1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử lớp 10 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

34 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 829 KB

Nội dung

Có rất nhiều biện pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệthống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Nhưng với “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ

Với vị trí, chức năng, và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vaitrò của bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao Một hiệntượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoahọc xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân,trước hết là do quan niệm, nhận thức chưa đúng đắn về vị trí môn học của họcsinh, gia đình và xã hội Mặt khác, lịch sử là một môn khó học, khô khan, kiếnthức trong sách giáo khoa nặng nề, cấu trúc bài học còn nhiều bất cập, mục thìkiến thức còn dàn trải, mục thì kiến thức lại quá vắn tắt, sơ sài khiến học sinhkhó hiểu Một nguyên nhân quan trọng nữa là học các môn khoa học xã hội hiệnnay sẽ rất khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp - đây là lí do không nhỏtác động đến quá trình học tập bộ môn lịch sử của các em

Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được

sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội Trước sự quan tâm ấy - những giáo viên dạymôn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình Làm sao đề nâng cao chất lượngdạy, học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn sử và học mônlịch sử có hiệu quả

Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên dạy bộmôn lịch sử ở trường THPT Như Thanh nói chung và bản thân tôi phải từngbước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, để tìm ra phương pháp hay, cách

1

Trang 2

dạy mới giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách dễ dàng, gâyhứng thú cho cho học sinh, để các em được sống lại với quá khứ thăng trầm củalịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới.

Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử ở trườngTHPT hiện nay? Có rất nhiều biện pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệthống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học…Nhưng với “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu ” trong dạy

- học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng giúp học sinh không chỉ nắm vữngnhững kiến thức đã học mà còn giúp các em có khả năng khái quát hóa, tổnghợp kiến thức để hiểu rõ bản chất của lịch sử Đây là một phương pháp hay màtrong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên sử dụng và mang lại những kếtquả khả quan

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp - dạy học bộ môn lịch sử ở

trường THPT Như Thanh hiện nay, tôi xin mạnh dạn trình bày một vấn đề “

nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử lớp 10 bằng phương pháp sử dụng

sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

” Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên và

học sinh có một phương pháp mới trong việc dạy - học môn lịch sử để đạt kếtquả cao hơn

II Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu.

1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng

“phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch sử khối

10 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” Đối tượng mà tôi

nghiên cứu và áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 10 ở hai lớp tôi đang trựctiếp giảng dạy là 10b12, 10b13 trường THPT Như Thanh trong học kì II, nămhọc 2012 – 2013

2 Mục đích nghiên cứu.

2

Trang 3

Nhằm đổi mới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh khối 10 ởtrường THPT Như Thanh, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới,học sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử hiệuquả, góp phần quan trọng trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng sơ đồ, biểu đồ,bảng biểu trong dạy - học nhằm phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh.

III Các phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các bước cụthể sau đây:

- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ởtrường THPT hiện nay

- Nghiên cứu tìm hiểu SGK, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu chuẩnkiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo kiến thức lịch sử lớp 10

-Thông qua việc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinhnghiệm, đặc biệt là những tiết dạy học có sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảngbiểu

- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quansau những tiết có sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu kiến thức để tổng kết kinhnghiệm sư phạm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy - họccho phù hợp với đối tượng học sinh

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở khoa học

1 Cơ sở lí luận

Mục đích của việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông là người giáo viênkhông chỉ giúp học sinh hình dung được kết quả của quá khứ, biết ghi nhớ họcthuộc các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là người học phảihiểu được bản chất của sự kiện, nội dung và vấn đề cụ thể; phát triển các kĩnăng, kĩ xảo cho người học trong quá trình nhận thức như: khả năng khái quát,

3

Trang 4

tổng hợp kiến thức để rút ra quy luật phát triển vận động mang tính chất liên tụccủa lịch sử.

Thông thường để đạt được những yêu cầu và mục đích trên, giáo viên đã

sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như so sánh đối chiếu giữa các sự vậthiện tượng để rút ra bản chất, hoặc phân tích tổng hợp, sử dụng đồ dùng trựcquan, tài liệu giải thích, đặt câu hỏi tổng hợp để phát huy tính tích cực… Song,việc sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch sử cũng làmột phương tiện và công cụ khoa học nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt đượcnhững mục đích và yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy - học

2 Cơ sở thực tiễn

Ở trường THPT Như Thanh hiện nay nói chung mà đặc biệt là học sinhkhối 10 nói riêng năng lực học tập bộ môn lịch sử còn yếu, vì vậy trong mỗi giờhọc lịch sử các em chưa tích cực, chủ động Việc học của các em chủ yếu lệthuộc vào giáo viên là chính Thầy nói gì học sinh biết cái đó, thầy cho ghi trênbảng thế nào thì học thuộc cái đó Học sinh chưa biết cách để tự học, tự khaithác kiến thức trong sách giáo khoa để phục vụ cho giờ học một cách hiệu quả

Có một số học sinh khá hơn đã nắm được những sự kiện lịch sử của bài họcnhưng chỉ dừng lại ở mức độ “biết” và “thuộc” mà chưa hiểu rõ được bản chấtcủa vấn đề nên các em rất nhanh quên Khi làm bài kiểm tra, hầu hết học sinhchưa có khả năng khái quát tổng hợp một cách có hệ thống những kiến thức đãhọc nên chất lượng các bài kiểm tra còn thấp

Nhằm giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà bộmôn lịch sử của nhà trường, bản thân tôi và các thành viên trong trong tổ đềutrăn trở và suy nghĩ phải đổi mới phương pháp dạy - học Qua thực tế giảng dạy

tôi nhận thấy “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học

lịch sử” đã và đang phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác cũng như khả

năng sáng tạo của học sinh trong học tập Bằng phương pháp này người dạycũng thấy nhẹ nhàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh một cáchhiệu quả

4

Trang 5

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1 Thực trạng chung của nhà trường

Trường THPT Như Thanh những năm qua đã đạt được nhiều thành tíchđáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, đặc biệt là tỉ lệ học sinh giỏi

và học sinh thi đỗ vào các trường đại học Tuy nhiên, một hạn chế qua nhiềunăm nhà trường vẫn chưa khắc phục được là chất lượng “đại trà” còn thấp, tỉ lệhọc sinh yếu kém còn nhiều, mà cao nhất là học sinh khối 10, trong đó môn lịch

sử chiếm một số lượng tương đối

2 Về phía giáo viên

3 Về phía học sinh

* Ưu điểm

Trường THPT Như Thanh là một trường miền núi, học sinh người dân tộcthiểu số chiếm một tỉ lệ tương đối lớn Hầu hết các em đều xuất thân từ gia đìnhthuần nông nên ngoan, hiền lành, lễ phép Trong giờ học lịch sử các em lắngnghe giáo viên giảng bài, tập trung theo dõi SGK, làm bài tập theo yêu cầu củagiáo viên, có ý thức vươn lên trong cuộc sống

* Hạn chế

5

Trang 6

Những năm gần đây do chất lượng đầu vào học sinh khối 10 của nhàtrường quá thấp, tỉ lệ học sinh yếu chiếm tỉ lệ khá cao, nên trong quá trình họctập ở cấp THPT việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn

4 Điều tra cụ thể chất lượng bộ môn Lịch Sử học kì I của một số lớp học sinh khối 10 năm học 2012 - 2013.

Bản thân tôi trong học kì I vừa qua đã đảm nhận việc giảng dạy một sốlớp khối 10 mà cụ thể là hai lớp: 10b12, 10b13 - đây là những lớp học sinh chấtlượng đầu vào thấp, việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế Kết quả đạt đượctrong học kì I như sau:

môn Tôi đã thực hiện" phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học môn lịch sử cho học sinh lớp 10” ở trường THPT Như Thanh.

Với việc thực hiện phương pháp này, tôi từng bước điều chỉnh cách họchọc của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác cho người họctrong quá trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểmtra đạt được kết quả cao hơn, gây hứng thú cho các em trong mỗi giờ lịch sử

III Các biện pháp tổ chức thực hiện:

1 Phương pháp sử dụng biểu đồ, sơ đồ kiến thức gây hứng thú cho học sinh

trong từng mục của bài học.

Nhận thức của học sinh là quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến nhậnthức lí tính Con đường nhận thức một vấn đề khoa học nói chung cũng nhưnhận thức một vấn đề lịch sử nói riêng là quá trình đi từ trực quan sinh động đến

tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Để học sinh có ấn tượng,

6

Trang 7

tiếp thu kiến thưc một cách hiệu quả trong giờ học lịch sử người giáo viên phảigây cho học sinh sự hứng thú trong học tập Người thầy có thể sử dụng cácphương pháp khác nhau như: bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, ứng dụng công nghệthông tin, hay sơ đồ kiến thức

Trong một bài học lịch sử thì có nhiều mục, thông thường giáo viên sửdụng hệ thống câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh theo dõi và khai thác kiến thứctrong SGK để trả lời Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét, chốt ý vàhướng dẫn các em ghi chép theo dàn ý vào trong vở là nguồn tư liệu chính đểhọc Với phương pháp này, học sinh dễ tiếp cận với những vấn đề lịch sử? Tuynhiên, dạy học là một nghề luôn sáng tạo Với cách dạy - học truyền thống theocông thức sáo mòn lâu nay, nếu trong suốt một bài học giáo viên chỉ sử dụngphương pháp hỏi đáp để phục vụ cho quá trình dạy - học thì sẽ dễ gây cho họcsinh tâm lí nhàm chán

Để khắc phục hạn chế đó, trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử cho họcsinh lớp 10, tôi đã linh hoạt sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ vận dụng vào từngmục của bài để gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có cách tiếp cận mớitrong việc lĩnh hội kiến thức từ “kênh chữ” bằng ghi chép sang “kênh hình”

Ví dụ 1: Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp – SGK cơ bản” Phần

I - Mục 1 Tình hình kinh tế, xã hội.

* Về kinh tế: Để diễn tả về tình cảnh khốn cùng của người nông dân Pháp trước

cách mạng bởi chính sách thuế khóa nặng nề của chế độ phong kiến, khi giảng

về ý này tôi đã sử dụng biểu đồ sau:

7

Trang 8

Bằng biểu đồ - đồ dùng trực quan sinh động nói trên, giúp học sinh hiểu rõhơn nữa về bản chất bóc lột của chế độ phong kiến, kết hợp với lãnh chúa vàGiáo hội ra sức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy Giáo dục cho họcsinh lòng yêu thương, sự đồng cảm với nỗi khổ cực của người nông dân Pháptrước cách mạng, căm thù chế độ phong kiến, Giáo hội thối nát, gây xúc cảm vàhứng thú cho học sinh.

* Về xã hội: Khi giảng về ý này tôi đã sử dụng sơ đồ ba đẳng cấp

8

Thu nhập của người nông dân Pháp trước Cách mạng

Bình dânĐẳng cấp ba

Được hưởng mọi đặc quyền,đặc lợi

Muốn duy trì chế độ phong kiến

Cách mạn

g bùng nổ

SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP

Trang 9

Với sơ đồ ba đẳng cấp, giáo viên chuẩn bị trước treo lên bảng phụ đã thuhút được sự tập trung của học sinh Bằng câu hỏi gợi mở của giáo viên đặt ra:

Xã hội nước Pháp trước cánh mạng nổi lên những mâu thuẫn nào? Mâu thuẫn đó

đã dẫn đến hậu quả gì?

Thông qua sơ đồ ba đẳng cấp và câu hỏi của giáo viên, học sinh có thể trảlời ngay được mâu thuẫn nổi bật của nước Pháp trước cách mạng đó là sự mâuthuẫn hết sức gay gắt về chế độ ba đẳng cấp Chính sự mâu thuẫn về chế độđẳng cấp là nguyên nhân quan trọng nhất đưa nước Pháp tiến sát gần một cuộccách mạng tư sản Sơ đồ không chỉ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu đượckiến thức, mà phát triển kĩ năng quan sát, khả năng phán đoán, suy luận logic vàrút ra quy luật vận động mang tính quy luật của lịch sử với mối quan hệ hữu cơ

Trang 10

“Nguyên nhân - kết quả” theo quy luật vận động của lịch sử là “có áp bức sẽ cóđấu tranh”.

Ví Dụ 2: Khi dạy bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp” mục II “Tiến trình của cách mạng”.

Ở mục này có rất nhiếu sự kiện, nội dung kiến thức nên học sinh khó hiểubài, dễ nhầm lẫn dẫn đến các em ngại học Để gây hứng thú cho các em trongtiếp thu kiến thức , tôi đã sử dụng một số sơ đồ kiến thức sau:

Để minh họa cho quá trình phát triển đi lên của cách mạng với vai tròquyết định của quần chúng, tôi sử dụng sơ đồ theo chiều hướng mũi tên sau:

- Phái Giacôbanh lên cầm quyền, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng.

- Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản

- Lập nền Cộng hòa.

Trang 11

Qua sơ đồ, học sinh có thể thâu tóm được những kiến thức cơ bản trọng

tâm về quá trình phát triển đi lên của cách mạng Pháp: từ nền quân chủ lập hiến

 thiết lập nền Cộng hòa  chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh Cũng

từ sơ đồ này, học sinh rút ra nhận xét về vai trò của quần chúng nhân dân là

người quyết định đưa cách mạng phát triển đi lên, vì quần chúng chính là người

làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử

Rõ ràng, việc học bài qua sơ đồ kiến thức này sẽ giúp học sinh tiếp thu bài

nhanh hơn, học sinh có thể tổng hợp được những đơn vị kiến thức nhỏ lẻ thành

những chuỗi kiến thức phát triển theo trình tự thời gian, gây hứng thú cho các

em trong giờ học để giảm bớt sự căng thẳng và áp lực của kiến thức

Khi dạy mục 4 “Thời kì thoái trào” của Cách mạng Pháp, tôi sử dụng sơ đồ

Trang 12

Với sơ đồ này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức được rằng kể từsau khi nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh sụp đổ, cách mạngnước Pháp trên đà phát triển theo chiều hướng đi xuống: từ nền Cộng hòa tư sản,qua các bước trung gian lại quay trở về chế độ quân chủ phong kiến Mọi thànhquả cách mạng thời chuyên chính Giacôbanh bị thủ tiêu Qua sơ đồ, học sinh sẽhứng thú hơn trong học tập, thu hút cao độ sự tập trung lĩnh hội kiến thức, họcsinh tỏ ra hào hứng khi giáo viên thay đổi hình thức truyền đạt kiến thức từ

“kênh chữ” ghi chép sang “kênh hình” bằng cảm nhận

Ví Dụ 3: Khi dạy bài 17 “ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X – XV)” Ở mục II - Phần 1 Tổ chức bộ mày nhà nước

Nội dung kiến thức trọng tâm của mục này là học sinh phải nắm được môhình bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua cuộc cải cách hành chính của vua LêThánh Tông Nếu dạy về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, giáo viên không

sử dụng sơ đồ kiến thức thì học sinh không hình dung được cụ thể, chi tiết về bộmáy nhà nước quân chủ thời kì này như thế nào mà lại khẳng định là đã đạt đếnmức độ hoàn thiện Để cụ thể kiến thức trong SGK, gây sự tập trung của các emtrong giờ học, tôi đã sử dụng sơ đồ sau:

12

Trang 13

Với sơ đồ trên, học sinh sẽ thấy được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơrất chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, gia tăng quyền lực của nhà vua, cácchức quan trung gian như thừa tướng bị bãi bỏ thay vào đó là 6 bộ trực tiếp quản

lí một lĩnh vực cụ thể Chính vì thế, bộ máy nhà nước Việt Nam dưới thời Lê sơđược đánh giá là hoàn thiện nhất thời phong kiến Qua sơ đồ này phát triển chohọc sinh khả năng quan sát, kĩ năng đối chiếu, so sánh bộ máy nhà nước thời Lê

sơ với các triều đại phong kiến trước đó để rút ra những kết luận đánh giá khoahọc về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông là tương đối toàn diện

Như vậy, bằng việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử vậndụng linh hoạt trong từng mục cụ thể của bài học đã giúp học sinh tiếp thu vàlĩnh hội kiến thức rất nhanh và hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của

13

Trang 14

học sinh trong giờ học, khiến giờ học trở nên sôi nổi, học sinh cũng hứng thúhơn khi tiếp thu kiến thức bằng một hình thức mới.

2 Phương pháp sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng biểu nhằm liên kết nhiều mục trong bài học giúp học sinh có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức.

Đối với học sinh nói chung mà đặc biệt là học sinh của khối 10, việc kháiquát hóa tổng hợp kiến thức trong học tập bộ môn lịch sử là một vấn đề khó nếugiáo viên không điều chỉnh linh hoạt cách truyền đạt kiến thức cho phù hợp.Việc học lịch sử không chỉ giản đơn là nhớ sự kiện, học thuộc lòng kiến thứctrong SGK hay vở ghi mà mà đòi hỏi học sinh phải biết khái quát, tổng hợp, xâuchuỗi những đơn vị kiến thức theo từng giai đoạn, thời kì lịch sử đã học

Để khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình dạy học tôi thườngxuyên hướng dẫn học sinh cách tạo lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức dướicác dạng khác nhau phù hợp với từng bài cụ thể

Ví dụ 1: Khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở

các thế kỉ X- XV”, tôi hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách lập một

bảng kê theo mẫu sau:

Tên cuộc kháng

Trận đánh tiêu biểu Cuộc kháng chiến

1288

Các vua Trần, Trần Hưng Đạo và các tướng khác

Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt

là trận trên sông Bạch Đằng Cuộc khởi nghĩa

Trang 15

Chúc ĐộngVới bảng kê trên, học sinh đã khái quát, tổng hợp được ngắn gọn mà đầy

đủ những nội dung các mục quan trọng của bài 19, phát triển tư duy độc lập,tính tự giác của học sinh trong học tập Thông qua bảng kê dưới dạng bài tậpthực hành giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức trọng tâm của bài học,vìbài này quá dài, nếu dạy theo phương pháp hỏi - đáp, ghi dàn ý theo phươngpháp cũ, giáo viên và học sinh sẽ không hoàn thành được bài học trong thời gian

45 phút

Ví dụ 2: Khi học bài 31 - Cách mạng tư sản Pháp Với đặc điểm của bài

này là kiến thức rất nặng và dàn trải, nhiều nội dung, nhiều sự kiện lịch sử quantrọng, nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, phức tạp; vì vậy, để học sinh cómột cái nhìn tổng hợp, khái quát những nét chính, trọng tâm kiến thức của bàihọc bằng những sự kiện cụ thể, chi tiết các giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng

tư sản Pháp đã đi qua Sau khi học xong bài này, tôi sử dụng hai sơ đồ kiến thức

để củng cố bài học

15

Trang 16

Sơ đồ tiến trình của Cách mạng Pháp

Sơ đồ đỉnh cao và thoái trào của Cách mạng

16

Ngày đăng: 21/04/2015, 21:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w