KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử lớp 10 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 29)

1. Kết luận

Tóm lại, với "phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu" trong dạy - học lịch sử cho học sinh lớp 10, trường THPT Như Thanh, tôi nhận thấy đã đạt được những mục tiêu cơ bản yêu cầu đề ra của bộ môn là nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Với phương pháp dạy - học này, học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập; rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết như tổng hợp, phân tích, so sánh. Hầu hết học sinh đã biết sử dụng và khai thác kiến thức trong SGK để phục vụ cho bài học một cách hiệu quả. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong trường THPT mà lâu nay các em chưa thực sự quan tâm.

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn lịch sử hiện nay ở trường THPT Như Thanh, hạn chế số lượng học sinh yếu kém hằng năm, nâng cao chất lượng đại trà, để học sinh hứng thú say mê hơn nữa với bộ môn lịch sử. Với bản thân mình, tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời không ngừng đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tài này được triển khai rộng rãi trong các khối lớp một cách hiệu quả và có chất lượng.

2. Những kiến nghị đề xuất

* Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa

- Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn lịch sử ở trường THPT. Mua sắm nhiều hơn nữa tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu của bộ môn để cung cấp cho các nhà trường trong tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức các kì thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng giáo án điện tử để tạo ra các phương tiện và công cụ dạy học bổ ích, phong phú để

bổ trợ cho việc dạy - học và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay.

- Nên tổ chức nhiều chuyên đề cấp tỉnh về nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn lịch sử cho giáo viên được tham gia.

* Đối với Nhà trường

Nên có sự đầu tư kinh phí để khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau như sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu, sa bàn, bản đồ, lược đồ, sưu tầm tranh ảnh...cũng như các nguồn tư liệu lịch sử khác nhau.

* Đối với giáo viên

Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Hạn chế tối đa phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm.

Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.

Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯƠNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 14 tháng 5 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Xuân Tịnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học lịch sử . NXBGD - 1998

2. Một vài suy nghĩ về thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay và những giải pháp khắc phục - Nguyễn Thị Côi.

3. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS XB - 1999.

4.Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ thông – NXB Đại học sư phạm – Nguyễn Thị Côi.

5. Tìm hiểu SGK, sách bồi dưỡng giáo viên, chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo về lịch sử lớp 10 THPT.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử lớp 10 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (Trang 29)