1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG hợp NHU cầu sử DỤNG đất xã THÁI THUẦN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH đến năm 2020

78 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 214,59 KB

Nội dung

Tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở không giancủa mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - -

Hà Nội, 2016

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất 1

2 Căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiến để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 2

2.1 Căn cứ pháp lý 2

2.2 Cơ sở thực tiễn 3

3 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất của xã Thái Thuần 3

3.1 Mục đích 3

3.2 Yêu cầu 3

PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 5

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 5

1.1: Điều kiện tự nhiên 5

1.2 Các nguồn tài nguyên 6

1.3 Thực trạng môi trường 7

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 7

2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7

2.2 Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế 8

2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 10

2.4 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thông và phân bố dân cư 11

2.5 Thực trạng phát triển cơ cấu hạ tầng 11

III ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 14

3.1 Thuận lợi 14

3.2 Khó khăn 14

PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 16

I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 16

1.1 Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện 16

1.2 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 16

Trang 4

1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 16

1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 17

1.5 Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất 17

1.6 Quản lí việc bồi thường, hỗ trợ việc tái định cư khi thu hồi đất 17

1.7 Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ) 18

1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 18

1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 19

1.10.Quản lý tài chính về đất đai 19

1.11 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 19

1.12 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 20

1.13 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 20

1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 20

1.15 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 21

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 21

2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 21

2.2 Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010 – 2015 26

III Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 29

IV ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 29

4.1 Khái quát tiềm năng đất đai của xã 29

4.2 Đánh giá tiềm năng đất đaicho lĩnh vực nông nghiệp 31

4.3 Đánh giá tiềm năng đất đaicho lĩnh vực phi nông nghiệp 31

PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 33

I PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KỲ QUY HOẠCH 33

1.1 Định hướng sử dụng đất 33

1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 34

1.3 Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập 35

Trang 5

1.4 Chỉ tiêu phát triển khu dân cư nông thôn 38

1.5 Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 38

II PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ THÁI THUẦN ĐẾN NĂM 2020 40

2.1 Quy hoạch đất phi nông nghiệp 41

2.2 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 46

2.3 Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng 48

III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI 48

3.1 Đánh giá tác động về kinh tế 48

3.2 Đánh giá tác động về xã hội 49

IV PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 49

4.1 Phân kỳ diện tích các loại đất cho các mục đích 49

4.2 Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng 53

4.3 Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch 53

V KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI 2016 - 2020 55

5.1 Diện tích phân bổ cho các mục đích sử dụng 55

5.2 Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch 57

5.3 Kế hoạch thu hồi đất 57

5.4 Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch 57

VI GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 57

6.1 Hiệu quả của phương án quy hoạch 57

6.2 Các giải pháp thực hiện 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

1 Kết luận 61

2 Kiến nghị 62

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở không giancủa mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, làthành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốcphòng Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tưliệu sản xuất nào Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng Đấtđai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốnchủ quan của con người Chính đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra

sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất nằm ở vị trí khác nhau Đất đai là tưliệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt là đối với nông nghiệp

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhu cầu về đất cho các ngành, lĩnhvực sản xuất ngày càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây áp lựclớn lên nguồn tài nguyên đất Chính vì vậy, lập quy hoạch và kế hoạch sửdụng đất là một vấn đề hết sức cần thiết và giữ một vai trò đặc biệt quantrọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài, nó giúp cho các cấp, các ngành sắpxếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tránh được

sự chồng chéo gây lãng phí, huỷ hoại môi trường đất, tránh được sự phá vỡmôi trường sinh thái hoặc kìm hãm quá trình phát triển kinh tế của địaphương

Quy hoạch sử dụng đất có vai trò và có chức năng rất quan trọng Nótạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất đạt hiệu quảcao Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và cáccông trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn

Xã Thái Thuần là một xã nằm ở phía Nam của huyện Thái Thụy, thànhphố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên là 514,77 ha, dân số 3868 người(năm 2015) Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của tỉnh,

Trang 7

huyện, cán bộ và nhân dân xã Thái Thuần với sự cố gắng của mình đã tạo ranhững chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế và tangcường cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất Tuy nhiên trong quá trìnhphát triển đã và đang xảy ra những bất cập lớn về sử dụng và quản lý đất đai,

sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và không đồng bộ về sử dụng đất giữa cácngành, giữa các đối tượng sử dụng đất, kìm hãm sản xuất, phá vỡ cảnh quanmôi trường

Chính vì vậy, phải lập quy hoạch sử dụng đất một cách phù hợp, tiết

kiệm nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất“Tổng hợp nhu

cầu sử dụng đất của xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đến năm 2020”

2 Căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiến để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

2.1 Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật đất đai 2013

- Nghị định 43/2014/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều, khoản củaLuật Đất đai

- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngngày02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất

- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trườngngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất

- Quyết định số 1477/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụngđất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) củahuyện Thái Thụy

- Nghị quyết số 39/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Thái Bình

Trang 8

- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2015) tỉnh Thái Bình

(2011-2.2 Cơ sở thực tiễn

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy năm2020

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thái Thụy giai đoạn 2010-2020

- Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn xã Thái Thuần

- Các hệ thống tài liệu thống kê đất đai năm 2011-2015 của xã

- Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015

- Niên giám thống kê năm 2014

- Số liệu về dân số, kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển các ngànhnông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã Thái Thuần

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Thái Thuần

3 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất của xã Thái Thuần 3.1 Mục đích

- Đánh giá và phân bổ diện tích đất phù hợp để phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh

- Định hướng cho việc sử dụng đất của các ngành tạo điều kiện giaođất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất đúng pháp luật, đúngmục đích, có hiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất

- Đảm bảo cho các mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài;

- Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;

- Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lamthắng cảnh

3.2 Yêu cầu

Phương án quy hoạch phải có tính khả thi, khoa học, phù hợp với điềukiện kinh tế, tự nhiên – xã hội của địa phương

Trang 9

Quy hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sửdụng đất.

Trang 10

PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lí

Thái Thuần là một xã nằm ở phía Nam của huyện Thái Thụy, cách thịtrấn Thái Thụy 15km, cách thành phố Thái Bình 30km Vị trí địa lí của xãThái Thuần cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp Thái Hưng ;

- Phía Nam giáp Thái Thành;

- Phía Đông giáp xã Thụy Ninh và xã Thái Học;

- Phía Tây giáp xã Thái Phúc và xã Thái Thành

1.1.2 Địa hình, địa mạo

Là một xã đồng bằng, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với địa hìnhtương đối bằng phẳng, không có sư chênh lệch đáng kể về địa hình trên địabàn xã Địa hình của xã rất thuận lợi cho việc thâm canh và chuyển đổi cơcấu cây trồng

1.1.3 Khí hậu

Thái Thuần nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển nênkhí hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điềuhòa bởi biển cả, với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè mát hơn sovới khi vực sâu trong nội địa

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22- 240C, nhiệt độ cao nhất lên tới

390C và thấp nhất là 4,10C.Chênh lệch nhiêt độ giữa ngày nắng và ngày lạnhkhoảng 15- 200C, trong một ngày đên khoảng 8- 100C

+ Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 260C

+ Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 210C;Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000 mm, tập trung chủ yếuvào mùa hè ( từ tháng 4 đến tháng 10) Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa

cả năm.Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200- 350

Trang 11

mm/ngày Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưakhoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thườngnhỏ hơn lượng bốc hơi Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.

Nhìn chung khí hậu của Thái Thuần thuần lợi cho sự phát triển sảnxuất nông nghiệp, song sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những hiệntượng thời tiết bão, giông, vòi giồng, gió mùa Đông Bắc khô hanh đòi hỏiphải có biện pháp phòng chống bão lụt, hạn hán

1.1.4 Thủy văn

Nhìn chung hệ thống sông ngòi, sông trục chính của Thái Thuần cónguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho cáccánh đồng trong huyện Tuy nhiên, các sông ngòi đổ ra biển đều có độ dốcnhỏ tiêu thoát nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước có sông lớn gâyúng và xói lở cục bộ và đất canh tác, về mùa khô lượng nước thường xuốngthấp gây khô hạn, đất đai thường bị bốc mặn Đây cũng là vấn đề cần đượcquan tâm trong quá trình chinh phục khai phá, cải tạo ở vùng đất này

1.2 Các nguồn tài nguyên

1.2.1 Tài nguyên đất

Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai trên địa bàn xã chủ yếu

là đất phù sa cổ Qua quá trình canh tác đã có nhiều biết đổi nhất đinh về chất

Trang 12

lượng đất nhưng nhìn chung đất nông nghiệp của xã vẫn phù hợp với nhiềuloại cây trồng và có khả năng thâm canh cao

1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm qua các hố khoan sát khảo mực nước ngầm trênphạm vi toàn huyện, có thể đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có thểkhai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗigiếng khoan chỉ có thể khai thác từ 40- 60 m3/ ngày đêm và nằm ở tầng nôngtrên 20m, giá thành khai thác rẻ, song chất lượng khai thác không cao, việcdùng cho sinh hoạt và sản xuất không có tính khả thi cao

1.2.3 Tài nguyên nhân văn

Nhân dân xã Thái Thuần có truyền thông đấu tranh anh dũng, cần cùtrong lao động sản xuất Thái Thuần là một xã thuộc vùng nông thôn nên vẫngiữ nguyên các truyền thống phong tục tập quán của nhân dân Thái Bình nóichung và nhân dân huyện Thái Thụy nói riêng

1.3 Thực trạng môi trường

Thái Thuần là một xã nông nghiệp đơn thuần chưa chịu ảnh hưởngnhiều của quá trình công nghiệp hóa- đô thị hóa, ngành dịch vụ chưa pháttriển nên môi trường của xã khá trong lành Trong quá trình sản xuất nôngnghiệp, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng đếnmôi trường chung của toàn xã và khu vực xung quanh Tuy nhiên về lâu vềdài, cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn thì việc bố trí dân cư, xử lí chấtthải cần được quan tâm, chú ý đặc biệt để tránh hiện tượng ô nhiễm môitrường, phá vỡ cảnh quan trên địa bàn xã

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển của huyện Thái Thụy và tỉnh Thái Bìnhtrong những năm qua, kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạtđược những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng cơ sở tiếp tục pháttriển như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện và các công trình vănhóa phúc lợi; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao

Trang 13

Trong những năm qua cơ cấu nền kinh tế của xã hội đã có sự chuyểndịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp thúc đẩy quá trình phát triểnkinh tế xã hội

2.2 Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Xác định là 1 xã thuần nông, cơ cấu nông nghiệp chiếm trên 50% tổnggiá trị kinh tế Thực hiện sự lãnh đạo của Huyện ủy – UBND huyện và nghịquyết của ban chấp hành Đảng ủy – HTXDVNN đã tham mưu cho UBND xãxây dựng đề án sản xuất của năm Xuân – Mùa – Vụ đông để bố trí lịch thời

vụ phù hợp, xác định phương thức luân canh và chủ trương Xuân muộn –Mùa sớm – Vụ đông rộng

Ngay từ đầu năm xã đã chú trọng tình hình sản xuất nông nghiệp, triểnkhai đề án sản xuất, kiệm toàn ban lãnh đạo sản xuất, phân công trách nhiệm

có các thành viên

 Trồng trọt

Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trà lúa, đưa các giống lúa ngắnngày có năng suất, diện tích lúa xuân ngắ n ngày đạt trên 85%, trong đó 30%diện tích lúa có chất lượng gạo ngon Từng bước thực hiện công nghiệp hóahiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuấtnông nghiệp, tiếp thu khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ và sản xuất gópphần tăng nhanh năng suất và sản lượng lương thực

Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 9.589.434 ngàn đồng, chiếm 74% so vớigiá trị sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm 278 ha, hệ số sử dụngruộng đạt 2,3 lần

Năng suất lúa bình quân 108,56 tạ/ha, tăng 8,56 tạ/ha so với kỳ trước

và đạt 95,6% mục tiêu đại hội

Diện tích cây màu vụ đông bình quân hàng năm 50 ha chiếm trên17,99% diện tích canh tác, tăng 12,49% so với kỳ trước

Trang 14

Một số cây trồng như đậu tương, ngô, rau màu các loại tiếp tục được

mở rộng và cho hiệu quả kinh tế cao

 Chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đã tạo ra khốilượng hàng hóa lớn đạt 2.511.585 ngàn đồng chiếm 26% so với giá trị sảnxuất nông nghiệp, tăng 5,3% so với kỳ trước Trong chăn nuôi đã tập trungtheo mô hình trang trại, gia trại, đến nay toàn xã đã có 45 trang trại và giatrại Nhiều hộ gia đình đã chăn nuôi với quy mô lớn hàng trăm con lợn, hàngnghìn con gia cầm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm Tổng đàn lợnbình quân 3.600 con, sản lượng thịt hơi đạt 360 tấn, trong đó đàn lợn náichiếm 29% Đàn trâu, bò tiếp tục giữ vững và phát triển, tổng đàn đạt 130con, tăng 55,33% so với kỳ trước Tổng đàn gia cầm đạt 20.089 con Đã tậptrung khai thác tốt diện tích ao, đầm vào thả cá và nuôi con đặc sản; tổngdiện tích hồ được sử dụng 35,6 ha tăng 4 ha so với kỳ trước, sản lượng cáhàng năm đạt trên 100 tấn, chuyển đổi được 10 ha diện tích đất cấy lúa kémhiệu quả sang mô hình cá – lúa và trồng cây, tăng 4,96 ha so với năm 2014 vàthu nhập cao hơn hẳn so với cấy lúa Đặc biệt đã xuất hiện một số hộ mạnhdạn đầu tư nuôi con đặc sản như cá sấu, nhím, ong lấy mật, bước đầu đạt hiệuquả khá tốt

2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp

Thực hiện chủ trương, Nghị quyết, xây dựng phát triển nghề và làngnghề của Tỉnh ủy Thái Bình BCH Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạocông tác phát triển nghề - TTCN, duy trì và phát triển ngành mây tre đan vàmóc sợi có 200 lao động tham gia, thu nhập bình quân từ 300 – 400 ngànđồng/tháng, cùng với hàng trăm lao động của nghề xây dựng cơ khí, may đo,làm mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, đã từng bước giải quyết việc làm tại chỗcho thu nhập khá cao Giá trị sản xuất TTCN 13.300 triệu đồng

2.2.3 Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Cùng với sự phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp các hoạt độngthương mại – dịch vụ ngày càng phát triển phong phú đa dạng phục vụ tốt

Trang 15

nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Xã đã tạo mọi điều kiện pháttriển sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ trao đổi hàng hóa thu mua nông sản,thực phẩm phục vụ vật tư sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nhu cầu tiêudùng của nhân dân Thực hiện tốt chương trình xuất khẩu lao động, năm năm

đã có 55 người đi lao động nước ngoài và từ 500 đến 600 người đi lao động ởngoài xã thu nhập từ dịch vụ lao động ước tính đạt 7.100 triệu đồng; tăng12,5% so với năm trước - đây là nguồn thu quan trọng góp phần thúc đẩykinh tế - xã hội trên đại bàn nhân dân xã

2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số - lao động

Hiện nay, dân số của xã là 3.868 người có 1.131 hộ; trung bình hơn 3người/hộ Tốc độ tăng dân số 1,0%

Tính đến 31/12/2015 số lao động trên địa bàn xã là 2.116 người

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đượcchú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một tăng, đã theo kịp nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội của xã Trong tương lai, cùng với sự phát triển chung,chất lượng nguồn nhân lực sẽ là đòi hỏi quan trọng và là thách thức khôngnhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động xã hội

b) Việc làm – thu nhập

Trong những năm qua nền kinh tế có nhiều khởi sắc vì vậy đời sốngnhân dân được nâng dần Xã đã thực hiện các chính sách thu hút lao động,tăng số người được giải quyết việc làm thông qua phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ trên địa bàn; tạo điều kiện và khuyến khích người trong độtuổi lao động tham gia các lớp đào tạo, dạy nghề, để nâng cao tỷ lệ người laođộng có việc làm ổn định

Việc làm chính của người lao động trong xã hội là tham gia nghề nông

và các dịch vụ kinh doanh mua bán nhỏ lẻ Nguồn lao động chủ yếu của địaphương là nguồn lao động tại chỗ

Từ những chính sách giải quyết việc làm của chính quyền địa phương

đã giúp cho người lao động có thu nhập cải thiện cuộc sống

Trang 16

2.4 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thông và phân bố dân cư

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 xã Thái Thuần có diện tích đấtkhu dân cư nông thôn là 356,25 ha với 1.131 hộ gia đình sinh sống, bìnhquân hơn 3 người/hộ, phân bố ở4 thôn

Các loại đất trong khu dân cư nông thôn bao gồm:

- Đất nông nghiệp 269,18 ha;

- Đất phi nông nghiệp 86,76 ha;

- Đất ở nông thôn 33,35 ha;

2.5 Thực trạng phát triển cơ cấu hạ tầng

2.5.1 Giao thông

Hệ thống giao thông của xã gồm:

- Đường 98A: đường cấp IV đồng bằng, đoạn từ đường 219 đến trụ sởUBND xã

- Đường trục thôn và đường nội thôn: có 103 tuyến đường với chiềudài 19 km

Các tuyến đường giao thông của xã còn nhỏ hẹp đã xuống cấp, tuy đãđược đầu tư nhưng việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nâng cấp tusửa, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Khi xâydựng nông thôn mới phải giải phóng mặt bằng dẫn đến tốn kém đầu tư

Hệ thống kênh mương cơ bản đã đủ và đã được cứng hóa 1.665m, tuynhiên vẫn còn một lượng không nhỏ là kênh đất làm mất diện tích đất trồngđồng thời gây tổn thất nước

Trang 17

Xã Thái Thuần có hệ thống sông dẫn không nhiều nhưng đã được quantâm nạo vét nên thuận lợi cho việc tiêu tự chảy đồng thời cung cấp nguồnnước chủ động.

2.5.3 Sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Xã đã tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duytrì và nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập tiểu học, THCS đúng độ tuổi,chất lượng học sinh giỏi ở 2 ngành học Tiểu học và THCS đạt trên 10%, cácmôn học ngoại ngữ, tin học, nhạc họa ngày càng được coi trọng; công tácgiáo dục hướng nghiệp, dạy nghề được chú trọng hơn Tỷ lệ học sinh lên lớp,tốt nghiệp, thi đỗ vào đại học, các trường chuyên nghiệp tăng Số cháu ở độtuổi mẫu giáo đến lớp đạt tỷ lệ 100%, nhóm trẻ đến lớp đạt 72% tăng 10% sovới năm trước Tiểu học được xét lên lớp đạt tỷ lệ bình quân trên 99% Họcsinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ bình quân trên 99% Chất lượng đội ngũ cán

bộ và giáo viên được nâng cao theo hướng chuẩn hóa

2.5.4 Cơ sở văn hóa – thể thao

Hoạt động văn hóa – thông tin đã thường xuyên bám sát phục vụ kịpthời nhiệm vụ chính trị địa phương Toàn xã đã thực hiện cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đạt kết quả tốt.Bình quân có trên 50% gia đình đạt tiêu gia đình văn hóa, tăng 6% so vớinăm trước; 100% các thôn làng xây dựng được quy ước, hương ước làng vănhóa đi vào hoạt động có nề nếp hiệu quả hơn

Phong trào TDTT phát triển sâu rộng trong nhân dân nhất là trongthanh thiếu niên và người cao tuổi Xã đã phát động “Cuộc vận động toàndân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, tổ chức tốt đại hội TDTTlần thứ VI và tích cực tham gia vào các giải thể thao của huyện Hoạt độngvăn hóa văn nghệ - thể dục thể thao đã góp phần nâng cao thể chất và tinhthần cho nhân dân

2.5.5 Y tế

Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thường xuyên đượcquan tâm, cơ sở vật chất y tế được tăng cường Thực hiện tốt chế độ trực ban,

Trang 18

hoạt động y tế hàng năm được phát triển tích cực, đồng bộ các chương trình

về phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, không ngừng nâng cao chấtlượng phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh

Công tác kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, thường xuyêntuyên trường, truyền thông phát lệnh dân số, nghị định của Chính phủ về dân

số tới tận các thôn xóm

Tổ chức tuyên truyền và thực hiện tốt các chương trình phòng chốngcác dịch bệnh nguy hiểm như: cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp, sốt rét, sốtxuất huyết, phòng chống lao

2.5.6 Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đạihóa, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xungquanh của người dân địa phương Đài truyền hình đã có sự tăng cường thờilượng, chất lượng tin bài, hướng mạnh vào nhiệm vụ chính trị, cổ động thôngtin Đội ngũ cán bộ đài truyền thanh được phân công cụ thể hoạt động cơ bản,mạng lưới loa truyền thanh được củng cố đảm bảo thông tin tốt

có điện thắp sáng ở các tuyến đường và ngõ chính

Trang 19

hội thao đạt kết quả tốt Đặc biệt là làm tốt việc đăng ký lực lượng dự bị độngviên, khám sơ tuyển giao quân hàng năm đảm bảo chất lượng và đủ chỉ tiêu.

Công tác an ninh trật tự được duy trì giữ vững, ban công an xã được củng cố kiện toàn đảm bảo năng lực hoành thành công việc, thường xuyên thường trực, tuần tra và xử lý kịp thời các hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự

an toàn xã hội và xâm phạm đến tài sản của tập thể và công dân

III ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1 Thuận lợi

Xã Thái Thuần là một xã đồng bằng với địa hình tương đối bằngphẳng, chất lượng đất tốt kết hợp với hệ thống thủy nội đồng khá phát triển lànhững điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng;

mở rộng và phát triển các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa, nâng caonăng suất trong sản xuất nông nghiệp

Xã có sông Cầu Sắt bao quanh và sông Vị Dương chạy qua, đây làtuyến giao thông thủy đồng thời là nguồn cung cấp nước tưới cho xã và khuvực lân cận

Xã có trục đường 98A, đoạn từ đường 219 đến trụ sở UBND xã, tạo đàcho việc phát triển kinh tế xã

Xã có nguồn lao động dồi dào, năng động, tỷ lệ lao động qua đào tạongày một tăng đã theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đảm bảo tốt an ninh- trật

Trang 20

Xã Thái Thuần có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng đều có độ dốcnhỏ, tiêu thoát nước chậm.Mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng vàxói lở đổ bộ vào đất canh tác; mùa khô lượng nước thường xuống thấp gây ratình trạng hạn hán, mặt khác vào màu này đất đai thường bị bốc mặn gây khókhăn cho sản xuất nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa phát huy và khai thác hếttiềm năng, lợi thế của xã

Hệ thống đường giao thông của xã còn nhỏ hẹp đã xuống cấp, thiếunâng cấp tu sửa, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhândân

Nền kinh tế có xuất phát điểm còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếdiễn ra còn chậm Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấukinh tế chung của xã Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch

vụ chưa tương xứng với tiềm năng của vùng

Trang 21

Bộ phận địa chính xã kết hợp với các ban ngành có trách nhiệm củahuyện lập các biên bản về vi phạm luật đất đai, về quản lý quy hoạch và xâydựng đối với nhà ở tư nhân.

Đồng thời tham mưu cho chính quyền xã hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý

hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm: đặt tên đường và đánh số nhà, hệthống chiếu sáng, cấp thoát nước, bãi rác và xử lý chất thải rắn, mạng lướiđiện thoại, nghĩa trang, công viên cây xanh

1.2 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Ranh giới hành chính xã được xác định theo chỉ thị số 364/TTg củaThủ tướng Chính phủ, bản đồ địa giới hành chính xã đã được xây dựng trênnền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất tự nhiên của xã là là514,77 ha

1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài Nguyên

và Môi trường huyện Thái Thụy kết hợp với UBND xã Thái Thuần đã triểnkhai đo đạc lập bản đồ địa chính Đây là cơ sở quan trọng phục vụ cho côngtác quy hoạch, giao đất,…đồng thời giúp cho xã và huyện nắm chắc quỹ đấtđai và quản lý sử dụng các loại đất

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính mặc dù còn gặp nhiều khó khăn

và còn hạn chế nhưng kết quả đạt được đã thiết thực phục vụ cho việc xây

Trang 22

dựng các công trình phát triển hạ tầng Trong năm 2015, trên địa bàn xã đãtiến hành đo đạc được 349,09 ha phục vụ cho việc xây dựng các công trìnhphát triển hạ tầng theo tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 trong đó tỷ lệ 1/1000 đo được154,63 ha, tỷ lệ 1/2000 đo được 194,46 ha.

Cho đến nay trên địa bàn đã xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụngđất các năm 2010, 2015 theo đúng hướng dẫn của ngành và bản đồ quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2015 được lập trong quá trình lập quy hoạch sử dụngđất của xã giai đoạn 2011-2015

1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng chủtrương của chính quyền các cấp và nhu cầu thực tế của địa phương

Kế hoạch sử dụng đất của xã được lập hàng năm phục vụ tốt công tácchuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất Kế hoạch lập kế hoạch sử dụng đất

5 năm từ 2011 - 2015 được tiến hành và dự kiến hoàn thành trong năm

1.5 Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là sau khi Luật Đấtđai có hiệu lực thi hành, xã đã tích cực, chủ động chỉ đạo thực hiện công tácthu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bảo đảm theo đúng các quy định của phápluật về đất đai

1.6 Quản lí việc bồi thường, hỗ trợ việc tái định cư khi thu hồi đất.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉđạo tổ chức công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của phápluật Đặc biệt là khi Luật đất đai 2013, quyền và lợi ích hợp pháp của ngườidân có đất bị thu hồi được đảm bảo

Bên cạch đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn kéo dài,làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các công trình, dự án; việc khiếu nại,khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất vẫn còn xảy ra và khá phổ biến Nguyên nhân của tình trạng này là do: 1)Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp

Trang 23

chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết tạo việc làmmới, chuyển đổi nghề cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi; 2) Một số địaphương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốtcông tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định củapháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làmcho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm

1.7 Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ)

Trong những năm qua, công tác lập và quản lý và quản lý hồ sơ địachính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất đã được thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ

- Hộ gia đình, cá nhân được cấp 36 giấy

- Tổ chức cấp được 7 giấy

Tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1,34

ha, trong đó hộ gia đình cá nhân được cấp 0,55 ha; các tổ chức được cấp 1,79ha

Những mặt còn hạn chế ở địa phương trong nhiều năm qua, sau khi cấpgiấy chứng nhận đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớigắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến thay đổi cơ bản sovới các giấy chứng nhận đã cấp; do đó, phải thực hiện đo đạc, chỉnh lý lại bản

đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận cho người dân trongnhững năm tới để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và thực hiện các quyền củangười sử dụng đất;

Việc rà soát, sắp xếp, xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranhchấp, vi phạm pháp luật đất đai của các nông, lâm trường, ban quản lý rừngthực hiện còn chậm, kém hiệu quả

1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường về chuyên môn

do đó công tác thống kê đất đai hang năm trên địa bàn đã hoàn toàn đúng thờigian và được chủ tịch UBND huyện phê duyệt

Trang 24

Hiện nay đã hoàn thành xong công tác kiểm kê đất đai năm 2015 theoChỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việckiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và đượcChủ tịch UBND huyện phê duyệt.

Bên cạch đó còn có những hạn chế, việc báo cáo và công bố kết quảthống kê đất đai hàng năm và kết quả kiểm kê đất đai định kỳ còn chậm so với

kế hoạch đề ra Nguyên nhân là do việc triển khai công tác này thường vàođúng thời điểm trước và sau tết âm lịch nên triển khai chậm

1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành,thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vựcquản lý đất đai

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ đang phối hợp với cácBộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng để xây dựng dự thảo các Nghịđịnh quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bấtđộng sản, Luật Nhà ở; xây dựng Thông tư liên thông thực hiện nghĩa vụ tàichính liên quan đến đất đai; đồng thời chỉ đạo, triển khai việc rà soát điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh cấp huyện nhằm phân bổ nguồnlực đất đai cho phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng

1.10 Quản lý tài chính về đất đai

Nhìn chung, đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận QSDĐđều thông qua các đơn vị quản lý tài chính trong tỉnh và huyện nên bảo đảmđúng các thủ tục và quy định về tài chính

1.11 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Lập hồ sơ xác định vị trí đất, mức giá các loại đất theo thị trường làmcăn cứ đề nghị cấp có thẩm quyền tính thu thuế chuyển quyền và lệ phí trước

bạ của các hộ mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất kịp thời, đúng thực tế

Trang 25

1.12 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý về đất đai nhìn chung có được sự lãnh đạo, điều hànhtập trung, kịp thời của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn nên kết quảthu được tốt, đã hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai Tuy nhiên đểthực hiện tốt hơn nữa công tác về quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt cácchủ trương, chính sách, văn bản pháp lý về đất đai, đồng thời phải tạo điềukiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu về đấtđai trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường đất đai trong bối cảnh mới

1.13 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai, phát huymặt tích cực, hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp củanhững quy định để đe xuất, bổ sung sửa đổi Trong những năm qua, UBNDhuyện đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra - kiểm tra việc sử dụng đất của cácđơn vị sử dụng đất, kiểm tra việc sử dụng đất của các cá nhân và hộ gia đìnhtại xã, các sai phạm chủ yếu là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đấtnông nghiệp như: làm nhà ở, xây dựng cơ sở sản xuất Qua kiểm tra đãtuyên truyền giáo dục về pháp luật đất đai cho các đối tượng sử dụng đất có

vi phạm để tự sửa chữa Một số trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy địnhtại Nghị định 04/CP

Ngoài ra, còn tổ chức kiểm tra việc cấp phát giấy CNQSDĐ, xác minh cụthể các hộ nhận giấy và chưa nhận giấy CNQSDĐ để xác định nguyên nhân tồnđọng giấy trên địa bàn xã nhằm đề nghị UBND huyện tìm biện pháp khắc phục

1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân ở lĩnh vựcđất đai đã được UBND xã quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời Công táctiếp dân luôn được coi trọng thực hiện có nề nếp, đúng quy định, quy chế tiếpdân và Luật Khiếu nại tố cáo

Trang 26

1.15 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Bộ phận địa chính đã trực tiếp tiếp dân tại bộ phận nhận và trả kết quả,phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đo vẽ, tách thửa khi nhân dân cóyêu cầu

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

Hiện trạng sử dụng đất của xã Thái Thuần năm 2015 có tổng diện tíchđất tự nhiên là 514,77 ha, trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp là 407,31 ha chiếm 79,12% tổng diện tíchđất tự nhiên;

Diện tích đất phi nông nghiệp là 106,96 ha chiếm 22,78% tổng diệntích đất tự nhiên;

Diện tích đất chưa sử dụng là 0,5 ha chiếm 0,1% tổng diện đất tựnhiên;

Cụ thể hiện trạng sử dụng đất xã Thái Thuần được thể hiện qua bảng 01

Trang 27

Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã Thái Thuần – huyện Thái

Thụy –tỉnh Thái Bình

Hiện trạng năm 2015 Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC

2.2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,

Trang 28

2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,79 0,152.7 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON

Trang 29

Bảng 02: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thái Thuần năm 2015

c) Đất trồng cây lâu năm

Diện tích đất trồng cây lâu năm 2015 có diện tích 26,34 ha, chiếm 6,47% diện tích đất nông nghiệp

2.1.2 Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 là 106,96 ha, chiếm 20,97% tổngdiện tích tự nhiên; cụ thể từng loại đất được thể hiện dưới bảng:

Bảng 03: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

Trang 30

(Nguồn:UBND xã Thái Thuần, năm 2015) a) Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan của tổ chức sự nghiệp năm 2015

là 0,37 ha; chiếm 0,35% diện tích đất phi nông nghiệp

b) Đất giao thông

Diện tích đất hạ tầng năm 2015 của xã là 67,61 ha; chiếm 1,5% diện tích đất phi nông nghiệp

c) Đất cơ sở tôn giáo

Năm 2015, diện tích đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 1,6 ha; chiếm 3,03% diện tích đất phi nông nghiệp

d) Đất nghĩa trang nghĩa địa

Diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa của toàn xã là 3,24 ha; chiếm 0,74% diện tích đất phi nông nghiệp

e) Đất có mặt nước chuyên dùng

Diện tích đất chuyên dùng là 0,79ha; chiếm 63,21% diện tích đất phi nông nghiệp

2.1.3 Đất khu dân cư nông thôn

Đến nay đất khu dân cư nông thôn của xã có diện tích là 356,25 ha, cụthể như sau:

Đất nông nghiệp có 269,18 ha; chiếm 75,56% diện tích đất khu dân cưnông thôn

Đất phi nông nghiệp có 86,76 ha; chiếm 24,35% diện tích đất khu dân

cư nông thôn

Trang 31

Đất ở nông thôn có 33,35 ha; chiếm 9,36% diện tích đất khu dân cưnông thôn.

Thái Thuần là một một xã chủ yếu làm lâm nghiệp là chính, chỉ có một

số hộ làm thương mại dịch vụ, vì vậy dân cư sống khá tập trung cả xã có 4thôn Các điểm dân cư sống chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, khu trungtâm xã và các khu vực thuận tiện cho sản xuất

Trang 32

Bảng 04: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

(Đơn vị:ha)

Diện tích đất năm 2015

So với năm 2010 Diện tích

năm 2010 (ha)

Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất tự

(Nguồn: UBND xã Thái Thuần, năm 2015)

Trong giai đoạn 2010- 2015 , diện tích đất nông nghiệp tăng 93,79 ha,trong đó:

- Đất sản xuất tự nông nghiệp tăng 77,88 ha do kiểm kê lại

- Đất trồng cây hàng năm tăng 69,12 ha do kiểm kê lại

- Đất chuyên trông lúa nước tăng 62,95 ha do đo đạc lại

- Đất trồng cây hàng năm khác giữ ở mức ổn định là 6,17 ha

- Đất trồng cây lâu năm tăng 8,76 ha do kiểm kê lại

- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 14,89 ha do kiểm kê lại

- Đất nông nghiệp khác không biến động (1,02 ha)

Trang 33

2.2.2 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp của xã Thái Thuần giảm 21,09 ha so với năm 2010, phần diện tích giảm này được cụ thể như sau:

Bảng 05: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

Diện tích năm 2015

So với năm 2010 Diện

tích năm 2010 (ha)

Tăng (+) Giảm (-)

(Nguồn: UBND xã Thái Thuần, năm 2015)

Trong giai đoạn 2010- 2015 diện tích đất phi nông nghiệp giảm 115,66 ha,trong đó:

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp tăng 0,15 ha do xây dựngthêm trường học

- Đất giao thông tăng 12,74 ha do mở rộng thêm đường

- Đất cơ sở tôn giáo giảm 0,63 do đo đạc lại

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 0,6 ha biến động do đo đạc

- Đất có mặt nước chuyên dùng tăng 0.66 ha thống kê, kiểm kê lại

2.2.3 Biến động đất khu dân cư nông thôn

Trang 34

Trong giai đoạn 2010-2015 diện tích đất ở nông thôn tăng 1,96 ha do đáp ứng nhu cầu dân số kèm theo nhu cầu tăng nhà ở

III Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

Xã đã thực hiện việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước,

và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đấthàng năm tương đối tốt theo kế hoạch đề ra

Lập kế hoạch sử dụng đất của xã luôn theo hướng dịch chuyền cơ cấu

sử dụng đất góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanhcác thành phần kinh tế

Thực tế ở địa phương trong những năm qua, không có nhiều hạng mụccông trình đầu tư, chính vì vậy kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xâydựng chủ yếu để giải quyết những nhu cầu thực tế phát sinh

IV ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

4.1 Khái quát tiềm năng đất đai của xã

Toàn xã hiện có 514,77 ha đất tự nhiên, trong đó:

- Đất đang sử dụng:514,27 ha, chiếm 99,90 % diện tích tự nhiên

+ Đất nông nghiệp: 407,31 ha, chiếm 79,12% đất đang sử dụng

+ Đất phi nông nghiệp: 106,96 ha, chiếm 20,78 % đất đang sử dụng

+ Đất khu dân cư nông thôn: 356,25 ha, chiếm 69,21% đất đang sử dụng

- Đất chưa sử dụng:0,50ha, chiếm 0,10 % diện tích tự nhiên.

4.1.1 Đất đang sử dụng

a) Đất nông nghiệp:

Trang 35

Đối với đất nông nghiệp ngoài việc chuyển một phần diện tích đáp ứngcho các mục đích phi nông nghiệp, tiềm năng đất đai được xác định trên cơ

sở chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm diện tích đất trồng câyhàng năm ở những khu vực có hiệu quả thấp, phát triển mở rộng diện tích đấttrồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, bêncạnh việc đưa diện tích đất chưa sử dụng tại khu vực thuận lợi vào sản xuất

b) Đất phi nông nghiệp:

Là một trong những xã phát triển về kinh tế với các điều kiện thuận lợinhư: đất đai, giao thông, cơ sở hạ tầng là điều kiện thúc đẩy quá trình pháttriển kinh tế cùng với điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai bằng phẳng Đây

là tiền đề cho việc xem xét những khu đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấpchuyển sang mục đích đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các cơ sở côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ đưa lại lợi ích kinh tếcao

Các công trình đất phát triển hạ tầng được phân bố tương đối phù hợpvới điều kiện phân bố dân cư, nên chúng đã được khai thác một cách triệt để

và có hiệu quả Nhưng trong giai đoạn tới cần mở mang thêm diện tích củamột số công trình như giao thông, thuỷ lợi, nhà văn hóa, đất giáo dục - đàotạo để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất ngày càng tốt hơn

c) Đất khu dân cư nông thôn:

Việc phân bố đất ở trong khu dân cư nông thôn như hiện nay của TháiThuần là phù hợp với quy mô phát triển dân số của xã Phần lớn diện tích đất

ở được nhân dân sử dụng có hiệu quả Tuy nhiên, trong những năm tới TháiThuần cần đề nghị với cấp trên có những chính sách về phát triển nhà ở đặcbiệt là khu vực trung tâm xã nhằm mục đích thu hút các hộ gia đình có khảnăng đầu tư xây dựng và phát triển dịch vụ về làm ăn sinh sống, góp phầnphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bố trí, sắp xếp lại một số khu dân

cư sao cho hợp lý trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có, hạn chế việc mởrộng khu dân cư ra vùng đất sản xuất nông - lâm nghiệp

4.1.2 Đất chưa sử dụng

Trang 36

Đất bằng chưa sử dụng có 0,50 ha, sẽ khai thác phần diện tích này đểđưa vào các mục đích sử dụng.

4.2 Đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa và mô hình nông thôn mới, ổn định diện tíchđất canh tác

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tựnhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất và khí hậu của

xã Tuy nhiên hiệu quả đem lại của sản xuất do việc bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chuyên canhsản xuất sản phẩm hàng hoá nông sản và nguyên liệu chế biến còn phụ thuộcnhiều vào các điều kiện khác như: chế độ nước, khả năng tưới tiêu, địa hình,

-vị trí phân bố, mức độ tập trung đất đai trong không gian, vốn, lao động, cũngnhư yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm

4.3 Đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

Thái Thuần có diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên tương đối thuậnlợi Vì vậy, quá trình phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư nông thôn

có tiềm năng phát triển mạnh Đây cũng là tiền đề cho việc xem xét nhữngkhu đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp, những khu đất lâmnghiệp có thể mở mang xây dựng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đưa lại lợi nhuận kinh tế cao

Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã

sẽ được phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao sức sản xuất,

mở rộng quy mô diện tích, xây dựng mới một số khu, cụm công nghiệp cóquy mô tập trung

Ngoài việc phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng nhu cầu về bố trí đất ở củanhân dân, mở rộng cũng như phát triển các khu dân cư nông thôn mới trongtương lai là thực tế khách quan không thể tránh khỏi Vì vậy, về lâu dài cần

chú trọng việc xây dựng nhà ở cao tầng (2, 3 tầng), nhằm tiết kiệm đất đai,

cũng như bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, tạo điều kiện

Trang 37

thuận lợi để phát triển kinh tế tập trung, làm tiền đề cho quá trình đô thị hoá

nông thôn trên địa bàn xã sau này (nhất là tại khu trung tâm xã).

Xã Thái Thuầnvới các điều kiện về đất đai, giao thông, cơ sở hạ tầng thuận lợi tạo điều kiện cho Thái Thuần phát triển lĩnh vực kinh doanh, dịch

vụ Đây là tiềm năng thuận lợi cho ngành thương mại, dịch vụ du lịch pháttriển

Là một trong những xã phát triển về ngành dịch vụ - thương mại, nhândân trong xã đã tự thành lập ra chợ để trao đổi hàng hoá, giữa nhân dân trong

và ngoài xã Chính vì vậy trong giai đoạn tới cần mở mới chợ để đáp ứng nhucầu của nhân dân trong và ngoài xã

Trang 38

PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KỲ QUY HOẠCH 1.1 Định hướng sử dụng đất

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong giaiđoạn 2011 – 2020, việc sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong giai đoạnnày gây áp lực rất lớn đối với quỹ đất đai của xã Vì vậy, việc xác định nhucầu sử dụng đất là vấn đề rất cấp thiết cần được giải quyết trong phương ánquy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020

1.1.1 Đất nông nghiệp

Căn cứ thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, từ thực tế sản xuất và dự báo xu thế phát triển nông nghiệpthời gian tới xu thế hướng thị trường

Căn cứ điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, tập quán canh tác vàphương thức sản xuất của địa phương để quy hoạch

Căn cứ nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ xã và các mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội của xã

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp: Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu câytrồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực, hình thành cácvùng sản xuất tập trung, có sản lượng lớn tạo nguyên liệu chế biến, hướngvào các sản phẩm có thế mạnh như lương thực (lúa, ngô)…

1.1.2 Đất phi nông nghiệp

Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Tình hình hệ thống trụ sởcác cơ quan hành chính từ cấp xã đến các xóm, đảm bảo cho việc điều hành,tiếp dân được thuận lợi

- Đất phát triển hạ tầng: Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội theo hướng hình thành khu kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xãhội, đặc biệt xây dựng và tu bổ các công trình giao thông, năng lượng, vănhóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao…

Trang 39

- Đất chôn lấp, xử lý chất thải: Việc bố trí bãi rác tập trung theo xuhướng phù hợp với cảnh quan, vệ sinh môi trường, địa điểm bố trí nằm cách

xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng tới nguồn nước cũng nhu không khímôi trường

- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: Tăng cường tu bổ cácđường dẫn nước sinh hoạt hiện có nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp nước chosản xuất và sinh hoạt của nhân dân

1.1.3 Đất khu dân cư nông thôn

Cơ bản phân bố theo các thôn xóm hiện nay, trong tương lai vẫn sửdụng giải pháp phát triển dân cư trên cơ sở khai thác quỹ đất các đường trụccủa xã, các khu đất trống còn lại xen kẽ trong các khu dân cư hiện hữu

1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

1.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu nền kinh tế trong nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa và mô hình nông thôn mới, ổn định diện tích đấtcanh tác

- Tập trung đầu tư thâm canh trên phần diện tích thuận lợi cho sản xuấtnông nghiệp

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuấthàng hóa

- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp vớiđiều kiện đất đai, địa hình, khí hậu

- Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, khuyến khích mô hìnhchăn nuôi trang trại, quy vùng chăn nuôi trập trung xa khu dân cư đảm bảo vệsinh môi trường, từng gia đình chủ động phòng chống dịch bệnh và tích cựctiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật về chăn nuôi

1.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp

Bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất chuyên dùng, đáp ứng cho yêucầu phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân, cụ thể:

- Đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi, thông thương hàng hóa

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w