Công ty chứngkhoán là nhân tố không thể thiếu của một thị trường chứng khoán vì vậy chỉkhi công ty hoạt động hiệu quả thì mới có thể giúp thị trường phát triển tốt.Nhận thấy vai trò ng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 7
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 7
1.1.1 Khái niệm và mô hình tổ chức CTCK 7
1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 10
1.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 21
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán 21
1.2.1.1 Khái niệm 21
1.2.1.2 Các loại rủi ro trong KDCK của CTCK 22
1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 25
1.2.2.1 Khái niệm,Nguyên tắc và sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán 25
1.2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán 28
1.2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán 39
1.2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 39
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AGRISECO 44
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 44
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần chứng khoán AGRISECO 47
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO trong những năm vừa qua 51
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty chứng khoán AGRISECO 59
2.3.1 Cơ sở pháp lý đảm bảo cho quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán 59 2.3.2 Thực trạng rủi ro của công ty chứng khoán AGRISECO 60
2.4 Đánh giá tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động KDCK của công ty 70
2.4.1 Những kết quả đạt được 70
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 70
Trang 23.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AGRISECO 72
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 – 2020 72
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO trong thời gian tới 74 3.1.2.1 Định hướng hoạt động của công ty chứng khoán AGRISECO 74
3.1.2.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn 77
3.2 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO 78
3.2.1 Xây dựng văn hóa công ty về Quản rị rủi ro, đặc biệt chú trọng đạo đức nghề nghiệp 78 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác Quản trị rủi ro 78
3.2.3 Định hướng hàn năm đánh giá lại quy trình Quản trị rủi ro để từ đó rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quản trị rủi ro 78
3.2.4 Nâng cao khả năng vận hành và dần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Quản trị rủi ro 78
3.2.5 Sử dụng phương pháp phù hợp để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh 78
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 78
3.3.1 Kiến nghị với Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO 78
3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Chứng Khoán 79
Trang 4Hình 4: Một bộ quy trình về QTRR Error! Bookmark not defined.
Hình 5: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty chứng khoán AGRISECO 47
Hình 6: KQ hoạt động KD của AGRISECO 2011 - 2013 Error! Bookmark
not defined.
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, cho đến nay thị trườngchứng khoán Việt Nam được xem là thị trường khá sôi động mặc dù vẫn đangchịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu Trong thời điểm thị trườngphát triển mạnh đã có sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán lớn,nhỏ thu hút hàng triệu các nhà đầu tư trong cả nước Các công ty hoạt độnghầu hết đều có lãi lớn và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanhcủa mình Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây khi thị trường chứngkhoán suy thoái đã bộc lộ nhiều yếu điểm trong hoạt động kinh doanh của cáccông ty chứng khoán Bằng chứng là hàng loạt các công ty chứng khoán làm
ăn thua lỗ phải vào diện kiểm soát đặc biệt, bị giải thể hoặc là phải sáp nhậpvới một công ty chứng khoán khác mạnh hơn Điều này càng gây thêm tâm lýhoang mang cho nhà đầu tư Lúc này điều cần thiết là phải tăng cường côngtác quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán để đảm bảo cho các công ty cóthể hoạt động tốt, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất có thể Công ty chứngkhoán là nhân tố không thể thiếu của một thị trường chứng khoán vì vậy chỉkhi công ty hoạt động hiệu quả thì mới có thể giúp thị trường phát triển tốt.Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của công tác quản trị rủi ro trongviệc duy trì và phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay nên
em đã lựa chọn đề tài “ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI ROTRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNCHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN AGRISECO” làm đề tài luận văn
Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong kinh doanh chứng khoángồm nhiều đối tượng nghiên cứu như hệ thống pháp luật về quản trị rủi ro,
Trang 6xác định các loại rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, báo cáo rủi ro và xử
lý rủi ro
Mục đích nghiên cứu: Nắm được quy trình quản trị rủi ro trong công tychứng khoán, những ưu nhược điểm của hệ thống quản trị rủi ro Bên cạnh đógóp tiếng nói cùng với các nhà quản trị doanh nghiệp và cơ quan nhà nướcxây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong kinh doanh chứng khoán tại các công
ty chứng khoán hiệu quả hơn
Phạm vi nghiên cứu.
Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO Tầng 5, Toà nhà Artex, Số
172 Ngọc Khánh, Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Tháng 2/2014 – tháng 5/2014.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu, đối chiếu và so sánh số liệu
Kết cấu luận văn.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CTCK VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK AGRISECO
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CTCK AGRISECO
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG
KHOÁN.
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1.1.1 Khái niệm và mô hình tổ chức CTCK
1.1.1.1 Khái niệm.
Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.Thông qua các công ty chứng khoán hoạt động mua bán các loại chứng khoánđược diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp cho dòng vốn trong nềnkinh tế được luân chuyển từ nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn
Ở Việt Nam, theo điều 59 Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng Khoán củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2010: “Công ty chứng khoánđược tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổphần theo quy định của Luật doanh nghiệp Ủy Ban Chứng Khoán nhà nướccấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán Giấy phépnày đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính thì công ty chứng khoán là “tổ chức có tư cách pháp nhân hoạtđộng kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạtđộng: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tưchứng khoán.”
Trang 8Như vậy, công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện 1 hoặc vài dịch vụ chứngkhoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.1.2 Mô hình tổ chức.
Là một định chế tài chính đặc biệt, khác hẳn với các doanh nghiệp sảnxuất và thương mại thông thường Mặt khác, TTCK cũng mang những đặctrưng mà khác hẳn với các thị trường khác Do đó, có thể khái quát mô hình
tổ chức kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán theo 2 nhóm sau:
Theo mô hình này, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thứcmột tổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinhdoanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính Theo đó, các ngân hàng thương mạihoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinhdoanh tiền tệ Mô hình này chia thành hai loạ
- Mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần: Các ngân hàngmuốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lậphoạt động tách rời
- Mô hình công ty chứng khoán đa năng hoàn toàn: Các ngân hàngđược kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanhtiền tệ
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnhvực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc
đa dạng hóa đầu tư Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năngchịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính Mặt
Trang 9khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanhtiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về khách hàng cũngnhư các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dựán.
Tuy nhiên, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt độngkinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lànhmạnh, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường, và khi đócác biến động trên thị trường chứng khoán sẽ tác động mạnh tới kinh doanhtiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính.Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nguồn vốn, nên cácngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứngkhoán, và khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng xấu sẽ tácđộng tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng mấtkhả năng chi trả Do những hạn chế như vậy, nên sau khi khủng hoảng thịtrường tài chính 1929 - 1933, các nước đã chuyển sang mô hình chuyêndoanh, chỉ có một số thị trường ( như Đức) vẫn còn áp dụng mô hình này
Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công
ty độc lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, cácngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngânhàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâutrong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển Mô hình nàyđược áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mớinổi như Hàn Quốc, Thái Lan
Trang 10Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồnên ngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vựctiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ,công ty con có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lậpvới nhau.
1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán hoạt động theo 2 nhóm nguyên tắc cơ bản đó lànhóm nguyên tắc đạo đức và nhóm nguyên tắc tài chính
1.1.2.1 Nguyên tắc tài chính
Do tính đặc thù trong hoạt động, kinh doanh chứng khoán là ngànhkinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt,có ảnh hưởng tới lợi ích của công chúngđầu tư nên sự tồn tại ổn định lâu dài của công ty chứng khoán và sức mạnh tàichính của tổ chức này trong một môi trường biến động cần được đảm bảo Đểbảo vệ lợi ích của công chúng đầu tư và sự ổn định của thị trường chứngkhoán, hầu hết các nước đặt ra nguyên tắc, quy định chặt chẽ về tài chính đốivới các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
CTCK phải có đủ vốn theo quy định của pháp luật đảm bảo nguồn tàichính trong cam kết với khách hàng và đủ năng lực tài chính để giải quyếtnhững rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh Tùy thuộc vàonghiệp vụ kinh doanh mà đưa ra các mức vốn pháp định khác nhau:
Trang 11- Bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng
Vốn hoạt động kinh doanh ít nhiều phụ thuộc vào loại tài sản cần tàitrợ, loại tài sản này phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ thực hiện Bảo lãnhphát hành chứng khoán là hình thức kinh doanh mà CTCK cần có tiềm lực tàichính mạnh, nhiều vốn, nhất là trương hợp CTCK đứng ra bảo lãnh những đợtphát hành lớn hay bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn Do vậy mànghiệp vụ này đòi hỏi vốn phải đủ lớn( 165 tỷ đồng)
để thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao
Việc huy động vốn của CTCK thông qua việc nhận vốn góp của các cổđông hoặc huy động từ bên ngoài, tùy theo mô hình hoạt động việc huy độngvốn và cơ cấu vốn của các CTCK có đặc điểm:
các khoản vay ngắn hạn
chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản( khoảng 40- 60%) và tổng giá trị cổphiếu (khoảng 90%)
định
Trang 12Các nguyên tắc về quản lý vốn và hạn mức kinh doanh khác nhau tùytheo từng nghiệp vụ mà CTCK thực hiện.
Các nguyên tắc về sử dụng vốn bao gồm: cơ cấu vốn,mức vốn khảdụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
… Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, thông thường có các quy định
để hạn chế tủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như hạnchế các xung đột lợi ích có thể xảy ra:
trên vốn điều lệ
tư vào các loại chứng khoán niêm yết cao hơn hạn mức dầu tư vào các loạichứng khoán chưa niêm yết
phiếu có định mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của các công ty đang pháttriển
Trang 13Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tậphợp những chuẩn mực, cách cư xử, và ứng xử trong nghề nghiệp kinh doanhchứng khoán nhằm bảo vệ, tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào củanghề kinh doanh chứng khoán trong xã hội Các chủ thể kinh doanh chứngkhoán phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức sau:
trung thực, tận tụy, bảo vệ và vì quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng,
ưu tiên bảo vệ lợi ích của khách hàng trước lợi ích của chính mình
khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của khách hàng trong trường hợp cơquan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
công bằng, không được sử dụng bất kì hành động lừa đảo phi pháp nào, cótrách nhiệm thông báo cho khách hàng biết đầy đủ thông tin khi có nhữngtrường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích
nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụcho giao dịch của khách hàng
khách hàng với tài sản của mình Công ty chứng khoán không được dùngchứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp để vay vốn trừ trường hợpđược khách hàng đồng ý bằng văn bản
cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà
Trang 14khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợinhuận các khoản đầu tư mà họ tư vấn.
lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ tư vấn của mình
Ngoài ra pháp luật cũng quy định về điều khoản chống thao túng thịtrường, giao dịch nội dán sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứngkhoán cho chính mình, gây thiệt hại tới lợi ích của khách hàng
1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
CTCK có vai trò quan trọng trên TTCK, là tổ chức trung gian, cầu nốigiữa nhà phát hành và các nhà đầu tư trên thị trường, ngoài ra CTCK cũng lànhà đầu tư trực tiếp trên thị trường
1.1.3.1 Vai trò huy động vốn
Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chứcnăng huy động vốn Hay nói cách khác công ty chứng khoán có vai trò làmchiếc cầu nối và là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đócủa nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nềnkinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn) Các công ty chứng khoán thườngđảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vàmôi giới chứng khoán
1.1.3.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hànhchứng khoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vaitrò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ
Trang 15chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợtphát hành Thông thường mức giá thường do các công ty chứng khoán xácđịnh dựa trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềmnăng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay thị trường đấugiá, công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúngthực tế và chính xác về các khoản đầu tư của mình
Công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thịtrường,, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán Theo quy định của các nước,công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định của mình đểmua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán
ra khi giá chứng khoán đang cao
1.1.3.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán
Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thànhchứng khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công tychứng khoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư
ít phải chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư Trong hầu hết các nghiệp vụđầu tư ở sở giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập trung, một nhà đầu tư
có thể hằng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại màkhông chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thìcũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên) Nóicách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư,chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trịkhoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế giao dịch của thị trường
1.1.3.4 Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư
Trang 16Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của kháchhàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việcnghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cánhân đầu tư Dịch vụ tư vấn có thể gồm:
triển vọng ngắn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai
liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc
1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1.1.4.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoáncho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận lệnh mua, lệnh bánchứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh đó vào SGD chứng khoán vànhận hoa hồng môi giới Nghiệp vụ môi giới còn được hiểu là làm đại diện –được ủy quyền thay mặt khách hàng mua bán một hoặc một số loại chứngkhoán
Quy trình nghiệp vụ môi giới:
Trang 17- Thanh toán và quyết toán các doanh vụ,
Theo quy định của luật Chứng khoán Việt Nam, để thực hiện nghiệp vụmôi giới CTCK tối thiểu phải đạt mức vốn pháp định là 25 tỷ đồng
Thực hiện nghiệp vụ này CTCK thu phí môi giới từ khách hàng, phímôi giới thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch
Trong hoạt động môi giới, quyết định mua bán chứng khoán là dokhách hàng đưa ra và người môi giới phải thực hiện theo lệnh đó Người môigiới đứng tên mình thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng và phảitách bạch tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng với tiền, chứngkhoán của CTCK
1.1.4.2 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là dịch vụ có tính phí thông qua một số loạiđầu tư đặc biệt, hoặc là chỉ cung ứng tư vấn qua bản tin, dịch vụ quản lý tiềnkhách hàng
Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động liên quan đến chứngkhoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích, đưa ra lời khuyên cóliên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch
vụ cho khách hàng Tư vấn đầu tư bao gồm tư vấn mua bán chứng khoán, tạodựng danh mục đầu tư và quản trị, điều hành tài sản đầu tư
Hoạt động tư vấn đầu tư cũng phải đảm bảo mức vốn pháp định tốithiểu là 10 tỷ đồng Hoạt động tư vấn đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năngchuyên môn Đây là hoạt động có sự quản lí chặt chẽ và có yêu cầu cao khihành nghề vì nó liên quan trực tiếp đến việc ra quyết định của khách hàng
Trang 181.1.4.3 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua và bán chứng khoán choriêng mình, rủi ro từ hoạt động này do chính công ty chịu Hoạt động tựdoanh chứng khoán là việc mua và bán chứng khoán cho chính mình nhằmthu được chênh lệch giá và các khoản thu nhập khác từ đầu tư chứng khoán
Để thực hiên nghiệp vụ tự doanh, CTCK tại Việt Nam cần đạt mức vốnpháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng
Thực hiện nghiệp vụ tự doanh, CTCK có được nhiều lợi thế như cónguồn dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, can thiệp bảo vệ giá chứng khoán.Trên hết việc đầu tư chứng khoán đem lại cho các CTCK các khoản lợi nhuận
từ chênh lệch giá mua, bán chứng khoán và khoản lợi nhuận từ lợi tức chứngkhoán Tuy nhiên đây cũng là nghiệp vụ nhiều rủi ro nhất của CTCK
1.1.4.4 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức pháthành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua toàn bộhay một phần chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua nốt sốchứng khoán chưa phân phối của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức pháthành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh tham gia mộtcách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tư vấntài chính cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trướckhi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình
ổn giá chứng khoán trong thời gian sau đợt phát hành chứng khoán
Trang 19Bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phươngthức sau:
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà
theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hànhcho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không
Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức
thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổphiếu thường ở các nước phát triển Trong trường hợp đó, công ty cần phảibảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán
cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bênngoài
Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo
đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức pháthành Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà camkết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu khôngphân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại
thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứngkhoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành
Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức
trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thứcbảo lãnh bán tất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêucầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn).Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến
Trang 20mức tối đa quy định (mức trần) Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệthấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ
Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các Công Ty Chứng Khoán thu vềhoa hồng bảo lãnh Hoa hồng này có thể là cố định, có thể là tùy phụ thuộcvào từng Công Ty Chứng Khoán vào hình thức bảo lãnh
Theo quy định của Pháp luật, mức vốn pháp định để thực hiện nghiệp
vụ này là 165 tỷ đồng
1.1.4.5 Các nghiệp vụ khác
Ngoài các hoạt động nghiệp vụ trên công ty chứng khoán còn có thểthực hiện các nghiệp vụ khác như: lưu kí chứng khoán, tín dụng chứng khoán,quản lý sổ cổ đông, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn sáp nhập, hợp nhất,
tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, kinh doanh bảo hiểm, quản lý vốn…
Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp kháchhàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán thông qua các tàikhoản lưu ký chứng khoán Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứngkhoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung được thực hiệndưới hình thức giao dịch ghi sổ Khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứngkhoán tại các CTCK nếu các chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổhoặc ký gửi các chứng khoán nếu chúng được phát hành dưới hình thứcchứng chỉ vật chất
Trang 21Đối với TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoáncho khách hàng để hưởng hoa hồng CTCK còn triển khai dịch vụ cho kháchhàng vay chứng khoán để thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc chokhách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện mua ký quỹ Ở Việt Nam hiệnnay, các CTCK không được thực hiện hoạt động tín dụng
CTCK đứng ra làm trung gian giúp khách hàng tiếp cận và vay vốn củangân hàng, đồng thời CTCK giup ngân hàng phong toả các chứng khoán làmtài sản thế chấp cho các khoản vay
1.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán.
1.2.1.1 Khái niệm.
Rủi ro: Là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng.Các biến động xảy ra không như dự đoán làm thay đổi giá trị mong đợi củamột chiến lược kinh doanh/đầu tư Dù muốn hay không thì mọi hoạt độngkinh doanh, đầu tư đều chứa đựng rủi ro Do đó, không có cách nào khác làchúng ta chấp nhận sự xuất hiện của rủi ro như một tất yếu Điều quan trọng
là chúng ta cần tìm hiểu về bản chất, đặc điểm của từng loại rủi ro để xác địnhmức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta đầu tư
Rủi ro trong hoạt động KDCK: Là các sự kiện không chắc chắn có thểxảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất lợi tới việc thực hiệncác mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán
Trang 221.2.1.2 Các loại rủi ro trong KDCK của CTCK.
*Rủi ro thanh toán: Là rủi ro xảy ra khi đối tác không thể thanh toán
đúng hạn hoặc không thể chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết
Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng sử dụng tỷ lệ đònbẩy tài chính nhất định và đặc biệt là đối với các khách hàng lớn thì tỷ lệ nàyđôi khi còn cao hơn rất nhiều Do đó các CTCK sẽ dễ phải gánh chịu nhữngkhoản lỗ nếu như khách hàng mất khả năng thanh toán
*Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro xảy ra khi CTCK không thể thanh toán
các nghĩa vụ tài chính đến hạn hoặc không thể chuyển đổi các công cụ tàichính thành tiền mặt với giá trị hợp lý trong ngắn hạn do thiếu hụt thanhkhoản trong thị trường Khi thanh khoản thị trường biến động đột ngột và bấtthường thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh và cho vay kýquỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩmquyền chọn
*Rủi ro tín dụng: Là rủi ro mà công ty chứng khoán có khả năng không
thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Rủi ro này xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ kỹ quỹ (Margin) chokhách hàng, nhiều CTCK đã phải chấp nhận một khoản lỗ lớn vì nắm giữ mộtlượng lớn cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ tráchnhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụtốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho việc mở rộng thị phần của các CTCK nhưngcần phải quản trị rủi ro này tốt để tránh được khoản lỗ lớn
*Rủi ro hoạt động: Là rủi ro mà mọi công ty đều nhận thức được và sẵn
sàng chấp nhận để có được những cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị cho cổ
Trang 23đông (rủi ro xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ…).Tâm điểm của mọi hoạt động kinh doanh là khả năng xử lý rủi ro kinh doanhkhéo léo, bao gồm rủi ro kinh tế vĩ mô.
*Rủi ro phi kinh doanh: Là rủi ro mà khi công ty gặp phải thì họ hoàn
toàn bị bất lực, nghĩa là không có cách nào khác là họ phải chấp nhận nó vàchấp nhận cả những hậu quả mà nó để lại Nguồn gốc của những rủi ro này là
do những biến chuyển cơ bản của cơ cấu kinh tế hoặc thể chế chính trị
*Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phi kinh doanh Đó là thiệt hại tiềm
năng do những thay đổi trên thị trường tài chính gây ra Trong rủi ro tài chínhlại chia thành nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro thị trường, rủi ro tínnhiệm, rủi ro thanh khoản, rủi ro nghiệp vụ và rủi ro pháp lý Các rủi ro nàykhông hoàn toàn độc lập mà thường có mối quan hệ tương tác với nhau
*Rủi ro thị trường: Là những thiệt hại tiềm năng do những thay đổi của
sự biến động giá hay sự thay đổi giá gây ra
Rủi ro thị trường có thể được xác định theo hai hình thức: rủi ro tuyệtđối và rủi ro tương đối Rủi ro tuyệt đối được quy đổi theo đơn vị tiền tệ, cònrủi ro tương đối được xác định tương đối căn cứ vào một chỉ số chuẩn, chobiết độ lệch giữa lợi nhuận và chỉ số chuẩn Ngoài ra, rủi ro thị trường còn cóthể phân thành rủi ro định hướng và rủi ro bất định hướng Rủi ro có địnhhướng là rủi ro có liên quan đến sự biến động giá của các loại chứng khoán.Rủi ro này xác định thông qua phương pháp tuyến tính Rủi ro bất định hướng
là rủi ro có mối tương tác phi tuyến với độ biến động giá Ngoài ra trong rủi
ro thị trường người ta có thể nói đến rủi ro cơ bản là những biến chuyển bấtngờ của các đại lượng tương đối
Trong rủi ro thị trường, còn phải kể đến rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua
Trang 24*Rủi ro lãi suất: là rủi ro khi lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến giá cả
chứng khoán Lãi suất thị trường và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệnghịch với nhau Lãi suất tăng ảnh hưởng gián tiếp tới sự sụt giảm giá chứngkhoán ở chỗ các nhà đầu cơ vay tiền mua chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng, vànhiều công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay sẽ làm cho chi phí vốn tăng
*Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư Lợi tức
thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi trừ
đi lạm phát Như vậy khi có lạm phát thì lợi tức thực tế giảm
*Rủi ro tín nhiệm: là rủi ro thường thấy ở bất kỳ loại hình kinh doanh
nào, rủi ro có liên quan đến những hợp đồng đã ký kết nhưng bên đối tác lạikhông muốn hay không có khả năng thực hiện những cam kết ghi trong hợpđồng, kéo theo những tổn thất tài chính nhất định Một hình thức rủi ro tínnhiệm khác đó là rủi ro không thanh toán, đặc biệt đối với hai khoản thanhtoán phải cùng thực hiện trong một ngày Rủi ro xảy ra khi một bên hoặckhông muốn hoặc thực sự là không có khả năng thanh toán hợp đồng cho dùđối tác bên kia đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình
*Rủi ro kỹ thuật: là rủi ro gây ra bởi lỗi kỹ thuật do máy móc hoặc con
người gây ra
Chúng bao gồm cả sự lừa đảo (trường hợp mà nhà kinh doanh cố ý làmsai lệch thông tin), thất bại trong quản lý, thiệt hại do quy trình giám sát lỏnglẻo Những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh từ hỏng hóc trong hệ thống thông tin,giao dịch, thanh toán… hoặc lỗi của hệ thống trợ giúp Rủi ro kỹ thuật có thểdẫn đến rủi ro thị trường và rủi ro tín nhiệm
Việc định giá chứng khoán phái sinh phức tạp cũng có thể tạo ra nhữngvấn đề kỹ thuật tiềm năng Rủi ro mô hình là một mối nguy hiểm ngầm do sử
Trang 25dụng các mô hình không hợp lý để định giá vị thế đầu tư Rủi ro mô hìnhthường rất khó phát hiện Để hạn chế phần nào rủi ro mô hình, các mô hìnhcần phải thẩm định độc lập, sử dụng các dữ liệu thị trường.
*Rủi ro pháp lý: là rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định
pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, và từ việc hủy bỏ hợp đồng dohợp đồng bất hợp pháp, vượt quá quyền hạn, thiếu sót các điều khoản hoặcchưa hoàn thiện các tiêu chuẩn hoặc do nguyên nhân khác
1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
1.2.2.1 Khái niệm,Nguyên tắc và sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán.
*Khái niệm.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệthống nhằm kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những
cơ hội thành công
*Nguyên tắc quản trị rủi ro:
Theo quyết định 105/QĐ-UBCK:
CTCK phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp vớiđiều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, tối thiểu đáp ứng được các quyđịnh trong các văn bản pháp luật
Hệ thống quản trị rủi ro của CTCK phải bao gồm một cơ cấu tổ chứchoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất, và một bộ quy trình quản trị rủi
ro ít nhất xử lý năm loại rủi ro trọng yếu sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh
Trang 26toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý CTCK phải quản
lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu Hệ thống quản trị rủi
ro của CTCK phải đảm bảo các yếu tố:
kiểm soát nội bộ
quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua
đốc (Giám đốc)
rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phùhợp
khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử
lý hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuânthủ của mình tại mọi thời điểm
lập, khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản
rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau, và người phụ trách bộ phậntác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại
Trang 27*Sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK.
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh chứng khoán nóiriêng thì mọi cơ hội luôn đi kèm với rủi ro Vì vậy việc nhận biết, đo lường vàhạn chế rủi ro là điều cần thiết để kinh doanh thành công Lĩnh vực kinhdoanh chứng khoán là một lĩnh vực có độ rủi ro cao vì vậy công tác quản trịrủi ro càng phải được chú ý nhiều hơn Mục tiêu chính đặt ra cho quản trị rủi
ro đó là giúp CTCK tránh khỏi hoặc giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải
và hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc xây dựng những chiến lược có tínhtập trung cao; tăng cường khả năng ra quyết định của Ban giám đốc vàHĐQT; tối ưu hóa hoạt động kiểm soát; nâng cao chất lượng quy trình hoạtđộng và hệ thống kinh doanh; giảm thiểu chi phí … Xuất phát từ những lợiích sau của quản trị rủi ro thì việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là mộtđiều tất yếu:
- Quản trị rủi ro nhằm hạn chế những bất ngờ xảy ra và tập trung nguồnlực vào những nội dung quan trọng đã được thống nhất, cung cấp các báo cáongắn gọn cho thành viên HĐQT/HĐTV và BGĐ để phục vụ cho mục đíchgiám sát hoạt động của công ty chứng khoán
- Giúp thực hiện việc rà soát các rủi ro trong các hoạt động kinh doanhnhư các hoạt động chiến lược, các hoạt động chuyển đổi quan trọng hoặc cáchoạt động đòi hỏi phải được đánh giá sâu như mua bán, sáp nhập
- Các quy trình kinh doanh sẽ phối hợp tốt hơn: bao gồm các quy trìnhhoạch định chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và đo lường kết quả hoạtđộng
Trang 28- Định hướng nhu cầu cần phải thay đổi đối với hoạt động của CTCKnhư: các hoạt động kinh doanh chính , cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động
và kiểm soát…
- Tạo điều kiện cho việc thống nhất hoạt động giám sát với các chứngnăng kiểm toán, kiểm soát
Công tác quản trị rủi ro được thực hiện tốt sẽ giúp tăng khả năng:
+ Đặt mục tiêu mức độ chịu đựng rủi ro và chiến lược kinh doanh + Tối thiểu hóa những bất ngờ trong hoạt động để từ đó giảm thiểurủi ro
+ Tăng tính chính xác cho các quyết định phản ứng trước rủi ro.+ Quản lý nguồn lực cho phòng chống rủi ro
+ Xác định và quản lý những rủi ro công ty có thể gặp phải
+ Liên kết mức tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận
+ Xác định mức vốn cần huy động và nắm bắt thời cơ
Quản trị rủi ro góp phần tăng tính hiệu quả, hiệu lực tổ chức và báo cáorủi ro tốt hơn, giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình xử lý rủi ro tránh
bị bất ngờ khi rủi ro xảy ra Vì vậy tăng cường công tác quản trị rủi ro trongmột lĩnh vực hết sức nhảy cảm như chứng khoán là điều kiện tiên quyết đểcác công ty chứng khoán có thể tồn tại và phát triển lâu dài
1.2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán.
* Chính sách,cơ chế quản trị rủi ro.
Hàng năm, công ty xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sởcho hoạt động QTRR Chính sách rủi ro sau khi được phê duyệt cần thực hiện
Trang 29và rà soát thường xuyên, đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm vàđược kiểm soát đầy đủ, báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồngthành viên hoặc chủ sở hữu công ty Chính sách rủi ro của công ty được xâydựng dựa trên các yếu tố:
- Chiến lược hoạt động, khả năng chấp nhận rủi ro của công ty;
- Các công cụ tài chính chịu rủi ro;
- Chất lượng các thủ tục kiểm soát nội bộ;
- Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống QTRR cũngnhư các thủ tục liên quan;
- Mức độ chuyên nghiệp về QTRR;
- Hoạt động QTRR trong quá khứ;
- Quy định pháp lý và các vấn đề liên quan khác
Chính sách rủi ro của công ty đề cập tới cơ cấu tổ chức của hệ thốngQTRR, chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận cũng như các biệnpháp đo lường, xử lý rủi ro; phương pháp xác định rủi ro; cơ chế xử lý viphạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ Tùy thuộc vào bản chất từng loại rủi
ro mà công ty có những phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạtđộng kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho bộ phận nghiệp vụ và các cánhân tham gia vào giao dịch chịu rủi ro Công ty phân bổ vốn đáp ứng nhucầu hoạt động của công ty và từng bộ phận nghiệp vụ dựa trên các mục tiêuchiến lược Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính vàđịnh lượng, trong đó, ưu tiên phương pháp định lượng và mối tương quangiữa các rủi ro cần được xác định Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro
Trang 30được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sởcác loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn … Sau khi xác định hạn mức rủi ro,công ty tiếp tục đánh giá về tính hợp lý để có những điều chỉnh cần thiết.
* Nhận diện và phương pháp nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Nhận diện:
Công ty có văn bản nêu rõ quy trình xác định rủi ro Một số rủi rothường gặp của CTCK là: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanhkhoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và một số rủi ro kháctùy vào từng công ty Căn cứ trên những rủi ro cơ bản để công ty nhận biết vàxác định các rủi ro mà mình có thể gặp phải
Xem xét các nhân tố rủi ro đến từ bên trong (rủi ro từ các yếu tố vi mô)hay bên ngoài công ty (rủi ro từ các yếu tố vĩ mô)
+) Rủi ro từ các yếu tố vi mô: rủi ro tài chính, rủi ro trong điều hành,rủi ro công nghệ…
- Rủi ro tài chính: là sự xuất hiện các tình huống làm suy giảm khảnăng sinh lời của DN và trong tình huống đặc biệt có thể làm DNphá sản Phạm vi rủi ro tài chính gồm có rủi ro thanh khoản, rủi
ro tín dụng, rủi ro lãi suất, lạm phát, rủi ro tỷ giá, rủi ro vay nợ,rủi ro đầu tư nước ngoài, rủi ro phái sinh, rủi ro đối tác…
- Rủi ro trong điều hành: phát sinh từ quy trình quản lý, tổ chứchoạt động của công ty như: sai sót của nhân viên trong việc thựchiện các quy định, quy chế công ty…
Trang 31- Rủi ro công nghệ: có thể xem là các sự kiện dẫn đến việc đầu tưkhông hiệu quả, không phù hợp với công nghệ Các sản phẩmcông nghệ, quy trình quản lý bị trục trặc, có lỗi …
+) Rủi ro từ các yếu tố vĩ mô: môi trường kinh doanh, tình hình kinh tếchính trị xã hội, luật pháp, thị trường …
Rủi ro đến từ môi trường vĩ mô là những rủi ro không thể loại trừ hay
là rủi ro hệ thống, khi nó xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp, cácthành phần trong nền kinh Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnhhưởng đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Rủi ronày ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lýcủa công ty Tùy thuộc vào đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tếcũng như là các yếu tố nội địa Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất,rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội…
Các phương pháp nhận diện rủi ro phổ biến được sử dụng như:
dưới lên”) để tập hợp những ý kiến khác nhau về các loại rủi ro cóthể phát sinh
tăng tính chính xác trong việc xác định những rủi ro sắp tới
- Lập danh sách kiểm tra, đối chiếu từng loại rủi ro
phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lýhiệu quả truyền thống để từ đó dự đoán độ rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu
Trang 32doanh nghiệp đó Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhậpvới bản cân đối kế toán Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hìnhDupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sựphân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ranhững nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhấtđịnh.
Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọngnhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là mộtphần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào
hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng môhình Dupont như sau:
= * Hay ROE = ROA * Hệ số đòn bẩy tài chính
tích thị trường, ngành kinh doanh Mô hình ban đầu là PEST với việc nghiêncứu 4 yếu tố vĩ mô như: chính trị (Political), kinh tế (Economic), văn hóa - xãhội (Sociocultural), công nghệ (Technology) Sau đó, mô hình được phát triểnlên và bổ sung thêm các yếu tố là Luật pháp (Legal), môi trường(Environmental) Việc nghiên cứu các yếu tố này sẽ cho thấy khi chúng thayđổi sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế, tới doanh nghiệp; lĩnh vực nàođược hưởng lợi từ sự thay đổi đó, lĩnh vực nào chịu nhiều rủi ro để từ đó đánhgiá mức độ rủi ro của các khoản đầu tư
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp với những cơ hội, thách thứcnhằm tối thiểu hóa rủi ro và gia tăng lợi ích cho công ty
* Đo lường và đánh giá mức độ rủi ro:
Công ty xây dựng và sử dụng những phương pháp đo lường rủi ro phùhợp với từng loại rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro Thông
Trang 33thường rủi ro được công ty đo lường thông qua việc phân tích khả năng xảy ra
và mức độ tác động của rủi ro tới hoạt động của công ty Bên cạnh đó, đánhgiá mức độ tác động của rủi ro và so sánh với hạn mức rủi ro đã được xâydựng từ trước để ưu tiên những rủi ro trọng yếu và lựa chọn phương án xử lýrủi ro phù hợp Công ty có có thể áp dụng phương pháp định tính và địnhlượng linh hoạt với nhau trong đo lường rủi ro Một số phương pháp được sửdụng trong đo lường rủi ro như:
- Phân tích độ nhạy
- Mô hình Var
- Phân tích mức độ rủi ro …
* Theo dõi và xử lý rủi ro:
+ Theo dõi rủi ro: Công ty chứng khoán lập văn bản quy định về quytrình quản trị rủi ro để tiện áp dụng Mức độ sâu rộng và tần suất theo dõi rủi
ro tùy thuộc vào tầm quan trọng của rủi ro, tác động của biện pháp ứng phó vànội dung phương pháp kiểm soát của công ty Mỗi loại rủi ro được tiến hànhtheo dõi dựa trên những nguyên tắc nhất định nhưng có chung hai nguyên tắctheo dõi rủi ro đó là:
- Trạng thái rủi ro được đo lường định kỳ: có thể hàng ngày, hàng tuần…
- Sau khi đo lường trạng thái rủi ro thì tiến hành so sánh với hạn mức rủi
ro đã được phê duyệt
- Giám sát rủi ro thường xuyên và tiến hành điều chỉnh hạn mức rủi ronếu cần thiết
+ Xử lý rủi ro: Quy trình xử lý từng loại rủi ro tuân theo những văn bảncủa công ty quy định về xử lý rủi ro Cách thức quản lý và xử lý rủi ro đượccông ty đưa ra căn cứ vào từng loại rủi ro cụ thể Trong đó:
Trang 34- Thẩm quyền phê duyệt được quy định rõ ràng cho từng bộ phận, đốitượng trong quy trình quản trị rủi ro.
- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu, hạn chế rủi ro: thiết lập hạn mức rủi
ro, trích lập dự phòng, đa dạng hóa các tài sản chịu rủi ro của công ty…
Việc lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện dựatrên:
- Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có (tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro,chia sẻ rủi ro, chấp nhận rủi ro
- Đánh giá được ưu, nhược điểm của từng biện pháp; phân tích chi phí –lợi ích dựa trên ngân sách được phân bổ
- Xây dựng kế hoạch xử lý trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch,tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính
và thủ tục đánh giá
- Thực hiện kế hoạch xử lý: sau khi xử lý rủi ro nếu còn rủi ro chưa đượctính đến thì lặp lại liên tục các thủ tục đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thểchấp nhận được
* Một số chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá mức độ an toàn tài chính:
Chỉ tiêu về mức vốn khả dụng:
Chỉ tiêu mức vốn khả dụng phản ánh khả năng trả nợ của công ty vàkhả năng chống đỡ rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong quá trình hoạtđộng kinh doanh Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về mức độ an toàn tàichính của công ty
Theo điều 4 trong thông tư hợp nhất giữa thông tư 226/2010/TT-BTC
và thông tư 165/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì vốn khả dụng của công
ty chứng khoán được tính bằng:
Trang 35Vốn khả dụng = Vốn đầu tư của CSH (không gồm cổ phần ưu đãi hoànlại) + Thặng dư vốn cổ phần + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ+ Quỹ đầu tưphát triển + Quỹ dự phòng tài chính + Quỹ khác thuộc VCSH được trích theoquy định + LN lũy kế và LN sau thuế chưa phân phối trước khi trích lập dựphòng + 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại theo quy định củapháp luật + Chênh lệch tỷ giá hối đoái + Lợi ích cổ đông thiểu số + Cáckhoản tăng thêm – Các khoản giảm trừ.
Trong đó:
Các khoản giảm trừ: Là những tài sản khó huy động thành tiền mặttrong thời gian ngắn (Tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư xâydựng cơ bản…)
Các khoản tăng thêm: Là những khoản nợ có thể chuyển thành vốn cổphần và các trái phiếu chuyển đổi
Hiện nay, tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh của công tytối thiểu là 5% theo quy định của Luật chứng khoán Tổng vốn nợ điều chỉnhcủa công ty được tính bằng tổng nợ trừ các khoản nợ giảm trừ (gồm khoản nợ
có thể chuyển thành vốn cổ phần, trái phiếu chuyển đổi) Nếu như tỷ lệ nàyxuống dưới 5% thì công ty buộc phải báo cáo với Ủy ban chứng khoán đồngthời tìm các biện pháp để nâng tỷ lệ này lên
Tỷ lệ vốn khả dụng
Tỷ lệ vốn khả dụng là chỉ tiêu được tất cả các CTCK sử dụng trong báocáo về tỷ lệ an toàn tài chính Nó phản ánh vốn khả dụng của công ty đáp ứngđược bao nhiêu phần trăm tổng giá trị rủi ro mà công ty gặp phải
Tỷ lệ vốn khả dụng = *100%
Tỷ lệ vốn khả dụng hiện nay theo quy định được áp dụng cho công tychứng khoán tối thiểu là 180%
Trang 36+ Nếu tỷ lệ VKD đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong ba thángliên tục thì công ty báo cáo định kỳ hàng tháng cho UBCKNN
+ Nếu tỷ lệ VKD dưới 180% thì công ty báo cáo cho UBCKNN về tỷ lệVKD 1 tháng 2 lần
+ Nếu tỷ lệ VKD dưới 150% thì công ty báo cáo cho UBCKNN về tỷ lệVKD 1 tuần 1 lần
+ Nếu tỷ lệ VKD dưới 120% thì công ty báo cáo cho UBCKNN về tỷ lệVKD hàng ngày
Các chỉ tiêu về an toàn tài chính là căn cứ để công ty thực hiện điều chỉnhcác hoạt động của mình sao cho giảm thiểu được những rủi ro gặp phải Nócũng là tài liệu để UBCK quản lý hoạt động và có những biện pháp xử lý kịpthời đối với công ty chứng khoán vi phạm về an toàn tài chính Những chỉtiêu này có thể được điều chỉnh tùy vào tình hình thị trường
Về các giá trị rủi ro:
Rủi ro được xem xét và tính toán gồm có rủi ro hoạt động, rủi ro thịtrường, rủi ro thanh toán Công ty xác định các loại rủi ro như sau:
- Giá trị rủi ro hoạt động:
Giá trị rủi ro hoạt động = Max (25% chi phí duy trì hoạt động của CTCK
trong vòng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất; 20% vốn pháp định)
Trường hợp công ty hoạt động dưới 1 năm:
Giá trị rủi ro hoạt động = Max ( 3 lần chi phí duy trì hoạt động bình quân
hàng tháng tính tới thời điểm công ty đi vào hoạt động; 20% vốn pháp định)
Trong đó: Chi phí duy trì hoạt động = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – (chi
phí khấu hao + dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn + dự phòng giảm giá đầu
tư dài hạn + dự phòng phải thu khó đòi)
Trang 37- Giá trị rủi ro thị trường :
Công ty xác định rủi ro thị trường vào cuối ngày giao dịch đối với cáctài sản: chứng khoán trên tài khoản tự doanh, tài khoản giao dịch CK kể cả
CK trong quá trình chuyển giao nhận từ bên bán; CK nhận hỗ trợ từ các cánhân, tổ chức khác; CK mà công ty nhận làm tài sản bảo đảm sau đó được sửdụng, tái cầm cố, ký quỹ hoặc cho bên thứ 3 vay; tiền, các khoản tương đươngtiền, công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của công ty; CK
mà công ty bảo lãnh phát hành theo cam kết chắc chắn chưa phân phối vàchưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh
Giá trị rủi ro thị trường (trừ CK chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh)
= Vị thế ròng * Giá tài sản * Hệ số rủi ro thị trường
Trong đó giá trị rủi ro được điều chỉnh theo nguyên tắc:
Giá trị rủi ro thị trường đối với chứng khoán chưa phân phối hết từ hợp đồngbảo lãnh với cam kết chắc chắn:
Giá trị rủi ro thị trường = {số CK còn lại chưa phân phối hoặc đã phân phối
nhưng chưa nhận thanh toán * giá BLPH – giá trị tài sản đảm bảo (nếu có)} *
hệ số rủi ro phát hành * { Hệ số rủi ro thị trường + }
- Giá trị rủi ro thanh toán :
Cuối ngày, công ty tiến hành xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với cáchợp đồng
Trang 38+ Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, cáckhoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân khác; hợp đồng vay mượn chứngkhoán; hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán; hợp đồng mua có camkết bán lại chứng khoán; hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán thì giátrị rủi ro thanh toán trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán, tiền vàthanh lý hợp đồng được xác định:
Giá trị rủi ro thanh toán = Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác * Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán
+ Hợp đồng BLPH ký với tổ chức khác trong tổ hợp BLPH theo hìnhthức cam kết chắc chắn mà công ty là tổ chức BLPH chính thì:
Giá trị rủi ro thanh toán = 30% giá trị còn lại của các hợp đồng BLPH chưa được thanh toán.
+ Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyểngiao đúng hạn, kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợpđồng đáo hạn thì công ty xác định giá trị rủi ro thanh toán như sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian * Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán.
Công ty được điều chỉnh giảm trừ giá trị tài sản đảm bảo của đối tác,khách hàng khi xác định giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán theo quy định
Trang 39- Tăng 10% khi giá trị khoản vay với 1 tổ chức, cá nhân và nhóm tổchức, cá nhân có liên quan chiếm từ 10% - 15% VCSH
- Tăng 20% khi giá trị khoản vay với 1 tổ chức, cá nhân và nhóm tổchức, cá nhân có liên quan chiếm từ 15% - 25% VCSH
- Tăng 30% khi giá trị khoản vay với 1 tổ chức, cá nhân và nhóm tổ
chức, cá nhân có liên quan hoặc 1 cá nhân và các bên liên quan tới cánhân đó chiếm từ 25% VCSH trở lên
1.2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
1.2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
* Chất lượng đội ngũ nhân sự: Rủi ro xuất phát từ đội ngũ nhân
viên công ty Con người là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển củamột doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm hiện nay nhu cầu sử dụng chấtxám làm thế mạnh cạnh tranh là rất lớn Bên cạnh việc đội ngũ nhân viên amhiểu thị trường, có kinh nghiệm trong công việc thì đạo đức nghề nghiệp củanhân viên cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới uy tín và hình ảnh của công tytrong mắt khách hàng Một số trường hợp như nhân viên gian lận, môi giớigiả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt nhầm lệnh, tựdoanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và bán lại cho công
ty để ăn chênh lệch đã bị phát hiện… Điều này gây tâm lý hoang mang chocác nhà đầu tư và phần nào làm mất đi sự tin tưởng của họ đối với các CTCK
và tính minh bạch trên thị trường chứng khoán Nó khiến công ty chứngkhoán có thể đánh mất những khách hàng tiềm năng Vì vậy công ty cần chú
ý nhiều hơn trong việc đào tạo nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệpcho nhân viên Công ty cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xâydựng văn hóa doanh nghiệp trong sạch có tính kỷ luật cao
Trang 40* Tiềm lực tài chính: Công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính
vững mạnh có thể xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro với nhữngcông nghệ hiện đại trong việc dự báo và đo lường rủi ro, phát hiện rủi ro sớmhơn Từ đó giúp công ty đưa ra những phương án xử lý rủi ro hiệu quả Ngoài
ra công ty có thể thuê những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính và cáclĩnh vực khác để phân tích và đánh giá rủi ro Như vậy có thể thấy sức mạnhtài chính là một yếu tố để công ty có thể xây dựng một quy trình QTRR tốt,góp phần giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất
* Khả năng điều hành của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo công ty nói
chung và Hội đồng quản trị nói riêng có vai trò chỉ đạo và đưa ra những chiếnlược phát triển, định hướng hoạt động cho công ty để công ty có thể phát triểnbền vững Trong đó chiến lược quản trị rủi ro cũng bị chi phối bởi nhữngquyết định của các nhà lãnh đạo Vì vậy việc xây dựng hệ thống quản trị rủi
ro như thế nào, vận hành ra sao và mức trích lập dự phòng rủi ro hàng năm làbao nhiêu… đều do lãnh đạo công ty ra quyết định Một hệ thống QTRR tốtphụ thuộc nhiều vào khả năng của những người lãnh đạo công ty
* Chất lượng cơ sở vật chất: Một trong những rủi ro mà công ty
chứng khoán phải đối mặt thường xuyên là rủi ro về hệ thống hoạt động Cácphần mềm hỗ trợ giao dịch hay kiểm soát, lưu trữ chứng từ của công ty chứngkhoán có thể bị quá tải, bị lỗi hay bị tấn công từ bên ngoài… Nếu như vậy cóthể gây khó chịu cho khách hàng sử dụng hoặc nghiêm trọng hơn là thiệt hại
mà CTCK phải gánh chịu Điều này đòi hỏi công ty chứng khoán cần phảithường xuyên kiểm tra, bảo trì và nâng cấp hệ thống quản trị nói chung và hệthống quản trị rủi ro nói riêng để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra thôngsuốt và an toàn