Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinhdoanh chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn agriseco (Trang 76 - 85)

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 106,723.15 65,657.55 19,781

3.2.Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinhdoanh chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO.

khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO.

3.2.1. Xây dựng văn hóa công ty về Quản rị rủi ro, đặc biệt chú trọng đạo đức nghề nghiệp

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác Quản trị rủi ro

3.2.3. Định hướng hàn năm đánh giá lại quy trình Quản trị rủi ro để từ đó rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quản trị rủi ro

3.2.4. Nâng cao khả năng vận hành và dần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Quản trị rủi ro

3.2.5. Sử dụng phương pháp phù hợp để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

3.3 Kiến nghị.

3.3.1 Kiến nghị với Công ty cổ phần chứng khoán AGRISECO.

Cơ cấu sở hữu của Agriseco chủ yếu thuộc về Ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do đó bên cạnh việc nhận được sự giúp đỡ về tài chính thì Agriseco cũng gặp phải hạn chế trong việc lựa chọn phương hướng phát triển của riêng mình. Với đặc thù của riêng mình, Agriseco chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phát hành trái phiếu và cho vay, hoạt động tư vấn đầu tư của công ty còn chưa được chú trọng. Do đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của mình, Agriseco cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ tư vấn mạnh cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó việc đầu tư quảng bá hình ảnh của công ty cũng rất quan trọng nhằm khai thác khách hàng là số lượng lớn các doanh nghiệp cần cổ phần hóa trong năm 2014.

3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Chứng Khoán.

TTCK đã ra đời từ lâu trên thế giới nhưng vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về TTCK Việt Nam nhưng những đề tài liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của các CTCK còn ít. Điều này chứng tỏ mức quan tâm của chúng ta tới vấn đề này chưa cao. Hơn nữa, các CTCK dù có chú trọng tới hoạt động quản tri này thì kết quả không được như mong đợi. Một phần nguyên nhân là do những yếu tố mang tính chủ quan của các CTCK. Một phần khác lại do các nguyên nhân khách quan từ thị trường, nguồn nhân lực hay khung pháp lý của Nhà nước. Vì vậy, bài khóa luận xin đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tại các CTCK Việt Nam nói chung và tại AGRISECO nói riêng:

TTCK còn non trẻ chính là nguyên nhân quan trọng khiến cho hoạt động của các CTCK cũng như các nhà đầu tư trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, phát triển thị trường là việc làm bức thiết mà các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể thực hiện ngay.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng

cao cho TTCK. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Có nhiều hàng hóa trên thị trường mới có thể tạo điều kiện cho nhân viên môi giới của các CTCK đa dạng hóa danh mục đầu tư cho khách hàng của họ. Từ đó, giảm rủi ro cho khách hàng cũng là giảm rủi ro cho bộ phận môi giới và CTCK.

Thứ hai, cần phải thành lập và phát triển thị trường phái sinh Việt

Nam. Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi...

Công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ hoặc được bắt nguồn từ các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận.

Ban đầu, mục tiêu chính của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh là để giảm thiểu thậm chí triệt tiêu hẳn rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính truyền thống, chúng được sử dụng kết hợp với các chứng khoán thông thường trên thị trường hoặc kết hợp với nhau tạo thành một danh mục có mức rủi ro tương ứng với mức chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư đi kèm với một mức sinh lời khiêm tốn hơn.

Qua thời gian, cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, các công cụ phái sinh đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn vào mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, trải qua hàng chục năm phát triển của mình, các công cụ phái sinh vẫn được phần lớn các nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư sử dụng với mục đích chủ yếu để kết hợp làm giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của họ. Khi thị trường này phát triển ở Việt Nam, nhân viên môi giới có thể ứng dụng để xây dựng danh mục đầu tư tối ưu cho khách hàng tương xứng với mức chấp nhận rủi ro của họ.

Mở rộng đối tượng được triển khai hợp đồng phái sinh cho tất cả các định chế tài chính có nhu cầu. Hiện nay, Chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng được cung cấp các sản phẩm này. Khi đó, sẽ có hiện tượng độc quyền các sản phẩm phái sinh. Giá cả các sản phẩm này không còn theo quy luật cung cầu mà có thể bị đẩy lên cao làm mất đi bản chất phòng ngừa rủi ro của các công cụ này.

Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường tài chính phái sinh. Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường tài chính phái sinh của các nước trên thế giới kết hợp kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường cà phê ở nước ta trong thời gian qua, để từng bước xây dựng khung pháp lý cho giao dịch tiến đến hình thành luật và quy chế giao dịch chứng khoán phái sinh chính thức.

Không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh bạch hóa thông tin, thu hút nhiều khách hàng tham gia giao dịch. Trước mắt, nên thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu phát triển các công cụ dự báo giá và công bố kết quả dự báo giá cả, đặc biệt là giá của một số mặt hàng quan trọng qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chuyên ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừng rủi ro.

Thứ ba, phải có những biện pháp đẩy mạnh tính thanh khoản cho thị

trường. có như vậy mới giảm thiểu rủi ro cho các CTCK đang hoạt động. Hiện nay, theo quy định các chứng khoán mua vào nhà đầu tư muốn bán ra thì phải thực hiện vào ngày T+3. Quy định này đã làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Từ đó, hoạt động môi giới của các CTCK trở nên rủi ro rất nhiều.

Ngoài ra, UBCKNN cần xúc tiến nhanh việc cho phép áp dụng bán chứng khoán T+2. Quy định này sẽ làm tăng mạnh thanh khoản cho thị trường giúp hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động môi giới của các CTCK nói chung và AGRISECO nói riêng trở nên dễ dàng hơn.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin. Để làm được điều này, Bộ Tài chính kết hợp với UBCKNN cần phải:

Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân.

Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc.

Tiếp tục yêu cầu các công ty đại chúng đăng ký trên thị trường UpCoM bằng các quy định và chế tài cụ thể (đối với các công ty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ điều kiện).

Cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết.

Thứ năm, hình thành và phát triển các định chế trung gian

Hiện nay, số tổ chức phát triển cộng đồng ở nước ta còn quá ít so với nhu cầu thị trường cũng như so với các nước trên thế giới. Hiện tại, trên TTCK Việt Nam mới chỉ có Hiệp hội các NĐT tài chính (VAFI) và HIệp hội kinh doanh CK. Vì vậy, nên có chính sách phát triển các hình thức này để thu hút các NĐT hiện tại.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sự ra đời và phát triển các định chế tài chính trung gian như: Hiệp hội đầu tư CK, Hiệp hội tư vấn CK, Hiệp hội bảo vệ các NĐT... Các hiệp hội này có chức năng và tôn chỉ riêng mình. Hiệp hội đầu tư CK được thành lập và hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của các NĐT, đưa ra sự tư vấn đầu tư một cách độc lập và chuyên nghiệp cho các NĐT, nhất là công chúng đầu tư.

Để TTCK phát triển, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm là vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện mức độ hiểu biets của công chúng đầu tư còn hạn chế, các kênh cung cấp thông tin và đánh giá đúng rủi ro còn rất ít hoặc chưa có, sự xuất hiện của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin cho cộng đồng đầu tư, và chính bảng xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ làm cho NĐT yên tâm hơn khi tiếp cận với thị trường, giúp họ có cơ sở và tự tin hơn khi thực hiện quyết định đầu tư vào một loại CK nào đó. Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm vẫn chưa xuất hiện. Nhưng vì vai trò của tổ chức này là rất quan trọng, trong khi đó Việt Nam lại đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tư do

hóa tài chính và phát triển TTCK, nên việc thành lập và đưa tổ chức định mức tín nhiệm vào hoạt động tại Việt Nam là vân đề hết sức cấp thiết.

Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự ổn định, tránh những biến động lớn và đột ngột của thị trường nên chăng có các cơ quan chức năng và quản lysnen nghĩ đến việc hình thành Quỹ bình ổn thị trường. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam có thể hình thành Quỹ bình ổn thị trường với nguồn vốn đóng góp từ các công ty thành viên và các Quỹ đầu tư CK trên thị trường. Số tiền sẽ đc quản lý và sử dụng bởi một công ty được tạo lập ra chuyên để bảo đảm lợi ích cho các NĐT trong những trường hợp xấu. Như vậy, khoản tiền này có thẻ được tung ra để bình ổn thị trường trong những lúc biến động dữ dội, qua đó giúp các NĐT khỏi bị sốc. Quỹ có thể cũng sẽ được dùng để đầu tư sinh lợi và suer dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư.

Thứ 6, phổ biến, tuyên truyền kiến thức về CK và TTCK

Một trong những hạn chế lớn nhất của NĐT trên TTCK Việt Nam là thiếu kiến thức hiểu biết về CK và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ phải chịu thua lỗ trong thời gian qua. Điểm yếu nhất trong hơn 10 năm qua kể từ ngày thành lập UBCKNN và những năm hoạt động của TTCK Việt Nam là vấn đề phổ biến kiến thức về CK và TTCK. Có thể nói ở lĩnh vực này chúng ta làm chưa tốt và chưa theo kịp sự phát triển của TTCK. Nhà đầu tư cá nhân hiện vẫn đầu tư theo phong trào, thiếu sự phân tích độc lập, hay không có sự tư vấn chất lượng của các tổ chức tài chính, ngân hàng, CTCK. Sự hiểu biết về CK và TTCK có nhiều ý nghĩa to lớn, nó không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho công chúng, góp phần gia tăng lượng vốn đầu tư mà còn giúp bình ổn tâm lý NĐT trước những cơn sóng thị trường. Do đó để TTCK Việt Nam phát triển bền vững và giảm thiểu những rủi ro cho NĐT, thu hút họ tham gia nhiều hơn nũa vào thị trường thì Chính phủ, UBCKNN cần phải có các biện pháp sau:

Mở rộng tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho công chúng trên các phương tiện thong tin đại chúng như: báo chí, đài truyền hình, mạng Internet, các khóa đào tạo miễn phí, các chuyên mục về CK và TTCK...

Tổ chức các trò chơi tìm hiểu về CK và TTCK trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, tổ chức các cuộc thi CK ả,..., cũng là biện pháp phổ biến kiến thức cho công chúng.

Trung tam nghiên cứu dòa tạo UBCKNN cần thiết phảo mở các lớp học mẫu ngắn hạn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về CK và TTCk tại các Trung tâm văn hóa quận, huyện hay Nhà văn hóa thanh niên cho các dối

tượng đang sinh hoạt tại đây để vừa có dịp vui chơi, giải trí vừa có dịp học tập bổ ích bởi vì nhu cầu tìm hiểu và tham gia TTCK trong công chúng rất lớn.

Các trường Đại học tiếp tục hình thành phát triển bộ môn CK, vừa phục vụ công tác đào tạo tại trường vừa đáp ứng nhu cầu học hỏi nâng cao trình dộ của những người làm việc trong lĩnh vực này.

UBCKNN phối hợp đào tạo với các nước có TTCK phát triển để học hỏi kinh nghiệm đầu tư và tiếp cận với nền văn hóa CK tiên tiến của thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn agriseco (Trang 76 - 85)