1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG học PHẦN thương mại điện tử

178 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 12,19 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTADSL Đường dây thuê bao số bất đối xứng Asymmetric Digital Subscriber LineATA Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á - Thái Bìn

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1 Tên học phần: Thương mại điện tử

2 Số đơn vị học trình: 3

3 Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 2, học kỳ thứ 1.

4 Phân bổ thời gian: Lên lớp: 45 tiết

Kỹ năng làm việc nhóm: Thông qua các chuyên đề, thảo luận, bài tập thực hành

Kỹ năng tư duy: Có thể đưa ra những ý tưởng mới về kinh doanh có ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông

6.3 Về thái độ

Hứng thú với lĩnh vực thương mại điện tử, luôn mong muốn được khám phá đổi mới,hoàn thiện và vươn tới đạt trình độ cao; có ý thức quan tâm tới sự phát triển của các hoạt độngthương mại điện tử vì sự phát triển chung của xã hội

7 Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Nội dung học phần được bố cục trong 6 chương:

Chương 1 Tổng quan về thương mại điện tử

Chương 2 Cơ sở công nghệ của thương mại điện tử

Trang 2

Chương 3 Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử

Chương 4 Các mô hình giao dịch thương mại điện tử

Chương 5 Quản trị chiến lược thương mại điện tử

Chương 6 Doanh nghiệp Việt Nam với thương mại điện tử

8 Nhiệm vụ của sinh viên:

 Dự lớp: nghe giảng và nghe hướng dẫn học tập

 Bài tập: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập theo nhóm ở nhà và tổ chức thảoluận tại lớp Đăng ký danh sách nhóm vào cuối tiết học thứ 2 Mỗi nhóm không quá 10 SV

 Tự học: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững lý thuyết sau đó làm bài tại nhà và sửachữa trên lớp

9 Tài liệu học tập:

 Trần Minh Nguyệt (2011), Bài giảng Thương mại điện tử, Trường Đại học Tàinguyên và Môi trường Hà Nội

David Whiteley (2002), E-Commerce, Nhà xuất bản Mc Graw Hill.

Efraim Turban, David King, Jae K.Lee and Dennis Viehland (2006), Electronic Commerce: A Managerial Pespective, Nhà xuất bản Prentice Hall.

Các Website:

Bộ Công thương http://www.moit.gov.vn.

Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam http://www.vcci.com.vn

Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương http://www.vietrade.gov.vn

 Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và phát triển Phần mềm mạng Việt Nam

http://www.vnnetsoft.com/faq_ecommerce.php

10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

 Dự lớp: vắng mặt không quá 20% số tiết lên lớp

Trang 3

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1

MỤC LỤC 3

MỤC LỤC BẢNG 7

MỤC LỤC HÌNH 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 12

1.1 Khái niệm về thương mại điện tử 12

1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử 12

1.1.2 Đặc trưng của thương mại điện tử 14

1.1.3 Phạm vi, chức năng của thương mại điện tử 16

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 17

1.2.1 Giai đoạn sơ khai của thương mại điện tử 18

1.2.2 Giai đoạn thương mại thông tin 19

1.2.3 Giai đoạn thương mại giao dịch 19

1.2.4 Giai đoạn thương mại tích hợp 20

1.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử 20

1.3.1 Khái niệm về mô hình kinh doanh thương mại điện tử 20

1.3.2 Cấu trúc của mô hình kinh doanh thương mại điện tử 20

1.3.3 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử điển hình 24

1.4 Chu kỳ thương mại điện tử 28

1.4.1 Các giai đoạn trong chu kỳ thương mại điện tử 28

1.4.2 Các loại chu kỳ thương mại điện tử cơ bản 29

1.5 Lợi ích của thương mại điện tử 29

1.5.1 Lợi ích đối với các tổ chức 29

1.5.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng 30

1.5.3 Lợi ích đối với xã hội 30

1.6 Hạn chế của thương mại điện tử 30

1.6.1 Hạn chế về kỹ thuật 30

1.6.2 Hạn chế về thương mại 31

1.7 Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử 31

1.7.1 Thương mại hàng hóa dịch vụ điện tử 31

1.7.2 Ngân hàng, tài chính điện tử 32

1.7.3 Đào tạo trực tuyến 38

1.7.4 Xuất bản trực tuyến 39

1.7.5 Giải trí trực tuyến 39

1.7.6 Dịch vụ việc làm trực tuyến 39

Trang 4

1.7.7 Dịch vụ công trực tuyến 39

Chương 2 CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 42

2.1 Thị trường thương mại điện tử 42

2.1.1 Định nghĩa thị trường thương mại điện tử 42

2.1.2 Chức năng của thị trường thương mại điện tử 42

2.1.3 Bản chất của thị trường thương mại điện tử 42

2.1.4 Phân loại thị trường thương mại điện tử 43

2.1.5 Các yếu tố cấu trúc thị trường thương mại điện tử 44

2.1.6 Tương lai phát triển của thị trường thương mại điện tử 51

2.2 Trao đổi dữ liệu điện tử 51

2.2.1 Định nghĩa về trao đổi dữ liệu điện tử 51

2.2.2 Một số loại hình trao đổi dữ liệu điện tử 52

2.2.3 Tiêu chuẩn mạng lưới EDI 54

2.2.4 Lợi ích của EDI 55

2.2.5 Quyền riêng tư và bảo mật trong trao đổi dữ liệu điện tử 56

2.2.6 Tương lai phát triển của EDI 57

2.3 Thương mại Internet 58

2.3.1 Khái niệm về thương mại Internet 58

2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển thương mại Internet 59

2.3.3 Chuỗi giá trị trong thương mại Internet 61

2.3.4 Hệ thống thanh toán trong thương mại Internet 64

2.3.5 An ninh trong thương mại Internet 71

Chương 3 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 87

3.1 Cơ sở pháp lý về thương mại điện tử trên thế giới 87

3.1.1 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử 88

3.1.2 Luật mẫu của UNCITRAL 92

3.1.3 Luật thương mại điện tử của một số quốc gia trên thế giới 93

3.2 Cơ sở pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam 93

3.2.1 Hệ thống chính sách 94

3.2.2 Hệ thống luật 94

3.2.3 Hệ thống các văn bản pháp quy khác 98

Chương 4 CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 99

4.1 Tổng quan về mô hình giao dịch điện tử 99

4.1.1 Khái niệm về mô hình giao dịch điện tử 99

4.1.2 Một số hệ thống giao dịch trong thương mại điện tử 99

4.1.3 Các chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử 103

4.1.4 Các mô hình giao dịch trong thương mại điện tử 104

4.2 Mô hình giao dịch điện tử B2C 106

Trang 5

4.2.1 Khái niệm về mô hình giao dịch điện tử B2C 106

4.2.2 Các phương thức thương mại điện tử B2C 106

4.2.3 Các công cụ hỗ trợ khách hàng trong giao dịch điện tử B2C 109

4.3 Mô hình giao dịch điện tử B2B 110

4.3.1 Khái niệm về giao dịch điện tử B2B 110

4.3.2 Các phương thức thương mại điện tử B2B 110

4.3.3 Xây dựng hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp 113

4.4 Mô hình giao dịch của Chính phủ điện tử 114

4.4.1 Khái niệm về Chính phủ điện tử 114

4.4.2 Vai trò và chức năng của Chính phủ điện tử 115

4.4.3 Lợi ích của Chính phủ điện tử 116

4.4.4 Các mô hình giao dịch của Chính phủ điện tử 116

Chương 5 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 117

5.1 Chiến lược thương mại điện tử 117

5.1.1 Khái niệm chiến lược thương mại điện tử 117

5.1.2 Các cấp chiến lược kinh doanh 118

5.1.3 Nội dung cơ bản của chiến lược thương mại điện tử 119

5.1.4 Một số chiến lược thương mại điện tử 121

5.2 Quản trị chiến lược thương mại điện tử 124

5.2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược thương mại điện tử 124

5.2.2 Qui trình quản trị chiến lược thương mại điện tử 125

5.3 Hoạch định chiến lược thương mại điện tử 126

5.3.1 Nghiên cứu thị trường 126

5.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh 128

5.3.3 Xác định, lựa chọn chiến lược thích nghi 129

5.4 Tổ chức, triển khai chiến lược thương mại điện tử 130

5.4.1 Lập kế hoạch thương mại điện tử 130

5.4.2 Xây dựng, duy trì và phát triển website 133

5.4.3 Đề ra chính sách marketing trực tuyến 138

5.4.4 Lựa chọn phương án thanh toán điện tử 144

5.4.5 Lựa chọn phương án an toàn và bảo mật trên mạng 145

5.5 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược thương mại điện tử 145

5.5.1 Kiểm tra lại các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 146

5.5.2 Đo lường, đánh giá các kết quả kinh doanh 146

5.5.3 Điều chỉnh chiến lược thương mại điện tử 146

Chương 6 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 148

6.1 Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử 149

6.1.1 Sử dụng máy tính trong doanh nghiệp 149

Trang 6

6.1.2 Kết nối và ứng dụng internet trong doanh nghiệp 150

6.1.3 Nhân sự thực hiện thương mại điện tử trong doanh nghiệp 151

6.2 Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử 153

6.2.1 Ứng dụng các phương tiện điện tử 153

6.2.2 Xây dựng và sử dụng website 154

6.2.3 Tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử 155

6.2.4 Đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử 156

6.3 Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử 157

6.3.1 Đầu tư cho thương mại điện tử 157

6.3.2 Doanh thu từ thương mại điện tử 157

6.3.3 Tác động của thương mại điện tử và các trở ngại tồn tại 158

6.4 Xu hướng phát triển 159

6.4.1 Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử 159

6.4.2 Chú trọng bảo vệ dữ liệu cá nhân 160

6.4.3 Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử 160

PHỤ LỤC 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 176

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1 Định nghĩa về thương mại điện tử theo các cách tiếp cận rộng và hẹp 13

Bản

Bản

Bảng 3.1 Khung pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử của một số nước trên thế giới 93 Bảng 5.1 Danh sách các công việc cần thực hiện trong chiến lược xây dựng website 131

Bảng 5.4 Các yêu cầu thông tin của trang web theo hệ thống mục tiêu kinh doanh 136

Bảng phụ lục

Bảng 2 Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á năm 2009 162 Bảng 3 Thống kê số người sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới năm 2009 163 Bảng 4 Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam 163

Bảng 6 Hệ thống Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam 169 Bảng 7 Hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật liên quan đến thương mại điện tử ở Việt Nam 170

Bảng 9 Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp ở Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động 175

Trang 9

Hình 1.1 Các hợp phần của thương mại điện tử 14

Hình 2.7 Cấu trúc dữ liệu của một đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT 55

Hình 2.13 Xử lý thẻ tín dụng và các thông tin đặt hàng dưới dạng thô (không mã hoá) 65 Hình 2.14 Mã hoá các thông tin thẻ tín dụng và các thông tin liên quan đến đặt hàng khi

Trang 10

Hình 4.2 Sơ đồ lôgic của hệ thống máy chủ người bán với đơn đặt hàng 101

Hình 6.5 Phân bổ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách thương mại điện tử theo lĩnh vực

Hình 6.6 Hình thức đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho nhân viên của

Hình 6.7 Tình hình sử dụng phần mềm phổ thông trong doanh nghiệp năm 2009 153 Hình 6.8 Tình hình sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong doanh nghiệp năm 2009 154

Hình 6.11 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử qua các năm 155 Hình 6.12 Doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy mô năm 2009 156 Hình 6.13 Các hạng mục trong đầu tư cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử của

Hình 6.14 So sánh đầu tư, doanh thu và chi phí đặt hàng qua các phương tiện điện tử của

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADSL Đường dây thuê bao số bất đối xứng

(Asymmetric Digital Subscriber Line)ATA Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín

Châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Trustmark Alliance)ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

B2B Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

(Busi-ness-to-business)B2C Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân

(Business-to-consumer)B2G Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ

(Business-to-government)C/O Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

eC/O Chứng nhận xuất xứ điện tử (Electronic Certificate of Origin)

C2C Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân

(Consumer to Consumer)CNTT Công nghệ thông tin

CNTT&TT Công nghệ thông tin và Truyền thông

CP Nhà cung cấp dịch vụ nội dung (Content Provider)

EcomViet Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Việt Nam

eCoSys Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (E-Certificate of Origin System)ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia

EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

EDIFACT Trao đổi dữ liệu điện tử trong hành chính, thương mại và vận tải

(Electronic Data Interchange For Administration, Commerce, and Transport)ERP Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

(Enterprise Resources Planning)ESN Hệ thống mạng xã hội doanh nghiệp

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam)

FTA Hiệp định Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)

G2B Giao dịch thương mại điện tử giữa chính phủ với doanh nghiệp

(Government to Business)GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

Trang 12

GO Trò chơi trực tuyến (Game Online)

GTA Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín

toàn cầu (Global Trustmark Alliance)IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (International Air Traffic Association)ICANN Tổ chức tên miền quốc tế

(Internet Corporation for Assigned Names and Numbers)

IP Giao thức Internet (Internet Protocol)

ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider)

IXP Dịch vụ kết nối Internet (Internet Provider)

MSQL Mã số quản lý

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(Organisation for Economic Co-operation and Development)OSP Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến (Online Service Provider)

PAA Liên minh Thương mại điện tử Châu Á - Thái Bình Dương

(Pan – Asian e-Commerce Alliance)PKI Hạ tầng mã khóa công cộng (Public Key Infrastructure)

POS Điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ (Point of Sales)

QTKD Quản trị kinh doanh

SCM Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

SQL Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc (Structured Query Language)

TMĐT Thương mại điện tử

UN/ CEFEB Tổ chức Hỗ trợ thương mại và thương mại điện tử của Liên hợp quốc

(United Nations Centre for Trade Facilitation and Electronic Business)UNCITRAL Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế

(United Nations Conference on International Trade Law)UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

(United Nations Conference on Trade and Development)VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)VNCERT Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam

(Vietnam Computer Emergency Response Team)VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam

VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

(Vietnam Posts and Telecommunications Group)WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

XML Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language)

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh sự gia tăng hoạt động cạnh tranh mạnh

mẽ của các Tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn ra đời và dần khẳng địnhđược vị trí Vấn đề quyết định sự phát triển không còn nằm ở quy mô mà chính là sự khác biệt

về tốc độ và tư duy vượt trội Nguyên nhân chính do sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật

số đã đưa tới cuộc cách mạng số hóa và xã hội thông tin Các ứng dụng có tính kết nối nhanhchóng và chức năng chuyên biệt được chú trọng Việc quản lý, chia sẻ, kiểm soát thông tinhiệu quả sẽ là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

Mạng Internet ra đời, cho phép chuyển một lượng thông tin khổng lồ và nhanh chóngtrong không gian phi biên giới Internet được nhiều doanh nhân ứng dụng vào kinh doanh tạiworld wide web đã tạo ra cuộc cách mạng kinh doanh bộc phát trên toàn thế giới, tạo diện mạomới cho nền “kinh tế số” Việc mua bán hàng qua mạng thông qua các trung tâm giao dịch ảo,chợ ảo, siêu thị ảo… đang ngày càng thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng Điều này đangdần làm thay đổi phương thức mua bán truyền thống lâu nay, thay bằng phương thức kinhdoanh mới thông qua phương tiện điện tử, được gọi là thương mại điện tử

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử để trả lời cho các câu hỏi:Thực chất thương mại điện tử là gì? Lịch sử hình thành và phát triển thương mại điện tử trênthế giới như thế nào? Các mô hình kinh doanh, chu kỳ thương mại những lợi ích, hạn chế vànhững lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử như thế nào?

1.1 Khái niệm về thương mại điện tử

1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử

Thương mại điện tử tuy là phương thức kinh doanh mới nhưng đã có những bước pháttriển vượt bậc và thu hút mối quan tâm của rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân tham gia kinhdoanh Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều quan niệm về phương thức kinh doanh này, vớimỗi quan niệm lại có những định nghĩa riêng và có những giá trị nhất định

Ủy ban Châu Âu UN đưa ra định nghĩa: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) định nghĩa:

“Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

Theo David Whiteley, giảng viên cao cấp tại trường đại học Manchester Metropolitan,

(E-Commerce: Strategy, Technologies and Applications, Mc Graw Hill, 2000), “Thương mại điện tử là việc xây dựng các mối quan hệ thương mại với các đối tác thông qua website 1 và sử dụng thông tin điện tử để thực hiện giao dịch”.

Theo Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, “Thương mại điện tử

là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân”

1 Website: là tập hợp một hay nhiều trang web, tạo thành một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới

thiệu thông tin, hình ảnh cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào

Trang 14

Theo Anita Rosen, (Hỏi và đáp về thương mại điện tử USA: American Management Association, 2000), “Thương mại điện tử bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng đối với các sản phẩm và dịch vụ”.

Thomas L (Mesenbourg, Kinh doanh điện tử: Định nghĩa, khái niệm và kế hoạch thực hiện) đưa ra định nghĩa “Thương mại điện tử thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua In- ternet, hoặc tiến hành bất cứ giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng máy tính” Định nghĩa này chỉ bó hẹp cho những giao dịch qua mạng máy tính hoặc mạng Internet

Theo công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển phần mềm mạng Việt Nam,

“Thương mại điện tử là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua công nghệ điện tử nói chung”.

Theo tài liệu đào tạo về thương mại điện tử của Microsoft (Fundamentals of ness), có hai định nghĩa theo hai cách tiếp cận như sau:

Ebusi-Theo cách tiếp cận về kinh tế, “Thương mại điện tử là kinh doanh trên môi trường điện tử nhằm kết nối người bán và người mua Nó tích hợp dữ liệu, liên lạc điện tử và dịch vụ bảo mật để tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh”

Theo cách tiếp cận về kỹ thuật, “Thương mại điện tử là một tập hợp công nghệ, ứng dụng và quy trình kinh doanh nhằm liên kết tổ chức, khách hàng và cộng đồng thông qua những giao dịch điện tử và sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin”

Như vậy, hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều cá nhân và tổ chức quốc

tế đưa ra với các cách tiếp cận khác nhau và chưa có một định nghĩa thống nhất Với cương vị lànhững nhà quản trị kinh doanh tương lai, chúng ta sẽ nghiên cứu thương mại điện tử theo cáchtiếp cận về kinh tế Nhìn tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử theo góc độ kinh tế được

chia thành hai nhóm: hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào

cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ "thương mại" và "phương tiện điện tử"

Bảng 1.1 Định nghĩa về thương mại điện tử theo các cách tiếp cận rộng và hẹp

Phương tiện điện tử

3- Thương mại điện tử là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được tiến hành bằng các phương tiện điện tử mà chủ yếu

là các mạng truyền thông, mạng máy tính

và Internet Nghĩa

hẹp

2- Thương mại điện tử là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng các phương tiện điện tử

4- Thương mại điện tử là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng mạng Inter- net

Nguồn: Học viện hành chính quốc gia, Thương mại điện tử dành cho đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước và Hành chính

doanh nghiệp, NXB Lao động.

Từ các định nghĩa trên và sau khi xem xét khái niệm thương mại điện tử theo nghĩarộng và hẹp, có thể đưa ra một định nghĩa mang tính tổng quát về thương mại điện tử như sau:

“Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác” Trong đó, khái niệm về phương tiện điện tử theo luật giao dịch điện tử Việt Nam được hiểu là phương tiện hoạt động dựa trên

công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặccông nghệ tương tự Theo định nghĩa này, khái niệm “Thương mại Internet” là khái niệm cónội hàm hẹp trong khái niệm “Thương mại điện tử”

Trang 15

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử, song về bản chất, các

hoạt động thương mại điện tử đều có những đặc điểm chung tạo nên đặc trưng của thươngmại điện tử

1.1.2 Đặc trưng của thương mại điện tử

a Sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các giao dịch thương mại

Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mạitruyền thống, vì vậy nhiều công việc và quá trình giao dịch thương mại điện tử có liên quanđến thương mại truyền thống Tuy nhiên, các giao dịch thương mại truyền thống được tiếnhành trên giấy, qua điện thoại, những người đưa tin, bằng xe tải, máy bay và các phương tiệnkhác, còn các giao dịch thương mại điện tử thường được tiến hành trên các phương tiện điện

tử như máy điện thoại, máy fax, truyền hình, máy tính…

b Có sự tham gia của các mạng máy tính trong các giao dịch thương mại

Trong thương mại truyền thống, các tổ chức tham gia thương mại như chính phủ,người sản xuất, người phân phối, người bán hàng, khách hàng có thể phải tiếp xúc trực tiếp đểtiến hành các quá trình thương mại như marketing, bán hàng, thanh toán, thực hiện các hoạtđộng hỗ trợ Còn trong thương mại điện tử, sự góp mặt của hệ thống các mạng máy tính đãlàm thay đổi các phương thức giao dịch này và tạo thành một hợp phần không thể thiếu trongthương mại điện tử (hình 1.1)

Hình 1.1 Các hợp phần của thương mại điện tử

Nguồn: Học viện hành chính quốc gia, Thương mại điện tử dành cho đào tạo,

bồi dưỡng về quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp, NXB Lao động.

Hoạt động thương mại

điện tử được thực hiện trên cơ

sở các nguồn thông tin dưới dạng số hoá của các mạng điện

tử như mạng toàn cầu (Internet),mạng ngoại bộ (Extranet),mạng nội bộ (Intranet) và các hệthống thiết bị công nghệ thanhtoán điện tử Để tiến hành cácgiao dịch thương mại điện tử,cần có một chương trình máytính được cài đặt tại ít nhất mộtđiểm cuối của giao dịch hoặcquan hệ thương mại Tại điểmcuối khác có thể là một chươngtrình máy tính, một người sửdụng một chương trình máy tínhhay sử dụng một kỹ thuật truynhập mạng máy tính nào đó

Sự tham gia của các mạng máy tính trong giao dịch thương mại cho phép hình thànhnhững dạng thức kinh doanh mới và những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh

Ví dụ như trường hợp kinh doanh của công ty thương mại Amazon.com Công ty có trụ sở ởSeattle, Washington (Mỹ), không có bất cứ một cửa hàng vật lý (cửa hàng thực) nào nhưng lạikinh doanh rất phát đạt trên nhiều lĩnh vực sản phẩm như đồ điện tử, băng đĩa nhạc và chủyếu là các loại sách Việc bán sách của công ty được thực hiện trực tiếp qua mạng Internet,hoạt động cung ứng được thực hiện trên cơ sở phối hợp trực tiếp giữa công ty với các nhàxuất bản, vì vậy họ không cần duy trì bất cứ hình thức kiểm kê nào

c Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau

Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại Cũng nhưtrong thương mại truyền thống, các giao dịch trong thương mại điện tử không chỉ tập trung

Trang 16

vào việc mua - bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà cònbao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như kích thích, gợi mở nhu cầu đối với cáchàng hoá và dịch vụ, hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh

Trong thương mại truyền thống, các bên thương mại gặp gỡ nhau trực tiếp để tiếnhành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền,séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được sửdụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trongthương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác củacùng một giao dịch Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổithông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạtđộng thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượngngười tham gia ngày càng tăng Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể

đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ

Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong các máy vitính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mớilàm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong đó, người bán (mua)hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian

hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng thamgia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người

ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và khôngđòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau

Mọi giao dịch của khách hàng như tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đặt hàng, nhậnhàng đều có thể không nhất thiết phải gặp trực tiếp nhà cung cấp Tương tự như vậy, mọi giaodịch của doanh nghiệp kinh doanh như quảng cáo, nhận đơn đặt hàng, phân phối hàng hóa vàthực hiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng không nhất thiết phải gặp trực tiếp khách hàng.Những giao dịch này đều đã có sự hỗ trợ bởi các phương tiện điện tử và các hệ thống mạng

d Có ít nhất 3 chủ thể tham gia thương mại điện tử

Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống nhưgiao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụmạng, các cơ quan chứng thực Họ là những người tạo môi trường cho các giao dịch thươngmại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưugiữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xácnhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử

e Các giao dịch thương mại điện tử không bị giới hạn bởi thời gian và không gian

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệmbiên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biêngiới hay thị trường thống nhất toàn cầu Do vậy, thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môitrường cạnh tranh toàn cầu

Giao dịch thương mại điện tử được xây dựng trên cơ sở những ưu điểm và cấu trúccủa thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử, cho phéploại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lý khi thực hiện các giao dịch Trên thực tế, các hệthống máy tính trên Internet có thể được thiết lập để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần; các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp cũng có thể được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và bất kỳ lúc nào

Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanhnghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới

Trang 17

có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có mộtmạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình Với thương mạiđiện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức vàChilê , mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm

Sang thế kỷ XXI, bất cứ người dân nào – dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanhnhỏ, hay chủ tịch công ty lớn - đều sẽ có thể mở rộng công việc giao dịch của mình tới nhữngnơi xa xôi nhất của hành tinh Toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch và phát triển là con đườngnhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướng cạnh tranh quốc tếtrên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tưnước ngoài và các đối tác thương mại

f Thị trường thương mại điện tử là mạng lưới thông tin

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi

dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Thông quaThương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành Ví dụ: các dịch vụ giatăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới,trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hànghóa và dịch vụ trên mạng máy tính

Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng dễ sử dụng

và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho thương mại điện tử là những yếu tốquyết định trong việc thu hút khách hàng Các website khá nổi tiếng như Yahoo! AmericaOnline hay Alta Vista…, đóng vai trò như các website gốc với vô số thông tin Các websitenày đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng

có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàngngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao Tuynhiên, trong thời gian tới, khi các công ty kinh doanh trên Web cạnh tranh khốc liệt hơn vàđua nhau dành cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi nhất, giá cả sẽ lại trở thành yếu tố quyếtđịnh trong cạnh tranh

Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi làkhó bán trên mạng Vì tính tiện dụng của việc mua hàng tại nhà, nhiều người sẵn sàng trảthêm tiền còn hơn là tới cửa hàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng,khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thờigian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Các chủ cửa hàng thôngthường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thịtrường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo

Tóm lại, trong thương mại điện tử bản chất của thông tin không thay đổi Thương mạiđiện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn khôngthay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợpđồng Việc mã hóa, số hóa nội dung của các thông tin, chứng từ và tài liệu giao dịch làm chothương mại điện tử có sự khác biệt so với thương mại truyền thống Trong thương mại truyềnthống nếu có nhiều bên tham gia thì sẽ phải tốn một khối lượng lớn giấy tờ giao dịch về hợpđồng Trong khi đó nếu giao dịch được thực hiện thông qua thương mại điện tử, thì tiết kiệmđược rất nhiều giấy tờ và thời gian Tuy nhiên các chứng từ được thể hiện bằng giấy tờ, chođến nay, lại có ưu thế hơn trong vai trò làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp

1.1.3 Phạm vi, chức năng của thương mại điện tử

a Phạm vi của thương mại điện tử

Phạm vi của thương mại điện tử được mô tả trong hình 1.2

Trang 18

Hình 1.2 Phạm vi của thương mại điện tử

Nguồn: Trần Hoài Nam, bài giảng Thương mại điện tử, Trường đại học Thương mại Hà Nội

b Chức năng của thương mại điện tử

Thương mại điện tử thực hiện 4 chức năng chính là:

- Chức năng truyền thông

- Chức năng quản trị quá trình

- Chức năng quản trị dịch vụ

- Chức năng giao dịch

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triểncủa Internet Tuy nhiên, vào những năm 60 của thế kỷ XX, việc trao đổi dữ liệu điện tử và thưtín điện tử (e-mail) đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ(intranet) Cũng trong khoảng thời gian này, việc tự động hoá trong ngành công nghiệp dịch

vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn như quá trình xử lý séc ra đời vàonhững năm 60 của thế kỷ XX, tiếp theo là quá trình xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử.Tiếp đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giaodịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình Vào những năm 80 của thế

kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với các thiết bị ATMs2 vàPOS3 Khái niệm chuyển tiền số hoá hay chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng và các tổ

chức tài chính ra đời và phát triển cho đến ngày nay

2 ATMs: Automatic Teller Machines - Thiết bị giao dịch tự động

3 POS: Point-of-Sale machines - Thiết bị bán hàng tự động

Trang 19

Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụngrộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã mở rộng cáccông nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ trên cơ sở sử dụng máy tính

cá nhân cả ở công sở và gia đình Để tăng nguồn thu nhập, các tổ chức tài chính luôn nghiêncứu và áp dụng nhiều phương tiện giao dịch thuận lợi, đồng thời hạ thấp chi phí dịch vụ, rútngắn thời gian giao dịch của khách hàng Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệthương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩyhoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển

1.2.1 Giai đoạn sơ khai của thương mại điện tử

Năm 1910, những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành đã được trao đổi theo đườngđiện báo do Tổ hợp Điện báo gồm 15 người bán hoa của Đức tập hợp lại thực hiện, ngày nay

là công ty FTD4 Inc Có thể đây đã là mạng thương mại điện tử đầu tiên Tuy nhiên đối vớicác hệ thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là cần

có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thểhiểu được nhau Cội nguồn của loại hình thương mại điện tử này cũng bắt đầu từ năm 1948,khi Liên bang Xô Viết, kiểm soát Đông Đức cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữaTây Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát sau chiến tranh thế giới lầnthứ II Kết quả là Cầu hàng không Berlin ra đời Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu tấn thựcphẩm và những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng đường hàng không

Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hoá mà việc bốc dỡ phải tiến hành thật nhanh, đã khôngthể tiến hành được với những bản kê khai hàng hoá vận chuyển theo những biểu mẫu khácnhau và được viết bằng ngôn ngữ khác nhau Để giải quyết vấn đề này, Edward A Guilbert, sĩquan quân đội Mỹ và các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển hệ thống kê khai chuẩn có thểtruyền bằng telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn hàngtrong một ngày đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở lại vào năm 1949 Guilbert

đã không quên giá trị của những kê khai chuẩn Đầu những năm 1960, trong khi đang làmviệc tại Công ty Du Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để gửithông tin hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines.Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của Mỹ và một hãngcủa Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dướidạng những thông điệp telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính

Năm 1962, J.C.R Licklider đưa ra ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với

nhau Năm 1965, mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến

đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies) Lawrence G Roberts đã kếtnối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện

thoại Năm 1967, ông này đề xuất ý tưởng mạng ARPANET5 tại một hội nghị ở Michigan;Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máytính có thể chia sẻ thông tin với nhau; ARPANET phát triển

Đến năm 1968, nhiều công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và đườngbiển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do TDCC6 của Mỹ khởi xướng Năm

1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật EDI7 đầu tiên Ngành lương thực và thựcphẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về EDI vào năm 1977 Đầu những năm 1980, tập đoàn ô

tô Ford Motor và General Motor yêu cầu những nhà cung cấp sử dụng EDI Những nhà bán lẻlớn như Sears, Roebuck Co và Kmart Corp cũng bắt đầu sử dụng EDI

4 FTD: Floristis’ Transworld Delivery - một nhà cung cấp các sản phẩm liên quan đến hoa và dịch vụ cho người tiêu dùng

và người trồng hoa bán lẻ ở Mỹ, Canada, Anh, Ireland Website: www.ftd.com; www.interflora.co.uk

5 ARPANET: Advanced Research Project Agency Network - mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ

6 TDCC: Transportation Data Coordinating Committee - Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu

7 EDI: Electronic data interchange - Trao đổi dữ liệu điện tử

Trang 20

Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng cách loại

bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung cấp Nó đòi hỏi nhàcung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và mạng VAN8 Ngoài ra, những nhà cung cấpthường phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vìkhông có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình Trướctình hình phần lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựachọn trở nên khá đơn giản: Không có EDI, không có doanh thu

1.2.2 Giai đoạn thương mại thông tin

Năm 1972, thư điện tử bắt đầu được sử dụng bởi Ray Tomlinson Đến năm 1973,ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London Năm 1984,giao thức TCP/IP9 trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống DNS10 ra đời để phân biệtcác máy chủ, được chia thành sáu loại chính:

- edu (education) cho lĩnh vực giáo dục

- gov (government) thuộc chính phủ

- mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự

- com (commercial) cho lĩnh vực thương mại

- org (organization) cho các tổ chức

- net (network resources) cho các mạng

Năm 1990, ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới Tronggiai đoạn này, thông tin được trao đổi qua mạng bằng các hình thức gửi thư điện tử (email),nói chuyện (chat), tham gia diễn đàn (forum) Việc thanh toán và giao hàng vẫn theo cácphương thức truyền thống

1.2.3 Giai đoạn thương mại giao dịch

Năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đã sử dụng EDI Đó cũng là năm Chínhphủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là năm Tim Berners-Lee đã tạo ratrình duyệt web đầu tiên với sự ra đời của ngôn ngữ HTML11 cùng với giao thức HTTP12 In-ternet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới WWW ra đời, đemlại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ

sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú Mộtkiểu thương mại điện tử mới, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng nổ

Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ trợ "cookies", nhữngtệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã tạo điều kiện cho việc tạo nhữngcửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng những khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cánhân hoá việc bán hàng để phù hợp với khách hàng Trong khi những cửa hàng lớn trên mạngnhư Amazon.com Inc bán những sản phẩm trực tuyến với giá thoả thuận và không cần phải cấtgiữ hàng hoá trong kho hàng, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống lại đổ xô tạo sựhiện diện của mình trên web

Internet và Web là công cụ quan trọng nhất, giúp thương mại điện tử phát triển và hoạtđộng hiệu quả Các giao dịch thương mại được thực hiện qua mạng truyền thông như ký kếthợp đồng điện tử qua mạng, thực hiện thanh toán điện tử Cơ sở hạ tầng tổng thể đã phát triển

để hỗ trợ những công ty dotcom: United Parcel Service Inc và FedEx Corp., chuyên vềchuyển hàng; một số công ty bên thứ ba cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng, American Express

Co giới thiệu Blue, một "thẻ thông minh" được thiết kế cho việc mua hàng trên mạng

8 VAN: Value-Added Network – Mạng gia tăng giá trị

9 TCP/IP: Transmision Control Protocol / Internet Protocol – Giao thức chuyển gói tin

10 DNS: Domain Name System – Hệ thống các tên miền

11 HTML: HyperText Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

12 HTTP: HyperText Transfer Protocol – Giao thức truyền siêu văn bản

Trang 21

1.2.4 Giai đoạn thương mại tích hợp

Trong giai đoạn này, giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp và kết nối với các đối táckinh doanh được thực hiện qua mạng truyền thông Internet cũng làm một cuộc cách mạnghoá nền thương mại điện tử doanh nghiệp đến doanh nghiệp EDI thông qua Internet đã rẻhơn rất nhiều so với VANs và những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệthống giao dịch trực tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tươngthích với Web thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc Năm 2001, một phiên bản của XML13

được thiết kế cho thương mại điện tử, được gọi là ebXML14, đã chính thức được chuẩn hoá vànhững người sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI vàebXML để tạo ra một loại hình thương mại điện tử hoàn hảo hơn

1.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

1.3.1 Khái niệm về mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch kinh doanh Theo Timmers

(1999), mô hình kinh doanh là một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin, bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng, mô tả các lợi ích tiểm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau, và mô tả các nguồn doanh thu Theo Efraim Turban (2006), mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh doanh, qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.

Như vậy, mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoá nhằm mục đích thulợi nhuận trên một thị trường Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh củamột doanh nghiệp Một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác vàtận dụng những đặc trưng riêng có của Internet và Web

1.3.2 Cấu trúc của mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Theo Efraim Turban (2006), Cấu trúc của mô hình kinh doanh thương mại điện tửthông thường bao gồm những thành phần sau:

a Mục tiêu giá trị cung cấp cho khách hàng

Mục tiêu giá trị mô tả giá trị từ quan điểm khách hàng, là cách mà sản phẩm hay dịch

vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Phân tích mục tiêu giá trị, doanhnghiệp phải trả lời các câu hỏi: vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch? Doanhnghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì mà doanh nghiệp khác không thể cung cấp?

Mục tiêu giá trị thương mại điện tử có thể bao gồm: sự cá nhân hóa, cá biệt hóa củasản phẩm; giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả; sự thuận tiện trong giao dịchthông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm…

b Hàng hoá và dịch vụ cung ứng

Mô tả tất cả sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp

c Mô tả quá trình thương mại

Mô tả toàn bộ quá trình tiến hành giao dịch và chuyển giao sản phẩm và dịch vụ

d Các nguồn lực cho doanh nghiệp

Mô tả danh sách nguồn lực được yêu cầu và xác định những nguồn lực sẵn có, nguồnlực đang được phát triển và nguồn lực cần huy động phục vụ cho các hoạt động kinh doanh

e Mô hình doanh thu

Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu tạo ra lợi nhuận và cómức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác Mô hình doanh thu mô tả

13 XML: eXtensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

14 ebXML: Electronic Business using eXtensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng trong kinh doanh điện

tử

Trang 22

doanh thu dự kiến, chi phí dự kiến, nguồn tài trợ và khả năng lợi nhuận dự kiến (kết quả vềmặt tài chính) của mô hình kinh doanh Các mô hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trongthương mại điện tử bao gồm: mô hình thu phí giao dịch, đăng ký, quảng cáo, liên kết, bánhàng Sơ đồ các mô hình doanh thu được thể hiện ở hình 1.3.

Hình 1.3 Các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử

Nguồn: Trần Hoài Nam, bài giảng Thương mại điện tử, Trường đại học Thương mại Hà Nội

- Mô hình thu phí giao dịch

Trong mô hình tạo doanh thu thông qua thu phí giao dịch, nhà cung cấp dịch vụ tiếnhành thu phí dịch vụ dựa trên khối lượng giao dịch mà khách hàng đã sử dụng Một số dịch vụnhư vậy đã được nhà cung cấp mở rộng trên website Khi đó trên website, khách hàng có thểtruy cập những thông tin cần thiết sử dụng cho giao dịch của mình, và khi khách hàng sẵnsàng sử dụng các mẫu có sẵn trên trang để tiến hành nhập thông tin giao dịch, những nhà cungcấp dịch vụ của website sẽ tiến hành thực hiện giao dịch đó với mức phí thường thấp hơnnhiều so với các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện giao dịch truyền thống Chúng ta sẽ cùngtham khảo một số loại hình kinh doanh sử dụng mô hình này trên thế giới: 

Các công ty du lịch: các công ty du lịch thường thu được hoa hồng từ các khoản

chi phí như vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thuê ô tô du lịch…cho khách đặt chuyến du lịchqua công ty Họ hiểu rằng yếu tố quan trọng để khách hàng đến với họ là phải có đầy đủ cácthông tin cần thiết và có giá trị mà khách hàng mong muốn, khi đó máy tính và Internet, vớiđặc thù của mình, sẽ dễ dàng tổng hợp, phân loại và truyền tải nhanh chóng các thông tin nhưvậy đến khách hàng của công ty Trên thực tế, các hãng du lịch trên thế giới thường sử dụngmạng máy tính để tiến hành giao dịch đặt chuyến cho khách hàng, một hệ thống điển hình vềmạng máy tính như vậy là hệ thống Sabre Travelocity là hãng du lịch nổi tiếng đã sử dụng hệthống này, bên cạnh đó cũng phải kể đến Expedia của Microsoft…

Các hãng phân phối xe hơi: đóng vai trò là trung gian, các hãng phân phối xe hơi

mua xe từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Việc đàm phán trao đổi để thống nhấtgiá bán cho khách hàng thường mất thời gian và nhiều khách hàng không muốn tiến hành theocách mua trực tiếp tại hãng như vậy Do đó nhiều hãng đã nhanh chóng sử dụng Internet vàthành công trong việc cung cấp các thông tin cần thiết cũng như thực hiện giao dịch chokhách hàng trên website như MSN Autos, Carsdirect.com, Autoweb.com hay Autobytel…

Trang 23

Các công ty môi giới dịch vụ tài chính (công ty môi giới chứng khoán, môi giới

bảo hiểm) Cũng sử dụng mô hình thu phí dịch vụ theo các giao dịch, các công ty môi giớidịch vụ tài chính thu hoa hồng theo giao dịch thực hiện cho khách hàng Một số công ty môigiới chứng khoán đã thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch này trực tuyến như Merril Lynch,Smith Barney, Charles Schwab…bên cạnh đó là một số hãng môi giới bảo hiểm như Insure.-

com, Insurance.com, Insweb…

- Mô hình doanh thu đăng ký

Khá giống với mô hình tạo doanh thu thông qua thu phí giao dịch, các công ty sử dụng

mô hình doanh thu đăng ký cũng tiến hành thu phí hoa hồng từ các dịch vụ mà khách hàng đã

sử dụng, tuy nhiên theo mô hình này nhà cung cấp sẽ không thực hiện giao dịch cho kháchhàng mà tiến hành cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng sử dụng Mức phí được xácđịnh dựa trên giá trị của dịch vụ cung cấp Các loại hình kinh doanh thường sử dụng mô hìnhnày như trò chơi, giải trí trực tuyến, tư vấn tài chính, tư vấn luật…

Trò chơi trực tuyến: không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, dịch vụ trò

chơi trực tuyến đã có sự phát triển rất mạnh mẽ Nếu chỉ tính riêng ở Mỹ, hằng năm có hơnkhoảng 10 tỷ USD được sử dụng cho ngành công nghiệp giải trí này Để có thể tham gia vàocác trò chơi, hoặc người chơi phải tiến hành mua các phần mềm trò chơi này sau đó cài đặtvào máy tính cá nhân của mình, hoặc trả phí đăng kí tham gia vào trò chơi trên mạng Internet.Một số công ty phát triển các phần mềm trò chơi nổi tiếng có thể kể đến như Microsoft (vớiMSN Games) hay Sony (với Sony Play Station trên Station.com)

Giải trí trực tuyến khác (xem phim, nghe nhạc trực tuyến ): Tương tự như dịch vụ

trò chơi trực tuyến; khi muốn nghe nhạc, xem phim trực tuyến hay muốn tải những bản nhạc

và bộ phim về máy tính cá nhân của mình, người dùng phải trả khoản phí cho nhà cung cấp,các khoản phí này có thể tính cho một khoảng thời gian sử dụng nhất định hoặc cho một dunglượng tải về mà nhà cung cấp quy định trước Một số trang web kinh doanh dịch vụ này nhưMovielink, RealOne SuperPass, Intertainer…

Các tư vấn tài chính, tư vấn luật…Phát triển mạnh ở Mỹ và một số nước Châu

Âu, dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn luật thường được các hãng lớn sử dụng trên mạng net, nhằm tận dụng lợi thế và uy tín của mình để cung cấp dịch vụ tư vấn cho các khách hàng

Inter-ở các bang hay các nước khác Một số trang cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến như vậy cóthể kể đến như MyDocOnline, Law on the Web, CPA Directory…

- Mô hình doanh thu quảng cáo

Mô hình doanh thu quảng cáo được dùng phổ biến ban đầu cho mạng lưới truyền hìnhtại Mỹ Các hãng truyền hình cung cấp chương trình miễn phí cho người xem kèm theo đó làcác đoạn quảng cáo Doanh thu từ hoạt động quảng cáo này đủ giúp cho hãng xây dựng cáchoạt động khác như lập hay mua các chương trình tiếp theo Rất nhiều các chuyên gia mạngInternet đã sớm nhận ra và tin tưởng vào tiềm năng của việc quảng cáo trên Internet, có thểthấy chỉ bắt đầu từ số không về doanh thu năm 1994, nhưng đến năm 1998 các hoạt độngquảng cáo trên mạng đã bùng nổ với doanh thu lên đến 2 tỷ USD Một số các trang Webthông tin điển hình đã thành công trong việc sử dụng mô hình này như About.com, HowStuff-Works và Myspace.com Các trang web này đã thành công khi tập trung vào thu hút một sốlượng nhất định người truy cập thường xuyên mà các thông điệp quảng cáo có thể được gửitrực tiếp đến họ About.com và HowStuffWorks cung cấp trực tiếp các thông tin cần thiết vàhữu ích đến người truy cập Ví dụ một người muốn tìm hiểu cách thức sử dụng lò sưởi trêncác trang này sẽ được thấy một thông điệp quảng cáo về lò sưởi kèm theo các thông tin chitiết Trang web không cần thông tin của khách hàng Việc khách hàng truy cập tìm hiểu thôngtin về lò sưởi là đủ cơ sở để nhà cung cấp trang web tiến hành thu phí quảng cáo Một số môhình phổ biến sử dụng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam là: Cổng thông tin, Báo điện tử vàmột số trang tập trung đối tượng truy cập nhất định

Trang 24

Cổng thông tin: Một trong những cổng thông tin điển hình là Yahoo!, một trong

những trang web đầu tiên xây dựng theo mô hình trang web đa dạng, bao gồm nhiều trangkhác nhau tập trung nhiều đối tượng người truy cập Hiện tại đây là trang web dẫn đầu về số

lượng truy cập trên thế giới (Theo thống kê của Alexa.com), cho phép Yahoo! mở rộng các

danh mục trang thông qua một “cổng vào” tập trung là www.yahoo.com Yahoo! hầu như tậptrung hầu hết các loại trang thông tin và kèm theo công cụ tìm kiếm trên mạng: trang muabán, các trang tìm kiếm, cung cấp E-mail miễn phí, trò chơi, âm nhạc, thư viện ảnh… Bêncạnh Yahoo, các cổng thông tin điển hình khác cũng sử dụng mô hình quảng cáo trực tuyếnnhư AOL, AltaVista, Google, C-Net hay MSN của Microsoft

Báo điện tử: đây là mô hình khá phổ biến sử dụng cách thức tạo doanh thu từ

quảng cáo, cũng như cách tạo quảng cáo phổ thông như báo giấy truyền thống, các báo điện

tử cũng tiến hành quảng cáo cho khách hàng bằng cách cho thuê chỗ đặt Logo, đường link,banner… Một số các trang điển hình mà chúng ta có thể thấy ở Việt Nam như Vnexpress.nethay Vietnamnet.vn

Một số trang tập trung đối tượng truy cập nhất định: các trang này tập trung vào

một đối tượng người dùng có mục đích nhất định khi tìm kiếm thông tin trên mạng, sau đó khithu hút được người dùng thường xuyên, việc tiến hành quảng cáo trên các site này thôngthường sẽ có mức phí cao hơn các cách thức quảng cáo trực tuyến khác Một ví dụ dễ thấy làcác trang tìm kiếm việc làm trên mạng như CareerSite trên thế giới hay Vietnamworks tạiViệt Nam Ngoài ra còn có một số trang khá nổi tiếng khác như AutoTrader.com, CycleTrad-er.com chuyên dùng cho mua bán các phương tiên giao thông sử dụng lại

- Mô hình doanh thu bán hàng

Rất nhiều công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng bằng cách đáp ứng yêu cầucủa khách hàng thông qua danh mục hàng hóa được khách hàng chọn lựa và gửi lại cho công

ty Đây là phương thức tạo doanh thu phổ thông ra đời từ năm 1892, khi đó một thương nhân

có tên Aaron Montgomery Ward bắt đầu bán hàng hàng hóa của mình thông qua giới thiệumột danh mục hàng hóa mà anh ta có Cho đến năm 1895, Richard Sears và Alvah Roebuck

đã biết tiến hành gửi danh mục hàng qua đường bưu điện cho các nông dân và dân cư thànhthị nhỏ Sau đó cả Aaron Montgomery Ward, Richard Sears và Alvah Roebuck đều đã trởthành những doanh nhân bán lẻ thành công ở Mỹ những năm 50 của thế kỷ 20

 “Theo phương thức này, người bán sẽ thiết lập một danh mục hàng hóa kèm hình ảnh sau đó sử dụng những hình ảnh này cùng thông tin chi tiết để gửi cho khách hàng tiềm năng của mình Về phần mình, người mua sẽ tạo đơn hàng mong muốn và gửi lại hay gọi điện cho người bán” Với tên gọi thông thường là “Thư đặt hàng” hay “Danh mục mẫu”, phương thức

này đã được chứng minh thành công bằng việc danh mục hàng hóa cung cấp ngày càng được

mở rộng bao gồm hàng may mặc, máy tính, hàng điện tử, gia dụng và quà tặng

Các công ty có thể sử dụng phương thức này tạo danh mục hàng hóa, dịch vụ cung cấptrên mạng Internet để thay thế hay bổ sung cho các danh mục hàng đã in sẵn Khi danh mụchàng được mở rộng theo cách này, khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng thông qua Websitehay gọi điện trực tiếp đến nhà cung cấp mà không nhất thiết đến tận nơi phân phối để xem vàđặt mua Tuy nhiên, vào những năm đầu tiên phát triển xu hướng tiêu dùng theo hình thứcthương mại điện tử, hầu hết những người mua hàng chỉ sử dụng website của nhà cung cấp đểtruy cập thông tin sản phẩm, dịch vụ sau đó họ lại đặt mua bằng điện thoại Những kháchhàng này thường e ngại cung cấp thông tin thẻ tín dụng khi mua hàng trên mạng, chính vì vậyhầu hết các công ty sử dụng mô hình tạo danh mục hàng bán thường chấp nhận khách hàngthực hiện thanh toán giao dịch thông qua điện thoại hay thư bưu điện

 Có rất nhiều công ty thành công bằng phương thức bán hàng thông qua tạo danh mụchàng bán, họ chấp nhận và thực hiện các thư đặt hàng của khách hàng gửi đến đồng thời mởrộng hoạt động kinh doanh trên mạng Internet Một số công ty khác lại chấp nhận sử dụng

Trang 25

phương thức tạo danh mục hàng bán trên Website sau khi nhận thấy là các hàng hóa mà họ bánthông qua mạng phân phối truyền thống (cửa hàng, kho hàng…) cũng có thể bán được như vậytrên Internet Kênh phân phối mới này không đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng thêm khohàng đồng thời lại giúp mở rộng đối tượng khách hàng trên phạm vi toàn thế giới Có thể kể đếnmột số nhóm ngành hàng chính mà các doanh nghiệp chú trọng áp dụng mô hình này như: máytính, hàng điện tử; sách; đĩa nhạc, video; hàng hóa cao cấp; quần áo; hoa, quà tặng:

Máy tính và hàng điện tử: Apple, Dell15, Gateway và Sun Microsystems… Hầuhết các công ty này, thông qua website của mình, đều cung cấp danh mục hàng rất đa dạng vàphong phú cho khách hàng, từ các máy tính cá nhân loại nhỏ cho đến các máy chủ cỡ lớn,phục vụ đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân, doanh nghiệp cho đến các tổ chức

Sách; đĩa nhạc và video: Amazon là một điển hình về áp dụng thành công mô

hình bán hàng tạo doanh thu qua việc cung cấp danh mục hàng hóa tới khách hàng

Hàng hóa cao cấp; quần áo; hoa và quà tặng: Versace, Tiffany & Co, Wet Seal,

1.3.3 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử điển hình

Có rất nhiều loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử đã được ứng dụng và đượcphân chia thành các nhóm mô hình khác nhau, thể hiện ở bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử điển hình Nhóm mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình bán hàng

Bán hàng trực tuyến Đấu giá trực tuyến Chọn giá thích hợp

Cá nhân hoá sản phẩm và dịch vụ Giảm giá

Mô hình mua hàng Đặt giá cố địnhĐấu thầu điện tử

Mua nhóm

Mô hình sàn giao dịch Đổi trácThành viên

Mô hình tích hơp chuỗi giá trị Nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị

Mô hình trung gian thông tin Cổng thông tinLiên kết

Mô hình bảng hiệu

Mô hình các trang vàng trực tuyến

Mô hình cuốn sách điều khiển trên mạng

Nguồn: Trần Hoài Nam, bài giảng Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại Hà Nội

a Mô hình bán hàng

15 Công ty Dell thành lập năm 1984 với ý tưởng bán hàng trực tiếp giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm nhanh nhất với giá cả thấp và chất lượng cao www.dell.com ra đời năm 1994 Hệ thống dịch vụ bán hàng điện tử chính thức đi vào hoạt động năm 1996 Một năm sau, Dell trở thành công ty đầu tiên đạt 1 triệu USD doanh thu bán hàng qua Internet Hiện nay, mỗi quí trang web chính thức của công ty nhận được trên 1 tỉ lượt truy cập trên 86 quốc gia có trụ sở của Dell, sử dụng 28 ngôn ngữ

và chấp nhận 29 loại tiền tệ Sau hơn 20 năm hoạt động, công ty đã có xấp xỉ 46.000 nhân viên trên khắp thế giới

Trang 26

Trong nhóm mô hình bán hàng, có các mô hình kinh doanh như sau:

- Mô hình bán hàng trực tuyến

Mô hình bán hàng trực tuyến là mô hình bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến từ nhà sảnxuất tới khách hàng (loại bỏ trung gian hoặc các cửa hàng hữu hình) hoặc từ người bán lẻ tớikhách hàng, phân phối hiệu quả hơn Mô hình này đặc biệt hiệu quả đối với những sản phẩm

và dịch vụ có khả năng số hóa Người bán hàng cần xây dựng cửa hàng trực tuyến Tại cáccửa hàng trực tuyến, khách hàng có thể đọc, xem các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ,doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất Việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán quamạng sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đây là mô hình mà hầu hết các doanh nghiệpvừa và nhỏ ở Việt Nam đều có thể áp dụng, đơn giản nhất là đưa thông tin về doanh nghiệp,sản phẩm, hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng thu thập thông tin dễ dàng

- Mô hình đấu giá trực tuyến

Cho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc các dịch vụ thông qua mạng ternet Mô hình này rất được ưa chuộng hiện nay đối với doanh nghiệp, cá nhân người tiêudùng và đặc biệt với các cơ quan công quyền, cho phép người mua và người bán tham gia trênmột cửa hàng ảo, được quyền đa giá trên một phòng đấu giá ảo do mình tạo ra

in-Hình 1.4 Mô hình đấu giá trực tuyến giá tăng dần

Nguồn: Trần Hoài Nam, bài giảng Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại Hà Nội

www.ebay.com làmột trang web thànhcông nhất sử dụng môhình đấu giá tăng dần.Giống như hầu hết cáccông ty đấu giá, eBaykhông trực tiếp bán hàngcủa chính mình mà chỉgiúp cho các thành viênliệt kê và trưng bày sảnphẩm của họ, đấu giá cácsản phẩm và thanh toánchúng Nó hoạt độnggiống như là một nơi họpchợ cho các thành viênhoặc các doanh nghiệp sửdụng để đấu giá các sảnphẩm và dịch vụ

Có một vài loại hình thức đấu giá trên mạng đang hiện hữu như: đấu giá kiểu Anh, giákhởi điểm sẽ được đặt ở mức thấp và sau đó được nâng lên bởi các người tham gia đấu giátiếp theo; đấu giá kiểu Hà Lan, đồng thời nhiều món hàng giống nhau sẽ được đưa lên sàn đấugiá, tất cả những người đấu giá thắng sẽ trả cùng một giá – giá cao nhất mà tất cả các món

hàng đó được bán (treasury bills là một ví dụ cho kiểu đấu giá này) Hầu hết tất cả các sàn

đấu giá trực tuyến đều sử dụng đấu giá kiểu Anh

Những ưu điểm của mô đấu giá trực tuyến là:

• Không ràng buộc thời gian: Việc đặt giá có thể thực hiện bất kì lúc nào Các sản

phẩm đuợc liệt kê trong một một vài ngày để người mua có thời gian tìm kiếm, quyết định vàđặt giá Giá trị của món hàng sẽ được nâng lên theo số lượng người tham giá đấu giá

• Không ràng buộc địa lý: Những người bán hàng và những người đấu giá có thể

tham gia đấu giá từ bất kì nơi nào có truy cập Internet Điều này làm các cuộc đấu giá thêmgần gũi và giảm chi phí tham dự một cuộc đấu giá Điều này đồng thời cũng làm tăng sốlượng các sản phẩm (có càng nhiều người bán hàng) và số lượng các đặt giá (có càng nhiều

Chi

phí

Thời gian Người mua

Người bán

Giá

Người thắng

giá cao nhất

Trang 27

người đặt giá) Những món hàng không những không cần phải đưa đến sàn đấu giá mà còngiảm được chi phí, giảm được giá khởi điểm được chấp nhận của người bán

• Lơi ích với người bán, người mua và xã hội: thu hút số người đấu giá lớn nhất, số

lượng người bán hàng lớn, khuyến khích nhiều người bán Bởi vì có nhiều người tham gia đặtgiá, có thể đạt được giá cao, giảm chi phí bán hàng, dễ buôn bán

- Mô hình cá nhân hoá sản phẩm và dịch vụ

Cá nhân hóa sản phẩm - dịch vụ là tạo một sản phẩm hoặc dịch vụ theo tiêu chuẩn hayyêu cầu của người mua Cá nhân hóa không phải là mô hình mới, nhưng cái mới là khả năng

cá nhân hóa nhanh sản phẩm trực tuyến cho khách hàng với chi phí không cao hơn nhiều sovới sản phẩm không được cá nhân hóa Ví dụ: Dell.com; Landend.com

- Mô hình giảm giá

Những công ty bán sản phẩm và dịch vụ của họ ở mức chiết khấu cao, khoảng 50%trên giá bán lẻ Ví dụ: Half.com

b Mô hình mua hàng

Trong nhóm mô hình mua hàng, có các mô hình kinh doanh như sau:

- Mô hình đặt giá cố định

Đi tiên phong trong mô hình này là Priceline.com Cho phép một người mua lập giá

mà họ sẵn lòng trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định Priceline.com sẽ cố hợp nhấtyêu cầu của khách hàng với một nhà cung cấp sẵn lòng bán sản phẩm hoặc dịch vụ với giá đó

- Mô hình đấu thầu điện tử

Hình 1.5 Mô hình đấu thầu điện tử

Nguồn: Trần Hoài Nam, bài giảng Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại Hà Nội

Người thamgia được phép đấuthầu các sản phẩm,dịch vụ qua mạnginternet Người mua

và người bán thamgia trên một cửahàng ảo, đượcquyền đa giá trênmột phòng đấu giá

ảo do mình tạo ra

Người đấuthầu cho giá thấpnhất với một sảnphẩm, dịch vụ sẽđược lựa chọn

- Mô hình mua nhóm

Một doanh nghiệp tập hợp những cá nhân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng hợpnhững đơn đặt hàng nhỏ của họ để đạt được một số lượng mua lớn, và sau đó đứng ra đàmphán (hoặc tiến hành bỏ thầu) cho thỏa thuận kinh doanh Do khối lượng mua nhiều nên họ cóthể nhận được chiết khấu giảm giá theo khối lượng Thí dụ: Letsbuyit.com

Giá

Người thắng

giá thấp nhất

Trang 28

Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng các công nghệ Internet để tạo nên thịtrường, đưa người mua và người bán lại với nhau Giúp người mua và người bán gặp gỡ nhaunhằm giảm chi phí mua sắm trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định

Trong nhóm mô hình sàn giao dịch, có các mô hình kinh doanh như sau:

- Mô hình đổi trác

Công ty sắp xếp các cuộc trao đổi để các thành viên tham gia trao đổi những giá trị mà

họ không cần lấy những thứ mà họ thực sự cần Ví dụ Web-barter.com; Tradeaway.com sắpxếp những cuộc trao đổi như vậy

- Mô hình thành viên

Chiết khấu cho các thành viên mới nhằm khuyến khích việc tham gia Đây là mô hìnhkhá phổ biến trong truyền thống Ví dụ: Netmarket.com và NYTimes.com

d Mô hình tích hợp chuỗi giá trị

Cung cấp một dịch vụ, thực hiện một chức năng chuyên biệt trong chuỗi giá trị Ví dụ:

- IBM, Sun, Compaq, Dell cung cấp cơ sở hạ tầng phần cứng: máy chủ web

- Microsoft, Sun, Apache Software Foundation cung cấp cơ sở hạ tầng phần mềm:

Hệ điều hành và phần mềm máy chủ

- Cisco cung cấp cơ sở hạ tầng thiết bị mạng: bộ định tuyến

- CheckPoint, VeriSign cung cấp cơ sở hạ tầng bảo mật: phần mềm mã hóa

- IBM, Microsoft, iPlanet, CommerceNet, Ariba cung cấp cơ sở hạ tầng phần mềm

hệ thống thương mại điện tử

- Real Networks, Microsoft cung cấp các giải pháp đa phương tiện

- PeopleSoft cung cấp phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng

- PayPal, CyberCash cung cấp dịch vụ thanh toán

- Akamai, Cache Flow, Inktomi, Digital Island cung cấp dịch vụ cơ sở nâng caohiệu suất

- Oracle, Sybase cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu

- Exodus, Equinex, Global Crossing cung cấp dịch vụ máy chủ

- UPS – cung cấp dịch vụ hậu cần

e Mô hình trung gian thông tin

Trong mô hình trung gian thông tin, có các mô hình kinh doanh như sau:

- Mô hình cổng thông tin

Cổng thông tin là một nơi sắp xếp, sàng lọc thông tin (chủ yếu là các địa chỉ web)nhằm tạo điều kiện tìm kiếm dễ dàng cho người sử dụng trong một rừng thông tin Vậy, thunhập của họ từ đâu ra? Từ lệ phí quảng cáo của những website khác mong muốn được liệt kê

ở vị trí khách hàng dễ dàng tìm thấy nhất Ví dụ điển hình nhất về mô hình cổng thông tin là

mỗi tháng? Khi doanh nghiệp đã có website của riêng thì cũng nên trả một khoản chi phí nhấtđịnh (vài chục đến vài trăm đô-la Mỹ mỗi tháng) để được liệt kê địa chỉ website trên một cổngthông tin nào đó để thu hút được nhiều người vào xem website của doanh nghiệp

- Mô hình liên kết

Một đối tác marketing (doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hoặc cá nhân) liên kếtkhách hàng tới Website của một công ty bán hàng Việc liên kết được thực hiện bằng việc đặtmột mẩu tin quảng cáo của công ty bán hàng trên Website của công ty liên kết hội viên Khinào một khách hàng mà được dẫn tới một Website của công ty bán hàng mua hàng ở đó thìđối tác liên kết hội viên sẽ nhận được tiền hoa hồng (có thể từ 3 đến 15%) trên giá mua

f Mô hình quảng cáo

Trang 29

Trong mô hình quảng cáo, bao gồm mô hình lan tỏa, một doanh nghiệp xúc tiếnthương hiệu hoặc bán hàng thông qua việc khuyến khích mọi người gửi tin nhắn tới nhữngngười khác hoặc mời bạn bè tham gia vào những chương trình nhất định.

g Mô hình bảng hiệu

Mô hình bảng hiệu là mô hình đặt áp phích quảng cáo trên website Doanh nghiệp sửdụng thương mại điện tử như một công cụ hữu hiệu để đăng tải thông tin của doanh nghiệphoặc doanh nghiệp khác Đây là mô hình đơn giản nhất, thường được các doanh nghiệp ứngdụng mới bắt đầu khởi động thương mại điện tử do mức chi phí đầu tư thấp

h Mô hình các trang vàng trực tuyến

Mô hình các trang vàng trực tuyến hoạt động tương tự như các trang vàng niên giámđiện thoại, sử dụng kỹ thuật liên kết, siêu liên kết hoặc các công cụ tìm kiếm cho phép kháchhàng tìm kiếm theo tên sản phẩm dịch vụ hay đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ

Mô hình này thường được các tổ chức chính phủ áp dụng hỗ trợ cho các ngành hànghoặc chuỗi các công ty trong một ngành hàng Ví dụ như www.nhungtrangvang.com.vn cónhiều tiện ích trong tìm kiếm và khả năng phân loại cao, được nhiều doanh nghiệp sử dụng

i Mô hình cuốn sách điều khiển trên mạng

Mô hình cuốn sách điều khiển trên mạng là mô hình website được xây dựng giống nhưmột cuốn sách chi tiết cung cấp thông tin, phân loại sản phẩm, tư vấn cách sử dụng và cácdịch vụ khuyến mại của doanh nghiệp Trong đó, phạm vi hướng dẫn là tất cả những thông tinliên quan đến doanh nghiệp, thư mục, mặt hàng theo thể loại, tên, chi tiết về giá cả…

Đây là mô hình phổ biến trên thế giới vì nó cung cấp những tiện ích cần thiết chokhách hàng trong việc tìm hiểu sản phẩm và đối thoại gián tiếp với doanh nghiệp Tuy nhiên,

mô hình này đòi hỏi mức đầu tư cao để xây dựng và duy trì website như một công cụ quảngcáo và giới thiệu các hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác

1.4 Chu kỳ thương mại điện tử

1.4.1 Các giai đoạn trong chu kỳ thương mại điện tử

Chu kỳ thương mại điện tử

là một hệ thống các hoạt động

thương mại nối tiếp nhau xoay

quanh hoạt động mua bán hàng hóa,

dịch vụ và các hoạt động kích thích,

hỗ trợ bán hàng thể hiện ở hình 1.6

Việc tiến hành giao dịch thương mại

điện tử liên quan đến các giai đoạn:

- Giai đoạn tiền bán hàng:

- Giai đoạn thanh toán:

+ Ghi hóa đơn

+ Thanh toán

- Giai đoạn hậu bán hàng,

thực hiện các dịch vụ hậu bán

Hình 1.6 Chu kỳ thương mại điện tử

Nguồn: Học viện hành chính quốc gia, Thương mại điện tử dành cho đào

tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp, NXB

Lao động.

Trang 30

1.4.2 Các loại chu kỳ thương mại điện tử cơ bản

Với việc phân loại các giai đoạn giao dịch trong chu kỳ thương mại điện tử như trên,David Whiteley, giảng viên cao cấp tại trường đại học Manchester Metropolitan, đưa ra baloại chu kỳ thương mại điện tử cơ bản (hình 1.7)

Hình 1.7 Các loại chu kỳ thương mại điện tử cơ bản

Nguồn: David Whiteley (2000) E-Commerce: Strategy, Technologies and

Applica-tions, NXB Full Mc Graw Hill.

Repeat - Thường

xuyên, lặp lại các giaodịch giữa các đối tác kinhdoanh thương mại

Credit - Không

thường xuyên giao dịchgiữa các đối tác kinhdoanh thương mại

Cash - Không

thường xuyên giao dịch,trong các mối quan hệthương mại giao dịch đơn

lẻ (thương mại bán lẻ)

1.5 Lợi ích của thương mại điện tử

1.5.1 Lợi ích đối với các tổ chức

Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền

thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng

và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng chophép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn

Giảm các loại chi phí: giảm các loại chi phí sản xuất do giảm chi phí giấy tờ, giảm chi

phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống; giảm chi phí thông tin liên lạc;Giảm chi phí mua sắm thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá muahàng (5-15%)

Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối

hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trênmạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ

giảm chi phí lưu kho

Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ

với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm

và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành

Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet

giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi

Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo

khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một

ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

Xây dựng mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và

giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giánông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp

giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường

Trang 31

Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể

được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm

hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu phí nếu triển khai cũnggặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch

vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch;tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vậnchuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh

1.5.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng

mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có

nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng

có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giáphù hợp nhất

Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa đã số hóa: Đối với các sản phẩm số hóa được

như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng

tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines);đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua

và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tạimọi nơi trên thế giới

Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người

tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng

khác nhau từ mọi khách hàng

Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng

cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng

1.5.3 Lợi ích đối với xã hội

Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm,

giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó

khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,

dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử Đồng thờicũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo

dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuậntiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình

1.6 Hạn chế của thương mại điện tử

1.6.1 Hạn chế về kỹ thuật

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

Trang 32

- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đủ mạnh.

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển Khó khănkhi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữliệu truyền thống

- Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêmchi phí đầu tư

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống khohàng tự động lớn

1.6.2 Hạn chế về thương mại

- Cản trở về tâm lý do vấn đề an ninh và riêng tư

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử

- Thiếu lòng tin về người bán hàng trong thương mại điện tử

- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian

- Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp,giao dịch điện tử cần thời gian

- Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ và chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện đểthương mại điện tử phát triển

- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)

- Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công

ty dot.com

1.7 Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử

1.7.1 Thương mại hàng hóa dịch vụ điện tử

Trong thời gian gần đây, các hình thức mua bán qua Internet đã từng bước phát triển

và dần trở nên quen thuộc đối với một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là giới nhân viên vănphòng, sinh viên tại các đô thị lớn Cuối năm 2009, việc mua bán qua các website thương mạiđiện tử đã khá phổ biến với một số loại hàng hóa, dịch vụ như vé máy bay, đồ điện tử, điệnthoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, phòng khách sạn, nước hoa, hoa tươi, v.v Phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đápứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản sau khi đặthàng cho đến thanh toán khi nhận hàng

Bên cạnh các website thương mại điện tử chuyên dụng, nhiều mạng xã hội đã xuấthiện với số lượng thành viên tham gia lên đến hàng trăm ngàn người Với số lượng ngườitham gia lớn, những mạng xã hội này đang trở thành thị trường thực sự cho các nhà kinhdoanh Nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã có những hình thức đầu tư phù hợp để nắm bắtmảng thị trường tiềm năng này như lập chủ đề (topic) và thuê vị trí cố định cho chủ đề để bánhàng hoặc quảng cáo dịch vụ Người bán trực tiếp trao đổi, giao dịch với khách hàng trêntopic và thực hiện việc bán hàng hóa, dịch vụ qua nhiều phương thức linh hoạt và được ngườitiêu dùng chấp nhận Với sự phát triển đó, hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến

đã trở thành một xu hướng thực sự và sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi thanh toán điện tử trởnên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng

Lĩnh vực sản xuất và thương mại giữa các doanh nghiệp B2B16, chủ yếu là các giaodịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từngười sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và người bán buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng

16 B2B: Business To Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp

Trang 33

EDI, các hàng hóa MRO17 như văn phòng phẩm, phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa, vậtdụng rẻ tiền mau hỏng như vật liệu và phương tiện tẩy rửa v.v Các chi tiết sản phẩm, đượcđặc trưng bởi các giao dịch mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lắp đi lắp lại với cùngmột khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được thực hiện quacác website B2B

Thương mại bán lẻ B2C18 là lĩnh vực áp dụng rộng rãi thương mại điện tử với nhiều

mô hình kinh doanh đa dạng Các hàng hoá được bán chủ yếu có độ tin cậy về chất lượng gắnliền với thương hiệu được tín nhiệm, chủng loại phong phú như máy tính và các thiết bị điệntử; dụng cụ thể thao; văn phòng phẩm; sách và băng đĩa nhạc, phim ảnh, đồ chơi trẻ em, cácsản phẩm nghệ thuật

Dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉcuối tuần trọn gói cho gia đình…Giúp tìm kiếm đầy đủ bản đồ, thông tin về nơi du lịch.Tiếtkiệm chi phí của người cung ứng dịch vụ và thời gian của người tiêu dùng dịch vụ

Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn đặt hàng tốthơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịpthời tới nơi đã định Cho phép khách hàng theo dõi hàng hoá trên đường vận chuyển

Thông qua Internet, người môi giới bất động sản có thể giới thiệu và khách hàng cóthể tiếp cận với thông tin rất phong phú về nhà cửa cần mua bán (danh sách, vị trí, trạng tháimới cũ, mô tả bằng hình ảnh, viếng thăm ảo trong không gian ba chiều…), và tiếp cận vớinhau để thảo thuận các điều kiện mua bán Các giao dịch qua mạng nhìn chung chưa thay thếđược các hoạt động thực (đặc biệt là các khâu liên quan đến giấy tờ chuyển giao sở hữu) Cácdịch vụ đi liền với kinh doanh bất động sản tốn nhiều thời gian và sức lực như: giúp các chủdoanh nghiệp trong việc tìm kiếm, mở rộng văn phòng, trang bị Internet, điện thoại, cấp điện,sưởi nóng…

Internet giúp các bác sỹ, dược sỹ trao đổi ý tưởng, phát minh, kinh nghiệm… Cácwebsite tạo cơ hội tư vấn nhanh, chi phí thấp giữa bác sỹ và bệnh nhân…Tồn tại nhiều web-site về tư vấn dinh dưỡng Nhờ ứng dụng TMĐT, các chuyên gia pháp luật có thể nhanhchóng tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin về các vụ án, giúp khách hàng nhanh chóng tìmđược người cung ứng dịch vụ tư vấn phù hợp Các dịch vụ này đang phát triển nhanh chóngtrên mạng Các dịch vụ khác đang có thêm cơ hội phát triển như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụtìm kiếm trực tuyến tổ tiên và thân nhân

1.7.2 Ngân hàng, tài chính điện tử

a Khái niệm ngân hàng, tài chính điện tử

“Ngân hàng, tài chính điện tử là các tổ chức ngân hàng, tài chính mà tất cả các giao dịch giữa Ngân hàng, tổ chức tài chính và khách hàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng”

Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức; ngân hàng trựctuyến và ngân hàng hỗn hợp Các ngân hàng trực tuyến thuần tuý (ngân hàng ảo): Ngân hàngtrực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông quamôi trường mạng có lợi thế về tốc độ và chi phí dịch vụ, đem lại cho khách hàng lợi ích kinh

tế lớn hơn, nhưng bất lợi thế về độ tin cậy Một số ngân hàng Internet thuần tuý cố gắng tạolập sự hiện diện vật lý với mức độ cần thiết, hoặc hợp tác với các ngân hàng truyền thống.Việc hoàn thành các thủ tục vay vốn, so sánh, lựa chọn các phương án vay trong thương mạitruyền thống thường tốn nhiều thời gian Qua mạng, quá trình này thực hiện nhanh hơn vớichi phí thấp hơn

17 MRO: Maintenance, Repaire and Operation – Các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành

18 B2C: Business-to-Consumer - còn gọi là e-tailing, mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng

Trang 34

Các ngân hàng hỗn hợp: Các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến, gọi là ngân hàng hỗn hợp Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô

hình này Lợi thế về danh tiếng, truyền thống đã được tạo lập từ trước, sự tin cậy lớn hơn củakhách hàng do có trụ sở vật lý, có nơi giao tiếp cụ thể, có mạng lưới rộng rãi các máy rút tiền

tự động Các ngân hàng loại này chiếm vị trí chủ đạo hiện nay

Hiện nay vay vốn trực tuyến chủ yếu được tiến hành đối với các khoản vay nhỏ Đầu

tư trực tuyến – mua bán chứng khoán là lĩnh vực ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử; Chophép nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu kích cỡ lệnh mua, bán các chứng khoán, giá chào bán, chophép người mua và người bán trực tiếp liên hệ, tiến hành giao dịch mua bán nhanh chóng,hiệu quả, bỏ qua trung gian Quá trình định giá trên mạng cũng minh bạch hơn

Dịch vụ tài chính hỗn hợp là xu hướng kết hợp đồng thời nhiều loại hình dịch vụ tàichính (thanh toán, cho vay vốn, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lập kếhoạch tài chính…) tác động đến cả các ngân hàng truyền thống và các ngân hàng trực tuyến.Nhiều website cung ứng dịch vụ tài chính tích hợp, cho phép người sử dụng biết được thôngtin về tình hình tài chính của mình mà chỉ cần truy cập 1 website duy nhất

b Vai trò của Ngân hàng, tổ chức tài chính điện tử

Việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp chu chuyển vốn nhanh vàđáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế Điều đó làm cho luồng tiền từ mọi phíachảy vào Ngân hàng lớn và được điều hòa với hệ số hữu ích cao, làm thay đổi cơ cấu tiền lưuthông, chuyển từ nền kinh tế tiền mặt qua nền kinh tế chuyển khoản

Thông qua hệ thống Ngân hàng điện tử, Ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chuchuyển tiền tệ, cũng từ đó có thể hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp,tham nhũng… Với các nguồn dữ liệu được truy cập kịp thời, chính xác qua hệ thống mạngthông tin, Ngân hàng Trung Ương có thể phân tích, lựa chọn các giải pháp, sử dụng các công

cụ điều tiết, kiểm soát cung ứng tiền tệ tối ưu nhằm điều hòa, ổn định tiền tệ đối nội và đốingoại chủ động, có đủ điều kiện để đánh giá tình hình cán cân thương mại, cán cân thanhtoán, và diễn biến tốc độ phát triển kinh tế Ngân hàng Trung Ương sẽ nâng cao hơn vai tròcủa mình, phát huy hết chức năng của mình nếu như việc ứng dụng Ngân hàng điện tử ngàycàng được đẩy mạnh trong hệ thống Ngân hàng

Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng chặt chẽ, kịp thờichấn chỉnh những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống Việc quản lý hệ thống kho quỹ, in ấntiền, tổ chức điều hành văn phòng, quản lý hồ sơ cán bộ, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, hộihọp từ xa trong nước và quốc tế… đều có thể ứng dụng qua mạng thông tin sẽ rất thuận tiện,giảm được đáng kể chi phí đi lại, chi phí tổ chức, tiết kiệm thời gian…

Đầu tư tín dụng cũng sẽ thay đổi lớn Các dự án đầu tư cũng có thể được đưa lên mạng

để chào mời các Ngân hàng thương mại Máy tính điện tử phân tích các dữ liệu truy cập, đưa

ra các phương án để lựa chọn tối ưu Ngân hàng thương mại thấy rõ những điều cần tư vấn để

bổ khuyết vào dự án đảm bảo khả năng thực thi

Ngoài ra, mạng thông tin cung cấp cho các tổ chức tín dụng nắm được diễn biến củacác thị trường: tiền tệ, chứng khoán, hối đoái Những diễn biến về lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giáhối đoái Các luồng vốn khả dụng được chào mời trên thị trường liên Ngân hàng phản ánh quamạng sẽ giúp cho Ngân hàng có các chính sách đúng đắn và hoạch định các phương án hoạtđộng phù hợp Có thể nói, Ngân hàng điện tử có vai trò vô cùng to lớn trong hệ thống Ngânhàng, nó đang tác động đến các Ngân hàng, xúc tiến việc sáp nhập, hợp nhất, hình thành cácNgân hàng lớn, nâng cao nguồn vốn tự có đủ sức trang bị công nghệ thông tin hiện đại đểđương đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt giành lợi thế về mình

Mặt khác, nó cũng đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng ngày càng chặtchẽ, phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng khắp trong nước và thế giới… để thiết lập các đề án

Trang 35

phát triển nghiệp vụ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng mạng lưới thanh toán điện

tử, thông tin rủi ro, tư vấn pháp luật, kiểm toán phòng ngừa, lập quỹ bảo toàn tiền gửi, xâydựng các chương trình đồng tài trợ, lập chương trình phối hợp đào tạo, nâng cao trình độ cán

bộ nhân viên, kể cả các hình thức hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và văn hóa xã hội…

c Một số dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Homebanking từ năm 1994 vàthực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010 năm

1999 Đến năm 2002, ngân hàng Công Thương Việt Nam khai trương dịch vụ này Hiện nay,đối với 5 dịch vụ PC-banking, trên thị trường đã có một vài ngân hàng thương mại cung cấpdịch vụ Ngân hàng tại nhà “home-banking” (Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank,ANZ và Citibank) Dịch vụ Phone-banking, có các Ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Tech-combank, HSBC, ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile-banking thì có Ngân hàng Đông Á,ACB và Techcombank…Hiện nay, có một số ngân hàng cung cấp dịch vụ Internetbankingnhưng chỉ mới ở mức cho phép truy cập về thông tin tài khoản, chưa thực hiện được các giaodịch chuyển tiền với các tài khoản khác hoặc thanh toán qua tài khoản Ngoài ra, các Ngânhàng khác chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web chủ yếu để giới thiệu Ngân hàng vàcung cấp thông tin dịch vụ Các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam bao gồm:

- Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng

Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trựctuyến sau đây:

• Tóm lược về những sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với Ngân hàng, xem số dư tài khoản (Account Summary)

• Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch (Transaction History)

• Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi Nợ, thẻ ghi Có (Credit/Debit Card Enquyry)

• Kiểm tra tình trạng các Sec đã phát hành, xem chúng đã được thanh toán haychưa, bị từ chối thanh toán hay đang trong tình trạng chờ đợi chi trả (Cheque Status Enquyry)

- Dịch vụ Ngân hàng điện toán (Computer Banking)

Là những dịch vụ cho phép khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng bằng cách sửdụng mạng Internet hay Intranet kết nối với máy chủ của Ngân hàng để thực hiện, nhận vàthanh toán hóa đơn

- Thanh toán trực tiếp (Direct payment)

Là hình thức thanh toán cho phép khách hàng tự động thanh toán các hóa đơn haylương, trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện tử Các khoản chi trả được chuyểnđiện tử từ tài khoản của họ đến tài khoản người thụ hưởng Các mẫu tin về người thụ hưởng

có thể được cài sẵn trước hàng tháng nếu cần

- Gửi và thanh toán hóa đơn điện tử (Electronic bill presentment and payment – EBPP)

Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tiếp đến khách hàng bằng mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản Ngân hàng điện tử Sau đó, khách hàng sẽ rathông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng

e Thẻ trả lương (Payroll Card)

Một loại thẻ tích trữ giá trị (stored - value card) được phát hành bởi các doanh nghiệpthay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ lương cho phép người làm công nhận lươngtrực tiếp tại máy ATM hay sử dụng máy thanh toán tại các điểm bán hàng Lương công nhânđược các doanh nghiệp nạp vào thẻ điện tử

- Ghi nợ được ủy quyền trước (Preauthorized debit)

Trang 36

Đây là hình thức thanh toán mà cho phép khách hàng ủy quyền cho Ngân hàng tựđộng thanh toán các khoản thường xuyên, các hóa đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của

họ vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể Khoản thanh toán này sẽ được chuyển điện tử từ tàikhoản khách hàng đến tài khoản người thụ hưởng

- Dịch vụ đầu tư (Investment Services)

Dịch vụ này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính trực tuyến nhưđầu tư chứng khoán, mở tài khoản tiết kiệm qua mạng…

- Dịch vụ cho vay tự động

Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của Ngân hàng thông qua các máy chovay tự động ALM (Automated Loan Machines) Việc duy nhất mà khách hàng phải làm lànhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đưa ra

- Dịch vụ Ngân hàng tự phục vụ

Sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ thao tác với các máy giao dịch tự phục vụ, đó lànhững máy ATM (Automatic Teller Machines) với nhiều chức năng, cho phép khách hàng rúttiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư, chuyển khoản, vay, đầu tư cổ phiếu,

mở tài khoản, phát hành Séc, cung cấp cũng như truy cập thông tin… Ở các nước phát triểncác máy ATM có chức năng gần bằng một chi nhánh Ngân hàng

d Các hình thức giao dịch của Ngân hàng điện tử

Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh traođổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụNgân hàng của khách hàng một cách thực sự nhanh chóng, an toàn và thuận tiện Sau rấtnhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ ngân hàng được các ngân hàngthương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: ngân hàng trên mạng Internet(Internet-banking), ngân hàng tại nhà (Home-banking), ngân hàng tự động qua điện thoại(Phonebanking); ngân hàng qua mạng thông tin di động (Mobile-banking)…

- Ngân hàng trên mạng Internet (Internet-banking)

Internet-banking là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ ngânhàng qua đường truyền Internet Đây là kênh phân phối rộng các sản phẩm và dịch vụ ngânhàng tới khách hàng và là kênh phản hồi thông tin hiệu quả giữa khách hàng và Ngân hàng ởbất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể truycập vào website của ngân hàng để được cung cấp các thông tin, hướng dẫn đầy đủ các sảnphẩm, dịch vụ Với mã số truy cập và mật khẩu được cấp, khách hàng có thể xem số dư tàikhoản, in sao kê…Các dịch vụ Internet-banking cung cấp bao gồm: xem số dư tài khoản tạithời điểm hiện tại; vấn tin lịch sử giao dịch; xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm;thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại Khách hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc, góp ý

về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng

- Ngân hàng tại nhà (Home-banking)

Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước phát triển chiến lược của các ngânhàng thương mại Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụngân hàng Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực nhưtiết kiệm chi phí, thời gian Khẩu hiệu “Dịch vụ Ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗituần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thểsánh được Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng ứng dụngtriển khai như: ngân hàng Á Châu, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Kỹ thương…Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phầnmềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ Web (Web Base) Thông qua hệ thốngmáy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập,

Trang 37

mã hóa, trao đổi và xác nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Mặc dù có một số điểm khác biệt,nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm:

• Bước 1: Thiết lập kết nối (khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thốngmáy tính của Ngân hàng qua mạng Internet (dial-up, Direct-cable, LAN, WAN…), sau đótruy cập vào trang Web của Ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phầnmềm) Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng, khách hàng sẽ được thiết lập một đườngtruyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của Ngân hàng

• Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ (khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụNgân hàng điện tử phong phú và đa dạng như truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền, hủy

bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử… và rất nhiều dịch vụ trực tuyến khác)

• Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin, và thoát khỏi mạng (thông quachữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử…); khi giao dịch được hoàn tất, kháchhàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ đượcquản lý, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu

Đối với các Ngân hàng khác nhau, quy trình nghiệp vụ cũng tương tự cùng với mộtvài đặc trưng riêng của mỗi Ngân hàng

- Ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking)

Cũng như PC-banking, dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua một hệ thống máy chủ

và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch

vụ Thông qua các phím chức năng được khái niệm trước, khách hàng sẽ được phục vụ mộtcách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mãkhách hàng, hoặc mã tài khoản, tùy theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiềudịch vụ khác nhau Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking như sau:

Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần

thiết và ký hợp đồng sử dụng dịch vụ Phone-banking Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2

số định danh (duy nhất) là Mã khách hàng và Mã khóa truy nhập hệ thống, ngoài ra kháchhàng còn được cung cấp một Mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch cũng nhưđảm bảo an toàn và bảo mật

Bước 2: Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng gọi tới tổng đài, nhập mã khách

hàng và khóa truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chứcnăng tương ứng với dịch vụ mình cần giao dịch Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trướckhi xác nhận giao dịch với Ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàngkhi giao dịch được xử lý xong

• Bước 3: Các dịch vụ được cung cấp: qua Phone-banking, khách hàng có thể sửdụng nhiều dịch vụ Ngân hàng như: hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụNgân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo Nợ, báo Có, cung cấpthông tin Ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ hỗtrợ khách hàng… Tuy nhiên, tại Việt Nam, các dịch vụ Ngân hàng mới tạm thời cung cấp dịch

vụ tra cứu thông tin tài khoản và cung cấp thông tin tài chính Ngân hàng

- Ngân hàng qua mạng di động (Mobile-banking)

Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các ngân hàng thương mại Việt Namcũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào các dịch vụ ngân hàng Vềnguyên tắc, thông tin bảo mật được mã hóa và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng vàthiết bị di động của khách hàng (điện thoại di động, Pocket PC, Palm…) Dịch vụ này đã đượcngân hàng Á Châu, Kỹ thương triển khai từ lâu, các ngân hàng khác cũng đã và đang bắt đầuxây dựng hệ thống, cung ứng dịch vụ Mobile-banking do tính chất thuận tiện và nhanh chóng

Trang 38

- Call center

Call center là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại với nhiệm vụ:

• Cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, bao gồm: tiềngửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền, …

• Giới thiệu qua điện thoại các sản phẩm thẻ của ngân hàng

• Đăng ký làm thẻ qua điện thoại

• Đăng ký vay cho khách hàng cá nhân qua điện thoại

• Thực hiện thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hìnhcáp, bảo hiểm,…và các hình thức chuyển tiền khác

• Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng

• Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàngmột cách đầy đủ

• Tư vấn sử dụng thẻ, thông báo và giải đáp số dư thẻ, hướng dẫn đăng ký thẻ

• Dịch vụ thanh toán các hóa đơn (điện, nước, điện thoại,…) rất an toàn vì các dịch

vụ thanh toán này đã được khách hàng đăng ký trước với ngân hàng nên sẽ không có sự nhầmlẫn trong thanh toán

• Dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào thẻ thanh toán rất thuận tiện chokhách hàng đang ở xa không có chi nhánh của ngân hàng hoặc đang công tác, du lịch ở nướcngoài cần chuyển tiền vào thẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng

- Kios Ngân hàng

Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chấtlượng cao nhất và thuận tiện nhất Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nốiInternet tốc độ cao Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cầntruy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngânhàng phục vụ mình Đây cũng là một hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo củacác Ngân hàng thương mại Việt Nam Hiện nay, ngân hàng Kỹ thương đã thử nghiệm dịch vụnày tại hội sở ngân hàng

e Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử

- Nhanh chóng, thuận tiện

Ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanhchóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờmỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với cáckhách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các kháchhàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, sốtiền mỗi lần giao dịch không lớn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thốngkhó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử

- Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập

Phí giao dịch ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịchtruyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng

Số liệu về phí giao dịch ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó: phí bình quângiao dịch qua nhân viên ngân hàng là 1,07 USD, qua điện thoại là 0,54 USD, qua ATM là0,27 USD, qua Internet là 0,015 USD

- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

Ngân hàng điện tử là một giải pháp của ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượngdịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng thươngmại Điều quan trọng hơn là ngân hàng điện tử còn giúp ngân hàng thương mại thực hiệnchiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước

Trang 39

ngoài Ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của ngânhàng thương mại một cách sinh động, hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh, ngân hàng điện tử sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củangân hàng Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàngđược thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền - hàng.Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính tiện ích từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng,dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với Ngân hàng, trởthành khách hàng truyền thống của ngân hàng Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh

đa năng nên khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiềulĩnh vực kinh doanh của ngân hàng điện tử là rất cao

- Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói Theo

đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tàichính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu củamột khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảohiểm, đầu tư, chứng khoán

1.7.3 Đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến (e-learning) là việc sử dụng Internet và các công nghệ phù hợp đểphát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo Đào tạo trên mạng - như một môitrường đào tạo mới, có tiềm năng rất lớn, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học, giảmchi phí đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo không gian và thờigian E – learning cung cấp những công cụ hữu hiệu cho các sinh viên, học viên đại học và trênđại học, sinh viên nước ngoài, các nhà chuyên môn có thể đạt được các học vị và các bằng cấpkhác nhau Các công ty xây dựng hệ thống đào tạo dựa trên công nghệ Web để giúp các nhânviên của mình cập nhật kiến thức về sản phẩm mới, dịch vụ và các quy trình mới

Mặc dù là lĩnh vực mới nhưng đào tạo trực tuyến đã có bước phát triển khá nhanhtrong thời gian gần đây Với những ưu thế rõ rệt như không bị hạn chế về thời gian, địa điểmhọc, đào tạo trực tuyến tạo ra một môi trường thuận lợi cho học viên, đặc biệt học viên là cán

bộ, nhân viên của các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham gia các khóa học trực tuyến trênmạng mà không ảnh hưởng tới công việc

Kết quả điều tra của Bộ Công Thương trong Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam

2009 cho thấy đào tạo trực tuyến đã được ứng dụng khá phổ biến trong các cơ sở đào tạo ởbậc đại học và cao đẳng 62 trường đại học và cao đẳng, 37 trường đang triển khai ứng dụngđào tạo trực tuyến, 7 trường đã có kế hoạch triển khai đào tạo trực tuyến và không có trườngnào không quan tâm tới đào tạo trực tuyến Tuy nhiên, chỉ có 9 trường đã triển khai đào tạotrực tuyến trên 3 năm, 28 trường còn lại triển khai trong thời gian dưới 3 năm Hầu hết cáctrường mới dừng ở mức chia sẻ qua mạng máy tính các tài liệu học tập, nghiên cứu đã được

số hóa Một số trường đã bắt đầu đưa phần mềm quản lý học tập vào hệ thống đào tạo trựctuyến để quản lý việc dạy và học trực tuyến

Bên cạnh các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cũng bắtđầu triển khai ứng dụng đào tạo trực tuyến Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đào tạotrực tuyến ra đời để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng đối với hình thức đào tạo hiện đạinày Đặc biệt là các tổ chức lớn, có quy mô hoạt động rộng và có nhu cầu cao về đào tạo,nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài

Trang 40

chính, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Ngân hàng Kỹthương Việt Nam, v.v Với nhiều ưu điểm vượt trội, có thể bổ sung một cách tích cực chohình thức đào tạo truyền thống, dự báo đào tạo trực tuyến sẽ có bước phát triển mạnh mẽtrong giai đoạn tới.

1.7.4 Xuất bản trực tuyến

Xuất bản trực tuyến là quá trình tạo lập và phân phối số hoá nội dung thông tin baogồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần mềm Internet đang làm thay đổi cáchthức mà nội dung thông tin được tạo lập, biên tập, phân phối, mua và bán Tạo nên xu hướng

cơ cấu lại quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong ngành xuất bản Các tác giả xuất

bản trực tiếp tác phẩm Các nhà xuất bản có thể trực tiếp bán sách của mình cho người tiêu

dùng Internet cũng giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan các tài liệu mộtcách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang Web

Tham gia vào xuất bản điện tử có các nhà xuất bản ngoại tuyến truyền thống (tạo lậpthêm kênh xuất bản mới trên mạng như một kênh bổ sung); và nhiều website xuất bản thuầntuý trên mạng

1.7.5 Giải trí trực tuyến

Giải trí là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên Internet Các hình thức giải trí trựctuyến bao gồm: ca nhạc, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, trò chơi, tổ chức câu lạc bộ cácnghệ sỹ hoặc khán giả yêu thích nghệ thuật…Web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyềnthống Diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí (Internet, phim, ca nhạc, vôtuyến truyền hình…), chúng càng trở nên gắn kết, gần gũi

Các trò chơi trực tuyến GO mang tính cộng đồng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến vànhanh chóng chiếm lĩnh thị trường giải trí với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm rất lớn.Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 02/2009, có 15 doanh nghiệpphát hành 45 GO tại thị trường Việt Nam Tổng doanh thu thị trường dịch vụ GO Việt Namnăm 2008 đạt khoảng 80 triệu đô la Mỹ (khoảng 1.300 tỷ đồng) với số lao động 3.700 người,nộp thuế cho ngân sách nhà nước ước khoảng 287 tỷ đồng Ước tính doanh thu từ ngành dịch

vụ GO năm 2010 sẽ đạt ít nhất 85 triệu USD

Trò chơi trực tuyến là một loại hình thương mại điện tử có tiềm năng phát triển nhanhtrong thời gian tới Do sự phức tạp về công nghệ nên việc giám sát, phân xử tranh chấp liênquan tới mua bán, chuyển nhượng tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến còn khó khăn Mặtkhác, mua bán sản phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến nói riêng và tài sản ảo nói chung là vấn

đề phức tạp còn đang được tranh cãi trên thế giới và hầu như chưa có nước nào ban hành vănbản quy phạm pháp luật điều chỉnh Do đó, việc ban hành các quy định quản lý giao dịch tàisản ảo cũng cần được nghiên cứu kỹ, tiến hành một cách thận trọng nhằm đảm bảo tính khảthi khi triển khai trong thực tế

Ngày đăng: 28/04/2016, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w