1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của đài truyền hình việt nam

99 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 534,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Đài Truyền hình Việt Nam là Cơ quan trực thuộc Chính phủ; là Đài truyền hình quốc gia, thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Trải qua 41 năm xây dựng và trưởng thành, kể từ ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên (791970), Đài Truyền hình Việt Nam đã không ngừng nâng cao vị thế trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, trở thành cơ quan ngôn luận quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, là người bạn tin cậy, đồng hành của các tầng lớp nhân dân. Từ chỗ chỉ có một kênh phát sóng, với thời lượng vài giờ mỗi ngày, phạm vi phủ sóng rất hạn hẹp, đến nay, Đài Truyền hìnhViệt Nam đã phát sóng 130 giờngày trên 6 kênh quảng bá (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6), các kênh khu vực và trên hệ thống truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh (DTH); tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100% đối với hệ thống truyền hình số vệ tinh (DTH) và trên 98% đối với hệ thống truyền hình tương tự mặt đất (analog).Chương trình Thời sự là chương trình quan trọng hàng đầu của các Đài Truyền hình nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. Hàng ngày, Đài Truyền hình Việt Nam có 15 bản tin và chương trình thời sự được phát sóng trên kênh VTV1. Chương trình thời sự 19 giờ là chương trình quan trọng nhất thường được gọi là chương trình thời sự chính trong ngày.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đài Truyền hình Việt Nam là Cơ quan trực thuộc Chính phủ; là Đàitruyền hình quốc gia, thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyềnchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là diễnđàn rộng rãi của nhân dân

Trải qua 41 năm xây dựng và trưởng thành, kể từ ngày phát sóngchương trình truyền hình đầu tiên (7/9/1970), Đài Truyền hình Việt Nam đãkhông ngừng nâng cao vị thế trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam,trở thành cơ quan ngôn luận quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, làngười bạn tin cậy, đồng hành của các tầng lớp nhân dân Từ chỗ chỉ có mộtkênh phát sóng, với thời lượng vài giờ mỗi ngày, phạm vi phủ sóng rất hạnhẹp, đến nay, Đài Truyền hìnhViệt Nam đã phát sóng 130 giờ/ngày trên 6kênh quảng bá (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6), các kênh khuvực và trên hệ thống truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh (DTH); tỷ lệphủ sóng truyền hình đạt 100% đối với hệ thống truyền hình số vệ tinh(DTH) và trên 98% đối với hệ thống truyền hình tương tự mặt đất (analog)

Chương trình Thời sự là chương trình quan trọng hàng đầu của cácĐài Truyền hình nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng Hàngngày, Đài Truyền hình Việt Nam có 15 bản tin và chương trình thời sự đượcphát sóng trên kênh VTV1 Chương trình thời sự 19 giờ là chương trìnhquan trọng nhất - thường được gọi là chương trình thời sự chính trong ngày

Các bản tin, chương trình thời sự hàng ngày cung cấp cho công chúngnhững thông tin chính yếu trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội trong nước và quốc tế Theo số liệu của một số các cơ quan điều tra,chương trình thời sự trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam có

Trang 2

75% khán giả xem truyền hình thường xuyên theo dõi, thực sự trở thành mộttrong những chương trình có số lượng người xem đông đảo nhất Do vậy,các bản tin và chương trình thời sự là một kênh đặc biệt quan trọng để tuyêntruyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như phản ánh tâm

tư, nguyện vọng của nhân dân

Mặc dù đã được lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam quan tâm, tạođiều kiện đầu tư để nâng cao chất lượng, nhưng so với yêu cầu phản ánhthực tiễn ngày càng sôi động, phong phú, phức tạp và nhu cầu tiếp nhậnthông tin của công chúng ngày càng cao, thì chương trình thời sự cần pháthuy những ưu thế, những thành công đã đạt được, khắc phục những điểmcòn hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện Hơn nữa, chương trình thời

sự của Đài truyền hình quốc gia là chương trình có sức tác động lớn tới đờisống xã hội, nên việc nâng cao chất lượng chương trình thời sự của ĐàiTruyền hình Việt Nam nói chung và chương trình thời sự 19 giờ nói riêng đãthực sự trở thành nhu cầu cấp thiết, không chỉ để cung cấp cho khán giảnhững chương trình vừa đúng vừa hay mà còn góp phần đưa đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn

Là người trực tiếp phụ trách các bản tin và chương trình thời sự củaĐài Truyền hình Việt Nam, tôi mong muốn và hy vọng qua việc triển khai

đề tài này sẽ góp phần thiết thực vào việc cải tiến và nâng cao chương trìnhthời sự, đặc biệt là chương trình thời sự 19 giờ

Trên đây là các lý do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho tới nay đã có một số sách, giáo trình, công trình nghiên cứu vềchương trình truyền hình, chương trình thời sự truyền hình hoặc có nội dung

liên quan đến chương trình thời sự truyền hình như: Sản xuất chương trình

Trang 3

truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2003; Giáo trình báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 2009; Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2001; Những vấn đề của báo chí hiện đại của tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị - 2007; Một ngày thời sự truyền hình của tác giả Lê Hồng Quang - Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản năm 2004; Báo chí truyền hình

-(tập 1,2) của tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.Iurốpxki, Nhà xuất

bản Thông tấn - 2004; Làm tin - phóng sự truyền hình của tác giả Neil Everton - Quỹ Reuters xuất bản năm 1999; Phóng sự trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (luận văn thạc sỹ của tác giả Thái Kim Chung - 2005); Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng sơn (Luận văn thạc sỹ của của tác giả Nguyễn Giang Nam - 2010); Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình lúc 19 giờ 45 trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương (Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Lê Văn Nam - 2009); Nâng cao chất lượng chương trình thời sự trên sóng truyền hình Vĩnh Phúc (Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Lê Bích Hạnh - 2009); Kỹ năng phóng viên dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình

(khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà - 2008) …

Nhìn chung, những cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu trênmới chỉ đề cập tới một số vấn đề về lý luận báo chí truyền hình; về cách thức

tổ chức sản xuất chương trình truyền hình; về cách làm tin, phóng sự truyềnhình; về kinh nghiệm của những người làm truyền hình nước ngoài; vềchương trình thời sự của một số đài địa phương và một số nội dung liênquan đến chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam…Có thể nói,

Trang 4

cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát một cách toàn diện, hệ thống vềchương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam.

Luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu, đánh giámột cách toàn diện và thấu đáo về thực trạng chất lượng chương trình thời

sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam, xác định nguyên nhân ảnh hưởngđến chất lượng chương trình, đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản để nâng

cao chất lượng chương trình Như vậy, có thể khẳng định, đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam” là một

đề tài mới, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng Chương trìnhthời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay với cả những mặtthành công và hạn chế, tác giả đề xuất những phương hướng, giải pháp cụthể để nâng cao chất lượng chương trình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau :

- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến chương trình truyền hình vàchương trình thời sự truyền hình

- Nghiên cứu những yêu cầu đối với chất lượng chương trình thời sựcủa Đài truyền hình Việt Nam

- Đánh giá thực trạng chất lượng Chương trình thời sự 19 giờ của ĐàiTruyền hình Việt Nam thông qua điều tra khán giả và ý kiến đánh giá củacác nhà nghiên cứu, các nhà báo có uy tín, các nhà quản lý báo chí

- Xác định những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng chương trìnhthời sự của Đài Truyền hình Việt Nam

Trang 5

- Nghiên cứu cách thức thực hiện chương trình thời sự của một sốkênh truyền hình nước ngoài, để rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụngvào việc nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình ViệtNam

- Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm cải tiến và nâng cao chấtlượng Chương trình thời sự 19 giờ nói riêng và chương trình thời sự của ĐàiTruyền hình Việt Nam nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng chương trình thời sựcủa Đài Truyền hình Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Chương trình thời sự 19 giờ củaĐài Truyền hình Việt Nam Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2011 đến hếttháng 3/2011

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Tác giả thực hiện luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềbáo chí; dựa trên lý luận về truyền hình

-5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp sau: Thu thập tàiliệu, phân tích tài liệu, điều tra xã hội học đối với khán giả; khảo sát phóngviên; phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu, các nhà báo có nhiều kinh nghiệm,các nhà quản lý báo chí, những người trực tiếp tham gia sản xuất chươngtrình thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Trang 6

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận văn khẳng định tầm quan trọng, vị trí, vai trò của chương trình

thời sự đối với Đài Truyền hình Việt Nam và đời sống xã hội

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết về chương trình thời

sự truyền hình

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất lượng Chương trìnhthời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam, luận văn đề xuất những giảipháp thiết thực nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình, góp phầnnâng cao uy tín của Đài Truyền hình Quốc gia Đây cũng là những kinhnghiệm để các Đài truyền hình trong cả nước có thể tham khảo trong quátrình xây dựng các chương trình thời sự theo hướng chuyên nghiệp hóa

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương và 8 tiết:

Chương 1:

Chương 2:

Chương 3: (em viết tên chương đã sửa cuối cùng vào đây)

Trang 7

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ - “TRANG NHẤT’ CỦA

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về chương trình truyền hình và chương trình thời sự truyền hình

1.1.1 Khái niệm về chương trình truyền hình

1.1.1.1 Khái niệm về truyền hình

Hiện nay, có nhiều khái niệm, quan niệm về truyền hình Theo Giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn:

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh

và tiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa”còn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh nghĩa là xem được từ

xa Ghép hai từ đó lại thành “Televidere” có nghĩa là xem được ở

xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”… Nhưvậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyềnhình cũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa [39, tr.13]

PGS.TS.Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đã khẳng

định: "Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúngchuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của

thuật ngữ vô tuyến truyền hình (televison) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa

là "ở xa" và vison là "thấy được", tức là "thấy được ở xa" [41, tr.127]

Như vậy, nguyên nghĩa gốc của từ truyền hình đều chung nghĩa là

thấy được ở xa

1.1.1.2 Khái niệm về chương trình truyền hình

Theo cuốn Truyền thông đại chúng của PGS.TS.Tạ Ngọc Tấn, chương

trình truyền hình được hiểu như sau:

Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong haitrường hợp Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình

Trang 8

truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày,trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cảđài truyền hình Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hìnhdùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp vớimột số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thểvới hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và đượcphát đi theo định kỳ… […, tr.142,143]

Trong Giáo trình Báo chí truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa

ra khái niệm chương trình truyền hình như sau:

Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý cáctin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầubằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đápứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằmmang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả [39, tr.113]

Như vậy, chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trìnhnhư : Chương trình “Thời sự”, chương trình “Chào buổi sáng”, chương trình

“Cuộc sống thường ngày”, chương trình “Sự kiện và bình luận”, chươngtrình “Toàn cảnh thế giới”…

Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể baogồm các nhà báo, cán bộ kỹ thuật, bộ phận tài chính Chương trình truyềnhình chính là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mụcđích, ý tưởng sáng tạo của những người làm chương trình thông qua phươngtiện truyền hình Chất lượng của một chương trình truyền hình được đánhgiá bằng mức độ thu hút sự quan tâm của khán giả đối với chương trình đó

và mức độ đạt được mục đích của những người làm chương trình

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, các Đàitruyền hình không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình theo

Trang 9

hướng vừa đa dạng, phong phú vừa chuyên sâu Việc sắp xếp các chươngtrình trong ngày hay trong tuần luôn được các Đài truyền hình cân nhắc kỹlưỡng, bố trí nhằm tạo được sự thu hút liên tục đối với công chúng Kinhnghiệm thực tiễn cho thấy, muốn xây dựng được các chương trình truyềnhình thu hút người xem và xác định được giờ phát sóng phù hợp thì việcnghiên cứu công chúng - đối tượng của chương trình đó phải được đầu tưthực hiện một cách bài bản.

1.1.2 Khái niệm về chương trình thời sự truyền hình

1.1.2.1 Khái niệm về chương trình thời sự

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà

Nẵng - 1998: “Thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quantrọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trongthời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm” […, tr 923]

Các tác giả G.V Cudơnhettốp, X.L Xvich, A.La Iurốpxki trong cuốn

Báo chí truyền hình cho rằng: “Chương trình thời sự đơn giản giống như

một bản tin trên báo, thông báo các sự việc, hơn nữa, đó là những sự việcđược phân tích, khái quát Trên thực tế, chủ đề của bản tin không giới hạn:Nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sự kiện trong đời sốngquốc tế…” [18, tr 83]

Như vậy có thể hiểu, “chương trình thời sự” là chương trình chuyểntải một cách nhanh chóng, kịp thời những thông tin về các sự kiện, vấn đềđang được nhiều người quan tâm

1.1.2.2 Khái niệm về chương trình thời sự truyền hình

Dựa trên nghiên cứu thực tiễn, tác giả quan niệm chương trình thời sựtruyền hình như sau: Chương trình thời sự truyền hình là một chương trìnhtruyền hình được phát sóng định kỳ; có thời lượng ổn định; được kết cấu bởicác thể loại: Tin, phóng sự, phỏng vấn, tường thuật trực tiếp…; thông tin,

Trang 10

phản ánh, phân tích, nhận định kịp thời về những sự kiện, vấn đề được nhiềungười quan tâm, mới xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra ở trong nước và nướcngoài.

Phân biệt bản tin thời sự và chương trình thời sự

Các tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.la Iurốpxki trong cuốn

Báo chí truyền hình cho rằng : Bản tin ngắn, đó là thể loại chung của báo

chí, được sử dụng trên các ấn phẩm, trên đài phát thanh, trên truyền hình.Nhiều khi người ta còn gọi bản tin thời sự là bản tin ngắn Bản tin thời sự là

sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian Trong báo chí, thểloại thời sự là thông tin ngắn về sự việc Vậy nên bản tin ngắn và bản tinthời sự trở nên đồng nghĩa Trong truyền hình, thể loại ấy gồm bản tin đượcphát bằng lời và bản tin ngắn bằng hình ảnh…Đối với những người làmtruyền hình thì họ thường sử dụng tên gọi “bản tin” ( khi nói đến mọi tin tứcthời sự, kể cả bản tin được phát bằng lời) […, tr.21,22]

Trên thực tiễn, ở Đài Truyền hình Việt Nam có sự phân biệt nhất địnhgiữa “bản tin thời sự” và “chương trình thời sự” So với chương trình thời

sự, thì bản tin thời sự có thời lượng ngắn hơn, được kết cấu chủ yếu bằngcác tin ngắn và phóng sự ngắn Đài Truyền hình Việt Nam có các Bản tinthời sự 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ…Khác với các bản tin thời sựtrong ngày, Chương trình thời sự 19 giờ được kết cấu bởi nhiều thể loại như:tin (tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật); phóng sự (phóng sự sự kiện, phóng sựvấn đề, phóng sự điều tra…với thời lượng từ 2 phút 30 giây đến 5 phút chomột phóng sự); phỏng vấn trực tiếp tại trường quay; cầu truyền hình trựctiếp…Nếu như các bản tin thời sự chủ yếu phản ánh nhanh về các sự kiện,vấn đề mới, thì chương trình thời sự ngoài việc phản ánh, còn phân tích,bình luận về các sự kiện, vấn đề đó

Trang 11

1.2 Vị trí, vai trò của chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam.

1.2.1 Khái quát các bản tin, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam

Hiện nay trên kênh VTV1 - kênh thời sự - chính luận của Đài Truyềnhình Việt Nam có các bản tin, chương trình thời sự sau (các bản tin, chươngtrình thời sự này đều được phát sóng trực tiếp và tin tức đều có thể được cậpnhật trong lúc phát sóng) :

- Chương trình thời sự 19 giờ : Là chương trình thời sự quan trọngnhất trong ngày, được tiếp sóng trên toàn quốc và có số lượng khán giả xemđông nhất Chính vì vậy, đây là chương trình được đầu tư nhiều nhất và cóyêu cầu cao nhất về chất lượng nội dung cũng như hình thức thể hiện Trướcthời điểm 1/4/2011, Chương trình thời sự 19 giờ có thời lượng 40 phút (sauthời điểm 1/4/2011, thời lượng chương trình được tăng lên 45 phút) Chươngtrình thời sự 19 giờ có nhiệm vụ phản ánh kịp thời và đầy đủ các sự kiệnchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…trong nước và thế giới quan trọng trongngày Ngoài các tin phản ánh về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng

và Nhà nước, Chương trình thời sự 19 giờ luôn có các phóng sự vấn đề,phóng sự điều tra với những phân tích, lý giải về các vấn đề được dư luậnquan tâm Theo dõi Chương trình thời sự 19 giờ, khán giả có thể nắm đượcnhững sự kiện quan trọng nhất trong ngày, những chỉ đạo của lãnh đạo Đảng

và Nhà nước, cũng như tiếp nhận được những phân tích có chiều sâu về cácvấn đề lớn của đất nước, những vấn đề được nhân dân quan tâm

- Bản tin thời sự lúc 5 giờ 30 phút (trong chương trình Chào buổi sáng): Có thời lượng từ 8 phút đến 10 phút, gồm tin trong nước, tin quốc tế

và tin thời tiết Đặc thù của bản tin này là cập nhật và thông tin nhanh về

Trang 12

những sự kiện mới xảy ra ở trong nước và thế giới; những quyết định, chínhsách mới được dư luận quan tâm

- Bản tin thời sự lúc 6 giờ 00 (trong chương trình Chào buổi sáng): Có

thời lượng từ 22 phút đến 25 phút, gồm tin trong nước, tin quốc tế và tin thờitiết Bản tin gồm những tin tức cập nhật tới thời điểm phát sóng; đưa lại một

số tin quan trọng đã phát lúc 5 giờ 30 phút nhưng được biên tập chi tiết hơn;các phóng sự về kinh tế, văn hóa - xã hội được công chúng quan tâm, ưu tiêncác đề tài về đời sống, thiết thực với người dân

- Bản tin thời sự lúc 6 giờ 50 phút (trong chương trình Chào buổi sáng): Có thời lượng 5 phút, gồm những tin nhanh trong nước và quốc tế cập

nhật tới thời điểm phát sóng; những nội dung đáng quan tâm trên các báo vàtin thời tiết

- Bản tin thời sự 9 giờ : Có thời lượng 25 phút gồm tin trong nước, tin quốc tế, điểm báo và tin thời tiết Bản tin này gồm những tin tức cập nhật tới

thời điểm phát sóng và một số phóng sự ngắn về các vấn đề kinh tế, văn hóa-xã hội Do thời điểm này, chưa có tin do các phóng viên của Ban Thời sựsản xuất trong ngày, nên bản tin 9 giờ khai thác tin mới (hoặc cập nhật diễnbiến mới) chủ yếu bằng các nguồn tin lời, tin ảnh, nối điện thoại trực tiếp,nhằm phản ánh nhanh các sự kiện, diễn biến mới Ngoài ra, bản tin cũngdành một thời lượng nhất định để phát lại các tin tức quan trọng trong nước

và quốc tế

- Bản tin thời sự 10 giờ: Có thời lượng 15 phút, gồm tin trong nước,

tin thể thao và tin thời tiết Cách thức xây dựng bản tin này cũng tương tựnhư bản tin 9 giờ, nhưng tin tức được biên tập ngắn gọn hơn

- Bản tin thời sự 12 giờ: Có thời lượng 25 phút gồm tin trong nước, tinthế giới, tin thể thao và tin thời tiết Thời điểm này, các tin, bài mới nhất docác phóng viên Ban Thời sự sản xuất, các trung tâm khu vực và các đài địa

Trang 13

phương bắt đầu được chuyển về Phòng Thư ký biên tập (bộ phận tiếp nhận,

xử lý, biên tập và phát sóng bản tin) Đây là thời điểm thuận lợi để khán giảtheo dõi tin tức, nên Ban Biên tập luôn cố gắng cập nhật những thông tin vềcác sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nổi bật trong ngày, đồng thờibản tin cũng dành một thời lượng thích đáng cho các phóng sự về những vấn

đề dân sinh ở các địa phương trong cả nước

- Bản tin thời sự 14 giờ có thời lượng 10 phút (gồm tin trong nước vàtin thời tiết) Bản tin bao gồm những thông tin tiếp theo về các sự kiện đãđưa trong bản tin 12 giờ, thông tin nhanh về các chính sách kinh tế, xã hộinổi bật

- Bản tin thời sự 16 giờ có thời lượng 12 phút (gồm tin trong nước và

tin thời tiết) Bản tin này tiếp tục cập nhật các sự kiện diễn ra trong ngày,phát triển một vài vấn đề đã đưa tin trong các bản tin trước đó thành phóng

sự hoặc phỏng vấn, ưu tiên đề tài về các vấn đề xã hội

- Bản tin thời sự 23 giờ có thời lượng 15 phút (gồm có tin trong nước,

tin thế giới và tin thời tiết) Bản tin luôn dành một phần thời lượng để tómlược những tin quan trọng trong ngày, phần còn lại là các tin, bài phản ánhnhững sự kiện diễn ra buổi tối; các phóng sự về văn hóa, xã hội nhẹ nhàng.Với các chất liệu như vậy, bản tin 23 giờ vừa đưa đến cho người xem mộtcái nhìn toàn diện về các sự kiện quan trọng diễn ra trong ngày, vừa tạo cảmgiác thư giãn cho khán giả vào thời điểm cuối ngày

- Các bản tin chữ (telex news) phát sóng vào lúc: 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3giờ, 4 giờ Các bản tin này vừa điểm lại các sự kiện nổi bật của ngày hômtrước, vừa thông báo về các sự kiện sẽ diễn ra trong ngày, cập nhật tin tứcthế giới, tin thời tiết, tin thể thao Các tin tức được thể hiện bằng bảng chữtrên nền đồ họa và hình ảnh tĩnh

Trang 14

Ngoài các bản tin và chương trình thời sự tổng hợp như trên, trênkênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam còn có các bản tin chuyên đềnhư : 3 bản tin tài chính kinh doanh (lúc 7 giờ, 12 giờ 30, 21 giờ), 2 bản tinthế giới (lúc 17 giờ và 22 giờ)…

Nhiều vấn đề được nêu trong các bản tin, chương trình thời sự được

phát triển, phân tích sâu hơn trong các chuyên mục như : Sự kiện và bình luận, Tạp chí kinh tế cuối tuần, Chính sách kinh tế và cuộc sống, Câu chuyện văn hóa, Toàn cảnh thế giới…Do vậy hệ thống các bản tin và

chuyên mục trên VTV1 có một sự liên thông chặt chẽ về nội dung để khángiả nắm bắt được các vấn đề thời sự một cách kịp thời và có chiều sâu

1.2.2 Vị trí, vai trò của chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình Quốc gia, là cơ quantrực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàncủa nhân dân; thực hiện chức năng giáo dục, nâng cao dân trí, góp phầnnâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; tăng cường thông tin đốingoại, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các luậnđiệu phản tuyên truyền, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống chế độ của cácthế lực thù địch và phản động

Về vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam, trong chuyến thăm Đàingày 26/1/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi đó là Thường trựcBan Bí thư đã nhấn mạnh:

Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Truyền hình Quốc gia duy nhất của Việt Nam, là tiếng nói chính thống của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân Việt Nam Tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng, tiếng nói của Đài cực kỳ quan trọng Đây là tiếng nói của Đảng,

Trang 15

của Nhà nước và tiếng nói của những người lãnh đạo, tiếng nói của những nhà khoa học, tiếng nói của giới chuyên môn, tiếng nói của nhân dân Tiếng nói ấy tạo được niềm tin rất lớn trong xã hội,

có tác dụng rất là lớn, hết sức lớn Mà điều đó thì thể không đo lường bằng những thước đo thông thường được Mà phải đo nó thông qua những tín hiệu phát triển ổn định của đất nước; thông qua những thành tựu đối nội, đối ngoại của đất nước Một tiếng nói không chính xác sẽ có tác hại gớm Một tiếng nói đúng, mà đúng cả thời điểm, một cách khéo léo thì tác dụng vô kể

TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá vềvai trò, vị trí của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và chương trình thời

sự nói riêng như sau:

Đài Truyền hình Việt Nam, do vị thế là Đài Truyền hình Quốc gia,

là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước Việt Nam, diễn đàn của nhân dân Việt Nam; nhờ lợi thế về loại hình báo chí (báo hình

- dễ nghe, dễ xem, cho cả người không biết chữ, người khiếm thính); nhờ có phạm vi phủ sóng rộng, nhanh chóng, sinh động, lôi cuốn do đó, Đài có một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các cơ quan báo chí của cả nước Đề cập đến Đài Truyền hình Việt Nam, không thể không nói đến chương trình thời sự của Đài Hơn bất cứ chương trình nào, thời sự giúp khẳng định tính chất báo chí của Đài: Tính thông tin, tính định hướng, tính chiến đấu, tính hấp dẫn”

Tất cả các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam đều tham giathực hiện những chức năng, nhiệm vụ của một Đài Truyền hình Quốc gianhư đã nêu ở trên Tuy nhiên, với đặc thù là tin tức được cập nhật liên tục,

Trang 16

thông tin phong phú trên mọi lĩnh vực và mọi vùng miền, chương trình thời

sự có vai trò quan trọng hàng đầu, vai trò xung kích trong việc thực hiệnnhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của Đài Truyền hình Việt Nam Chươngtrình thời sự cũng là chương trình mang đậm chất báo chí nhất trên sóngtruyền hình Các chức năng cơ bản của báo chí: Chức năng thông tin, chứcnăng tư tưởng, chức năng quản lý và giám sát xã hội…cũng được thể hiện rõnét nhất ở chương trình thời sự Do Đài Truyền hình Việt Nam có diện phủsóng toàn quốc, nên đối tượng khán giả của chương trình thời sự là ngườixem trên khắp mọi miền đất nước Chương trình thời sự truyền hình có ưuthế vượt trội là: Vào cùng một thời điểm, đông đảo khán giả trên diện rộng

có thể tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh và âm thanh sống động Tất cảnhững yếu tố trên đã lý giải vì sao, khi thực hiện các chức năng cơ bản củabáo chí, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã có sức tácđộng mạnh mẽ tới đời sống xã hội

Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Truyền hình Quốc gia, nên cácthông tin, vấn đề được đề cập trong chương trình thời sự phải có tính toànquốc, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu nắm bắt tình hình trong nước vàquốc tế của đông đảo khán giả ở mọi miền đất nước một cách kịp thời Nhờmột hệ thống bản tin, chương trình thời sự được phát sóng trực tiếp với tầnsuất dày như vậy, thông tin về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội…ở trong nước và trên thế giới đều được cập nhật liên tục Tính kịp thời

và độ phong phú của thông tin luôn được bảo đảm nhờ một đội ngũ phóngviên, biên tập viên, quay phim đông đảo, vững về nghề và có nhiều kinhnghiệm của Ban thời sự, các trung tâm khu vực, các cơ quan thường trú ởnước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam; nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ củacác cộng tác viên - là các phóng viên của các Đài Phát thanh - Truyền hình

Trang 17

địa phương Các bản tin, chương trình thời sự cũng đã tận dụng tối đa những

ưu thế về kỹ thuật để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất Ví dụ: khixảy ra những trận bão lũ lớn, như trận lũ lịch sử ở miền Trung năm 2010,việc thiết lập cầu truyền hình trực tiếp trong chương trình thời sự đã mangđến cho khán giả những thông tin và hình ảnh sống động (điều mà các loạihình báo chí khác không thể thực hiện được) về tình hình tại những địa điểmxảy ra thiên tai vào thời điểm phát sóng

Không chỉ phản ánh một cách kịp thời và trung thực các sự kiện, vấn đề thời sự, các bản tin và chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam còn giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Mảng nội dung này được thể hiện trước

hết qua việc thông tin, tuyên truyền về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhànước; các cơ quan Đảng và Nhà nước, các đợt sinh hoạt chính trị lớn Thôngtin từ các hoạt động này là kênh chính thống để chuyển tải đến công chúngnhững vấn đề chính trị lớn của đất nước; các thông điệp quan trọng của lãnhđạo quốc gia Tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướccòn được thể hiện qua các phóng sự phân tích, bình luận về các chính sáchnày trong các chương trình thời sự, để khán giả có thể nắm bắt được quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đúng đắn vàkịp thời Ngoài ra, nhiều phóng sự trong các chương trình thời sự của ĐàiTruyền hình Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc đấu tranh vớinhững quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm, đườnglối của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Vớinhững nội dung tuyên truyền trên, chương trình thời sự của Đài Truyền hìnhViệt Nam đã thể hiện rất rõ chức năng tư tưởng của mình

Nhiều tin, bài trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát huy tích cực vai trò giám sát, phản biện xã hội, giúp các cơ

Trang 18

quan quản lý kịp thời giải quyết những bất cập Ví dụ: năm 2009, sau khi

chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng loạt phóng sựđiều tra về dự án “ma” phát quang trồng rừng ở một số tỉnh: Thái Nguyên,Hòa Bình, Thanh Hóa (về một số doanh nghiệp thu gom hàng vạn sổ đỏ củangười dân để làm thủ tục vay vốn, nguy cơ người dân bị lừa đảo là rất lớn),lực lượng công an đã vào cuộc và ngăn chặn kịp thời vụ việc; loạt phóng sự

Thần y phố Cò về cách chữa bệnh giẫm đạp lên người rất phản khoa học ở

Thái Nguyên được phát trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình ViệtNam (tháng 7/2010) đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng để các

cơ quan chức năng vào cuộc và chấm dứt hoạt động này; về lĩnh vực điềuhành kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn rất khó khăn vừa qua, nhiềuthông tin mang tính phát hiện trong chương trình thời sự của Đài Truyềnhình Việt Nam đã trở thành thông tin tham khảo có giá trị cho các cơ quanquản lý Nhà nước, để đưa ra các quyết sách và sự điều chỉnh kịp thời

Về vị trí của chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam,TS.Trần Bảo Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng truyền hình đánh giá:

Chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã trở thành một trong những chương trình có số lượng người xem đông đảo nhất Hầu hết những lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, được đông đảo công chúng quan tâm, đã trở thành đề tài phản ánh của chương trình thời sự Bất kỳ người xem nào, khi ngồi trước màn hình TV trong thời điểm có chương trình thời sự, đều có ý thức tập trung theo dõi hơn rất nhiều so với khi họ xem những chương trình khác Và bởi vì ở nước ta chỉ có một Đài phủ sóng toàn quốc phát

đi chương trình thời sự nên đây là nguồn cung cấp thông tin quan trọng đối với người xem.

1.2.3 Vị trí, vai trò của Chương trình thời sự 19 giờ

Trang 19

Chương trình thời sự 19 giờ là chương trình thời sự quan trọng nhấttrong ngày của Đài Truyền hình Việt Nam, được phát sóng vào “giờ vàng”.Tất cả các Đài Truyền hình trong cả nước cùng một thời điểm đều tiếp sóngchương trình này Do vậy, ngoài những điểm chung về vị trí, vai trò củachương trình thời sự như đã nêu ở trên, Chương trình thời sự 19 giờ của ĐàiTruyền hình Việt Nam còn có những điểm đặc thù riêng.

Chương trình thời sự 19 giờ luôn phát huy tối đa vai trò thông tin,tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Do Chươngtrình thời sự 19 giờ được đông đảo khán giả cả nước quan tâm theo dõi nhất,nên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thực sự coi chương trìnhnày là một kênh đặc biệt quan trọng và hiệu quả để thông tin, tuyên truyền

về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Chính vì vậy, khác với cácbản tin thời sự khác phát sóng trên kênh VTV1, Chương trình thời sự 19 giờluôn dành một thời lượng đáng kể để phản ánh hoạt động của các đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đợt sinh hoạt chính trị lớn, các hội nghị, kỳhọp quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Những thông điệp quantrọng, sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thông quaChương trình thời sự 19 giờ có thể tới được số lượng người tiếp nhận đôngnhất trong cùng một thời điểm Đây chính là ưu thế vượt trội của Chươngtrình thời sự 19 giờ so với các chương trình thời sự truyền hình khác và làcác loại hình báo chí khác Chương trình thời sự 19 giờ là chương trình thểhiện tính định hướng chính trị, tư tưởng rõ nét nhất trong số các chươngtrình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam Điều này được thể hiện qua sốlượng tin, bài về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn được tậptrung nhiều trong Chương trình thời sự 19 giờ; các đợt sinh hoạt chính trịlớn như: Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội, cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…đều là những nội dung

Trang 20

tuyên truyền thường xuyên và trọng tâm trong Chương trình thời sự 19 giờ.Ngoài ra, những vấn đề quốc kế, dân sinh được đông đảo người dân cả nướcquan tâm như: Sự điều hành kinh tế vĩ mô, tình hình giá cả, các chính sách

an sinh xã hội, vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thựcphẩm….đều được tập trung phân tích, lý giải trong Chương trình thời sự 19giờ Đây là những vấn đề vừa mang tầm quốc gia và rất thiết thực với ngườidân Bởi vậy Chương trình thời sự 19 giờ luôn có tác động lớn tới mọi mặtcủa đời sống xã hội Do đối tượng của Chương trình thời sự 19 giờ là khángiả trên cả nước, nên nội dung được đề cập trong Chương trình luôn phảibảo đảm tính toàn diện và toàn quốc

Chương trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam thực sự đãtrở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả Việt Nam Kết quảkhảo sát khán giả nhiều độ tuổi cho thấy, 71,52% người được hỏi thườngxuyên theo dõi Chương trình thời sự 19 giờ, trong đó lượng khán giả tuổi từ

25 - 55 tuổi và trên 55 tuổi chiếm phần lớn

1.3 Những yêu cầu đối với chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam

1.3.1 Yêu cầu về nội dung chương trình

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam là một ĐàiTruyền hình Quốc gia có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, nên yêu cầuđối với nội dung của chương trình thời sự là phải thông tin kịp thời và đúngđịnh hướng các sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia diễn ra trong ngày(đặc biệt là các sự kiện chính trị lớn, các chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao); kịpthời phản ánh những sự kiện, vấn đề thời sự đang được đông đảo người dânquan tâm; phân tích và bình luận những vấn đề mà dư luận đang cần sự lýgiải…

Trang 21

Xin được nêu một số yêu cầu cụ thể đối với nội dung thông tin trongchương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam:

- Thông tin phải chuẩn xác, chính thống: Đây là yếu tố bắt buộc đốivới chương trình thời sự của một Đài Truyền hình Quốc gia - tiếng nói chínhthống của Đảng và Nhà nước

- Thông tin phải nhanh chóng, kịp thời: Đây là những yếu tố hàng đầubảo đảm chất lượng nội dung và uy tín của sản phẩm báo chí nói chung vàchương trình thời sự truyền hình nói riêng

- Thông tin phải trung thực: Thông tin phải phản ánh đúng bản chấtcủa sự việc, hiện tượng; không làm sai lệch sự việc, hiện tượng, vấn đề

- Thông tin phải bảo đảm tính định hướng: Khi thông tin, phân tích,bình luận về một sự việc, vấn đề cần bảo đảm những nội dung thông tin đókhông đi ngược lại lợi ích của Đảng, dân tộc, quốc gia và cộng đồng

- Thông tin phải phong phú, đa dạng: Thông tin trong chương trìnhthời sự của Đài Truyền hình Việt Nam cần phải bao quát các lĩnh vực củađời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trên bình diện toànquốc và thế giới

- Thông tin phải thiết thực với công chúng: Đây là yêu cầu không thểthiếu, để bảo đảm sự gần gũi của chương trình với khán giả cũng như tăngtính hấp dẫn của chương trình

1.3.2 Yêu cầu về hình ảnh

Tin và phóng sự truyền hình tạo sự hấp dẫn cho người xem chính lànhờ có hình ảnh Do đó hình ảnh của tin, phóng sự phải xác thực, hàm chứathông tin Đối với tin, do phản ánh nhanh một sự kiện thời sự với thời lượngngắn, nên hình ảnh phải có tiết tấu nhanh, hình ảnh rõ nét, bố cục khuônhình chặt chẽ, đi thẳng vào vấn đề, để sao cho người xem có thể hiểu ngayđược chuyện gì xảy ra Đối với phóng sự, do nội dung phản ánh sự kiện,

Trang 22

hiện tượng, vấn đề trong quá trình phát sinh, phát triển, nên hình ảnh trongmỗi trường đoạn của phóng sự phải phù hợp với lời bình để người xem cảmnhận được tính chân thực của sự việc Độ dài của mỗi hình ảnh phụ thuộcvào ý đồ và tầm quan trọng của hình ảnh đó Khi chuyển từ trường đoạn nàysang trường đoạn khác phải dùng thủ pháp chuyển cảnh hợp lý, tránh gâysốc cho người xem Kết cấu hình ảnh của các trường đoạn phải tạo được mốiliên quan với nhau theo logic của sự việc (thời gian, không gian, tính chất,quan hệ…) thì hình ảnh mới thể hiện được nội dung của phóng sự

Vì màn hình TV nhỏ, nên người xem không thể nhìn rõ các chi tiếttrong những cảnh trung, toàn, mà chỉ cận cảnh mới tác động mạnh đếnngười xem, vì vậy phóng sự truyền hình phải ưu tiên cho hình ảnh cận (cần

có những hình ảnh cận, đặc tả ở những góc quay đặc biệt, những hình ảnh đó

sẽ tạo ấn tượng cho người xem) Trong phóng sự truyền hình nên tránh việcdàn dựng để ghi hình nhằm bảo đảm tính chân thực của sự việc Vì vậy, cácphóng viên quay phim phải có phản xạ rất nhanh để có thể “chộp” đượcnhững hình ảnh “đắt” khi xảy ra sự việc Hình ảnh quay phải nét, đủ sáng vàđúng sáng, không sai màu và không cố tình làm sai màu để tạo hiệu quảkhác

1.3.3 Yêu cầu về âm thanh

* Yêu cầu về lời bình: Do tin, phóng sự truyền hình đã có sự hỗ trợ của hình

ảnh, nên lời bình cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, đặc biệt lời bình cần phùhợp với hình ảnh Lời bình nên do chính phóng viên đọc để truyền đạt đượccảm xúc của tác giả Khác với độc giả của báo in, họ có thể đọc đi đọc lạimột bài báo, khán giả của truyền hình chỉ được xem - nghe một lần, khôngthể lặp lại, nên sự chú ý của khán giả thường chỉ tập trung vào vài ba âm tiết

Trang 23

đầu tiên Vì thế lời bình cho tin, phóng sự thời sự vừa ngắn gọn lại vừa phảinêu bật được chủ đề ngay từ những câu đầu tiên.

* Yêu cầu về tiếng động hiện trường: Tin, phóng sự thời sự nhất thiết phải có

âm thanh hiện trường, nó thể hiện sự chân thực của bối cảnh, làm cho ngườixem cảm nhận một cách xác thực hơn, sinh động hơn về sự việc trên mànhình Tiếng động hiện trường phải liền mạch, phải logic với hình ảnh Đốivới những tin, bài thời sự phản ánh chân thực tuyệt đối không sử dụng tiếngđộng giả Ngoài ra, tiếng phỏng vấn, tiếng phát biểu, tiếng dẫn hiện trườngphải chuẩn (không vỡ tiếng, om tiếng và không được ghi quá mức quy địnhtrên thiết bị)

1.3.4 Yêu cầu về kết cấu chương trình

Đối với một chương trình thời sự truyền hình, kết cấu chương trìnhchính là sự sắp xếp các chất liệu: Tin, phóng sự, phỏng vấn thành mộtchương trình hoàn chỉnh, ở đó thể hiện mục đích thông tin; quy mô, tầmquan trọng và sự đa dạng của thông tin Yêu cầu đối với kết cấu một chươngtrình thời sự phải bảo đảm những yếu tố sau :

- Một trật tự sắp xếp tin, bài ổn định nhưng không cứng nhắc (trongtrường hợp đặc biệt có thể thay đổi trật tự), vừa bảo đảm định dạng cơ bảncủa chương trình, nhưng vẫn linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt.Thông thường kết cấu của chương trình thời sự của Đài Truyền hình ViệtNam như sau: Mở đầu bằng hình hiệu, tiếp đến là phần giới thiệu các tinchính, tiếp sau là tin, bài được sắp xếp theo trật tự của các lĩnh vực: Chínhtrị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tin thế giới Tuy nhiên, trong những trường hợpđặc biệt, khi xảy ra những thảm họa lớn, đột xuất (như những trận động đất,sóng thần, bão lũ, tai nạn nghiêm trọng…), thì những tin này được xếp lênđầu chương trình để tạo sự chú ý ngay lập tức cho người xem, cũng như làmtăng độ hấp dẫn của chương trình

Trang 24

- Việc sắp xếp tin, phóng sự phải mạch lạc, tạo cho khán giả thấyđược những mảng vấn đề rõ ràng, có điểm nhấn, có tiết tấu, nhịp độ khôngquá nhanh, nhưng không quá chậm Để tạo được nhịp điệu cho chương trình

và để khán giả dễ theo dõi cần sắp xếp một cách hợp lý các hình cắt, hìnhgiới thiệu xen kẽ các cụm tin, bài

Một chương trình thời sự có kết cấu hợp lý là chương trình mà khixem khán giả thấy hấp dẫn, dễ theo dõi, dễ nắm bắt vấn đề, thỏa mãn đượcnhu cầu về thông tin

1.3.5 Yêu cầu về người dẫn chương trình

Người dẫn chương trình thời sự là người đại diện cho Ban Biên tậpdẫn dắt người xem đến với các sự kiện thời sự, là linh hồn của chương trình

Họ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn đối vớingười xem, tạo bản sắc, uy tín và dấu ấn của chương trình thời sự

Nếu xét cả về quy mô tổ chức lẫn độ phủ sóng, các bản tin, chươngtrình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam giữ vai trò quan trọng vào hàngđầu trong hệ thống báo chí của cả nước Vì vậy, về nguyên tắc, những ngườidẫn chương trình thời sự ở Đài Truyền hình Việt Nam phải là những ngườichuyên nghiệp nhất, chất lượng nhất trong hệ thống các Đài Truyền hìnhhiện nay trên cả nước Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể đối với người dẫnchương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam:

- Người dẫn chương trình thời sự trước hết phải là một biên tập viên,hoặc tốt hơn là một phóng viên có kinh nghiệm;

- Có ngoại hình ưa nhìn, có giọng nói rõ ràng, truyền cảm, phát âmchuẩn, biết nhấn mạnh và lên xuống giọng đúng lúc, đúng chỗ;

- Có kiến thức tổng hợp, kiến thức nền tốt;

- Có khả năng cùng kíp làm chương trình lựa chọn thông tin, viết kịchbản dẫn;

Trang 25

- Có khả năng vừa dẫn chương trình vừa tiếp nhận thông tin, hiệu lệnhcủa đạo diễn để xử lý tình huống kịp thời khi sự kiện đang diễn ra;

- Có khả năng bình tĩnh trước mọi áp lực công việc và khi xảy ra sự cố;

- Có kỹ năng phỏng vấn, có khả năng giao tiếp tốt, tự nhiên

Từ thực tế công việc, biên tập viên Quang Minh, người dẫn Chươngtrình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam đã nêu ra một số yêu cầuđối với người dẫn chương trình thời sự như sau:

Người dẫn chương trình thời sự phải có độ tin cậy cao, phải là người có uy tín trong xã hội Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng và Nhà nước Vì vậy, yếu tố chuẩn trong thông tin là tiêu chí số một của chương trình Sự chính xác, đáng tin cậy của thông tin chủ yếu được hình thành bởi cách truyền tải thông tin của tin và phóng sự, nhưng cách thể hiện của người dẫn cũng có vai trò quan trọng Người xem không được chứng kiến tận mắt sự việc xảy ra Vì vậy, người dẫn nếu không tạo được sự tin tưởng đối với người xem, cũng rất khó để thuyết phục người xem Độ tin cậy cao là một giá trị được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có lẽ quan trọng nhất là kiến thức và trình

độ của người dẫn Chương trình thời sự là một bản tin tổng hợp, vì vậy, kiến thức của người dẫn cũng phải là kiến thức tổng hợp

Về yêu cầu đối với người dẫn Chương trình thời sự 19 giờ, biên tập viên dẫnchương trình Vân Anh (Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam) cho biết:

Đối với người dẫn Chương trình thời sự 19 giờ, thì điều đầu tiên

và cũng là quan trọng nhất là phải nắm bắt được nội dung của chương trình đó Người dẫn cần phải nắm rõ hôm nay sự kiện gì

sẽ xảy ra? Sự kiện gì đang được dư luận quan tâm? Sự kiện gì đang có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống, đến các mối quan hệ…

Trang 26

Người dẫn cũng chính là người làm kịch bản Do vậy, nếu nắm bắt trước được những tin, bài sẽ có trong chương trình, thì người dẫn

đã có thể hình dung được phần lớn nội dung sẽ truyền tải, sẽ móc nối, tạo mạch và tiết tấu cho chương trình cũng như sẽ viết được những lời dẫn có sức thu hút đối với khán giả.

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ các khái niệm về chương trìnhtruyền hình, chương trình thời sự truyền hình, đồng thời khẳng định vị trí,

vai trò của chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, với tư cách

là một Đài Truyền hình Quốc gia, đặc biệt là vai trò quan trọng của Chương

trình thời sự 19 giờ đối với mọi mặt của đời sống xã hội Dựa trên lý luậntruyền hình cũng như kinh nghiệm thực tiễn, luận văn cũng đã đề xuấtnhững yêu cầu cụ thể đối với chất lượng chương trình thời sự của ĐàiTruyền hình Việt Nam Đây là cơ sở để tác giả triển khai việc đánh giá chấtlượng Chương trình thời sự 19 giờ một cách toàn diện ở chương 2 của luậnvăn

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 19 GIỜ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1 Về chất lượng nội dung chương trình

giờ luôn bảo đảm các yếu tố: Nhanh, chuẩn xác, có tính chất toàn quốc Nếu

xem đều đặn Chương trình thời sự 19 giờ, về cơ bản khán giả đã nắm đượcnhững sự kiện quan trọng nhất diễn ra trong nước và thế giới Từ những sựkiện trọng đại của đất nước (Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội…), thông tin về

sự chỉ đạo quan trọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đến các thông tinthiết thực đối với người dân như: Giá cả, dịch bệnh, thiên tai, tai nạn…; các

sự kiện lớn của thế giới và khu vực như: Khủng hoảng chính trị ở một loạtnước Bắc Phi và Trung Đông, động đất và sóng thần ở Nhật Bản, các hộinghị quốc tế và khu vực quan trọng đều được phản ánh kịp thời và đầy đủtrong Chương trình thời sự 19 giờ Thời gian gần đây, phóng viên ĐàiTruyền hình Việt Nam đã tăng cường hiện diện ở các điểm nóng trên thếgiới để kịp thời cung cấp các thông tin và hình ảnh về những sự kiện mangtầm cỡ quốc tế, vốn trước đây vẫn khai thác của các kênh truyền hình nướcngoài Điều này đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín chương trình thời sựcủa Đài Truyền hình Việt Nam

Do các chương trình thời sự được phát sóng trực tiếp nên thông tinluôn được cập nhật trong quá trình phát sóng Điều này tạo điều kiện thuậnlợi để thông tin một cách kịp thời nhất tới khán giả truyền hình cả nước

Trang 28

những sự kiện, chỉ đạo, thông báo… quan trọng Việc thiết lập cầu truyềnhình trực tiếp trong chương trình thời sự còn cho phép khán giả chứng kiếndiễn biến của sự kiện vào chính thời điểm đó Chương trình thời sự 19 giờ

đã tận dụng ưu thế vượt trội của truyền hình trực tiếp để phản ánh một cáchkịp thời nhất những sự kiện, vấn đề được người dân cả nước quan tâm theodõi, đặc biệt là những trận bão lũ lớn Ví dụ như trận lũ lịch sử ở miền Trungtháng 10 năm 2010, liên tục trong nhiều ngày, trong các chương trình thời

sự, Đài Truyền hình Việt Nam đã thiết lập cầu truyền hình trực tiếp với cáckhu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình Khán giả được theo dõi những hình ảnh trực tiếp từ vùng lũ,nghe tiếng nói trực tiếp của người dân, của chính quyền địa phương và bìnhluận tại chỗ của phóng viên Việc truyền tải những thông tin, hình ảnh, tiếngđộng trực tiếp như vậy là thể hiện cao nhất của tính kịp thời, đồng thời tácđộng có hiệu quả tới người xem hơn bất cứ loại hình truyền thông nào.Chính vì vậy mà các thông tin nhanh nhạy về tình hình bão lũ trong chươngtrình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đã giúp các cơ quan chức năng

có thêm thông tin trong công tác điều hành, chỉ đạo; khơi dậy lòng tươngthân tương ái của đồng bảo cả nước góp phần chia sẻ khó khăn cho nhữngngười gặp nạn

Một trong những sự kiện để lại dấu ấn đối với khán giả truyền hình cảnước trong năm 2011 là “chiến dịch” đưa người lao động Việt Nam từ Libi

về nước do tình hình chiến sự tại nước này Xác định đây là sự kiện đượckhán giả cả nước đặc biệt quan tâm, Ban Thời sự đã chủ động lên kế hoạch

tổ chức sản xuất để kịp thời phản ánh “chiến dịch” này từ nhiều góc độ: Sựchỉ đạo của Chính phủ, việc di tản tại chỗ, sự phối hợp của Tổng Công tyHàng không Việt Nam… Ngày 24/2/2011, Chương trình thời sự 19 giờ đãkịp thời phát những tin tức đầu tiên về tình hình người lao động Việt Nam

Trang 29

tại Libi qua hai cuộc phỏng vấn với những thông tin hữu ích Đó là phỏngvấn ông Đào Duy Tiến – Đại sứ Việt Nam lại Libi và bà Nguyễn Thị KimNgân, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Cuộc phỏng vấnông Đào Duy Tiến được thực hiện qua đường điện thoại, thông tin cập nhật

về tình hình lao động Việt Nam ở Libi (chưa lao động Việt Nam nào thương vong, Đại sứ quán Việt Nam đang đẩy nhanh hoạt động bảo vệ người lao động) Những thông tin từ một đại diện của Chính phủ Việt Nam tại Libi đã

mang đến độ tin cậy cao đối với khán giả Ngay sau phỏng vấn ông Đào DuyTiến là cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã mang đến cho khángiả những thông tin về động thái của Chính phủ nhằm nhanh chóng giảiquyết vấn đề người lao động tại Libi Đó là Chính phủ đã thành lập cácnhóm công tác sang Libi và các nước lân cận, hỗ trợ thức ăn, nước uống,thiết lập cầu hàng không để đưa người lao động Việt Nam về nước…Có thểthấy, các phỏng vấn này xuất hiện cùng với những tin tức đầu tiên về ngườilao động Việt Nam tại Libi đã mang đến những thông tin rất có giá trị và kịpthời Điều này giúp cho thân nhân người lao động yên tâm hơn vì nỗ lựckhông mệt mỏi của Chính phủ cả trong và ngoài nước

Đặc biệt, một nhóm phóng viên của Ban Thời sự đã được kịp thời cửtheo Đoàn công tác của Chính phủ sang Libi để đưa người lao động ViệtNam về nước Nhờ vậy, trong các bản tin thời sự của Đài Truyền hình ViệtNam, đặc biệt là Chương trình thời sự 19 giờ (từ 26/2/2011 đến 13/3/2011)thông tin về công tác đưa người lao động Việt Nam tại Libi về nước đượccập nhật liên tục (thông tin về thành lập Sở chỉ huy tiền phương đóng tạiTuy-ni-di, nước láng giềng của Libi để di tản lao động Việt Nam về nước;

về tình hình tại chỗ của số người lao động này, về việc thiết lập cầu hàngkhông đưa họ về nước, về chuyến bay cuối cùng đưa người lao động về

Trang 30

nước …) Đặc biệt loạt phóng sự do nhóm phóng viên Ban Thời sự thực hiện

về tình hình người lao động Việt Nam tại biên giới Tuy-ni-di và Libi vớinhững hình ảnh sinh động, với tiếng nói của những người vừa trải qua quãng

thời gian đầy hiểm nguy (Anh Hoàng Văn Hải: “Chúng tôi đến đây được là rất vất vả, hơn 10 ngày qua chúng tôi phải ăn rau dại, ăn bất cứ thứ gì để sống, phải chạy liên tục trên đường…), về cảm xúc vui mừng của họ khi nhận được sự tận tình giúp đỡ từ trong nước (Anh Ngô Duy Báu nói: “Về được đến đây chúng tôi cảm thấy vui, vì chỉ còn ít thời gian nữa là được về nhà Chị Bảo Thị Ba Li: “Chúng em rất vui mừng khi thấy Nhà nước hỗ trợ chúng em…”) (phóng sự ngày 3/3/2011) Để kịp thời chuyển tải thông tin về

chiến dịch di tản người lao động tại Libi về nước, nhóm phóng viên thời sự

đã sử dụng nhiều hình thức chuyển tin như : Tin lời, tin điện thoại, phóngsự…Do điều kiện tác nghiệp tại khu vực Bắc Phi rất khó khăn, Ban Thời sự

đã phải cử những phóng viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghềnghiệp tốt nhất, đặc biệt là sự nhanh nhạy trong xử lý thông tin, sự thuầnthục trong việc ứng dụng công nghệ truyền tin để đảm bảo thông tin và hìnhảnh phải được truyền về một cách nhanh chóng và an toàn

Việc thông tin kịp thời về chiến dịch di tản người lao động Việt Nam

từ Libi về nước đã làm khán giả cả nước, đặc biệt là gia đình của nhữngngười lao động tại Libi cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào Chính phủ Cũngnhờ hiệu quả của đợt thông tin, tuyên truyền này mà Ban Thời sự, ĐàiTruyền hình Việt Nam đã được lãnh đạo cấp cao biểu dương

Một sự kiện đáng chú ý khác của năm 2011 là trận động đất và sóngthần nghiêm trọng nhất trong lịch sử tại Nhật Bản - cũng được Chương trìnhthời sự 19 giờ phản ánh và phân tích một cách kịp thời và đầy đủ, dưới nhiềugóc độ, với nhiều cách khai thác thông tin như: Thông tin từ phóng viênthường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Nhật Bản, từ nguồn tin nước

Trang 31

ngoài, từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, sự phân tích của các nhà khoahọc trong và ngoài nước về hậu quả của động đất và sóng thần…Ngày11/3/2011, chỉ ít giờ sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản,cùng với những hình ảnh mới nhất khai thác từ Đài NHK của Nhật Bản, BanThời sự đã nối điện thoại với phóng viên Đào Thanh Tùng - Trưởng Phân xãThông tấn xã Việt Nam tại Tô-ky-ô (Nhật Bản), kịp thời cung cấp những

thông tin mới nhất về trận động đất và sóng thần và cho biết thêm: “…trong lúc tôi đang trả lời điện thoại Đài Truyền hình Việt Nam thì tôi vẫn đang thấy sự rung lắc của dư chấn…” Chi tiết rất sống động này thực sự tác

động tới cảm xúc của khán giả, làm cho người xem cảm nhận được tính tứcthời của thông tin Ban Thời sự cũng đã kịp thời cử nhóm phóng viên tớiNhật Bản đề phản ánh về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại đây cũngnhư về hậu quả của động đất và sóng thần Những thông tin từ thành phốSen-đai (Nhật Bản), một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của trậnđộng đất, sóng thần và cũng là nơi có học sinh Việt Nam học tập, liên tụcđược phóng viên Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam cập nhật trongChương trình thời sự 19 giờ Đặc biệt các phóng sự phản ánh kịp thời việcĐại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đưa những người Việt Nam đang họctập và sinh sống tại Nhật Bản ra khỏi khu vực nguy hiểm đã dành được sựquan tâm lớn của khán giả

2.1.1.2 Nội dung chương trình có tính chính luận cao

Tinh chính luận của Chương trình thời sự 19 giờ được thể hiện rõ nét ởnhững vệt tuyên truyền lớn nhân các sự kiện quan trọng của đất nước và ởviệc đánh giá, bình luận, đưa ra quan điểm về những vấn đề thời sự nổi cộm,đang được dư luận quan tâm

Đối với những sự kiện lớn của đất nước (Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI, bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ

Trang 32

2011-2016…) chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam khôngchỉ phản ánh một cách kịp thời mà còn tuyên truyền có chiều sâu với nhữngtác phẩm mang tầm tư tưởng và lý luận sâu sắc Ví dụ, trong dịp diễn ra Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chương trình thời sự 19 giờ đã có vệt tuyên

truyền rất hiệu quả với các phóng sự mang tính chính luận cao: Đảng cộng sản ra đời, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam (1/1/2011); Đại hội Đảng lần thứ II - Đại hội kháng chiến thắng lợi (2/1/2011); Đại hội Đảng lần thứ III: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (3/1/2011); “Đại hội VI - Đại hội của quyết tâm đổi mới” ( 6/1/2011); Tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 (7/1/2011); Nhiệm kỳ Đại hội Đảng

XI chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế (9/1/2011); 5 năm vượt khó thực hiện Nghị quyết kinh tế - xã hội Đảng X (11/1/2011)…

Bằng những lập luận có chiều sâu và ví dụ thực tiễn, những phóng sự này đãkhẳng định vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sựnghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, từ đó củng cố niềm tin củangười dân đối với Đảng trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.Thời gian gần đây, nhiều vấn đề được dư luận quan tâm đã được phântích một cách sâu sắc và có sức thuyết phục trong các phóng sự “tiêu điểm”của Chương trình thời sự 19 giờ Những phóng sự này có giá trị cao trongviệc phát hiện những bất cập để từ đó có các giải pháp phù hợp Nhiềuphóng sự loại này đã có tác động xã hội tốt và nhận được sự ủng hộ của

đông đảo khán giả như loạt phóng sự: Xu hướng lệch chuẩn về văn hóa của một số báo điện tử; Lệch chuẩn trong biểu diễn của các nghệ sỹ; Bất hợp lý trong việc xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và danh hiệu cho các văn nghệ sỹ Điểm khác biệt trong cách tiếp cận về các vấn đề

này của Đài Truyền hình Việt Nam so với nhiều tờ báo khác là : Không chạytheo các chi tiết giật gân; lời bình sắc sảo nhưng không cực đoan, có tinh

Trang 33

thần xây dựng; có câu chuyện, dẫn chứng một cách khách quan, từ đó nânglên thành những vấn đề lớn đáng quan tâm của cả xã hội Đây cũng là yêucầu của Ban Thời sự đối với nhóm phóng viên thực hiện các phóng sự “tiêuđiểm” để bảo đảm những vấn đề được đề cập phải xứng tầm với vị thế củaĐài Truyền hình Quốc gia, có tác động tích cực tới đời sống xã hội.

Phóng sự Lệch chuẩn trong biểu diễn của các nghệ sỹ của nhóm

phóng viên Kiều Trinh - Việt Cường phát sóng trong Chương trình thời sự

19 giờ ngày 17/7/2011 là một ví dụ về tác động có hiệu quả tới dư luận xãhội Phóng sự này đã lên tiếng phê phán một thực trạng nhức nhối trong thịtrường âm nhạc hiện nay Đó là xu hướng nhiều ca khúc nhảm nhí, không cógiá trị nghệ thuật, hát nhép, đạo nhạc và ăn mặc hở hang phản cảm xuất hiệntrên các website âm nhạc, thậm chí trên cả băng đĩa nhạc và sân khấu biểudiễn của một số người tự xưng là nhạc sỹ, ca sỹ Phóng sự đã cung cấp chokhán giả những ví dụ xác thực về hiện tượng biểu diễn phản cảm, phi nghệthuật của không ít ca sỹ hiện nay:

Không biết gọi đây là gì? Đọc những con chữ vô nghĩa trên nền những nốt nhạc bị loạn, bị méo? Hay lỗi về thu thanh? Dập khuôn phong cách của ngôi sao Lady Gaga với những lời lẽ nhí nhố nhiều người sẽ hỏi đây có phải là người Việt Nam không (hình ảnh những video clip biểu diễn của các ca sỹ với các bài hát

và phong cách biểu diễn phản cảm )…Thậm chí nhiều người còn mượn luôn cả giai điệu nước ngoài Không khó để nhận ra sự giống nhau đến bất ngờ giữa bản nhạc Việt này với một ca khúc quốc tế từng làm mưa làm gió gần 2 thập kỷ trước Hiện Cục Nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang giữ một danh sách tới 70 ca khúc Việt bị nghi là "đạo nhạc", trong đó nhiều bài giống đến 80-90% nhạc nước ngoài Không chỉ đạo

Trang 34

nhạc mà còn "đạo hát" Rơi micro mà vẫn có tiếng hát Đang có xu hướng giọng kém, hát nhép, miễn là mà ăn mặc hở hang vẫn có thể nổi tiếng " (Hình ca sỹ rơi micro vẫn có tiếng hát, ăn mặc hở hang, quằn quại trên sân khấu).

Phóng viên đã trích được nhiều ý kiến có giá trị thể hiện sự phản ứng gay gắt trước hiện tượng này :

"Dùng từ thảm họa là không ngoa đâu Không phải là đọc, cũng không phải là nhạc Tôi không hiểu đấy là cái thể loại nhạc gì" (ca

sỹ Mỹ Linh trả lời phỏng vấn); “Quả thật là nếu mà xem lại nhiều lần, soi xét kỹ về ca từ thì không thể chấp nhận được”(thanh niên Vũ Tuấn Phong - Hà Nội trả lời phỏng vấn); "Hát nhép đến 60

% ăn mặc dễ dãi, sáng tác dễ dãi , gây tác hại ghê gớm tới nền nghệ thuật và ca hát của chúng ta" (Nghệ sỹ Nhân dân Trung Kiên trả lời phỏng vấn).

Không chỉ dừng ở mức phản ánh hiện thực, tác giả đã có những đánh giá

xác đáng về sự bất cập trong công tác quản lý, đồng thời đưa ra một ví dụ vềcách xử lý kiên quyết của một nước láng giềng trước hiện tượng biểu diễnphản cảm của một số nghệ sỹ, như một thông điệp gửi tới các cơ quan quản

lý của Việt Nam: Cần có giải pháp quyết liệt:

Tại đất nước láng giềng Malaysia, 5 cô gái nhóm Pussycat Dolls đến từ nước Mỹ phải nộp phạt hơn 3.000 USD cho chính quyền Kuala Lumpur vì trang phục diễn quá gợi cảm, không phù hợp với văn hóa Á Đông Lần lượt các nghệ sỹ như Linkin Park, Gwen Stefani phải tuân thủ luật lệ nghiêm ngặt, thậm chí gần đây nữ ca

sỹ lừng danh Beyonce đã phải hủy bỏ buổi trình diễn tại Malaysia

do những quy định về trang phục và văn hóa…

Trang 35

Phóng sự trên đã được khán giả, giới báo chí và các nhà quản lý đánhgiá cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận vấn đề cũng như tácđộng xã hội Sau khi được phát sóng, phóng sự đã nhanh chóng nhận được sựquan tâm, ủng hộ của đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ Trong vòng 3

ngày trên trang web chia sẻ video Youtube đã có gần 45 ngàn lượt người xem

phóng sự, với hơn 400 ý kiến nhận xét, bình luận Đặc biệt, cũng chỉ trong 3ngày đã có tới gần 5.000 thành viên bày tỏ sự đồng tình với phóng sự này trên

trang mạng xã hội Facebook.

Đạt được hiệu quả về nhiều mặt như trên là nhờ nhóm phóng viên đãchọn được cách tiếp cận vấn đề rất có sức thuyết phục: Chọn những ví dụxác đáng, lấy ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nghệ sỹ có

uy tín và các nhà quản lý; nêu kinh nghiệm của các nước…để làm nổi bậttình trạng nhức nhối trong thị trường âm nhạc hiện nay, gửi một thông điệpkhẩn thiết tới các nhà quản lý để chấn chỉnh thực trạng này, đồng thời gópphần quan trọng vào việc định hướng giá trị thẩm mỹ đúng đắn cho khángiả

Phóng sự Chè bẩn và những bất cập trong công tác quản lý của phóng

viên Anh Ngọc phát sóng ngày 7/8/2011 cũng là một phóng sự “tiêu điểm”mang tính cảnh báo cao, có tác động mạnh tới dư luận xã hội, đến cơ quanquản lý để từ đó có giải pháp xử lý kịp thời Trong phóng sự này, tác giả đãđưa khán giả đến những cơ sở chế biến chè bẩn với những hình ảnh và câuchuyện rất đáng kinh ngạc :

Đây là cách người dân ở Tuyên Quang chế biến chè khô Chỉ cần một bộ cối vò và sao chè thủ công, mỗi ngày người nông dân này

có thể chế biến được khoảng hơn 1 tạ chè khô thu về khoảng hơn 2 triệu đồng Nhưng để tăng thêm lợi nhuận anh còn trộn thêm cả một loại tạp chất mà anh bảo là bùn và phân lân để tăng thêm

Trang 36

khối lượng chè (Hình ảnh chế biến chè tại gia đình) Một người

trồng chè nói: “Mỗi cối vò chè thế này mình cho một bát khoảng 2

– 3 lạng Tức là dôi ra được 10 – 20%” Theo người dân thì nếu trước đây phải mất 5kg chè tươi mới làm được 1kg chè khô thì nay, với cách bỏ phân lân và bùn vào chè, chỉ cần 2,5 – 3kg chè tươi là được 1kg chè khô Chính vì vậy đi tìm trong các hộ làm chè

ở Tuyên Quang có thể thấy rất nhiều những bao phân lân bên cạnh những cối vò chè Nếu như ở Tuyên Quang người dân trộn bùn và phân lân vào chè thì ở Yên Bái thay vì phân lân người dân trộn một hỗn hợp mà họ bảo là bột gạo và bột sắn Một người trồng chè ở đây nói: “Cho bột vào cho nó dẻo, nó săn chè… nấu ít bột gạo, bột sắn… cho bằng này vào 1 cối để nó dẻo”

Tác giả cũng đưa ra nhiều chi tiết cho thấy sự yếu kém trong công tác quản

lý ở địa phương Những bằng chứng do phóng viên ghi lại (người dân tự nói

về việc trộn bùn và phân lân vào chè, hình ảnh người dân trộn tạp chất vàochè và hình ảnh bùn đọng lại trong chén chè…) hoàn toàn trái ngược với kếtluận của đoàn kiểm tra là chưa phát hiện ra mẫu chè nào có pha tạp chất Từthực tế trên tác giả đã đưa ra lời cảnh báo rất khẩn thiết:

Thời gian vừa qua phía Trung Quốc đã đưa lên mạng những thông tin và hình ảnh về việc họ tiêu hủy chè bẩn, chè kém chất lượng của Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cảnh báo đây là điều rất nguy hiểm bởi sẽ ảnh hưởng đến uy tín của không chỉ mặt hàng chè mà với cả các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam nói chung Như vậy người nông dân cũng nên cảnh giác để không nên vì những món lợi trước mắt mà khiến nông sản của chính mình có thể sẽ bị ép giá trong tương lai.

Trang 37

Phóng sự “tiêu điểm” trên được đánh giá cao cả về trình độ nghiệp vụ và giátrị thực tiễn Với nỗ lực phát hiện vấn đề, tìm kiếm nhân chứng, vật chứng,nhóm phóng viên đã cung cấp cho khán giả một bức tranh xác thực về tìnhtrạng sản xuất chè bẩn rất nghiêm trọng tại nhiều địa phương; đồng thời chothấy những lỗ hổng trong công tác quản lý Sau khi phóng sự được phátsóng, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các đơn vị có liên quantăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.Hai ví dụ trên đã cho thấy, những tác phẩm có tính chính luận cao, vớicách phân tích, bình luận có sức thuyết phục trước những vấn đề thời sự nổicộm, đã mang lại hiệu quả lớn đối với nhận thức của công chúng cũng nhưcác cơ quan quản lý, là cơ sở để thực thi các giải pháp nhằm lành mạnh hóađời sống xã hội.

Đánh giá về chất lượng Chương trình thời sự 19 giờ, 51,52% số ngườiđược hỏi cho rằng, nội dung chương trình tốt, 44,85% cho rằng nội dung khá

và 3,64% đánh giá nội dung ở mức trung bình

Những khán giả đánh giá nội dung chương trình thời sự có chất lượngtốt là nhờ các yếu tố: Đưa tin nhanh kịp thời (58,18% số người được hỏi);nội dung thiết thực, đề cập đến các vấn đề được người dân quan tâm(48,48% số người được hỏi); tin tức bao quát được những vấn đề lớn của đấtnước (42,42% số người được hỏi); tin tức phong phú (41,82% số người đượchỏi)

2.1.2 Hạn chế

Theo kết quả khảo sát khán giả, yếu tố hàng đầu khiến khán giả nhậnxét nội dung Chương trình thời sự 19 giờ chưa tốt đó là nhiều tin hội nghị.61,21% số người được hỏi cùng có chung nhận xét này Theo khảo sát củachúng tôi, trong 3 tháng đầu năm 2011 trung bình mỗi Chương trình thời sự

Trang 38

19 giờ có 12 phút là tin lễ tân, hội nghị, chiếm 30% thời lượng chươngtrình.

Qua các phỏng vấn sâu một số nhà báo, nhà quản lý nhận xét, chươngtrình thời sự còn thiếu sự cân đối thông tin về các vùng miền, các bộ phậndân cư Theo nhà báo Lê Hồng Quang, Đài Truyền hình Việt Nam:

Nội dung Chương trình thời sự 19 giờ nhìn chung phong phú, gần gũi với người xem, tuy nhiên có cảm giác nhiều vấn đề lớn của nông thôn và nông dân, ngư dân…vẫn chưa được quan tâm lắm, trong khi vấn đề nhỏ hơn ở các thành phố lớn lại được quan tâm phản ánh nhiều, gây cảm giác mất cân đối về nội dung.

TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá:

Chương trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam cần cố gắng đạt cho được tính toàn diện cao - vươn rộng, bám chặt, đi sâu vào mọi vùng miền trên cả nước, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tin tức về Hà Nội và vùng phụ cận Hà Nội hơi nhiều Tất nhiên, những vấn đề của Hà Nội cũng có thể là những vấn đề chung của

cả nước, nhưng đưa nhiều về Hà Nội, có cảm giác cánh phóng viên nhà ta chẳng chịu đi xa, chỉ quanh quẩn nghị trường, xa-lông, phố thị mà thiếu đi hơi thở nơi thôn dã, nơi khó khăn, nơi "thôn cùng ngõ hẻm".

Những nhận xét trên cũng tương đồng với kết quả khảo sát của chúngtôi về tính vùng miền được thể hiện trong Chương trình thời sự 19 giờ Theo

đó, ngoài tin, bài về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và về nhữngvấn đề chung của cả nước, trong 3 tháng đầu năm 2011, có 145 tin, bài vềtình hình các địa phương miền Bắc; 53 tin, bài về các địa phương miềnTrung và 59 tin bài về các địa phương miền Nam Kết quả khảo sát này cho

Trang 39

thấy sự mất cân đối rõ rệt giữa khu vực phía Bắc với khu vực miền Trung vàmiền Nam được phản ánh trong Chương trình thời sự 19 giờ Khảo sátChương trình thời sự 19 giờ trong 3 tháng đầu năm 2011, tác giả thống kêđược 96 tin, bài phản ánh về tình hình ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,vùng hải đảo (chỉ chiếm có 8,6 % tổng số tin, bài phát sóng) Số lượng tinbài về khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa như vậy là chưa đáp ứng đượcnhu cầu của khán giả và mất cân đối lớn so với địa bàn thành phố Đây làđiều mà những người làm chương trình phải tìm biện pháp khắc phục.

Còn về lĩnh vực phản ánh, theo thống kê trong 3 tháng đầu năm 2011,Chương trình thời sự 19 giờ có 533 tin, bài về lĩnh vực chính trị; 349 tin bài

về lĩnh vực văn hóa - xã hội; 221 tin, bài về lĩnh vực kinh tế Nếu đối chiếuvới kết quả khảo sát về mức độ quan tâm của khán giả đối với từng lĩnh vực(73,94% số người được hỏi quan tâm đến thông tin văn hóa- xã hội; 69,09%quan tâm đến thông tin kinh tế; 67,88% quan tâm đến thông chính trị ), thì

có thể thấy, chương trình thời sự 19 giờ cần dành nhiều thời lượng hơn chocác tin, bài về lĩnh vực văn hóa - xã hội và kinh tế

Qua khảo sát của chúng tôi trong 3 tháng đầu năm 2011, chương trìnhthời sự 19 giờ vẫn còn để lọt một số tin không đáp ứng yêu cầu về chấtlượng của chương trình, đó là những tin không được đông đảo công chúng

quan tâm, mà chỉ là những hoạt động nội bộ của một số đơn vị như: Vietnam Airlines đón nhận Huân chương (7/1/2011), Công ty Bảo hiểm dầu khí nhận Huân chương (22/1/2011), Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tổng kết năm 2010 (22/1/2011), Đại học Công nghiệp Việt trì đón nhận Huân chương (12/3/2011)…

2.2 Về hình thức thể hiện chương trình

2.2.1 Thể loại tác phẩm

Trang 40

Chương trình thời sự 19 giờ được thể hiện bằng các thể loại chính:Tin, phóng sự, phỏng vấn Theo thống kê của chúng tôi, Chương trình thời

sự 19 giờ trong 3 tháng đầu năm 2011 có 718 tin, 402 phóng sự và 33 phỏngvấn Về cơ bản đặc trưng của thể loại đã được thể hiện rõ nét Các thể loại

đã phát huy được ưu thế của mình, bảo đảm cho chương trình vừa có tínhthời sự cao vừa có tính chính luận và tính định hướng nhờ có những phântích, đánh giá có chiều sâu về những vấn đề được dư luận quan tâm

có tin chính trị, tin kinh tế, tin văn hóa - xã hội…Trong đó tin chính trị (tin

về về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước,các Hội nghị Trung ương; các cuộc họp làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bíthư; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, họp Quốc hội, họp Chính phủ…) luôn có

số lượng và thời lượng lớn Đối với Đài Truyền hình Việt Nam là ĐàiTruyền hình Quốc gia, là kênh chính thống để thông tin, tuyên truyền vềđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thì những tin chính trị luônđược đặc biệt chú trọng Những thông tin nhanh, ngắn gọn về thị trường tiền

tệ, thị trường tiêu dùng, tin y tế, thiên tai, dịch bệnh theo mùa… là nhữngthông tin thiết thực luôn được khán giả quan tâm

Tin trong Chương trình thời sự 19 giờ luôn bảo đảm tính kịp thời,chuẩn xác và bao quát được các sự kiện lớn của đất nước Nhìn tổng thế quacác bản tin, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam có thể thấy

rõ sự cập nhật, phát triển của các bản tin trong ngày Những tin tức ở nhữngbản tin trước được các bản tin sau cập nhật và phát triển

Ngày đăng: 27/04/2016, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w