Giáo viên tự mình trình bày các thí nghiệmthực hành để minh họa cho kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham giacác hoạt động này để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm cácyêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phươngpháp dạy học Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạyhọc có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới
có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học Bởi vậy, việc đổi mớigiáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhậpquốc tế hiện nay và nó cũng là yêu cầu “sát sườn” đối với từng trường học “Bàn taynặn bột” là một trong những phương pháp dạy học mới đang được áp dụng rộng rãi ởnhiều nước trên thế giới, là nhân tố quan trọng của việc cải tiến dạy học về kiến thứckhoa học tự nhiên ở bậc tiểu học
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành kiếnthức và nhân cách cho trẻ em Vì thế, nó không chỉ phát huy hiệu quả ở cấp tiểu học
mà còn có thể áp dụng cho các cấp giáo dục cao hơn Đây là một phương pháp dạyhọc tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt làđối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiếnthức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học Phương pháp dạy họcnày tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giảiđáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đókhám phá ra bản chất vấn đề
Thực tiễn dạy học môn khoa học ở trường tiểu học cho thấy, giáo viên còn gặp
nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học Các phương pháp dạyhọc truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ động Các thí nghiệmtrong bài còn mang tính chất minh họa Giáo viên tự mình trình bày các thí nghiệmthực hành để minh họa cho kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham giacác hoạt động này để các em chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách chủ động, thỏamãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh.Vì vậy các giờ học cònmang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao Do vậy,
để học sinh học tốt môn khoa học lớp 5, việc sử dụng phương pháp dạy học sao chođạt hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần được giáo viên quan tâm Một trong nhữngphương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận dụng tốtvào dạy khoa học ở các lớp 4-5 là phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Trong những năm gần đây, phương pháp “Bàn tay nặn bột” bước đầu được BộGD&ĐT đưa vào dạy thử nghiệm ở một số trường tiểu học Năm học 2013-2014,phương pháp dạy học này chính thức chuyển từ thí điểm sang dạy đại trà ở cấp Tiểuhọc trên cả nước Qua thực tế trực tiếp giảng dạy và dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng
Trang 2nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm đáng kể khi áp dụng phươngpháp dạy học này vào dạy môn Khoa học lớp 5 nên tôi mạnh dạn trình bày bản sáng
kiến: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy môn Khoa học lớp 5 góp phần không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện cho học sinh
B NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG:
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" là sự quy trình hóa một cách logic phươngpháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết Giáo viên sẽ cho học sinh tiếpxúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành nghiêncứu qua thực nghiệm Nhờ đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phươngpháp nghiên cứu từ nhỏ, và điều này sẽ góp phần không nhỏ trong sự hình thành tácphong và phương pháp làm việc của các em khi trưởng thành Cũng như các phươngpháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quátrình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sựgiúp đỡ của giáo viên
Trên thực tế, phương pháp “Bàn tay nặn bột” không hoàn toàn là mới đối vớicác giáo viên Về cơ bản, đây là phương pháp tổng hợp của các phương pháp dạy họctrước đây mà giáo viên đã từng tiếp xúc như: phương pháp giảng dạy giải quyết vấn
đề, phương pháp dạy học tích cực nhưng đây lại là một phương pháp dạy học đòihỏi sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên và học sinh
Quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệptôi rút ra thực trạng chung như sau:
1) Thuận lợi:
Thuận lợi dễ nhìn thấy nhất là đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Cầu Giát luôn
đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học nên họ đã tiếp thu rất nhanh phươngpháp “Bàn tay nặn bột” Nhiều giáo viên đã tự nghiên cứu, tìm hiểu về phương phápnày trước đó nên việc lĩnh hội những điều cơ bản của “Bàn tay nặn bột” không có gìkhó khăn Mặt khác, theo chỉ đạo của sở GD&ĐT Nghệ An cũng như Phòng GD&ĐTQuỳnh Lưu, giáo viên có thể lựa chọn một số bài dạy để sử dụng phương pháp nàychứ không phải là tất cả bài dạy của bộ môn phải thực hiện
Việc ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học đòi hỏi giáo viênphải đầu tư, suy nghĩ nhiều hơn vào bài giảng, từ đó giúp cho giáo viên nâng cao kỹnăng tổ chức, thực hành thí nghiệm; còn đối với học sinh thì vui hơn, tích cực hơn.Tiết học từ đó trở nên sinh động, tất cả cùng làm việc với nhau, hài hòa giữa thầy và trò Bên cạnh khơi dậy niềm say mê, hứng thú, giáo viên còn tạo được nhiều cảm xúc
Trang 3cho học sinh qua từng tiết học.
Trong những năm gần đây, trường Tiểu học Cầu Giát thực hiện mô hình trườnghọc mới Việt Nam (VNEN) Học theo mô hình VNEN, thường dùng bàn ghế cá nhân
có thể bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậmchí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học Học sinh chủ yếu được tổchức học tập theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 em, nhóm trưởng điều hành hoạt động của cácthành viên trong nhóm mình
2) Khó khăn:
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cũng gặp nhiều khókhăn Để thực hiện phương pháp này, giáo viên phải có kiến thức khoa học tự nhiênvững vàng và khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra trongtiết học Hai điều này không phải giáo viên tiểu học nào cũng có được Về phía họcsinh, các em phải có vốn kiến thức thực tế phong phú, phải chủ động học tập, phảinăng động, sáng tạo Ngay từ bước tiến hành đầu tiên, giáo viên phải tìm được tìnhhuống có vấn đề liên quan đến bài học để khơi gợi sự khao khát tìm hiểu cái mới lạ từhọc sinh Điều này không hề đơn giản Người thầy phải có kiến thức vững và nhanhnhạy mới tìm ra được tình huống phù hợp với bài học, với đối tượng là học sinh tiểuhọc Khi đã có được tình huống nêu vấn đề nhưng học sinh lại không tìm ra được vấn
đề cốt lõi cần tìm hiểu thì đòi hỏi giáo viên phải nhanh chóng, khéo léo để đưa về vấn
đề cần học
Dạy học theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có tầm hiểu biết rộng, có
sự chuẩn bị công phu cho mỗi giờ học từ dụng cụ thí nghiệm, trang thiết bị học tậpđến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình học sinh làm thí nghiệm Bởi khi bắttay vào làm thí nghiệm, khi thấy có bất cứ hiện tượng gì xảy ra, các em đều đặt ngaycâu hỏi “tại sao ?” Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức để cùng các
em giải đáp các thắc mắc, lý giải các hiện tượng một cách khoa học
Cái khó của phương pháp “Bàn tay nặn bột” hiện nay đó là giáo viên phải đầu
tư nhiều hơn vào bài giảng, các hoạt động thí nghiệm phải được làm trước để lấy kếtquả, đôi khi phải làm đi làm lại nhiều lần Điều này đòi hỏi giáo viên phải thật sự yêuthích mới đầu tư thời gian, công sức cho phương pháp đổi mới này
Một khó khăn nữa trong việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” này là sốlượng học sinh/lớp học của trường quá đông Sĩ số học sinh trong lớp đông sẽ khókhăn cho việc tổ chức học tập theo nhóm, hoạt động tham quan, dã ngoại, điều trathực tế cho học sinh Đây còn là một khó khăn lớn không chỉ có ở trường Tiểu họcCầu Giát chúng tôi mà là khó khăn chung
Ở một số bài lượng kiến thức cần truyền tải cho học sinh tương đối nhiều, thời
Trang 4gian 35- 40 phút dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" là không đủ, đa phầnkéo dài hơn so với quy định nên ảnh hưởng đến các tiết học khác Ngoài ra, thiết bịphục vụ cho thí nghiệm ở các trường hiện nay chưa đầy đủ, việc sáng tạo thiết kế các
đồ dùng dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn gặp nhiều khó khăn với cảgiáo viên và học sinh
Dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" những học sinh có học lực dướitrung bình sẽ khó tiếp thu bài giảng, các em chưa nắm chắc lý thuyết của bài học sẽvất vả trong thực hành, thực nghiệm Các em khó hòa nhập với học sinh khá giỏi khitham gia thảo luận nhóm
Ngoài ra còn có một số khó khăn sau:
- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mới triển khai,thời gian tập huấn, nghiên cứu còn hạn chế nên trong việc thực hiện còn gặp nhiềukhó khăn
- Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh còn hạnchế
- Tiêu chí đánh giá tiết dạy theo quy định hiện hành ở một số nội dung khó ápdụng để đánh giá tiết dạy theo phương pháp này do hết thời gian quy định nhưng vẫnchưa kết thúc bài học
II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN::
1 Giáo viên phải nắm chắc cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học:
Muốn xây dựng được quy trình dạy học theo Phương pháp Bàn tay nặn bột,giáo viên phải nắm chắc cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học theo phương pháp này
- Học sinh tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểuđược các kiến thức cho chính mình
- Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động Học sinhhọc tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn; Học sinh học tập bằng hỏi đáp với các họcsinh cùng lớp (theo nhóm làm việc 2 người hoặc với nhóm lớn), bằng cách trình bàyquan điểm cá nhân của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thựcnghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó
Trang 5- Tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của học sinh có thể đề xuất những tìnhhuống cho phép tìm tòi một cách có lí lẽ; giáo viên hướng dẫn học sinh chứ khônglàm thay; giáo viên giúp đỡ học sinh làm sáng tỏ và thảo luận quan điểm của mình,đồng thời chú ý tuân thủ việc nắm bắt ngôn ngữ; giáo viên cho học sinh phát biểunhững kết luận có ý nghĩa từ các kết quả thu được, đối chiếu chúng với các kiến thứckhoa học; giáo viên điều hành hướng dẫn học sinh tập luyện để tiến bộ dần.
- Các buổi học ở lớp được tổ chức xung quanh các chủ đề theo hướng tiến trình
có thể đồng thời giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, hiểu được phương pháp tiếnhành và rèn luyện được ngôn ngữ viết và nói Một thời lượng đủ cần thiết cho phépnắm bắt, tái tạo và tiếp thu một cách bền vững nội dung kiến thức
2 Giáo viên phải nắm được các bước và cách thức tiến hành các bước của tiến trình dạy học:
Hiện nay, có nhiều tài liệu trình bày khác nhau về số bước của quy trình dạyhọc theo phương pháp Bàn tay nặn bột Có tài liệu trình bày theo 11 bước, 8 bướcnhưng cũng có tài liệu trình bày theo 5 bước (thực chất là sự ghép gộp các bước từquy trình 11 bước)
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, tôi đã lựa chọn tiến trình sư phạm của phươngpháp Bàn tay nặn bột theo 5 bước để dễ thể hiện hơn trên giáo án, khi trao đổi thảoluận cùng đồng nghiệp và để thuận tiện hơn khi trực tiếp hướng dẫn tổ chức các hoạtđộng của học sinh
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể tiến trình sư phạm của phương pháp Bàn taynặn bột theo 5 bước, với mỗi bước có kèm theo ví dụ minh họa mà thực tế tôi đã thựchiện để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức như sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là khâu quan trọng đầu tiên
để tạo tình huống xuất phát như một cách nhập vào bài dạy Tình huống xuất phátcàng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ
- Khi đưa ra tình huống xuất phát thì nhiệm vụ của học sinh là quan sát suy nghĩ còn giáo viên chủ động đưa ra một tình huống mở có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra
- Tình huống xuất phát hay câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh Vì vậy để thực hiện thành công tiết dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột thì khâu quan trọng đầu tiên là tạo tình huống xuất phát cho bài dạy
Ví dụ: Khi dạy kiến thức về: Tính chất của nhôm (Khoa học lớp 5)
Trang 6Để tạo tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề thì tôi tiến hành như sau:
- Đưa ra miếng nhôm, hỏi đáp:
- Trên tay Thầy có gì? (một miếng kim loại)
- Các em đoán xem đây là kim loại gì? (nhôm)
- Mời các em cùng giơ 1 đồ vật cũng bằng nhôm lên
- Nhìn vào các đồ vật bằng nhôm này, các em muốn hỏi điều gì? (Nhôm ở đâura? Màu sắc, độ sáng, cứng hay dẻo, công dụng? )
GV: Tất cả những điều các em muốn hỏi như vừa nói chính là nguồn gốc, tínhchất và công dụng của nhôm Vậy nhôm có nguồn gốc, tính chất và công dụng nhưthế nào? Đó chính là nội dung bài học hôm nay
Qua thực tế, tôi đã áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, khi đặt câu hỏi chohọc sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho học sinh suy nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các học sinh khác, từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị.
- Khi nêu câu hỏi, cần nói to, rõ ràng Nếu trường hợp học sinh chưa nghe rõ câu hỏi thì phải nhắc lại, tuy nhiên không nên nhắc lại nhiều lần vì làm như vậy sẽ làm phân tán học sinh (cắt tạm thời suy nghĩ của học sinh) do học sinh tưởng rằng giáo viên đưa ra câu hỏi mới.
- Câu hỏi không nên quá dài vì như vậy học sinh sẽ không thể nắm bắt yêu cầu của câu hỏi.
- Đối với các câu hỏi gợi ý, nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho học sinh Nếu là những câu hỏi gợi ý cho một nhóm khi các học sinh đang thảo luận thì chỉ nên hỏi với một âm lượng vừa đủ cho nhóm này nghe để tránh phân tán suy nghĩ của các nhóm khác không liên quan.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Hình thành biểu tượng ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của phươngpháp BTNB Biểu tượng ban đầu của học sinh thường là quan niệm hay khái quátchung chung về sự vật hiện tượng, có thể sai hoặc chưa thực sự chính xác về mặt khoahọc
- Để giúp học sinh mạnh dạn tự tin khi bộc lộ quan niệm ban đầu, tôi luôn chú
ý các vấn đề sau:
+ Khuyến khích tất cả học sinh đều có thói quen và trách nhiệm trình bày ýkiến của mình
Trang 7+ Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, tôi yêu cầu nhiều hìnhthức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằngcách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ trong quyển vở thí nghiệm của mình (Chú ý:
Phương pháp Bàn tay nặn bột sử dụng “vở thực hành” như là một phương tiện để rèn
luyện ngôn ngữ viết cho học sinh trong quá trình học tập các kiến thức khoa học, tậplàm quen với ghi chép một cách khoa học các thông tin thu nhận được trong giờ học
Vì vậy, giáo viên phải lưu ý trong việc rèn cho học sinh kỹ năng trình bày biểu tượngban đầu theo nhiều hình thức như đã nên trên.)
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Cấu tạo bên trong của hạt
Để học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu của mình về cấu tạo bên trong của hạtđậu thì tôi đã tiến hành như sau:
H:Trong hạt đậu có những gì ? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình
vẽ mô tả bên trong hạt đậu
Học sinh phải có nhiệm vụ đó là có thể mô tả bằng hình vẽ, có thể mô tả bằnglời hay thể hiện suy nghĩ của bản thân
Trong thời gian học sinh viết, vẽ các ý kiến của mình vào vở thí nghiệm, tôitranh thủ quan sát nhanh để tìm ra các hình vẽ (Các biểu tượng ban đầu) khác nhau,tôi chú ý không nhất thiết để ý tới các hình vẽ đúng và cần phải chú trọng đến cáchình vẽ sai ( Vì đây là biểu tượng ban đầu ngây thơ của các em.)
H1: Trong hạt đậu có nhiều hạt nhỏ
H2: Trong hạt đậu có cây con với lá và rễ
H3 Trong hạt đậu có cây đậu nở hoa và có nhiều hạt đậu khác
H4 Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ
H5, 7, 9.Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ
H6,8 Trong hạt đậu có một cây đậu nhỏ với đầy đủ thân lá, rễ
Nếu một vài học sinh nào đó nêu ý kiến đúng, tôi không vội vàng khen ngợihoặc có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng Biểu tượng ban đầu của học sinhcàng đa dạng, phong phú, càng sai lệnh với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi,thú vị, gây hứng thú cho học sinh và ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiệnhơn
Sau khi có các biểu tượng ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, tôigiúp học sinh phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đóhướng dẫn cho học sinh đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Trang 8Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, tôi giúphọc sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó, từ đó đề xuất các thí nghiệm Ởbước này, tôi tiến hành qua 3 bước như sau:
+ Trước hết tôi khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt tronglớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dungbài học Đây là một bước khá khó khăn vì giáo viên cần phải chọn lựa các biểu tượngban đầu tiêu biểu trong số hàng chục biểu tượng của học sinh một cách nhanh chóngtheo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của học sinh nhằm
giúp học sinh đề xuất các câu hỏi (ở bước 3) từ những sự khác biệt đó theo ý đồ dạy học Việc chọn lựa các biểu tượng ban đầu không tốt sẽ dẫn đến việc so sánh và đề
xuất câu hỏi của học sinh gặp khó khăn
Sau đây là cách xử lý của tôi trong các tình huống cụ thể như sau:
* Đối với các biểu tượng ban đầu được học sinh biểu hiện bằng lời, tôi đã chọnlựa một số ý kiến tiêu biểu và ghi chú lên bảng (Chọn một góc thích hợp trên bảng đểviết các biểu tượng ban đầu của học sinh) Khuyến khích các học sinh có ý kiến khác
so với các ý kiến đã được nêu bằng cách đưa ra các gợi ý như:
- Em nào có ý kiến khác với ý kiến trên ?
- Ngoài các ý kiến vừa rồi, em nào có ý kiến khác?… Những gợi ý như vậy vừakích thích các học sinh có ý kiến khác nêu lên quan điểm của mình đồng thời tránhmất thời gian với các ý kiến trùng nhau của các học sinh
* Đối với biểu tượng ban đầu được học sinh đưa ra bằng hình vẽ trong vở thínghiệm, tôi chọn một số học sinh có biểu tượng ban đầu tiêu biểu để yêu cầu vẽ lạitrên bảng hoặc mượn một số cuốn vở rồi vẽ lại nhanh trên bảng hình vẽ của học sinhhoặc nhận xét nhanh rồi ghi chú những điểm đặc trưng đó Tùy thuộc vào thời gian đểlựa chọn phương án thích hợp Trường hợp có máy chiếu sách thì tôi chỉ cần đặt vởcủa học sinh lên máy là có thể phóng to hình vẽ trong vở thí nghiệm lên màn hình cho
cả lớp xem
* Đối với các biểu tượng ban đầu phức tạp (nghĩa là ý kiến ban đầu là những
mô tả phức tạp, bao gồm nhiều ý, những hình vẽ phức tạp), tôi cho học sinh làm việctheo nhóm hai người hoặc nhóm nhỏ sau khi làm việc cá nhân (với thời gian ngắn) đểchọn lọc lại ý tưởng Làm như vậy sẽ có thời gian lựa chọn biểu tượng ban đầu tronglớp phù hợp với ý đồ dạy học, đồng thời giúp học sinh có thời gian suy nghĩ thêm về
ý kiến của mình, so sánh ý kiến cá nhân với các thành viên trong nhóm hay đối vớihọc sinh khác (trường hợp nhóm hai người)
+ Khi lựa chọn biểu tượng ban đầu:
- Không chọn hoàn toàn các biểu tượng ban đầu đúng với câu hỏi
Trang 9- Không lựa chọn hoàn toàn các biểu tượng ban đầu sai so với câu hỏi.
- Nên lựa chọn các biểu tượng vừa đúng vừa sai, chỉ cần chọn một biểu tượngban đầu đúng với câu hỏi (nếu có), vì đa số các biểu tượng ban đầu đều sai so với kiếnthức vì học sinh chưa được học kiến thức
- Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiếnban đầu (biểu tượng ban đầu) của học sinh
- Khi viết (đối với biểu tượng ban đầu bằng lời), vẽ hay gắn hình vẽ của họcsinh (đối với các biểu tượng ban đầu biểu diễn bằng hình vẽ) lên bảng, giáo viên nênchọn một vị trí thích hợp, dễ nhìn và đảm bảo không ảnh hưởng đến các phần ghichép khác Giữ nguyên các biểu tượng ban đầu này để đối chiếu và so sánh sau khihình thành kiến thức cho học sinh ở bước 5 của tiến trình phương pháp
+ Sau khi lựa chọn được một số biểu tượng ban đầu khác biệt của học sinh theo
ý đồ dạy học, tôi tiếp tục cho học sinh đề suất các câu hỏi nghi vấn, những băn khoăn,thắc mắc cần tìm hiểu về đối tượng
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Cấu tạo bên trong của hạt
Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi nghi vấn như sau:
- Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ không ?
- Có phải có cây đậu nhỏ nở hoa bên trong hạt đậu không ?
- Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ không ?
- Sau khi học sinh đề suất các câu khỏi nghi vấn, tôi gợi ý cho học sinh so sánh
các biểu tượng giống (đồng thuận với các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau (khôngnhất trí giữa các ý kiến) của các biểu tượng ban đầu Từ những sự khác nhau cơ bản
đó, tôi giúp học sinh đề xuất các câu hỏi Như vậy việc làm rõ các điểm khác nhaugiữa các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức của học sinh là một mấu chốt quantrọng Các biểu tượng ban đầu càng khác nhau thì học sinh càng bị kích thích hammuốn tìm tòi chân lý (kiến thức)
- Đôi khi có những đặc điểm khác biệt rõ rệt nhưng lại không liên quan đếnkiến thức bài học được học sinh nêu ra thì tôi khéo léo giải thích cho học sinh ý kiến
đó rất thú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức của lớp mà các em đang học chưa đềcập đến vấn đề đó bằng cách đại loại như: "Ý kiến của em rất thú vị nhưng trongchương trình học ở lớp 5 của chúng ta chưa đề cập tới Các em sẽ được tìm hiểu ở cácbậc học cao hơn (hay các lớp sau)"
c Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu:
- Khi đặt ra câu hỏi rồi, khi đề ra hình vẽ rồi thì bây giờ học sinh phải đề ra
Trang 10cách thực hiện để kiểm chứng xem giả thuyết của mình có đúng không Nhóm 1,2,3,4đưa ra giả thuyết như vậy, bây giờ phải đề xuất phương án kiểm tra thực hành thínghiệm xem những phương án nào là phương án đúng.
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Cấu tạo bên trong của hạt
Học sinh đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu :
+ Phương án thứ nhất: là bổ hạt đậu đó ra (Ở đây chúng ta chú ý là tách hạt đậu
ra để tránh cái thay đổi cấu tạo bên trong hạt đậu Tức là tách hạt đậu ra để quan sátbên trong)
+ Phương án thứ hai: Là xem hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ Phương án thứ ba: Là xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên trong hạt
đậu
+ Phương án thứ tư: Đi điều tra phỏng vấn
- Từ các câu hỏi được đề xuất, tôi nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đềxuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó Các câu hỏi
có thể là: "Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nóitrên?"; "Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớpmình đặt ra!"…
- Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những
sự khác biệt của các ý tưởng ban đầu (biểu tựong ban đầu) của học sinh Vì vậy, tôi
đã xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp học sinh tự đặt câu hỏithắc mắc và thôi thúc học sinh đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời
- Một số phương án tìm câu trả lời có thể không phải làm thí nghiệm mà tìmcâu trả lời bằng cách nghiên cứu các tài liệu, hoặc quan sát (trên vật thật, trên môhình, tranh vẽ khoa học…)
- Khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, tôi không vội vàng nhận xétphương án đó đúng hay sai mà chỉ hỏi ý kiến các học sinh khác nhận xét, phân tích.Nếu các học sinh khác không trả lời được thì giáo viên gợi ý những mâu thuẫn màphương án đó không đưa ra câu trả lời được nhằm gợi ý để học sinh tự rút ra nhận xét
và loại bỏ phương án
- Nếu ý kiến của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn từ chưa chuẩn xáchoặc diễn đạt chưa rõ thì tôi gợi ý và từng bước giúp học sinh hoàn thiện diễn đạt.Ngoài ra có thể yêu cầu các học sinh khác chỉnh sửa cho rõ ý Đây là một vấn đềquan trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh
- Trường hợp học sinh đưa ra ngay thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu đúng nhưngvẫn còn nhiều phương án khác khả thi thì tôi tiếp tục hỏi các học sinh khác để làm
Trang 11phong phú phương án tìm câu trả lời Tôi nhận xét trực tiếp nhưng yêu cầu các họcsinh khác cho ý kiến về phương pháp mà học sinh đó nêu ra Phương pháp Bàn taynặn bột khuyến khích học sinh tự đánh giá ý kiến của nhau hơn là của giáo viên nhậnxét.
- Sau khi học sinh đề xuất phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, tôi nêunhận xét chung và quyết định tiến hành phương án thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn.Trường hợp học sinh không đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứuthích hợp, tôi gợi ý hoặc đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà học sinh chưa nghĩra
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả thực hành thí nghiệm theo tinh thần của phương phápBTNB thì cần có phòng thí nghiệm riêng và có tử đựng dụng cụ, vật liệu thí nghiệmnhưng do nhà trường hiện nay chưa có phòng thí nghiệm riêng nên tôi đã mạnh dạntham mưu với nhà trường trang bị thêm cho mỗi lớp một tủ đựng đồ dùng dạy học cốđịnh (kính lúp, tranh ảnh, mô hình, cân, bơm tay, kéo cắt dây ) Ngoài ra ra còn huyđộng từ học sinh sưu tầm thêm một số vật dụng thí nghiệm
Khi tiến hành thực hiện thí nghiệm, cần nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệmhoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành để làm gì?Lúc này, tôi mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt đông
Khi học sinh làm thí nghiệm thì tôi đã kiên trì, không vội vàng thúc dục họcsinh hay hướng dẫn ngay khi học sinh làm sai mà cần động viên học sinh tiếp tụckhám phá bằng nhiều phương án thí nghiệm khác nhau Trong trường hợp cần thiết,
mà thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì tôi chỉ nhắc nhỏ trong nhóm
đó hoặc với riêng học sinh đó, không nên thông báo lớn tiếng chung cho cả lớp vì làmnhư vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến công việc của các nhóm học sinhkhác
Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu ra, tôi đãkhéo léo nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để học sinh tiến hành Ưu tiên thực hiện thínghiệm trực tiếp trên vật thật Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trênvật thật có thể làm cho mô hình, hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ Đối với phươngpháp quan sát, tôi cho học sinh quan sát vật thật trước, sau đó mới cho học sinh quansát tranh vẽ khoa học hay mô hình để phóng to những đặc điểm không thể quan sát rõtrên vật thật
Chú ý yêu cầu học sinh thực hiện độc lập các thí nghiệm trong trường hợp cácthí nghiệm được thực hiện theo từng cá nhân Nếu thực hiện theo nhóm thì cũng yêucầu tương tự như vậy Thực hiện độc lập theo cá nhân hay nhóm để tránh việc họcsinh nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi cho
Trang 12giáo viên phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệmnghiên cứu, đặc biệt là các thí nghiệm được thực hiện với các dụng cụ, vật liệu thínghiệm giống nhau nhưng nếu bố trí thí nghiệm không hợp lý sẽ không thu được kếtquả thí nghiệm như ý.
Lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hành thínghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kếtluận sau đó ghi vào vở thí nghiệm Phần ghi chép này, tôi để học sinh ghi chép tự do,không nên gò bó và có khuôn mẫu quy định, nhất là đối với những lớp mới làm quenvới phương pháp Bàn tay nặn bột Đối với các thí nghiệm phức tạp thì tôi đã thiết kếmột mẫu sẵn để học sinh điền kết quả thí nghiệm, vật liệu thí nghiệm
Ví dụ : Khi dạy kiến thức: Cấu tạo bên trong của hạt
- Sau khi quan sát, tôi yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ đã quan sát và ghi chúthích các bộ phận bên trong của hạt đậu
- Nếu học sinh chưa chú thích đúng hình vẽ quan sát thì tôi không vội chỉnh sửangôn ngữ Học sinh quan sát gì,chú thích gì thì đó là quyền của học sinh, tôi khôngchỉnh sửa
- Qua việc quan sát thì học sinh tự làm việc đó
- Sau khi cả lớp thực hiện xong quan sát hình vẽ, chú thích xong hình vẽ thì tôicho học sinh quan sát thêm một bức tranh phóng to cấu tạo bên trong của hạt đậu cóchú thích và phóng lên màn hình máy chiếu … hoặc cho học sinh quan sát hình vẽtrong sách giáo khoa
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được
giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưachuẩn xác một cách khoa học Tôi tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghivào vở coi như là kiến thức của bài học
Trước khi kết luận chung, tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách chohọc sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) trước khihọc kiến thức Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thí nghiệmtìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải
do giáo viên nhận xét một cách áp đặt Chính học sinh tự phát hiện những sai lệchtrong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động Những thay đổi này sẽgiúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức
Tôi xin được tổng hợp tóm tắt Tiến trình dạy học theo 5 bước cũng như kĩ thuậtdạy học của Phương pháp Bàn tay nặn bột theo bảng sau:
Trang 13Các bước Nhiệm vụ của học sinh (HS) Nhiệm vụ của giáo viên (GV) Bước 1:
Tình huống
xuất phát và câu
hỏi nêu vấn đề
- Quan sát, suy nghĩ - GV chủ động đưa ra một tình
huống mở có liên quan đến vấn đềkhoa học đặt ra
- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảongắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phùhợp với trình độ, gây mâu thuẫnnhận thức và kích thích tính tò mò,thích tìm tòi, nghiên cứu…
Đây là bước quan trọngđặc trưng của PP BTNB
- GV cần: Khuyến khích HS nêunhững suy nghĩ….bằng nhiều cáchnói, viết, vẽ
- GV quan sát nhanh để tìm cáchình vẽ khác biệt
- GV không nhất thiết phải chú ýtới các quan niệm đúng, cần phảichú trọng đến các quan niệm sai
Bước 3:
Đề xuất câu hỏi
hay giả thuyết
HS đề xuất câu hỏi liên quanđến nội dung bài học
- GV giúp học sinh đề xuất câu hỏiliên quan đến nội dung bài học
- Kiểm soát lời nói, cấu trúc câuhỏi, chính xác hoá từ vựng củahọc sinh
b, Đề xuất phương án thực nghiệm
- Bắt đầu từ những vấn đềkhoa học được xác định, HSxây dựng giả thuyết
- HS trình bày các ý tưởngcủa mình, đối chiếu nó vớinhững bạn khác
- GV đặt câu hỏi đề nghị HS đềxuất thực nghiệm tìm tòi nghiêncứu để trả lời cho câu hỏi đó
- GV ghi lại các cách đề xuất củahọc sinh (không lặp lại)
- GV nhận xét chung và quyếtđịnh tiến hành PP thí nghiệm đãchuẩn bị sẵn
(Nếu HS chưa đề xuất được GV
có thể gợi ý hay đề xuất phương
án cụ thể Chú ý làm rõ và quan
Trang 14tâm đến sự khác biệt giữa các ýkiến).
…thí nghiệm (Ưu tiênthí nghiệm trực tiếp trên vậtthật)
…quan sát
…điều tra
…nghiên cứu tài liệu
- HS sinh ghi chép lại vật liệuthí nghiệm, cách bố trí, vàthực hiện thí nghiệm (mô tảbằng lời hay hình vẽ)
- Nêu rõ yêu cầu, mục đích thínghiệm sau đó mới phát các dụng
cụ và vật liệu thí nghiệm
- GV bao quát và nhắc nhở cácnhóm chưa thực hiện, hoặc thựchiện sai…
- GV tổ chức việc đối chiếu các ýkiến sau một thời gian tạm đủ mà
HS có thể suy nghĩ
- GV khẳng định lại các ý kiến vềphương pháp kiểm chứng giảthuyết mà HS đề xuất
- GV không chỉnh sửa cho họcsinh
- HS kiểm chứng các giảthuyết của mình bằng mộthoặc các phương pháp đãhình dung ở trên (thí nghiệm,quan sát, điều tra, nghiên cứutài liệu)
- GV tập hợp các điều kiện thínghiệm nhằm kiểm chứng các ýtưởng nghiên cứu được đề xuất
- Thu nhận các kết quả và ghichép lại để trình bày
- GV giúp HS phương pháp trìnhbày các kết quả