- Cấp GCNQSD đất là một hoạt động của quản lý Nhà nước về đất đai - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ góp phần ổn định xã hội, giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, thúc đẩy
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2010-2014
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vương Vân Huyền
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong trường với phương châm “
Học đi đôi với hành”, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình
vốn kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Thời gian thực tập là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong trường chuyên nghiệp nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường và Khoa Quản lý tài
nguyên,trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em được phân công về thực tập
tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng với đề tài “ Đánh giá
công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Mường Ảng – T.Điện Biên giai
đoạn 2011- 2013 ’’
Với tấm lòng biết ơn vô hạn em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Vương Vân Huyền người đã trực tiếp hưỡng dẫn tận tình, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình
Em xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Mường Ảng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại phòng
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,giúp đỡ em
Do trình độ và thời gian thực tập có hạn bước đầu làm quen với công việc thực tế Vì vậy báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn bè để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Mường Ảng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Lò Văn Tiên
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -
1.1-ĐẶT VẤN ĐỀ - 1 -
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài - 2 -
1.3 Ý nghĩa của đề tài - 2 -
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU - 4 -
2.1 Cơ sở khoa học - 4 -
2.1.1 cơ sở lý luận - 4 -
2.1.2 Cơ sở pháp lý - 4 -
2.2 Tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước - 9 -
2.3 Tình hình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất ở tỉnh Điện Biên và huyện Mường Ảng - 13 -
2.3.1 Tình hình thực hiện công tác cấp giấy ở tỉnh Điện Biên - 13 -
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 14 -
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 14 -
3.2 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - 14 -
3.2.1 Nội dung nghiên cứu - 14 -
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu - 14 -
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - 16 -
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - 16 -
4.1.1 Điều kiện tự nhiên - 16 -
4.1.2 ĐIỆU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - 20 -
4.1.3 Đánh giá chung về điệu kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội và môi trường - 28 -
4.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai - 30 -
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai - 30 -
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mường Ảng năm 2013 - 36 -
4.3 Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013 - 37 -
Trang 64.3.1 Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn
2011-2013 theo loại đất - 37 -
4.3.2.Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013 theo đơn vị hành chính(ĐVHC) - 42 -
4.1.3 Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013 theo giai đoạn - 43 -
4.1.4 Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013 theo đối tượng - 43 -
4.1.5.Thống kê các trường hợp không được cấp GCNQSD đất của xã Châu , huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An - 44 -
4.1.5.Những thuận lợi, khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng - 45 -
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - 48 -
5.1 Kết luận - 48 -
5.2 Kiến nghị - 48 -
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng huyện Mường Ảng qua các
năm - 23 - Bảng 4.2: Chỉ tiêu phát triển ngành thương mại – dịch vụ huyện Mường Ảng
qua một số năm - 24 - Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Mường Ảng - 36 - Bảng 4.1: Kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Mường
Ảng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2013 - 38 -
Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSD đất ở tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2011-2013 - 39 -
Bảng 4.3 Kết quả cấp GCNQSD đất lâm nghiệp tại huyện Mường Ảng tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2011-2013 - 40 - Bảng 4.4:kết quả cấp GCNQSD đất chuyên dùng cho các tổ chức tính đến 2013
- 41 -
Bảng 4.5 kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013
theo đơn vị hành chính(ĐVHC) - 42 - Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSD đất theo năm giai đoạn 2011-2013 - 43 - Bảng 4.7:Kết quả cấp GCN cho các đối tượng giai đoạn 2011-2013 của huyện
Mường Ảng - 43 - Bảng 4.8: Thống kê các trường hợp không được cấp GCNQSD đất của huyện
Mường Ảng giai đoạn 2011-2013 - 44 -
Trang 8PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1-ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống
của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu cho nghành nông nghiệp Đặc điểm
đất đai ảnh hưởng lớn tới quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nông nghiêp Vai trò của đất đai ngày càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu sử
dụng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất…ngày càng tăng
là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quôc phòng ’’
Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là tài nguyên không tái
tạo hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích Vì vậy chúng ta phải quản lý và
sử dụng đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất
triển của thị trường đã thu hút vồn đầu tư của các dự án phi Chính Phủ trong nước và nước ngoài Họ cần đất để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, khu chung cư, nhà cao ốc, các khu du lịch…như vậy đất đai là đối tượng quan tâm hàng đầu của toàn xã hội nên việc đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là hết sức quan trọng nó liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước Tạo điều kiên để Nhà nước bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và đảm bảo để Nhà nước quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả
Công tác cấp GCNQSD đất trong những năm qua đã tạo nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của người dân, tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân
Huyện Mường Ảng được thành lập theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân
số của huyện Tuần Giáo cũ Đây là một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, có địa hình phức tạp, nhưng có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hoạt động phát triển đã gây áp lực lớn lên nguồn tài nguyên đất Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng đất
đai một cách hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp hiệu quả vào việc nâng cao đời sống của người dân
đã học được Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên, trường Đại Học
Trang 9Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Th.s Vương Vân Huyền–
Giảng viên khoa Quản lý Tài Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh
giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Mường Ảng – T.Điện Biên giai đoạn 2011 – 2013 ’’
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
-Đề xuất những giải pháp và phương hướng quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tiếp theo
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hôi của huyện Mường Ảng
Mường Ảng – T.Điện Biên
-Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên quan -Phân tích đầy đủ,chính xác tiến độ,hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở hộ gia đình,cá nhân trên địa bàn
-Các số liệu thu thập được phải đạt được độ chính xác cao,trung thực,khách quan,đầy đủ và có tính thiết thực với chuyên đề
-Trong quá trình nguyên cứu phải tìm ra những hạn chế khó khăn của địa phương nhằm đưa ra những kiến nghị,đề xuất có tính khả thi cao phù hợp với thực trạng của huyện
1.3 Ý nghĩa của đề tài
-Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường bước đầu áp dụng và thực tiễn phục vụ yêu cầu công việc sau khi ra trường
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cao
+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài
Trang 10+ Đáp ứng được vấn đề cấp bách của huyện Mường Ảng trong công tác cấp GCNQSD đất, giúp UBND huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai
Trang 11GCNQSD đất là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người
sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất
2.1.1.2 Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận
- Đăng ký cấp GCNQSD đất là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân
đối với đất đai ( Luật đất đai 2003 quy định: Đất đai là sở hữu của toàn dân do
2.1.1.3 Đặc điểm của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
- Đăng ký cấp GCN mang tính đặc thù của Nhà Nước
- Đối tượng của đăng ký cấp GCN là đất đai
- Đăng ký cấp GCN phải thực hiện từ đơn vị cấp xã, phường, thị trấn
2.1.1.4 Ý nghĩa của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất
- GCNQSD đất xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa người sử dụng đất với Nhà nước
- Cấp GCNQSD đất là một hoạt động của quản lý Nhà nước về đất đai
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ góp phần ổn định xã hội, giúp cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội Đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai được tốt hơn
2.1.1.5 Tổ chức thực hiện
Việc tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do tổng cục địa chính ( hay Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) chỉ đạo tổ chức thực hiện
2.1.2 Cơ sở pháp lý
Trang 12GCNQSD đất là chứng thư pháp lý của người sử dụng đất chỉ khi người
sử dụng đất được cơ quan nhà nước cấp GCNQSD đất thì mới có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật đất đai quy định
Để công tác cấp GCNQSD đất thực hiện đúng theo pháp luật và chính
sách của nhà nước về quản lý đất đai việc cấp GCNQSD đất ở xã Châu Khê phải dựa trên một số cơ sở pháp lý sau:
* Các văn bản pháp luật:
Căn cư luật đất đai 1988, luật đất đai 1993, luật sửa đổi bổ sung 1998,
2001, luật đất đai 2003, hiến pháp 1992 đã sửa đổi năm 2001
* Các văn bản dưới luật:
- Căn cứ Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp
- Căn cứ Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của chính phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhấn]r dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- Căn cứ Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- Căn cứ Nghị định 04/2000/NĐ - CP của chính phủ về thi hành, sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật đất đai
- Căn cứ chỉ thị 05/2004/CT – TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành luật đất đai 2003
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
và hướng dẫn thực hiện luật đất đai 2003
- Căn cứ Nghị định 182/2004/NĐ - CP ngày 29/01/2007 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai
- Căn cứ Nghị định 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hưỡng dẫn thi hành luật đất đaivà Nghị định số 187/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty
cổ phần
- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 06/12/2004 của chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
* Các văn bản dưới luật của Bộ
Trang 13- Căn cứ Chỉ thị 18/1999/CT – TTg ngày 29/03/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSD đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000
- Căn cứ Công văn 776/CV – CP ngày 28/07/1999 của chính phủ về việc cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà
- Căn cứ Quyết định 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSD đất
- Căn cứ thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT – BTNMT – BNV ngày 15/07/2003 của Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ nội vụ hưỡng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương
- Căn cứ thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT – BTNMT – BNV ngày 31/12/2004 của Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nội vụ hưỡng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
và tổ chức phát triển quỹ đất
- Căn cứ thông tư số 01/2005/TT – BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên và môi trường hưỡng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai
- Căn cứ thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
* Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Điện Biên
2.1.2.2 Sơ lược về hồ sơ địa chính
Mục đích thiết lập hồ sơ địa chính nhằm kiểm soát mọi hình thức quản lý
và sử dụng đất Đối với ngành quản lý đất đai, hồ sơ địa chính là phương tiện phản ánh các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý
Theo khoản 1, 2 điều 47 luật đất đai 2003 quy định:
Hồ sơ địa chính gồm:
Trang 14- Sổ mục kê đất đai
Nội dung hồ sơ địa chính gồm các thông tin về thửa đất:
hiện và chưa thực hiện
đất còm với mục đích để Nhà nước thực hiện chức năng của mình tốt hơn, cụ
thể
- Giúp Nhà nước nắm rõ tình hình quản lý, sử dụng đất
- Là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai
Điều 48 luật đất đai 2003 [7] quy định:
GCNQSD đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên GCNQSD đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng kí quyền
sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật và đăng kí bất động sản
- Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSD đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
Trang 15- Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, cá nhân, từng hộ gia
đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCNQSD đất được cấp cho từng cá nhân, từng
hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng
- Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó
- Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì GCNQSD đất được cấp choc ơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó
- Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSD đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể
4.Trường hợp người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải đổi giấy chứng nhận đó sang GCNQSD đất theo quy định của luật này Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp GCNQSD đất theo đúng quy định của luật 2003 nay
2.1.2.5 Điều kiện được cấp GCNQSD đất
Điều 49 luật đất đai 2003 [5] quy định
Nhà nước cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau đây:
1 Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn
2 Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm
1993 đến trước luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSD đất
3 Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và điều 51 của luật này mà chưa được cấp GCNQSD đất
4 Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới
được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất
5 Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quant hi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
6 Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
7 Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của luật nay
8 Người mua nhà gắn liền với đất ở
2.1.2.6 Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều 52, luật đất đai 2003 quy định:
Trang 161 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD
đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này
2 Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp
GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người Việt Nam định
cư nước ngoài mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở
3 Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất quy định tại khoản 1 điều
này được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp
2.2 Tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước
Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật đất đai đã có nhiều đổi
mới và liên tục được hoàn thiện, nhất là các quy định về đăng ký đất đai, lập hồ
sơ địa chính và cấp GCNQSD đất nhằm đẩy mạnh việc cấp GCNQSD đất cho
người sử dụng đất Công tác cấp GCNQSD đất trước và sau khi có luật 2003
a Trước khi có Luật đất đai năm 2003:
Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại
Luật đất đai năm 1988 và quyết định số 201QĐ/ĐKTK ngày 14 tháng 7 năm
1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường ) về
việc cấp giấy chứng nhận Trong những năm trước Luật đất đai năm 1993, kết
quả cấp giấy chứng nhận đạt được chưa đáng kể, phần lớn các địa phương mới
triển khai thí điểm hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận tạm cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp
Sau khi có Luật đất đai năm 1993, việc cấp giấy chứng nhận được các địa
phương coi trọng và triển khai mạnh, song do còn nhiều khó khăn về các điều
kiện thực hiện (chủ yếu là kinh phí, lực lượng chuyên môn thiếu và yếu
về năng lực) và còn nhiều vướn mắc trong các quy định về cấp giấy chứng nhận
nên tiến độ cấp giấy chứng nhận còn chậm
b Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực:
Công tác cấp GCN được đẩy mạnh hơn; đến nay có 13 tỉnh cấp GCN đạt
trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông
thôn và đất ở đô thị, 14 tỉnh đạt 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt 70% đến 80%, 27 tỉnh
còn lại đạt dưới 70%
Kết quả cấp GCN của cả nước đến ngày 30 tháng 9 năm 2007 như sau:
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp 13.686.351 giấy với diện tích
7.485.643ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp; trong đó cấp cho hộ gia đình cá
nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha; cấp cho tổ chức 5.024 giấy
với diện tích 522.313 ha Có 31 tỉnh đạt trên 90%, có 11 tỉnh đạt từ 80% đến
Trang 1790%, 8 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 12 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 2 tỉnh còn lại đạt dưới 50%
- Đối với lâm nghiệp: Đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154 ha,
đạt 62,1 % diện tích cần cấp giấy Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt 80% đến
90%, 5 tỉnh đạt 70% đến 80%, 8 tỉnh đạt 50% đến 70%, 31 tỉnh còn lại đạt dưới 50%
Việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp nhiều khó khăn
do không có bản đồ địa chính Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp GCN cho đất lâm nghiệp Tuy nhiên, đến nay tiến độ cấp GCN đất lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn bị chậm vì vẫn đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường
- Đối với đất nuôi trồng thủy sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích
478.225 ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp giấy; còn 10 tỉnh chưa triển khai cấp GCN đối với đất nuôi trồng thủy sản
- Đối với đất ở đô thị: Đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.357ha, đạt
62,2% diện tích cần cấp giấy Có 17 tỉnh đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 6 tỉnh đạt từ 70% đến 80% , 15 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 20 tỉnh còn lại
đạt dưới 50% Từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, thực hiện cấp GCN quyền sở hữu
nhà ở và quyền sở hữu đất ở cho người có nhu cầu thuê quy định của Luật Nhà
ở
- Đối với đất ở nông thôn: Đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165
ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy Có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 12 tỉnh đạt từ 50% đén 70%, 7 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, người sử dụng đất ở tại khu vực nông thôn cũng thực hiện việc cấp GCN quyền sử hữu Nhà ở và quyền
sử dụng đất ở cho người có nhu cầu theo quy định của luật Nhà ở
- Đối với đất chuyên dùng: Đã cấp 71.891 giấy với diện tích 208.828 ha,
đạt 37,4% diện tích cần cấp giấy Có 3 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 70% đến
80%, 10 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 40 tỉnh còn lại đạt dưới 50% Việc cấp GCN cho đất chuyên dung nhìn chung không còn vướng mắc nhưng đạt tỉ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện
- Đối với đất cơ sở tôn giáo tĩn ngưỡng: Đã cấp 10.207 giấy với diện tích
6.921 ha, đạt 35,7% diện tích cần cấp Việc cấp GCN cho loại đất này được thực hiện chủ yếu trong 3 năm từ 2005 đến năm 2007
Trang 18* Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và
nguyên nhân công tác cấp GCNQSD đất
a Tiến độ cấp giấy chứng nhận
- Trong quá trình triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003 ( từ
2008 đến năm 2010 ), tiến độ cấp giấy chứng nhận đối với các loại đất đã được
đẩy mạnh: Cụ thể, đất sản xuất nông nghiệp cấp được 1.891.470 giấy tăng
23,1% so với trước năm 2008; Đất lâm nghiệp cấp được 546.921 giấy tăng 47,8% so với trước năm 2008; Đất ở nông thôn cấp được 4.259.217 giấy tăng 45.1% so với trước năm 2008; Đất chuyên dung cấp được 47.731 giấy tăng 85,1% so với trước năm 2008
- Ngoài ra, trong quá trình cấp GCN đối với đất sản xuất nông nghiệp nhiều địa phương đã kết hợp chặt chẽ quá trình quá trình “ Dồn điền đổi thửa” với việc cấp đổi GCN cho thửa đất lớn sau khi đã thực hiện xong việc “ Dồn điền đổi thửa”
b Cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận
Luật đất đai, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận, trong đó thể hiện một số điểm mới:
- Thực hiện thủ tục “ một cửa” cùng với việc thành lập và đưa vào hoạt
động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã có những thay đổi quan trọng
trên các mặt sau:
+ Cải cách thủ tục nhận và trả kết quả hồ sơ, khi nộp hồ sơ xin cấp GCNQSD đất không phải nộp trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất
và biên bản xác định ranh giới sử dụng đất với người liền kề mà công việc này
do VPĐK chịu trách nhiệm thực hiện Cán bộ được phân công tiếp nhận hồ sơ
có trách nhiệm kiểm tra và chỉ tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định
+ Các công việc nghiệp vụ như: Chuẩn bị tài liệu, số liệu điều tra đo đạc phục vụ kê khai đăng ký, kiểm tra phân loại hồ sơ để xét duyệt ở cấp xã, lập hồ
sơ địa chính, viết giấy chứng nhận Trước đây do UBND cấp xã thực hiện, nay chuyển giao cho VPĐK thực hiện để đảm bảo chất lượng, tính thống nhất cũng như góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận
+ Trách nhiệm của UBND cấp xã được quy định rõ ràng gồm các việc: Xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch đã xét duyệt đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật
Trang 19đất đai và công khai dang sách các trường hợp đủ điều kiện thực hiện của cấp
xã Tuy nhiên nhiều cán bộ xã đã lợi dụng để trục lợi trong việc xác định thời
điểm sử dụng đất
+ Thay đổi trong việc xác định nghĩa vụ tài chinhd của người sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận, nhiệm vụ này do cơ quan thuế chịu trách nhiệm thực hiện mà không phải trình UBND cấp có thẩm quyền cấp GCN quyết định như trước đây, sự thay đổi này khắc phục được sự chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan của Nhà nước, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận Người được cấp giấy chứng nhận trả nợ tiền sử dụng đất ở thời
điểm nào thì tính giá đất theo thời điểm đó
+ Khi cấp GCN, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không phải
ký quyết định cấp giấy chứng nhận như trước đây, sự thay đổi này khắc phục
được sự trùng lặp về pháp lý giữa việc ký giấy chứng nhận với quyết định cấp
giấy chứng nhận và trong nhiều trường hợp còn trùng lặp với quyết định giao
đất, cho thuê đất
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã có quy định chi tiết, cụ thể để xử lý tồn tại, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận bao gồm: Tiêu chí để xác định sử dụng đất ổn định, thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính và việc ghi nợ tiền sử dụng đất, xử lý đối với các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy hoạch sử dụng
đất, giao đât, cho thuê đất trái thẩm quyền, chênh lệnh diện tích ghi trên giấy tờ
với thực tế đang sử dụng
Tác động của tình hình cấp giấy chứng nhận
Đối với Nhà nước
Quản lý thửa đất là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản lý
đất đai Xét đến cùng, quản lý đất đai là quản lý thửa đất với ba nội dung chính
là diện tích và ranh giới thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất và người chủ sử dụng thửa đất Công tác quản lý đất đai chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mỗ thửa
đất trong diện cấp giấy chứng nhận đều đã được cấp giấy chứng nhận Đối với
nước ta, việc cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử quản lý và sử dụng đất, giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Đồng thời với công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận, Nhà nước
tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai
Đối với người sử dụng đất
Trang 20GCN là chứng thư pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bảo vệ lợi ích chính đáng của người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp
Đối với xã hội
Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp giấy chứng nhận sẽ
được kết nối với hệ thống các cơ quan Nhà nước có liên quan, với hệ thống các
tổ chức tài chính, tín dụng, được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu
2.3 Tình hình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất ở tỉnh Điện Biên và huyện Mường Ảng
2.3.1 Tình hình thực hiện công tác cấp giấy ở tỉnh Điện Biên
Trang 21PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tình hình cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013
-Thời gian thực hiện:12/01-20/05/2014
-Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường
Ảng,tỉnh Điện Biên
3.2 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mường
Ảng,T.Điện Biên
- Sơ lược về tính quản lý và sử dụng của huyện Mường Ảng
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận của huyện Mường Ảng giai đoạn 2011-2013
+ Đánh giá theo thời gian
+ Đánh giá theo loại đất
+ Đánh giá theo đối tượng sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2013 + Đánh giá theo đơn vị hành chính
- Đánh giá những trường hợp không đủ điệu kiện về cấp GCNQSDĐ -Đánh giá thuận đợi và khó khăn trong công tác cấp giấy
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đấy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSD đất
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
-Cụ thể là trong đề tài này tôi sẽ sử dụng phương pháp thu thập và sử lý số liệu về:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hôi, số liệu về quản lý Nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan
3.2.2.2 Phương pháp so sánh
-Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra các kết luận và tìm ra các nguyên nhân tạo ra sự biến đổi đó
3.2.2.3 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu
-Trên cơ sở những tông tin, tài liệu, số liệu thi thập dược tôi tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài
-Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau
Trang 22-Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể
3.2.2.4 Phương pháp kế thừa bổ sung nghiên cứu
-Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung
3.2.2.5 Phương pháp chuyên gia
-Tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm hiểu những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSD đất
-Phương pháp điều tra thống kê để thu thập thông tin về mỗi thử đất ở của chủ sử dụng đất như: Hình thể, vị trí, kích thước, ranh giới, tên chủ sử dụng, diện tích và nguồn gốc sử dụng đất
Trang 23PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Mưởng Ảng nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên, có giới hạn địa
Đông Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà;
+ Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo;
+ Phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông và huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La; + Phía Tây giáp huyện Điện Biên
4.1.1.2 Địa hình,địa mạo
Địa hình huyện Mường Ảng tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi
những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi
từ 500 m đến hơn 2000 m Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng hẹp, khá bằng phẳng, trải dọc theo các sông, suối trên địa bàn, tạo thành những vùng đất bằng màu mỡ Có thể chia địa hình huyện Mường Ảng thành 3 nền địa hình chính:
- Địa hình núi cao có độ cao lớn hơn 800 m nằm ở phía Bắc các xã
Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở, phía Nam các xã Xuân Lao, Mường Lạn, Nặm Lịch, Ẳng Cang và phía Tây xã Ẳng Nưa Dạng địa hình này chiếm
khoảng 45% diện tích tự nhiên của toàn huyện, có độ dốc lớn (hầu hết đều lớn
rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
- Địa hình đồi núi thấp: Chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên của toàn
huyện, phân bố tập trung tại các xã Ngối Cáy, Ẳng Tở, Búng Lao, Xuân Lao,
Ẳng Cang, Nặm Lịch và Mường Lạn Độ cao địa hình từ 600-800 m, quá trình
phóng hóa, xói mòn diễn ra không mạnh như miền địa hình núi cao Do đó, lớp phủ thổ nhưỡng tại khu vực địa hình này thường có tầng dày trung bình đến sâu, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê và trồng rừng sản xuất;
- Địa hình thung lũng: Phân bố trên địa bàn các xã Ẳng Cang, Ẳng Nưa,
Ẳng Tở và thị trấn Mường Ảng, có độ cao dưới 600 m, chiếm diện tích khoảng
17% diện tích đất tự nhiên của huyện Đây là khu vực có điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thống sông suối khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
Trang 24nông - lâm nghiệp, có thể hình thành các vùng canh tác lúa, ngô, đậu tương và cây cà phê.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu Mường Ảng mang đặc trưng của khí hậu vùng núi Tây Bắc nước
ta, đó là khí hậu nhiệt đới núi cao, có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết thường khô, hanh, ít mưa, có xuất hiện gió Lào và sương muối, các tháng 1, tháng 2 và tháng 12 thường có các đợt rét đậm, rét hại Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 Vào mùa mưa thỉnh thoảng có xảy ra mưa đá và lốc lớn
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
a.Tài nguyên đất
Theo kết quả khảo sát đất đai và phân loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, trên địa bàn huyện Mường Ảng có 10 loại đất chính, đặc
điểm như sau:
- Nhóm đất phù sa ngòi suối (Py): Do bị chi phối bởi địa hình núi cao chia
cắt mạnh nên đất phù sa trên địa bàn huyện hình thành thường là những dải hẹp, phân bố hầu hết trong khu vực thấp, địa hình phẳng sát bờ suối Loại đất này có diện tích 821,8 ha, chiếm 1,85% diện tích toàn huyện, phân bố ven một số suối
như suối Cô (Mường Đăng, Ngối Cáy), suối Đương (Ảng Cang), suối Nậm Ảng (Ẳng Tở) và suối Nậm Lạn (Mường Lạn)
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Phân bố chủ yếu ở Bản Tin Tốc và bản Lé
thuộc xã Ẳng Nưa Đất được hình thành trên đá vôi, có thành phần cơ giới nặng, màu nâu đỏ, diện tích 483,5 ha, chiếm 1,09% diện tích toàn huyện
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Là loại đất chính, có diện tích
27.236,20 ha, chiếm 61,41% diện tích toàn huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong
huyện
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Hình thành trên đá cát, có nguồn gốc trầm
tích, màu xám sáng, khi phong hóa có thành phần cơ giới nhẹ, sáng màu, kết cấu kém, khả năng thoát nước nhanh, tầng đất mỏng Diện tích đất 1.191,80 ha, chiếm 2,68% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở các bản Hua Nậm, Mánh
Đanh, Hua Ná xã Ẳng Cang và bản Pá Khôm xã Nậm Lịch Đất thích hợp với
trồng cây dài ngày và trồng rừng để bảo vệ đất và cảnh quan sinh thái
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 247,5 ha, chiếm
0,56% diện tích tự nhiên của toàn huyện, phân bố tại các xã Búng Lao và Ẳng Nưa
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có quá trình hình thành đất chủ đạo là quá
Trang 25trình feralit Tuy nhiên, do bị chi phối ở độ cao (>900m), yếu tố nhiệt độ giảm
làm tăng quá trình tích luỹ và hình thành chất mùn, làm cho tầng mặt có màu tối sẫm Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi phân bố trên địa hình núi cao, thuộc địa bàn hầu hết các xã trong huyện,có diện tích 13.993,1ha chiếm 31,51% diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm các loại đất đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv), đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs), đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq), đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A),
- Nhóm đất dốc tụ (D): Có diện tích 14,7 ha, chiếm 0,03% diện tích tự
nhiên của huyện, phân bố ở các thung lũng rộng, thuộc địa phận bản Phấy xã Xuân Lao Đất hình thành ở thung lũng nên đặc điểm phụ thuộc vào tính chất đất
đai của vùng đồi núi xung quanh Phần lớn diện tích đất thung lũng dốc tụ được
sử dụng trồng lúa nước 2 vụ
Ngoài ra diện tích đất khác bao gồm núi đá 9,7 ha (chiếm 0,02%), đất sông
b Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt:Hệ thống sông suối của Mường Ảng đều bắt nguồn từ
các đỉnh núi cao thuộc lưu vực sông Mã bao gồm 4 suối chính là: Nậm Lịch, Nậm Lạn, Nậm Cô và Nậm Ảng Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn huyện
lớn, do vậy về mùa mưa thường gây lũ đột ngột Các xã như Mường Đăng, Ngối Cáy, Búng Lao, Xuân Lao thường xuyên bị ngập lụt về mùa lũ
Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm tới 63,9% tổng lượng mưa hàng năm Ba tháng có dòng chảy liên tục lớn nhất rơi vào tháng 7, 8 và tháng 9, chiếm 54% tổng lượng nước hàng năm Tháng 7 có dòng chảy lớn nhất đạt 22,4% tổng lượng dòng chảy năm Mùa kiệt kéo dài 7 đến 8 tháng, lượng nước chiếm không đến 20% tổng lượng nước năm và modun dòng chảy trong mùa
Trang 26kiệt chỉ xấp xỉ 1/4 modun dòng chảy trong mùa lũ Đây chính là nguyên nhân gây lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô
* Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có kết luận chính xác về nguồn tài
nguyên này Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Mường Ảng không nhiều, hoạt động khai thác nước nước ngầm chủ yếu diễn ra tự phát tại các hộ gia đình ở khu vực thị trấn và các xã vùng thấp như
Ẳng Cang, Ẳng Nưa,…
c Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 25.582,80 ha, chiếm 57,68% diện tích tự nhiên Trong đó đất rừng sản xuất có diện tích là 11.919,31 chiếm 46,59%, đất rừng phòng hộ diện tích là 13.663,49 ha, chiếm 53,40% diện tích đất lâm nghiệp
d.Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả khảo sát, thăm dò các điểm khoáng sản đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh tỉnh Biên, hiện trên địa bàn huyện Mường Ảng có một số loại khoáng sản như sau:khoáng sản kim loại,khoáng sản vật liệu xây dựng,
Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Mường Ảng không nhiều, chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng Trong thời gian tới có thể
mở rộng các khu khai thác đá xây dựng tại các khu vực này để phát huy hiệu quả tiềm năng khoáng sản hiện có
e.Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số trên địa bàn huyện có 42.455 người với nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính gồm Thái
(71,70%), H’Mông (11,83%), Kinh (10,44%), Khơ Mú (3,93%), còn lại là các
quán riêng, có nét truyền thống văn hoá dân gian, dân tộc đặc sắc Song, tất cả
đều có điểm chung đó là tinh thần yêu nước, anh dũng đấu tranh chống ngoại
xâm, nhiệt tình trong công cuộc xây dựng đất nước Trong công cuộc xây dựng
và phát triển của huyện, cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, từng bước đưa Mường Ảng trở thành một huyện phát triển của tỉnh trong thời gian tới
Trang 27tình trạng đốt, phá rừng làm nương rẫy)
Môi trường đất cũng đang có những biến đổi theo chiều hướng xấu do phương thức canh tác không hợp lý, tình trạng chăn thả gia súc tự do, quá trình
khai thác, sử dụng đất không gắn liền với cải tạo, nâng cao độ phì cho đất,…
Nhìn chung, môi trường nước mặt của huyện hiện chưa có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng bởi tác động của con người trong quá trình sản xuất, sinh hoạt nên nhiều nơi nguồn nước không hợp vệ sinh
Mường Ảng có tốc độ đô thị hóa chậm, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh nên nhìn chung môi trường không khí của huyện còn khá tốt, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2008-2010 đều
nằm trong tiêu chuẩn cho phép
Ở khu vực đô thị, thực trạng môi trường đã và đang được quan tâm, chú
trọng Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Mường Ảng đã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ rác thu gom đạt từ 80% trở lên ở tất cả các tổ dân phố Trung bình khối lượng thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn đạt 3,2 tấn/ngày Tuy
nhiên, bãi rác tập trung của thị trấn lại được bố trí lộ thiên phía Taluy âm trên
quốc lộ 279 trên đèo Tằng Quái, phương pháp xử lý chủ yếu là đốt rác thủ công gây ô nhiễm môi trường và làm mất đi vẻ đẹp của cửa ngõ huyện lỵ Trong tương lai để đáp ứng mục tiêu phát triển theo hướng bền vững cần quy hoạch bãi chứa rác đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với sự phát triển của trung tâm huyện lỵ đang trong quá trình đô thị hóa
Ở khu vực nông thôn, hiện nay có một số vấn đề môi trường cần quan tâm:
- Việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt của khu dân cư, chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; tình trạng khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nhất là vào mùa khô;
- Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của nhân dân còn nhiều bất cập, thiếu các công trình vệ sinh hợp vệ sinh, chăn thả gia súc, gia cầm tự do, các công trình chuồng trại chưa được xây dựng, bố trí hợp lý… gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân trong khu vực
Từ các đặc điểm trên, trong giai đoạn tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội cần có biện pháp bảo vệ và trồng rừng, quản lý khai thác các nguồn tài nguyên, tổ chức xử lý chất thải, nước thải trên từng địa bàn đặc biệt là ở khu đô thị
4.1.2 ĐIỆU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Được chia tách và thành lập từ năm 2007, trong điều kiện còn nhiều khó
khăn nhưng chính quyền và nhân dân huyện Mường Ảng đã nỗ lực, phấn đấu và