquán chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay dưới sàn nhà, chất thải sinh hoạt và chấtthải gia súc chưa được xử lý chặt chẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh môi trường

Trang 28

có những biện pháp cụ thể trong việc nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sốngcủa người dân ngay tại địa bàn sinh sống.

Nhận xét chung: từ những thực tế trên chúng ta thấy, Búng Lao có nhiều

thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp toàn diện và bền vững như nguồn tàinguyên đất đai dồi dào, tiềm năng đất cả về số lượng và chất lượng còn khá, khíhậu và đất đai thích hợp trồng nhiều loại cây, phù hợp phát triển kinh tế theohướng nông nghiệp – lâm nghiệp Bên cạnh đó cũng có một số điểm bất lợi ảnhhưởng đến sản xuất và đời sống của người dân như: sương muối, giá rét, gió TâyNam, độ dốc lớn,…

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã đã và đangthực hiện tốt các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Búng Lao,từng bước đưa nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc

Hiện tại Búng Lao là một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế khánhất đối với những xã nằm ngoài phạm vi trung tâm huyện Năm 2011 tốc độtăng trưởng kinh tế của xã đạt 8,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 5,8triệu đồng/người/năm Trong thời gian tới cần có sự quan tâm chỉ đạo hơn nữacủa các cấp chính quyền nhằm cụ thế hóa những chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội nhằm đưa xã Búng Lao dần thoát khỏi những xã thuộcchương trình đầu tư 135 của chính phủ

4.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã

đã có nhiều thay đổi mang tính tích cực; ngành dịch vụ thương mại tuy còn mới

mẻ nhưng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ tại khu vực trung tâm xã và rất cótiềm năng Tuy vậy cán cân kinh tế của xã vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nôngnghiệp, nền kinh tế của Búng Lao vẫn là nền kinh tế thuần nông, quá trình

Trang 29

chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã và đang được chính quyền và người dân quantâm song quá trình áp dụng vào thực tế còn chậm

Năm 2011 cơ cấu kinh tế của xã đạt:

+ Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản: 85%

+ Công nghiệp – Xây dựng: 5%

+ Thương mại – Dịch vụ:10%

Trình độ dân trí thấp nên còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào trong sản xuất Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ sản xuấtnông nghiệp Thực trạng phát triển kinh tế của xã được thể hiện qua bảng 1

Bảng 1 Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua một số năm

so với năm 2010, bình quân lương thực đầu người là 344 kg/người/năm Số liệu

Trang 30

Bảng 2 Kết quả sản xuất nông ngành trồng trọt qua một số năm xã Búng

- Tổng đàn trâu: 720 con

- Tổng đàn bò: 220 con

- Tổng đàn lợn: 1915 con

Trang 31

- Gia cầm: 4685 con

Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm được thể hiện qua bảng 3

Bảng 3 Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm

4.2.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp với nghề sản xuất công cụ lao động thủcông (dao, cày, quốc) mang tính tự phát với quy mô hộ gia đình tranh thủ lúcnông nhàn, chưa hình thành các tổ nhóm sản xuất

- Việc khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát bước đầu phát triển, tuynhiên vẫn mang tính tự phát theo từng hộ gia đình

- Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống tuy vẫn được giữ gìn, bảo tồn songchỉ còn giữ được ở một số hộ, thu nhập về nghề dệt không rõ nét, có nguy cơmai một và mất dần nếu không được quan tâm và đầu tư phát triển

- Kinh doanh dịch vụ đang trong giai đoạn phát triển, tại khu vực trungtâm xã và các thôn bản gần trung tâm xã có một số loại hình dịch vụ như cửahàng ăn uống, buôn bán tạp hóa với số lượng ngày càng tăng

Trang 32

Nhìn chung, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã mới đangtrong quá trình phát triển còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như kiến thứcchuyên môn, nguồn thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụphát triển khá tốt tại khu vực trung tâm xã.

4.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

4.2.4.1 Dân số

Dân số xã Búng Lao được thể hiện cụ thể qua bảng 4:

Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2011

Chỉ tiêu Tổng số nhân

khẩu (người)

Tổng số lao động (người)

Tổng số hộ (hộ)

Quy mô hộ (người/hộ)

(Niên giám thống kê huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên năm 2008, 2009, 2011, 2011)

Qua bảng 4 ta thấy: Dân số năm 2011 của xã là 5107 người với 1100 hộ;quy mô hộ 4,64 người/hộ Dân cư trong xã phân bố không đồng đều, bản NàLấu là bản đông dân nhất với 585 khẩu và126 hộ, bản Pú Nen có số dân ít nhấtvới 137 khẩu và 31 hộ

Năm 2011 tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,17% giảm 0,65% sovới năm 2010, tốc độ gia tăng dân số cơ học ở mức nhỏ không đáng kể, tìnhtrạng di dân tự do đã được kiểm soát

Trang 33

4.2.4.2 Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2011, Búng Lao có 2507 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,1%dân số, trong đó lao động nông nghiệp có 2390 người chiếm 95% tổng lao độngtrong xã Thu nhập của người dân trên địa bàn xã đạt 5,8 triệu đồng/người/năm

4.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng

4.2.5.1 Giao thông

Hầu hết các tuyến đường giao thông trong khu dân cư của xã đã được bêtông hóa theo chương trình 135 của Chính phủ, trục đường chính liên xã đãđược rải nhựa, chất lượng các tuyến đường đều khá, đáp ứng được nhu cầu đi lại

và phát triển kinh tế - xã hội của xã Các tuyên đường nội đồng cũng đang đượcnâng cấp để đảm bảo nhu cầu đi lại và thuận tiện cho việc sản xuất của ngườidân làm nông nghiệp

- Tuyến quốc lộ 279 đi qua địa bàn xã với chiều dài 11 km, chiều rộngnền 6m, được xây dựng kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tếcủa người dân

- Đường liên xã Búng Lao – Xuân Lao quy mô là đường giao thông nôngthôn miền núi, với chiều dài 4,3 km, rộng 3,5 m Tuy nhiên tuyến đường đangxuống cấp nghiêm trọng và cần nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu của ngườidân

- Đường liên thôn: 16 thôn bản có đường dân sinh tới khu trung tâm bản,

xe máy và ô tô tải hạng nhẹ đi lại thuận tiện trong mùa khô, tuy nhiên vào mùamưa thì việc đi lại hạn chế và khó khăn do trơn trượt; riêng Bản Chợ, QuyếtTiến 1, Quyết Tiến 2 nằm ngay trên trục đường quốc lộ 279 cạnh trụ sở UBND

xã có hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế; Bản XuânTre 1 và Xuân Tre 2 có hệ thống đường bê tong thông suốt được đầu tư xâydựng theo chương trình “xây dựng nông thôn mơi”

Trang 34

Nhìn chung với đặc điểm của một xã vùng cao thì hệ thống giao thôngcủa xã đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã, tuy nhiên chấtlượng của hệ thống giao thông trong khu dân cư thì còn tương đối hạn chế dochưa được đầu tư nâng cấp cải tạo, chưa đáp ứng được các tiêu chí của nôngthôn mới Vì thế, trong giai đoạn tới cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cáctuyến đường giao thông đảm bảo việc đi lại thuận tiên không chỉ khu vực trong

xã mà còn tạo điều kiện giao lưu với các xã, vùng lân cận tạo điều kiện pháttriển về mọi mặt

4.2.5.2 Thủy lợi

Hiên nay hệ thống thủy lợi của xã đã được đầu tư xây dựng như thủy lợi

Nà Lấu, Nà Dên, tuyến mương từ trạm bơm xã đi qua phía sau trụ sở UBND xã,

… với hệ thống đập và kênh kiên cố, có hai tổ máy bơm thủy lực; công trìnhthủy lợi tưới cho 67ha lúa nước 2 vụ, đáp ứng được 33% diện tích lúa ruộngđược tưới nước chủ động, còn lại hơn 60% diện tích đất lúa ruộng việc tưới tiêuchủ yếu vẫn là nhờ vào nước mưa và hệ thống dòng chảy tự nhiên với hình thứclàm ruộng bậc thang Để cải thiện hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngườidân trong thời gian tới việc xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước chủ độngđược coi là nhiệm vụ trọng tâm

4.2.5.3 Các công trình xây dựng cơ bản

*Trụ sở UBND xã:

Là 1 dãy nhà cấp 4 gồm 6 phòng làm việc và một hội trường được xâydựng trên diện tích 0,61ha Tuy nhiên do đã xây dựng từ rât lâu nên trụ sởUBND xã đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được xây dựng mới để đáp ứng nhucầu làm việc của cán bộ xã cũng như phục vụ nhân dân trong xã

*Hệ thống giáo dục – đào tạo:

Toàn xã có 4 công trình trường học phục vụ cho các bậc học mầm non,tiểu học, THCS, THPT, quy mô công trình đã được kiên cố đảm bảo phục vụ tốtcho việc dạy và học Trong đó trường mầm non và tiểu học đã đạt trường chuẩn

Trang 35

quốc gia Tuy nhiên một số điểm trường mầm non tại các bản xã trung tâm xã cơ

sở vật chất còn thiếu thốn như nhà làm việc của Ban giám hiệu, công trình vệsinh, trang thiết bị dạy và học… Các công trình trường học được xây dựng trêndiện tích 2,1ha

Kết quả đạt được: đã duy trì đạt kết quả tốt từ mầm non đến THPT, huyđộng và duy trì sỹ số, chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất cho dạy và học đượctăng cường, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Kết quả năm học2010-2011 như sau: trường mầm non: tổng số lớp 12 lớp, tổng số học sinhchuyển lớp 330, chuyển cấp 100%; trường tiểu học: tổng số lớp 25 lớp, có 534học sinh, chuyển lớp 99%, chuyển cấp 97,6%; trường THCS: tổng số lớp 14 lớp,tổng số học sinh 448, chuyển lớp 94,3%, chuyển cấp 100%; tỷ lệ đỗ tốt nghiệpTHPT 89,9%

*Y tế:

Trạm y tế xã được xây dựng rộng rãi, khang trang với trang thiết bị đầy

đủ và đội ngũ cán bộ có trình độ, gồm 1 bác sỹ, 3 y sỹ và 5 y tá Trạm y tế có 4phòng bệnh, 2 phòng khám bệnh, được xây dựng trên diện tích 0,4 ha, đảm bảođược nhu cầu y tế cho nhân dân trong xã

Trong những năm vừa qua mạng lưới y tế luôn có chuyển biến tích cựctrong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có dịchbệnh xảy ra trên địa bàn; chương trình cấp phát thuốc và tiêm chủng vacxin chotrẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Đã chỉ đạo các y tế bảnthường xuyên hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay từ cơ sở củamình

* Văn hóa:

Công tác thông tin tuyên truyền được duy trì tốt như đài truyền thanh xã,các băng cờ khẩu hiệu tuyên truyền cho các ngày lễ lớn của đất nước và địaphương

Trang 36

Các chương trình chính sách xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chương trình vìngười nghèo, trẻ em khuyết tật đã được nghiêm túc thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoátrong khu dân cư, xoá bỏ một số hủ tục trong ma chay, cưới xin và đã bỏ dần tụcngười chết để lâu trong nhà

Tuy nhiên xã vẫn chưa có nhà văn hóa riêng, do đó trong tương lai cầnxây dựng nhà văn hóa chung cho xã cũng như xây dựng nhà văn hóa riêng củatừng bản

*Thể dục thể thao:

Nhìn chung, phong trào thể dục thể dục thể thao trên địa bàn xã còn yếu,một phần là do chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của chính quyền địaphương, một phần do tập quán sinh hoạt của người dân Hiện tại xã chưa có sânvận động để dành riêng cho hoạt động thể dục thể thao

*Năng lượng:

Hiện nay xã đã được kéo nối đường dây, hệ thống cột và các trạm giảm áp

về tận trung tâm xã, nhân dân đã được sử dụng điện vào các mục đích phục vụnhu cầu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên mới chỉ có 14/16 bảnđược sử dụng điện còn lại 2 bản Huổi Cấm và bản Pú Nen là chưa có điện, dựkiến trong thời gian tới với sự hỗ trợ của các ban ngành chức năng sẽ nối kéođường dây lên phục vụ cho bà con tại 2 bản này

* Bưu chính viễn thông:

Hiện tại, xã đã có 1 bưu điện văn hoá đặt tại trung tâm xã là nhà xây kiên

cố với diện tích khoảng 100m2 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu trao đổithông tin của bà con nhân dân trong xã

* Chợ:

Chợ là trung tâm, đầu mối kinh tế của xã phục vụ nhu cầu của nhân dân

Trang 37

trong xã Chợ được xây dựng trên diện tích 0,5 ha, xung quanh chợ còn có cáccửa hàng, cửa hiệu do người dân xây dựng Tuy nhiên chợ chưa được xây dựngkiên cố, đã xuống cấp do đó trong tương lai cần được cải tạo, nâng cấp thêm.

4.2.5.4 An ninh – quốc phòng

a An ninh

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định.Thường xuyên tuyên truyền cho người dân hiểu và nắm bắt đúng đường lốichính sách của Đảng chống lại các luận điệu tuyên truyền trái pháp luật, phốihợp tổ chức có hiệu quả các đợt tấn công truy quét tội phạm, tăng cường kiểmtra đăng ký tạm trú tạm vắng, phối kết hợp với các Già làng trưởng bản tham giavào công tác bảo vệ an ninh trật tự Tỷ lệ người dân vi phạm pháp luật đã giảmnhiều so với trước

b Quốc phòng

Về công tác quốc phòng, xã đã xây dựng kế hoạch huấn luyện đảm bảo sốlượng, chất lượng nâng cao trình độ chuyên môn, lập danh sách dự tuyển đủ chỉtiêu kế hoạch giao

Lực lượng dân quân, dự bị động viên đã được kiện toàn củng cố, thế trậnquốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội được xây dựng

Trang 38

Bảng 5 Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản

Công trình Số cơ sở Diện tích

Chất lượng

xuống cấp

3 Trường mẫu giáo 2 0,3 Xuân Món, Hồng Sọt Nhà mái bằng

- Có vị trí thuận lợi: có cánh đồng rộng, có suối Nậm Cô chảy qua rấtthuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiều dài của xã nằm dọcquốc lộ 279 (Tuần Giáo - Điện Biên), có trục đường rẽ đi Thuận Châu – Sơn La,Điện Biên Đông - Điện Biên là trung tâm giao lưu kinh tế – văn hoá của khuvực

- Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc chung sống, vì vậy phương thức canhtác khá đa dạng

+Yếu tố chủ quan

- Nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫnnhau cần cù trong lao động sản xuất, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước

Trang 39

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện nền kinh tế của

xã đã dần được cải thiện Vấn đề y tế, giáo dục ngày càng được quan tâm hơn,tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững Đặc biệt làđược sự quan tâm của Chính phủ về các chương trình, dự án như Chương trình

134, 135/CP, … nhờ vậy cũng tạo điều kiện để xã dần tháo gỡ khó khăn, đưanền kinh tế phát triển góp phần từng bước nâng cao chất lượng đời sống củangười dân

- Bên cạnh đó với lợi thế xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lựclớn cho quá trình phát triển kinh tế

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và chưa đồng bộ

- Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, tựcung tự cấp, tỷ lệ nghèo còn ở mức cao, trình độ dân trí còn hạn chế, …

- Trình độ canh tác của người dân còn hạn chế, ý thức cải tạo đất và môitrường chưa được quan tâm nhiều

- Do thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn khá chậm

- Hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư thoả đáng nên hầu hết đất canh táckhông được tưới chủ động, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nước mưa và dòng chảy

tự nhiên nên hiệu quả canh tác không cao

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Bình , 2008, Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn – NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
2. Bộ Tài nguyên – Môi trường, 2005, Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất – NXB Bản đồ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạngsử dụng đất
Nhà XB: NXB Bản đồ Hà Nội
9. Đoàn Công Quỳ, 2006 , Giáo trình quy hoạch sử dụng đất , NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
18. Đào Châu Thu – Nguyễn Khang , 1999, Giáo trình đánh giá đất, NXB Nông Nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá đất
Nhà XB: NXBNông Nghiệp. Hà Nội
24. Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nhạ, Đoàn Công Qùy, 2008 – Giáo trình quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội – NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quyhoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006, Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 về Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
4. Chính phủ, 2004, Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 Khác
6. Niên giám thống kê huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên năm 2008, 2009, 2011, 2011 Khác
7. Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Mường Ảng, 2011, Kiểm kê đất đai xã Búng Lao năm 2011 Khác
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Khác
10. Quyết định số 25/2004/QĐ –BTNMT ngày 01/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 Khác
11. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
12. Quyết định số: 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 – 2020 Khác
13. Quyết định số 38/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt chương trình phát triển KT-XH vùng cao giai đoạn 2006 – 2010 Khác
14. Quyết định số 23/2007/QĐ/BTNMT ngày 17/12/2007, Ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khác
15. Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc công bố số liệu diện tích đất tự nhiên đơn vị hành chính các cấp tỉnh Điện Biên Khác
16. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thông kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
17. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất Khác
19. Thủ tướng Chính phủ, 2004, Chỉ thị 05/2004/CT – TTg ngày 09/02/2004 về áp dụng luật đất đai Khác
20. UBND xã Búng Lao, Báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 20010, 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua một số năm - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Búng Lao qua một số năm (Trang 29)
Bảng 3. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 3. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm (Trang 30)
Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư  xã Búng Lao năm 2011 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 4 Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2011 (Trang 32)
Bảng 5. Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 5. Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản (Trang 38)
Bảng 7. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 7. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 (Trang 46)
Bảng 8. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006-2011 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 8. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006-2011 (Trang 48)
Bảng 9. Dự báo dân số và số hộ xã Búng Lao đến năm 2020 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 9. Dự báo dân số và số hộ xã Búng Lao đến năm 2020 (Trang 55)
Bảng 10. Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở xã Búng Lao giai đoạn 2012 – 2020 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 10. Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở xã Búng Lao giai đoạn 2012 – 2020 (Trang 56)
Bảng 13. Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2020 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 13. Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2020 (Trang 66)
Bảng 14. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2020 của xã Búng Lao huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 14. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2020 của xã Búng Lao huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên (Trang 67)
SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
2011 2020 (Trang 69)
Bảng 15. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 15. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng (Trang 70)
Bảng 16. So sánh một số chỉ tiêu trước và sau quy hoạch - quy hoạch sử dụng đất xã búng lao – huyện mường ảng – tỉnh điện biên giai đoạn 2012-2020
Bảng 16. So sánh một số chỉ tiêu trước và sau quy hoạch (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w