1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Những tư tưởng chủ yếu của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở việt nam trong lịch sử và hiện nay

30 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ củamình trong việc làm rõ những ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam từ đógiúp mọi người có một cái nhìn sâu sắc hơn về Nho g

Trang 1

Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác đoàn thể và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả cáctập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vi Thái Lang người

đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận Tôixin trân trọng cảm ơn Thư viện, phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn

vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 những người đã trang bị cho tôinhững kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thiện bài tiểu luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiệntiểu luận này

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

TÁC GIẢ

VŨ QUANG HUY

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luậnnày là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

TÁC GIẢ

VŨ QUANG HUY

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo 3

1.1 Vài nét về quá trình phát triển của Nho giáo 3

1.2 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo 5

1.2.1 Quan điểm về bản chất con người 5

1.2.2 Quan điểm về xã hội học 6

1.2.3 Quan điểm về giáo dục 7

1.2.4 Quan điểm về quản lý giáo dục ( trị quốc) 8

Chương 2: Sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay 10

2.1 Vài nét về quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 10

2.2 Những ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam 12

2.2.1 Ảnh hưởng trong chế độ phong kiến 12

2.2.2 Ảnh hưởng trong thời kỳ cách mạng dân tộc Việt Nam 14

2.3 Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Việt Nam 15

2.3.1 Ảnh hưởng tích cực 18

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 20

2.4 Ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa ngày nay của Việt Nam 21

2.4.1 Ảnh hưởng tích cực 21

2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay

đã hơn 2500 năm Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ởnhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Nội dung đạo đức chủ yếucủa Nho giáo như tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản làvua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cánhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Đó là những tiền đề để thựchiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ổn định, trật tự Sự ảnh hưởngnày, được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đứctrước đây cũng như hiện nay Vì vậy tôi chọn vấn đề "Những tư tưởng chủyếu của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay"làm đề tài tiểu luận của mình

Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ củamình trong việc làm rõ những ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam từ đógiúp mọi người có một cái nhìn sâu sắc hơn về Nho giáo

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo, các ảnh hưởng tíchcực và tiêu cực của nó đến xã hội Việt Nam trong lịch sử và hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tìm hiểu về các quan điểm, tư tưởng của Nho giáo về các mặt củađời sống xã hội

+ Những ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống xã hội Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu những mặt tích cực và những mặt còn hạn chếcủa những tư tưởng Nho giáo đối với mặt đời sống đạo đức, truyền thống vănhóa của Việt Nam

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng

6 Giả thuyết khoa học

Tiểu luận chỉ rõ các vấn đề về ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng,truyền thống văn hóa của người Việt Nam

Trang 6

NỘI DUNGChương 1 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo

1.1Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo

Lịch sử Nho giáo dài hơn hai nghìn năm Trong thời gian đó, ở phươngBắc, xã hội phong kiến chuyển biến, lịch sử chính trị phát triển, phong tục tậpquán thay đổi Nho giáo cũng được bổ sung nhiều cái mới vào nội dung của

nó Nho giáo càng phát triển lại càng phức tạp hơn Nói đến Nho giáo thì việcđầu tiên không thể không nhắc tới: đó là Khổng Tử Người ta bình luận khentặng Khổng Tử ra sao đều không thể gọi là quá lời, trước đây hơn 2000 năm,đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quê hương của Khổng Tửtừng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền hơn 10 đời, được các học trò coi

là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh”

Từ đời Hán đến đời Thanh, Khổng học chủ yếu dùng hình thức kinhtruyện để lưu truyền Đường Thái Tông sau khi hoàn thành toàn diện thốngnhất quốc gia, liền cho kinh học gia Khổng Dĩnh Đạt chú giải, hiệu đính lạinăm kinh Nho gia là Dịch, Thi, Thư, Tà tuyên, Lễ ký thành bộ Ngũ kinhchính nghĩa gần như tổng kết toàn diện kinh học từ đời Hán đến đó Ngũ kinhchính nghĩa trở thành sách giáo khoa dùng cho thi cử đời Đường Khổng họccàng được giai cấp thống trị tín nhiệm, Đường Thái Tông nói rất rõ “Nay trẫmyêu thích nhất là đạo của Nghiêu Thuấn và đạo của Chu Không coi như chimthêm cánh, như cá gặp nước, không thể không có được” Từ đó, Khổng Tửvới đế vương, với chính phủ các triều đại đều có quan hệ như Đường TháiTông hình dung

Khi lịch sử phức tạp của Trung Quốc tiến vào thời kỳ phát đạt - thời kỳnhà Tống, vị hoàng đế khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập tứcchủ trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lòng thiếu đễ, vua

Trang 7

còn thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hoàn toàn theo Nho học Đối vớiNho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học.

Nội dung và kết cấu của Lý học hết sức rộng lớn, bắt đầu từ Hàn Dũđời nhà Đường, trải qua nỗ lực của Tôn Phục, Thạch Giới, Hồ Viên, Chu Đôn

Di, Thiệu Ung, Thương Tái, Trình Di, Trình Hạo đời Bắc Tống cho đến Chu

Hi đời Nam Tống là người tập đại thành hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng Lýhọc Lý học trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như lễ trời (thiênlý) dùng học thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu thêm các học thuyết

tư tưởng của Phật giáo, Đại giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội quân chủchuyên chế Chu Hi tập chú giải thích các kinh điển Nho gia như Luận ngữ,Mạnh Tử trở thành những sách giáo khoa bắt buộc của sĩ tử trong xã hộiphong kiến và là tiêu chuẩn pháp định trong khoa cử của chính phủ Điều ấyxem ra xa với chủ trương thiện lương, trí tuệ, ngoan cường của Khổng Tử ởthời Xuân Thu, góp phần tạo nên một hình ảnh Khổng Tử khác mang màu sắc

vì yêu cầu giữ thiên lý mà diệt mất nhân đục, đạo mạo bàn xuông dẫn đến tiêudiệt cá tính, thậm chí hư ngụy, giả dối nữa

Ngoài Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Công học của TrầnLượng, Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tônsùng Khổng Tử, hấp thu một phần tư tưởng cơ bản của ông Những họcthuyết này đều được lưu truyền rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hộivăn hoá Trung Quốc

Do vì Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đuanhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọigiai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thànhtâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng vàtập tính

Ở Việt Nam, từ Lê đến Nguyễn, triều đình và sỹ phu không chú ý tớiviệc theo dõi, học hỏi Nho giáo của ba triều đại này Thời Nguyễn, Nho học

Trang 8

kém cỏi, chỉ vẹt lại Trình, Chu, một phần vì người ta quan niệm rằng nho họcđến Trình, Chu là hết mức rồi, phần khác vì sự thống trị của nhà Nguyễn làmột bước thụt lùi trên nhiều mặt Đến đời Thanh thì chia thành nhiều phái:Hán học, Kinh học, Tống học và Tân học, không phải cái nào cũng ảnh hưởngđến Việt Nam.

1.2 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo.

Nho giáo là một trường phái do Khổng Tử, tên thật là Khâu, hay còngọi là Trọng Ni, người nước Lỗ (551 - 479 trước Công nguyên, thời XuânThu - Chiến quốc) sáng lập Khổng Tử là người mở đường vĩ đại của lịch sử

tư tưởng Trung Quốc cổ đại ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáodục nổi tiếng ở Trung quốc cổ đại Ông đã hệ thống những tri thức tư tưởngđời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị riêng, gọi

là Nho giáo Học thuyết của ông được hai nhà tư tưởng là Mạnh Tử và Tuân

Tử hoàn thiện và phát triển Mạnh Tử theo hướng duy tâm, Tuân Tử theohướng duy vật Trong lịch sử sau này dòng Khổng Mạnh có ảnh hưởng lâudài nhất Từ nhà Hán trở đi, Nho giáo được nhiều nhà tư tưởng phát triển và

sử dụng theo môi trường xã hội của nó.Tư tưởng trung tâm của Nho giáo lànhững vấn đề về chính trị, đạo đức của con người và xã hội

1.2.1 Quan điểm về bản chất con người.

Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của conngười Đức Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh

ra vốn thiện Bản tính "Thiện" ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đứccủa con người Xuất phát từ quan niệm cho rằng bản tính của con người làthiện, Khổng Tử đã xây dựng phạm trù "Nhân" với tư cách là phạm trù trungtâm trong triết học của ông Theo ông, một triều đại muốn thái bình thịnh trịthì người cầm quyền phải có đức Nhân, một xã hội muốn hoà mục thì phải cónhiều người theo về điều Nhân Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ

Trang 9

bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từtrong gia tộc đến ngoài xã hội

Nếu Khổng Tử cho rằng chữ Nhân là cái gốc đạo đức của con người,thì theo ông, để trở thành một con người hoàn thiện, một điều kiện tất yếukhác là phải "hiểu biết mệnh trời" để sống "thuận mệnh" Ông viết: "Khôngbiết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử", nhưng ông kêu gọi mọi ngườitrước hết phải tìm sức mạnh vươn lên ở trong chính bản thân mỗi người, đừngtrông chờ vào trời đất quỷ thần: "Đạo người chưa biết thì làm sao biết đượcđạo quỷ thần" Con người phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tậntâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào, lúc đó mới tại ý trời.Tuy nhiêntrong triết học Nho giáo, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng con người vốn

có bản tính thiện thì Tuân Tử đưa ra lý luận bản tính con người là ác: "Tínhngười là ác, thiện là do người làm ra"; nhưng trong quan điểm sai lầm đócũng có nhân tố hợp lý như: hành vi đạo đức của con người là do thói quen

mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và kết quảcủa sự học tập, giáo dục lâu ngày mà nên, từ đó ông cho rằng có thể giáo dục,cải hoá con người từ ác thành thiện được Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất

cứ người nào cũng đều có thể đạt được địa vị "người quân tử" Tuân Tử đềcao khả năng và vai trò của con người Ông khẳng định trời không thể quyếtđịnh được vận mệnh của con người Ông cho rằng con người không thể chờđợi tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận dụng tài trí, khả năng củamình, dựa vào quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra những của cải, sản vật đểphục vụ cho đời sống con người.Như vậy, Nho giáo thể hiện là một họcthuyết có tính nhân văn rất cao, nhìn thấy nét đẹp của con người và rất tintưởng vào con người, tin tưởng vào khả năng giáo dục con người

1.2.2 Quan điểm về xã hội học

Nho giáo đứng trên quan điểm duy tâm để giải quyết những vấn đề xãhội bởi vì khi giải quyết những vấn đề xã hội Nho giáo khái quát những quan

Trang 10

hệ chính trị - đạo đức ấy vào ba mối quan hệ rường cột, gọi là tam cương, baogồm:

- Quan hệ vua - tôi

- Quan hệ cha - con

- Quan hệ chồng - vợ

Quan hệ thứ nhất thuộc quan hệ quốc gia, còn hai quan hệ sau thuộcquan hệ gia đình Điều này nói lên rằng trong quan niệm về xã hội, Nho giáođặc biệt quan tâm tới những quan hệ nền tảng của xã hội là quan hệ gia đình.Quan hệ gia đình ở đây mang tính chất tông tộc, dòng họ Xã hội trị hay loạntrước hết thể hiện ở chỗ có giữ vững được ba quan hệ ấy hay không.Xã hội làtam cương - tam cương là quốc gia.Mỗi cương thay đổi xã hội loạn

1.2.3 Quan điểm về giáo dục

Trước hết, Nho giáo có nêu quan điểm về một xã hội lý tưởng Lýtưởng cao nhất của đức Khổng Tử cũng như các tác giả sau này của Nho giáo

là xây dựng một xã hội "Đại đồng" Khái niệm xã hội đại đồng của Nho giáokhông phải là một xã hội đặt trên nền tảng của một nền sản xuất phát triển cao

mà là một xã hội "an hoà", trong đó sự an hoà được đặt trên nền tảng của sựcông bằng xã hội Để thực hiện xã hội lý tưởng, xã hội đại đồng, xã hội anhoà trên, Nho giáo không đặt vấn đề về một cuộc cách mạng, không cầu cứu

ở bạo lực, mà tìm cứu cánh ở một nền giáo dục Đức Khổng Tử là người đầutiên lập ra trường tư, mở giáo dục ra toàn dân Có giáo dục và tự giáo dục thìmỗi người mới biết phận vị của mình mà nhìn nhận hành động trong cuộcsống cho đúng Nội dung của giáo dục Nho giáo, giáo dục và tự giáo dục,hướng vào việc giáo dục những chuẩn mực chính trị - đạo đức đã hình thành

từ ngàn xưa, được nêu gương sáng trong cổ sử mà thôi nên cách dạy của Nhogiáo là chỉ dạy làm người nói chung, không hề đề cập đến khoa học, kinh tế,nghề nghiệp, tức không hướng vào phương diện kỹ nghệ và kinh tế Thừa thờigian mới học đến lục nghề Đây là một nền giáo dục thiên lệch Đồng thời,

Trang 11

nguyên tắc giáo dục trong Nho giáo là nguyên tắc tự giác: nguyên tắc tựnguyện làm sáng tỏ, thường dùng phương pháp nêu gương.

1.2.4 Quan điểm về quản lý xã hôi ( trị quốc)

Để theo đuổi mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội đại đồng, Nho giáo nêunguyên tắc quản lý xã hội như sau:

- Nguyên tắc 1: Thực hiện nguyên tắc tập quyền cao độ (Chế độ quân

chủ trung ương tập quyền cao độ)

Trong phạm vi quốc gia, toàn bộ quyền lực tập trung vào một người làHoàng đế

- Nguyên tắc 2: Thực hiện "chính danh" trong quản lý xã hội."Chính

danh" nghĩa là mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương

vị, địa vị của mình: vua phải ra đạo vua, tôi phải ra đạo tôi, cha phải ra đạocha, con phải ra đạo con, chồng phải ra đạo chồng, vợ phải ra đạo vợ Nếunhư mọi người không chính danh thì xã hội ắt trở nên loạn lạc

Không thể có một xã hội trị bình mà nguyên tắc chính danh bị viphạm.Trong Nho giáo, Khổng Tử đặc biệt đề cao giữa danh và thực Thực dohọc, tài và phận quy định

- Nguyên tắc 3: Thực hiện Văn trị - Lễ trị - Nhân trị.

Đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo.Văn trị:

Đề cao trị bằng hiểu biết Tạo ra vẻ đẹp của một nền chính trị để mọi người tựgiác tuân theo Lễ trị: Dùng tổ chức, thiết chế xã hội để trị quốc Đề cao nghi

lễ giao tiếp trong trị quốc.Nhân trị: Trị quốc bằng lòng nhân ái, mở rộng ântrạch của hoàng cung tới bốn phương.Khổng Tử cho rằng trị quốc là việc rấtkhó, nhưng cũng rất dễ làm nếu đức Minh quân biết sử dụng ba loại người:

Cả quyết can đảm, Minh đản (trí thức) và Nghệ tinh Nhà vua muốn trị vì đấtnước và muốn có đức nhân phải biết dùng người và thực hiện ba điều:

+ Kính sự: Chăm lo đến việc công

+ Như tín: Giữ lòng tin với dân

Trang 12

+ Tiết dụng: Tiết kiệm tiêu dùng.

Ngược lại, dân và bề tôi đối với vua phải như đối với cha mẹ mình,phải tỏ lòng trung của mình đối với vua Tiếp tục thuyết " Nhân trị" củaKhổng Tử, Mạnh Tử đề ra tư tưởng " Nhân chính" Theo Mạnh Tử, việc chămdân, trị nước là vì nhân nghĩa, chứ không phải vì lợi và Mạnh Tử chủ trươngmột chế độ "bảo dân", trong đó người trị vì phải lo cái lo cho dân, vui cái vuicủa dân, tạo cho dân có sản nghiệp riêng và cuộc sống bình yên, no đủ, nhưthế dân không bao giờ bỏ vua Đồng thời ông cũng khuyên các bậc vua chúaphải giữ mình khiêm cung, tiết kiệm, gia huệ cho dân, thu thuế của dân cóchừng mực Đặc biệt Mạnh Tử có quan điểm hết sức mới mẻ và sâu sắc vềnhân quyền Ông nói: "Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ vi", vì theo ông,

có dân mới có nước, có nước mới có vua Thậm chí ông cho rằng dân có khicòn quan trọng hơn vua Kẻ thống trị nếu không được dân ủng hộ thì chínhquyền sớm muộn cũng sẽ phải sụp đổ, nếu vua tàn ác, không hợp với lòng dân

+ Theo phái Mặc gia: Công bằng theo kiểu cào bằng

+ Theo phái Nho giáo: Công bằng trên cơ sở danh của mình Tức làcông bằng theo danh (địa vị xã hội) trong hưởng quyền lợi phân phối theochức vụ, địa vị

Trang 13

Chương 2

Sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay

Tuy Nho giáo cũng có nhiều tư tưởng về kinh tế, quân sự, ngoại giaonhưng không quán xuyến và sâu sắc Nho giáo vào Việt nam từ những nămcuối trước Công nguyên Từ cuối thế kỷ XIII trở đi, Nho giáo dần dần lấn átPhật giáo và trở thành quốc giáo Nó được phát triển trong sự ảnh hưởng củatruyền thống dân tộc Việt nam và Phật giáo ảnh hưởng của Nho giáo đối vớinước ta có cả mặt tích cực và tiêu cực

2.1Vài nét về quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam

Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy

và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực kháchquan của các thời đại, của các dân tộc

Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển Đó là sự phát triểnkhông đồng đều của các dân tộc qua không gian và thời gian ở cùng một thờiđại, ta thường thâý ở một vùng này, có một dân tộc hoặc một vài dân tộc kháccao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân tộc khác ở xung quanh Sự thực này ta

có thể tìm thấy ở Châu á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, ở thời xưa cũng nhưthời nay Những dân tộcc ở bất cứ đâu, bất cứ thời nào muốn sống, muốnnâng cao mức sống của mình không thể không học tập những dân tộc tiêntiến Ta không hề thấy một dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, chịu áp bức bóc lộtnghèo nàn để chờ sự sáng tạo của riêng mình không thèm học tập những dântộc tiến bộ hơn mình Điều này đúng với khoa học tự nhiên và kỹ thuật cũngnhư vói khoa học xã hội Vì thế chúng ta tiếp thu tư tưởng văn hoá TrungQuốc là một điều tất yếu

Trong ý thức hệ phong kiến mà người Hán đưa vào nước ta từ thời kỳBắc thuộc, Nho giáo lâu bền nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất Phật giáo dầndần rút lui vào chùa chiền, lão giáo cũng dần biến thành một thứ mê tín dị

Trang 14

đoan mà các thầy phù thuỷ dùng làm kế sinh nhai Tư tưởng trị vì trong lĩnhvực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư tưởng Nho giáo Có nhiềunguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng là sức sốngcủa dân tộc Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là từ khi giành được nền tự chủdân tộc Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quantâm đến con người đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc Nho giáo

có nhiều hạn chế nhưng trong 3 ý thức hệ phong kiến thì phải nói Nho giáo cónhiều nhân tố tích cực nhất Do đó cha ông ta đã chọn lấy Nho giáo

Chúng ta đã biết, lúc đầu Nho giáo được đưa vào Việt Nam trongtrường hợp không hay ho gì Nó bị bọn xâm lược đặt lên nhân dân ta với ýđịnh gây cảnh “đồng văn” để dễ “đồng hoá” Nhưng khi đã làm quen với đạoNho, chắc rằng nhân dân ta thời đó thấy nó đáp ứng được nhiều vấn đề màđời sống đặt ra, nên khi giành được độc lập, nhân dân ta nói lấy nó làm nềntảng lý luận để chỉ đạo tư duy và hành động của mình Thế là từ chỗ bị ép học

nó, nhân dân ta đã tự nguyện học nó và ngày một phổ biến nó một cách rộngrãi Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ những chức vụ quantrọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý Cầm - làm thái thú, thứ sứ - đều lànhững người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng Ngay khi NgôQuyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốcgia, đặc các nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tức làtinh thần tôn ti đẳng cấp Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đãthể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuậnthiên” “Phụng thiên” Phần “Chiếu dời đô” của nhà Lý tuy đoạn còn lại vớichúng ta rất ngắn, cũng đượm mùi Nho giáo Cái gương “nhà Thương, nhàChu” cũng được nêu lên, cái gương “kính vâng mạng trời” cũng được nhấnmạnh Các triều đại sau, Trần, Lê, Nguyễn thờ đạo Nho như thế nào thì sửsách đã nêu rõ

Trang 15

2.2Những ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam

2.2.1 Ảnh hưởng trong chế độ phong kiến

Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn hoátinh thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làm chonền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê Thánh Tông.Nền giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ tri thứcđông đảo chưa từng thâý trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Do đókhoa học và văn học nghệ thuật phát triển

Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượnggóp phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới Là một họcthuyết tích cực nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìmhiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật vàđạo đức Do đó, nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng đượcnâng cao hơn Dựa vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thíchcác vấn đề ấy có lập luận và có lý lẽ đầy đủ hơn

Nhưng Nho giáo Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũngvẫn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thốngtrị và tư tưởng của giai cấp đó Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở vềtrước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối vớinhân dân Và bất cứ một giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mangtheo những vết bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những người lao động Chonên Nho giáo với tư cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho

có không ít tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế Thực rangay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cựcnghiêm trọng và chứa đựng khả năng suy yếu sau này của nó

Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủnghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng vàtrong địa hạt giáo dục khoa học Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Khắc Đạm, (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1994
6. Lê Sỹ Thống (chủ biên), (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo tại Việt Nam
Tác giả: Lê Sỹ Thống (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
Năm: 1994
7. Nguyễn Khắc Viện, (2000), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.8. www.huc.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về đạo Nho
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2000
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w