ĐIỆU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 2 0-

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2013. (Trang 27)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Được chia tách và thành lập từ năm 2007, trong điều kiện còn nhiều khó

đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xóa đói

giảm nghèo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 20011 - 2013 của huyện

đạt 12%/năm. Năm 2013, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đạt 12,4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đồng/người/năm.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh Điện Biên, trong những năm qua nền kinh tế của huyện có bước chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa phúc lợi; đời sống vật

chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Năm 2013, cơ cấu

kinh tế của huyện như sau: Công nghiệp – xây dựng chiếm 22,28%, thương mại

– dịch vụ 22,58%; nông – lâm nghiệp – thủy sản 53,14%.

Cơ cấu kinh tế các nghành(%)

Các nghành kinh tế Năm 2013

Công nghiệp-xây dựng 22,28

Thương mại-dịch vụ 22,58

Nông-lâm nghiệp-thủy sản 53,14

4.1.2.3. Thc trng phát trin các ngành kinh tế

4.1.2.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp +nông nghiệp

Mường Ảng là huyện có hơn 83% dân số làm nông nghiệp cho nên trong

những năm qua huyện đã tập trung chỉđạo phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tốt việc giải quyết lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân, đồng thời tiến hành thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật

nuôi, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị, chất lượng của

nông sản. Tuy nhiên, hàng năm ngành sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn gặp không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh... gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Song với sự nỗ lực phấn đấu của hệ thống chính trị và nhiều cơ

chế chính sách phù hợp, kịp thời nên vẫn có bước phát triển khá. Cụ thể:

+ Lâm nghiệp

Thông qua các chương trình dự án cùng với sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh,

huyện, trong những năm qua, công tác quản lý, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

luôn được quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng, buôn bán lâm sản và

động vật trái phép vẫn tiếp diễn, nguy cơ cháy rừng vẫn là mối đe dọa thường

Mường Ảng cũng đẩy mạnh việc trồng mới rừng, huy động hiệu quả các nguồn lực bên ngoại để phát triển lâm nghiệp. Năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 23.846,10ha, chiếm 53,77% tổng diện tích tự nhiên (diện

tích rừng sản xuất 9.707,75 ha, diện tích rừng phòng hộ 14.138,35 ha). Độ che

phủ rừng đạt 21,7%.

Tóm lại, ngành lâm nghiệp của Mường Ảng trong thời gian qua đã đạt

được một số kết quả quan trọng, song nhìn chung vẫn chưa phát triển mạnh, thu nhập của nghững người làm nghề rừng còn thấp, chưa tạo được nhiều việc làm

thường xuyên, kinh tế rừng chưa đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm

nghèo của huyện. Tỷ lệ che phủ của rừng vẫn còn thấp, chưa đảm bảo được chức năng phòng hộ của khu vực.

+Thuỷ sản

Là một huyện miền núi nên sản xuất ngành thuỷ sản không phát triển

mạnh. Mô hình nuôi trồng thủy sản của huyện có quy mô nhỏ, chủ yếu là nuôi cá

ao, hồ nhỏ theo quy mô hộ gia đình (chiếm trên 90%). Năm 2013, huyện đã phối

hợp với trung tâm thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá hệ VAC tại 5 xã Ẳng

Cang, Ẳng Nưa, Xuân Lao, Mường Đăng và Ngối Cáy với diện tích 5 ha. Đến

nay, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn huyện đạt 109,09 ha, năng suất đạt 13,14 tạ/ha, sản lượng đạt 143,4 tấn.

4.1.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đẩy mạnh Công nghiệp hóa -

Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, huyện Mường Ảng đã xác định công

nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. Với định hướng như vậy, trong những năm qua, sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện Mường Ảng đã

có bước phát triển nhanh chóng. Giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh từ năm

2009 đến nay, tổng giá trị tăng thêm đạt trên 390 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 4,92%/năm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế

chiếm 22,28% (năm 2013). Trong đó, giá trị của ngành kinh tế xây dựng chiếm

tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng. Nguyên nhân là do

những năm gần đây ngành xây dựng được ưu tiên đầu tư như xây dựng trụ sở cơ

quan, công trình sự nghiệp, xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…)

Bng 4.1: Giá tr sn xut công nghip – xây dng huyn Mường ng qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị sản xuất toàn

ngành 293.471 408.145 312.862

-Công nghiệp 35.434 55.081 61.657

-Xây dựng 258.037 353.064 251.205

Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, năm 2013, giá trị sản

xuất của ngành đạt 61,66 tỷđồng (theo giá hiện hành), tăng 11,94% so với năm

2012. Hiện nay, ngành công nghiệp của huyện Mường Ảng phát triển chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề chính như chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch thủ công và sửa chữa cơ khí nhỏ. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề

truyền thống gồm dệt may, thêu, đan lát, mây tre, sản xuất đồ mộc… chưa phát triển, quy mô còn khá khiêm tốn, hầu hết là tự sản xuất nhỏở các hộ gia đình; cơ

cấu chủng loại còn ít, chất lượng sản phẩm thấp, chưa trở thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường mà chủ yếu chỉ phục vụ cho người dân trong huyện. Số lượng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn ít, năm 2013 có khoảng 60 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động, thu hút khoảng 200 lao động tham gia.

Nhìn chung, trong thời gian qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và xây dựng của huyện có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân và giá trị sản xuất tăng nhanh theo từng năm, đẩy nhanh tỷ trọng của

ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP toàn huyện, góp phần thúc

đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -

hiện đại hóa.

4.1.2.3.3. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Mặc dù là huyện mới thành lập, còn nhiều khó khăn nhưng do lợi thế nằm trên trục Quốc lộ 279 và nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn của tỉnh là thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo, nên hoạt động thương mại - dịch vụ ở

huyện Mường Ảng thời gian qua phát triển khá sôi động, thu hút sự tham gia của

nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụđược mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách địa phương. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, tài chính

ngân hàng, bảo hiểm… có tốc độ phát triển nhanh. Giá trị sản xuất của ngành

đều tăng qua các năm, tuy vậy so với ngành công nghiệp - xây dựng thì tốc độ

tăng của ngành thương mại – dịch vụ còn chậm

Bng 4.2: Ch tiêu phát trin ngành thương mi – dch v huyn Mường ng qua mt s năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị sản xuất

(theo giá hiện hành) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Toàn ngành 176.985 418.033 464.632

Vận tải, bưu điện 7.850 9.070 10.249

Thương nghiệp – dịch vụ 122.250 343.098 381.000

Tài chính 46.885 65.865 73.383

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

+ Dân s

Theo số liệu điều tra dân số cuối năm 2013, toàn huyện Mường Ảng có 42.455 người, 9.098 hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,83%/năm.

Mật độ dân số trung bình trong huyện tính đến năm 2013 là 96 người/km2,

cao gấp 1,7 lần so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 56 người/km2. Dân số phân bố không đều ở các xã trong toàn huyện, phần lớn tập trung ở các xã nằm ven trục Quốc lộ 279 và các tuyến đường liên xã như Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang và thị trấn Mường Ảng. Dân số thành thị năm 2013 là 4.102 người, chiếm 9,67% tổng dân số của toàn huyện. Mật độ dân sốở khu vực thị trấn

là 635 người/km2, cao gấp nhiều lần so với các xã vùng nông thôn và so với mật

độ dân số trung bình của toàn huyện.

+ Lao động và việc làm

Năm 2011, huyện Mường Ảng có tổng số lao động là 19.888 người, chiếm

46,85% dân số toàn huyện, trong đó, lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 13.635

người, chiếm 68,56% tổng số lao động; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2.243 người, chiếm 11,29% tổng số lao động; lao động dịch vụ, thương mại 4.010 người, chiếm 20,15% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động được

đào tạo so với tổng số lao động là 26,5%.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Năm 2009, bình quân thu nhập đầu người 4,2 triệu

đồng/người; đến năm 2013 bình quân thu nhập đầu người tăng lên là 6,5 triệu

đồng/người, cao gấp 2,6 lần khi mới tách huyện. Tính đến cuối năm 2013, số hộ

nghèo của huyện còn 5.353 hộ, chiếm 60,56% tổng số hộ (Theo chuẩn nghèo 2011-

2015).

Đời sống dân cư làm việc trong các ngành thương mại, công nghiệp, tiểu

thủ công và xây dựng nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân

cư ngành nông - lâm nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát

triển lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dân cư sống ở vùng sâu vùng xa của huyện.

4.1.2.5 Thc trng phát trin cơ s h tng

+ Giao thông

Được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Điện Biên những năm gần đây mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện đã được nâng cấp và xây dựng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và giao thương kinh tế của nhân

dân trong địa bàn huyện. Huyện Mường Ảng có hệ thống đường như sau:

- Quốc lộ 279: Dài 30 km đi qua địa phận Mường Ảng, đây là tuyến nối liền giữa Quốc lộ 6 với Trung tâm Thành phố Điện Biên, kết cấu mặt đường rải nhựa, mới được đầu tư nâng cấp nên chất lượng tương đối tốt, việc đi lại và vận

chuyển hàng hóa của những xã có đường 279 chạy qua khá thuận tiện.

- Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã ở Mường Ảng có 10 tuyến với

tổng chiều dài là 99,3 km. Trong đó, có 2 tuyến đường giao thông nông thôn loại

A (7 km đường nhựa, 13,62 km đường cấp phối); 08 tuyến đạt tiêu chuẩn giao

thông nông thôn loại B đường nông thôn tổng chiều dài 78,68 km, gồm 9,5 km

đường nhựa, 38 km đường cấp phối và 30,91 km đường đất.

- Đường liên thôn bản: Tổng chiều dài 421,1 km, chủ yếu là đường dân sinh có mặt đường nhỏ (nền 3 m - mặt 2,5 m), hệ thống thoát nước không có,

đường đất, gập ghềnh đi lại khó khăn có ở các xã sau: Mường Đăng 40 km, Ẳng

Cang 53,5 km, Ẳng Tở 46,8 km, Ngối Cáy 17 km, Búng Lao 25 km, Xuân Lao

24,7 km, Mường Lạn 52,5 km, Nặm Lịch 53,5 km.

+ Thủy lợi

Đến nay, huyện đã xây dựng được 29 công trình thủy lợi kiên cố và 15 công trình thủy lợi nhỏ khác nằm rải rác ở các xã trên địa bàn huyện. Tổng chiều

dài tuyến mương được kiên cố hóa là 38 km trong tổng số 60,3 km mương thủy

lợi, đạt 63%. Hệ thống thủy lợi đã cung cấp nước tưới chủ động cho 48% diện

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các công trình chỉ giải quyết được nước tưới cho diện tích lúa nước, còn lại các cây trồng cạn khác như cà phê, ngô, đậu tương, bông,... vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu về nước tưới trong mùa vụ, chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Trong giai đoạn tới, cần có kế hoạch đầu tư xây dựng, kiên cố hóa hệ thống các công trình thủy lợi để tăng khả năng phục vụ sản xuất.

+ Nước sinh hoạt

Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 35 công trình cấp nước sinh hoạt, chủ

yếu là hệ tự chảy tập trung, mó nước và công trình quy mô hộ gia đình. Tất cả đều

được giao cho thôn bản hoặc hộ gia đình tự quản lý.Tỷ lệ số dân nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh năm 2013 là 64,77%. Riêng thị trấn Mường Ảng đã được

đầu tư công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ dân cưđô thịđược sử dụng nước sạch là 98%.(2)

Công trình hồ chứa nước Ẳng Cang - xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng là

hệ thống cấp nước có quy mô lớn (4,44 triệu m3 nước), đang được xây dựng, phục vụ cấp nước cho khoảng 10.000 người thuộc khu vực các xã Ẳng Cang,

Ẳng Nưa và thị trấn Mường Ảng.

+Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. Quy mô trường, lớp

được quan tâm đầu tư. Đến năm 2013, toàn huyện có 39 trường với tổng số

12.644 học sinh. Trong đó:

- Mầm non: 13 trường, 138 lớp, 171 giáo viên và 3.008 học sinh; tỷ lệ huy

động trẻ ra lớp so với số trẻ trong độ tuổi là 52,4%, tăng 0,6% so với năm 20112;

- Tiểu học: 13 trường, 244 lớp, 263 phòng học, 333 giáo viên và 4.665 học sinh; tỷ lệ huy động học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi là 100%; tỷ lệ học

sinh dân tộc ra lớp là 100%; không có học sinh bỏ học;

- THCS: Tổng số trường học là 10 trường, 104 lớp, 116 phòng học, 245

giáo viên và 3.406 học sinh (45% số học sinh là nữ); tỷ lệ học sinh đi học đúng

độ tuổi là 92,4%, tỷ lệ học sinh bỏ học là 0,5%.

Đến năm 2013, 100% số xã trong huyện duy trì đạt phổ cập giáo dục tiểu

học đúng độ tuổi, 10/10 xã tiếp tục duy trì đạt chuẩn hoàn thành phổ cập giáo

dục THCS.

Cơ sở vật chất trường học từng bước được cải thiện, nâng cao chất lượng

phục vụ. Trong những năm qua, tốc độ xây dựng phòng học kiên cố tăng nhanh.

Tính đến năm 2013, tổng số phòng học kiên cố, bán kiên cố là 365 phòng, còn

lại 119 phòng học là nhà tạm. Đồng thời, việc xây dựng khu nội trú cho giáo viên, học sinh cũng được quan tâm đúng mức, số phòng ở cho học sinh nội trú là

149 phòng (đã được kiên cố hóa), số phòng ở công vụ cho giáo viên là 138

phòng (134 phòng kiên cố).

Nhìn chung, công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện hiện nay có

những bước phát triển vững chắc. Chất lượng quản lý giáo dục nhà trường gắn kết với xã hội hóa được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, cần phải đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất hạ

tầng, trang thiết bị học tập, xóa nhà học tạm, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh, từng bước xã hội hóa nền giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn huyện.(3)

+ Y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp

tục được tăng cường không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác khám, chữa bệnh

được quan tâm đúng mức, trong năm 2013, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh là

109.450 lượt người (số bệnh nhân điều trị nội trú là 5.227 người; số bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2013. (Trang 27)