Trên thực tế, bên cạnh các hoạt động giáo dục được thực hiện trong hệ thống các môn học, trong nhà trường còn có những hoạt động giáo dục ngoài môn học, không phải là môn học, không thuộ
Trang 1PHAM ĐỨC K H ẢI
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI MÔN HOC THEO TIẾP CÂN THAM GIA• •
ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC PHÔ THÔNG HUYÊN BẢO THẲNG TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC• • • •
HÀ NỘI, 2015
Trang 2PHAM ĐỨC K H ẢI
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYÊN BẢO THẲNG TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THÀNH HƯNG
HÀ NỘI, 2015
Trang 3cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng sau đại học, Thư viện và công nhân viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, ủng hộ tinh thần và cung cấp tài liệu, sách báo để tôi nghiên cứu đề tài này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thành Hưng
đã tận tình hướng dẫn, cùng quý thầy cô trong Hội đồng khoa học nhà trường đã dành thòi gian đọc, góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Pham Đức Khải
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Pham Đức Khải
Trang 5CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở TRƯỜNG• • •
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục 6
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục NMH 7
1.1.3 Những nghiên cứu về quản lí tại cấp trường THPT 9
1.2 Hoạt động giáo dục ngoài môn h ọc 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Mục tiêu và vai trò của hoạt động giáo dục NMH 10
1.2.3 Đặc điếm chung của hoạt động giáo dục NM H 12
1.2.4 Các hình thức cơ bản của hoạt động giáo dục NMH 14
1.3 Trường trung học phổ thông 15
1.3.1 Khải niệm 15
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ giáo dục của trường THPT 16
1.3.3 Môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động GDNMH học ở trường trung học phổ thông 17
1.4 Học sinh trung học phổ thông 17
1.4.1 Khái niệm 17
1.4.2 Đặc điểm học tập của học sinh THPT 18
1.4.3 Đặc điếm phát triển xã hội của học sinh THPT 19
1.5 Quản lí nhà trường 19
1.5.1 Một sổ khái niệm 19
1.5.2 Nội dung quản lí nhà ừường THPT 21
1.5.3 Nhân sự quản lí của trường THPT 22
Trang 61.6.1 Khái niệm 23
1.6.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lí hoạt động giáo dục NMH theo tiếp cận tham gia 23
1.6.3 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục NMH theo tiếp cận tham gia25 1.6.4 Những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng trong quản lí hoạt động giáo dục NMH 27
ỉ 6.5 Vai trò của nhà quản lí trong quản lí hoạt động GDNMH 28
1.6.6 Vai trò của giáo viên với quản lí hoạt động GDNMH 28
1.6.7 Vai trò của gia đình với quản lí hoạt động GDNMH 28
1.6.8 Vai trò của cộng đồng với quản lí hoạt động GDNMH 29
1.6.9 Vai trò của học sinh với quản lí hoạt động GDNMH 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC• • • • • NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI 31
2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội và giáo dục trung học phổ thông của huyện Bảo Thắng, Lào Cai 31
2.1.1 Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội 31
2.1.2 Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông 34
2.2 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở một số trường THPT huyện Bảo Thắng, Lào C ai 37
2.2.1 Quá trình khảo sát 37
2.2.2 Kết quả khảo sát 38
2.3 Đánh giá chung 59
2.3.1 Thành tựu và hạn chế của hoạt động giáo dục ngoài môn học 59
2.3.2 Ưu và nhược điểm của quản lí hoạt động giáo dục NMH 60
Trang 7NGOÀI MÔN HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THAM GIA Ở CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN BẢO THẮNG, LÀO CAI 63
3.1 Nguyên tắc xác định biện pháp 63
3.1.1 Nguyên tắc kết hợp quản lí và tự quản lí 63
3.1.2 Nguyên tắc dựa vào người học 63
3.1.3 Nguyên tắc dựa vào cộng đồng 63
3.1.4 Nguyên tắc hệ thống 64
3.2 Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 64
3.2.1 Tạo môi trường quản lí có tính tham gia cao cho mọi thành viên nhà trường 64
3.2.2 Tổ chức các quan hệ giáo dục có tính tham gia giữa nhà trường, gia đỉnh và cộng đồng địa phương 72
3.2.3 Xây dựng và thực hiện cơ chế trách nhiệm giữa các cấp trong trường về quản и hoạt động giáo dục ngoài môn học 80
3.2.4 Xây dựng và thực hiện chế độ tham gia phù hợp của giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn THCSHCM trong quản и hoạt động GDNMH 85
3.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia 88
3.3.1 Quá trình đánh giả bằng phương pháp chuyên gia 88
3.3.2 Kết quả đánh giả 89
3.3.3 Nhận định chung 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Khuyến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 8CBQL Cán bộ quản lí
Trang 9Bảng 2.2 Đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường vói các lực lượng xã hội
và hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài mônhọc 43Bảng 2.3 Nhận xét của giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lícủa hiệu trưởng 45Bảng 2.4 Đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên về hiệu quả thực hiện kếhoạch hoạt động giáo dục ngoài môn học 48Bảng 2.5 Đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối vớigiáo viên về hoạt động giáo dục ngoài môn học 49Bảng 2.6 Khảo sát đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lýđối vói học sinh 50Bảng 2.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo đối vói hoạt độnggiáo dục ngoài môn học 51Bảng 2.8 Khảo sát sự đánh giá hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng đối vói tổnhóm giáo viên chủ nhiệm 52Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng kiểm tra rút kinh nghiệm của hiệu trưởng đốivới hoạt động giáo dục ngoài môn học 52Bảng 2.10 Đánh giá hiệu quả tăng cường cơ sở vật chất đối vói hoạt độnggiáo dục ngoài môn học 53Bảng 2.11 Đánh giá sự phối hợp giữa Nhà trường và Đoàn thanh niên tronghoạt động giáo dục ngoài môn học 54Bảng 2.12 Đánh giá sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối vói tổ chuyên môntrong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài môn học 55Bảng 2.13 Đánh giá chung của giáo viên và học sinh về các nội dung hoạt động giáo dục ngoài môn học thực hiện tại trường THPT (%) 55
Trang 10Bảng 3.1 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp 89 Bảng 3.2 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp 90 Bảng 3.3 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính hiệu lực của các biện pháp 90
Trang 11Hình 2.1 Quan niệm của người quản lí về HĐGDNMH 39Hình 2.2 Quan niệm của giáo viên về hoạt động GDNMH 40Hình 2.3 Khảo sát nhận thức của học sinh về HĐGDNMH 41Hình 3.1 So sánh các biện pháp theo mức độ Rất cần thiết, Rất khả thi và Rất hiệu lực 91Hình 3.2 So sánh các biện pháp theo mức độ cần thiết, Khả thi và Hiệu lực91
Trang 12MỞ ĐÀU
1 Lí do chon đề tài
Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục 2005 [81] sửa đổi tại Điều 2
đã nêu: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành vói
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc" Trên thực tế, bên cạnh các hoạt động giáo dục được thực hiện trong
hệ thống các môn học, trong nhà trường còn có những hoạt động giáo dục ngoài môn học, không phải là môn học, không thuộc môn học nào, nhưng lại
có vai trò to lớn trong giáo dục toàn diện học sinh về các mặt thể chất, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hóa, xã hội, lao động v.v [58]Những hoạt động này cũng là hoạt động giáo dục nhưng ít được quan tâm hơn các môn học
A.s Macarenco-nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đầu thế kỉ XX-đã bàn về tầm quan trọng của công tác này Ông phát biểu: “Tôi kiên tó nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta ” [84] Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các hoạt động bên ngoài lớp học trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt động
E K Krupskaja [77] bàn về công tác ngoại khóa tại trong Hội nghị giáo dục toàn quốc nước Nga năm 1938: “ Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác ngoài trường là làm cho đòi sống con em chúng ta thật sự trở thành đời sống có văn hóa, dạy các em sống theo kiểu mới, sống tập thể
Trang 13Nên để cho con em chúng ta được học tập hơn nhiều nữa, gần gũi vói đòi sống nhiều hơn nữa”.
Từ trước đến nay, loại hoạt động giáo dục ngoài môn học thường được gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và gần đây được gọi là hoạt động sáng tạo, trải nghiệm Thực chất những cách gọi đó như nhau song xét về thuật ngữ thì nên gọi đúng tên của chúng là hoạt động giáo dục ngoài môn học, cho dù chúng ở ngoài lớp hay trong lớp, cho dù chúng có sáng tạo và trải nghiệm hay không Những cách gọi khác thiếu chính xác về mặt thực tiễn, vấn đề này luôn luôn có tính chất bức xúc trong nhà trường và xã hội
Tuy nhà trường đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài môn học và nâng cao hiệu quả của chúng nhưng nói chung các hoạt động này vẫn được xem là phụ, là thứ thêm thắt theo quan điểm quản lí Trong quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, chúng ta chưa quan tâm thực sự đúng mức đến những hoạt động giáo dục ngoài môn học (GDNMH), hầu như chỉ ưu tiên cho việc dạy học các môn học Đặc biệt ở THPT thì càng chỉ chú ý đến thi tốt nghiệp và thi tuyển đại học
v ề mặt lí luận, ngay thuật ngữ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa phản ánh chính xác khái niệm hoạt động GDNMH Thậm chí chúng bị lẫn sang hoạt động ngoại khóa của các môn học, vì người ta thấy tiến hành ngoài lớp, ngoài giờ lên lớp Ngược lại có những hoạt động được thực hiện trên lớp, ở lớp, nhưng không phải môn học nào Vậy phải gọi chúng là gì nếu không gọi là hoạt động GDNMH? Khi đã có vấn đề thuật ngữ thì phải xem xét lại khái niệm và từ đó cũng nảy sinh nhiều khía cạnh phải nghiên cứu sâu sắc hơn
Đã có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những hoạt động giáo dục cụ thể trong nhà trường Tuy vậy còn ít những
Trang 14nghiên cứu quản lí các hoạt động này Một số nghiên cứu quản lí các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường v.v thường chưa thể hiện rõ cách tiếp cận, quan điểm hay hướng giải quyết vấn đề từ góc độ khoa học quản lí giáo dục.
Những khó khăn trong công tác quản lí hoạt động ngoài môn học ở trung học phổ thông (THPT) nói chung trên cả nước và nói riêng ở tỉnh Lào Cai do còn thiếu phương hướng cụ thể, thiếu kinh nghiệm quản lý, ngại tổ chức, thiếu kinh phí Việc quản lý các hoạt động giáo dục ngoài môn học cho thấy sự lúng túng của nhà trường, tư tưởng ngại tổ chức và kĩ năng sư phạm chưa phù hợp của giáo viên, cũng như nhiều bất cập khác về tổ chức, phương tiện và hình thức hoạt động, vẫn còn khá phổ biến những biểu hiện thụ động một chiều, các hoạt động mang tính ép buộc học sinh tham gia, làm cho học sinh không có hứng thú và không muốn tham gia
Vói những lí do trên nên đề tài “Quản tí hoạt động giáo dục ngoài môn
học theo tiếp cận tham gia ở các trường THPT huyện Bảo Thẳng tỉnh Lào Cai ” được lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia ở một số trường THPT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
3 Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí gắn vói những hoạt động giáo dục ngoài môn học tại các trường THPT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 15Các hoạt động quản lí giáo dục tại cấp trường ở 03 trường THPT huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu cắc biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học kết hợp
được những tác động quản lí của trường, của cộng đồng và gia đình vói vai
trò tự quản lí của học sinh thì chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả quản lí
và hiệu quả giáo dục
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận của quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường THPT
5.2 Đánh giá thực trạng quản lí các hoạt động giáo dục ngoài môn học
ở 03 trường THPT thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học tại các trường THPT thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
5.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia
6 Phương pháp nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu
Trang 16khoa học, văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước.
- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết và kinh nghiệm từ các trường
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu
6.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều ứa bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về hoạt động quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh nghiệm quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học qua phân tích, đánh giá kế hoạch, hồ sơ quản lí của các trường
- Phương pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lí
Trang 17CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DUC NGOÀI MÔN HOC THEO TIẾP CẢN THAM GIA• • •
Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHỔ THÔNG 1.1 Tồng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục
Vấn đề quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường đã được nghiên cứu rất nhiều, về giáo dục đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức trong nhà trường, có những công trình của Nguyễn Thị Ngọc Bích [6], Nguyễn Đức Dũng [25], Nguyễn Thị Hải [65]Phạm Xuân Hoằng [51] Phạm Văn Hùng [56], Nguyễn Đức Hường [64], Nguyễn Thị Hương [65], Trần Thị Thu Hương [67], Nguyễn Minh Khuê [72] Nguyễn Thanh Phú [95], Nguyễn Thế Phương [95], Lương Nam Quốc [103], Lương Ngọc Quý [104], Trần Duy Sử [107], Đồng Xuân Thành [114], Đỗ Thị Thanh Thủy [121], Nguyễn Thị Diệu Thúy [122], Chu Quang Tuấn [131], Đào Hữu Tuấn [132], Hứa Văn Tuấn [133] Những nghiên cứu trên đã đề xuất các biện pháp và con đường khác nhau của giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động này trong dạy học và trong hoạt động GDNGLL ở các cấp và ngành học khác nhau
Một số nghiên cứu đã xem xét vấn đề quản lí các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông và trường sư phạm, về quản lí giáo dục thẩm mĩ, nghệ thuật, văn hoá, âm nhạc có những công trình của Phùng Thị Kim Dung [24], Nguyễn Trung Đạo [32], Nhâm Giang Đông [35], Hà Văn Ngọc [90], Bùi Thị Phòng [92] về quản lí giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, môi trường, thể chất, giói tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn
xã hội, kĩ năng sống, có những công trình của Nguyễn Như An [1], Hà Văn
An [2], Nguyễn Tuấn Anh [4], Lê Văn Báu [5], Nguyễn Đình Chuyên [18], Trịnh Bá Cườm [19], Vũ Thị Thùy Dương [28], Võ Diệu Hiền [45], Nguyễn
Trang 18Đức Hiệp [46], Lê Thị Hoa [48], Phạm Thị Mai Hồng [52], Trần Thị Lan Hương [66], Vũ Thị Thu Hường [68], Nguyễn Thị Lưu [83], Võ Trung Minh [86], Đỗ Văn Mười [87], Nguyễn Dục Quang [98], Nguyễn Thị Phương Thảo [116], Vũ Cao Toại [124], Trịnh Huyền Trang [128], Nguyễn Thị Thanh Vân [136], Lê Thị Minh Hoa [47].
Một số nghiên cứu khác xem xét vấn đề quản lí giáo dục giá trị nghề nghiệp, hướng nghiệp và những mặt giáo dục khác trong nhà trường như các công trình của Bùi Huy Thiện [117], Nguyễn Văn Hùng [55], Trương Thị Hoa [49], Nguyễn Hoàng Hải [39], Đỗ Văn Giáp [37], Trương Quang Dũng [27], Huỳnh Thị Kim Dung [23]
Những nghiên cứu trên một mặt đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục, mặt khác thường giải quyết vấn đề quản lí các hoạt động giáo dục cụ thể này thông qua môi trường hoạt động ngoại khóa môn học và hoạt động GDNGLL Nói chung vấn đề giáo dục giá trị trong nhà trường thường được gắn vói hoạt động GDNGLL
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục NMH
Những nghiên cứu lí luận chung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) hay hoạt động GDNMH và quản lí hoạt động này dược đề cập trong các công trình của Hà Nhật Thăng [113], Nguyễn Dục Quang [ 100][ 100] [ 100], Đặng Thành Hưng [58] và một số người khác Nhiều luận
án, luận văn khoa học đã xem xét những vấn đề cụ thể của hoạt động GDNGLL ở các cấp học, ngành học và địa phương khác nhau Một số nghiên cứu ở tiểu học của Hoàng Thị Minh Hương [63] [88], Trương Hoài Phong [93], Nguyễn Khánh Toàn [126], Nguyễn Ngọc Trang [127] Những nghiên cứu về quản lí hoạt động GDNGLL ở cấp trung học cơ sở (THCS) đã được thực hiện trong các công trình của Nguyễn Bá Tước [134], Đào Hữu Tuấn
Trang 19[132], Hoảng Xuân Toàn [125], Nguyễn Thị Diệu Thúy [122], Đinh Thị Hồng Thúy [120], Phạm Văn Thường [119], Trần Văn Sa [105], Nguyễn Thị Bích Nga [89], Trần Quang Lịch [79], Trần Đăng Khỏi [71], Trần Quốc Hải [42], Ngô Xuân Đông [36], Ngô Đức Đông [25], Bùi Như Cương [20], Nguyễn Thị Kim Bình [7] nghiên cứu trên đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDNGLL tác động đến nhận thức của giáo viên và cộng đồng nhà trường, gia đình, lập kế hoạch và chỉ đạo các dạng hoạt động xã hội, văn nghệ, nhân đạo, lao động công ích và các hoạt động theo chủ điểm.
Ở cấp THPT cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động GDNGLL hay hoạt động GDNMH Điều đó được xem xét trong các luận án
và luận văn của Lê Ngọc Cảnh [13], Nguyễn Công Chúng [17], Trần Anh Dũng [26], Đặng Văn Điền [33], Cà Thị Hoan [50], Đinh Xuân Huy [69], Trần Thị Phương [96], Nguyễn Văn Tám [109], Đinh Minh Tâm [110], Vương Văn Tâm [111], Nguyễn Thị Thành [115], Khuất Văn Tiến [123], Nguyễn Công Việt [137] Nguyễn Như Ý [138] và một số người khác
Những công trình này đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDNGLL trên cơ sở kinh nghiệm quản lí, căn bản chưa thể hiện rõ cách tiếp cận hay ý tưởng khoa học Nhưng một vài nghiên cứu đã đi theo hướng tương đổi rõ ràng, ví dụ nghiên cứu của Cà Thị Hoan [50] tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, của Đinh Xuân Huy [69] và Trần Duy Sử [107] đi vào khu vực trường dân lập, của Đinh Minh Tâm [110] đi vào nhiệm
vụ giáo dục toàn diện, và một số nghiên cứu khác được thực hiện ở các trường phổ thông dân tộc nội trú của Vương Văn Tâm [111], Nguyễn Trung Kiên [76]
Ngoài ra có một số nghiên cứu về quản lí hoạt động GDNGLL ở các cơ
sở giáo dục ngoài phổ thông Ví dụ Sysuvăn Sỹphômphăcđy [108] xem xét
Trang 20vấn đề này ở các trường đại học Lào, Nguyễn Thùy Linh [80] bàn về đại học
sư phạm Hà Nội, Nguyễn Văn Lâm [78] nghiên cứu quản lí hoạt động GDNGLL ở trường cao đẳng Giao thông vận tải, Nguyễn Thị Hiền [65] giải quyết vấn đề ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Tây, Nguyễn Thị Dinh [21] đề xuất các biện pháp quản lí ở Trường văn hóa nghệ thuật Phú Thọ, Nguyễn Văn Chiến [16] nghiên cứu quản lí hoạt động GDNGLL ở Học viện cảnh sát nhân dân Nhìn chung những nghiên cứu này cũng mang tính kinh nghiệm, chưa thể hiện rõ ý tưởng hay cách tiếp cận khoa học cụ thể
1.1.3 Những nghiên cứu về quản lí tại cấp trường THPT
Những vấn đề lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường đã được xem xét trong các công trình của Paul Hersey và Kenneth Blanchard [91], Nguyễn Ngọc Quang [101], Trần Kiểm [75] [75], Đặng Thành Hưng [58], [58] [58], [58], [58], Phan Văn Kha [70], Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich [43], Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ [38], Nguyễn Thị Doan - Đồ Minh Cương - Phương Kỳ Sơn [22], Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14] và một số người khác
Trong những công trình trên đã xác định bản chất của quản lí, quản lí giáo dục và quản lí trường học, phân tích các lí thuyết quản lí và các tiếp cận
cơ bản trong quản lí giáo dục, giới thiệu những nguyên tắc, nội dung, phương pháp và mô hình quản lí giáo dục và quản lí trường học Nói chung, quản lí các hoạt động giáo dục và quản lí các hoạt động GDNMH (NGLL) hoặc được xem là một lĩnh vực quản lí chuyên môn, hoặc là một nhiệm vụ của quản lí chương trình giáo dục trong nhà trường Quản lí các hoạt động GDNMH còn được xem là một trong những nhiệm vụ quản lí nhà trường, bên cạnh nhiệm
vụ quản lí dạy học, quản lí hành chính, quản lí tài chính và tài sản, quản lí cơ
sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật
Trang 211.2 Hoạt động giáo dục ngoài môn học• • o 0 • o •
1.2.1 Khái niêm
Trong nhà trường hoạt động giáo dục NMH được hiểu là mọi loại hình hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức không thuộc chương trình môn học chính thức nào, không thuộc chương trình học tập ngoại khóa của các môn học, được tiến hành trong hoặc ngoài nhà trường với mục đích hỗ trợ sự phát triển hài hòa của người học, tạo những cơ hội học tập, rèn luyện ngoài khuôn khổ các môn học v ề bản chất, các hoạt động giáo dục này trực tiếp hướng tói
và thực hiện giáo dục giá trị
1.2.2 Mục tiêu và vai trò của hoạt động giáo dục NMH
1.2.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chung của hoạt động GDNMH là giáo dục và phát triển các phẩm chất tính cách, tình cảm, thái độ và giá trị xã hội tích cực (đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, thể chất, chính trị, tư tưởng, văn hóa ) cho học sinh trên
cơ sở thực hành và áp dụng những điều đã và đang học tập ở các môn học, xử
lí những tình huống và vấn đề thực tế của cuộc sống cá nhân và xã hội, trải nghiệm những sự kiện của thực tế đời sống thích hợp với lứa tuổi của các em
1.2.2.2 Vai trò
- Hoạt động GDNMH giúp học sinh hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng lao động, kĩ năng sống và kĩ năng xã hội cũng như biết cách tổ chức các hoạt động bề nổi, điều khiển các hoạt động tập thể một cách linh hoạt có hiệu quả và nhất là tạo cho học sinh có cá tính năng động trong cuộc sống phong phú của các em và định hướng nghề nghiệp
- Hoạt động GDNMH bổ trợ cho hoạt động dạy học, là con đường gắn
Trang 22lý thuyết với thực tiễn tạo lên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần hình thành nên các giá trị tình cảm, thẩm mỹ trong tâm hồn người học đồng thời giúp người học trải nghiệm cuộc sống, định hướng và xác định việc làm cho mình trong tương lai.
- Hoạt động GDNMH mang hơi thở của cuộc sống kinh tế-xã hội sinh động và thực tế vào nhà trường, vào tâm hồn học sinh và vào chính quá trình dạy học các môn học, giúp học sinh học tập và rèn luyện hiệu quả hơn Chúng là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của nhà trường
- Nhờ sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, hoạt động GDNMH là con đường giáo dục cơ bản để hình thành và phát triển những năng lực cá nhân về mọi mặt như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, giao tiếp, hoạt động chính trị xã hội, tổ chức quản lý đồng thòi về mặt đạo đức biết hướng tới những giá tri cao đẹp của con người như yêu nước, yêu lao động, trung thực, nhân đạo sẵn sàng cống hiến trí tuệ và phẩm chất của mình cho đất nước
- Hoạt động GDNMH giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giáo dục
và tự giáo dục, hình thành mối quan hệ giữa con người vói đời sống xã hội vói thiên nhiên và môi trường sống Nhờ đó con ngưòi có thể làm chủ bản thân, phát huy tác dụng của mình đối với đòi sống Hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường phổ thông đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tích cực hoá mối quan hệ tay ba: nhà trường, gia đình và xã hội Qua đó vai trò của nhà trường càng được đánh giá cao trong việc giáo dục con người, nâng cao được vị trí của giáo dục góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mặt khác sẽ phát huy được toàn cộng đồng xã hội đóng góp, tham gia bằng những hành động thiết thực vì sự phát triển của nhà trường
Trang 23cũng như sự phát triển của giáo dục.
1.2.3 Đặc điểm chung của hoạt động giáo dục NMH
- Hoạt động giáo dục NMH có bình diện hoạt động rộng, vói sự đa dạng về cả nội dung và hình thức được tiến hành cả trong phạm vi nhà trường và ngoài nhà trường
Các buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ giữa các tập thể học sinh, các buổi toạ đàm về tình bạn, tình yêu và sự nghiệp, giáo dục pháp luật Ngoài ra đơn giản như việc vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động thể dục thể thao giữa giờ v.v Các hoạt động phong phú trên sẽ là sự kết hợp trong việc nắm vững tri thức khoa học ở các buổi học trên lớp vói thực tiễn sinh động của cuộc sống làm cho thế giới quan của học sinh trở lên hoàn thiện đúng đắn
- Hoạt động giáo dục NMH mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con ngưòi Tính đặc thù ở đây chính là nó không bó hẹp trong một không gian (phòng học)
và thòi gian nhất định 1 tiết học trên lớp (45phút), mà nó là một quá trình tổ chức các dạng hoạt động phong phú mang tính tập thể - xã hội cao, tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, tự thể hiện mình để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách Thông qua các loại hình hoạt động khác nhau, (công tác xã hội, lao động, sản xuất, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thẩm mỹ vui chơi, tham gia du lịch, thực tế w ) hoạt động giáo dục NMH sẽ tác động vào nhận thức tình cảm và rèn luyện hành vi đạo đức, thẩm mỹ, lao động, văn hoá cho đối tượng giáo dục
- Có thể coi hoạt động giáo dục NMH có tính chất là hoạt động bề nổi nhưng không hạn chế ở một vài nội dung đơn điệu mà là tất cả các vấn đề đang trở lên cập nhật, thòi sự được mọi người quan tâm Hơn nữa nó là sự
Trang 24kết hợp đông đảo của nhiều lực lượng tham gia, chẳng hạn như giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò tham mưu, cố vấn, phân công trách nhiệm, tổ chức tập thể lớp có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bằng hoạt động cụ thể.
- Hoạt động GDNMH được tham gia và tham mưu từ phía các tổ nhổm chuyên môn, ban chấp hành đoàn trường thậm chí cả lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh, công an, bộ đội, hội phụ nữ, đoàn thanh niên ở địa phương v.v
- Chương trình, kế hoạch của hoạt động giáo dục NMH mang tính linh hoạt, năng động (không thực hiện kế hoạch một cách máy móc, gò ép song vẫn phải dựa trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc giáo dục) Nguyên tắc giáo dục chính là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn có tính quy luật của lý luận giáo dục, giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ quá trình giáo dục đạt tói mục đích đã định của xã hội
- Việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NMH cũng có đặc trưng riêng Hoạt động giáo dục NMH có tính đa dạng, phong phú do đó
nó kèm theo cả tính phức tạp của việc kiểm tra và đánh giá Nói cách khác
là việc kiểm tra và đánh giá khổ thực hiện được, chỉ có thể tiến hành kiểm tra đánh giá từng khâu, từng quá trình của mồi hoạt động giáo dục NMH muốn vậy nhà quản lý phải có biểu điểm ứng với từng khâu
- Hoạt động giáo dục NMH thường tuân thủ những yêu cầu:
Trang 25+ Đảm bảo tính hiệu quả.
+ Đảm bảo tính hợp tác
1.2.4 Các hình thức cơ bản của hoạt động giáo dục NMH
1.2.4.1 Sinh hoạt theo thời gian
Được tiến hành trong suốt năm học và nghỉ hè Trong năm học thực hiện các loại hình hoạt động theo kế hoạch, thực hiện cùng với chương trình
kế hoạch học tập các bộ môn văn hoá trên lớp và sự phối hợp vói các tổ chức chức năng ngoài xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học Trong hè các hoạt động gắn với đoàn thanh niên ở địa phương hoặc kế hoạch của nhà trường Ví dụ các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao, văn nghệ, hội thi năng khiếu, sinh hoạt tư tưởng, toạ đàm và lao động công ích, dã ngoại, pichnich v.v
1.2.4.2 Hoạt động theo chủ điểm chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước
Trong mỗi tháng kể tò đầu năm học mói (tò tháng 9 đến hết tháng 5) có những ngày lễ ngày kỷ niệm nào thì sinh hoạt một chủ đề gắn liền vói ngày kỷ niệm ấy
1.2.4.3 Hoạt động theo loại hình
Bao gồm các loại hình mang tính chất chính tri xã hội, đạo đức văn hoá, phát luật, v.v
- Hoạt động tư tưởng chính trị xã hội: tìm hiểu ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam v.v
- Hoạt động tìm hiểu pháp luật Ví dụ: như tìm hiểu về luật bảo về môi trường, luật giao thông đường bộ luật phòng chống tệ nạn xã hội vv
Trang 26- Hoạt động lao động Ví dụ: thanh niên vói tết trồng cây.
- Hoạt động văn hoá Ví dụ: liên hoan văn hoá văn nghệ, thi giọng hát hay, thi học sinh thanh lịch, thi cắm trại, thi viết báo tường v v
- Hoạt động nhân đạo, từ thiện: như hoạt động áo lụa tặng bà, bầu ơi thương lấy bí cùng, áo ấm tình thương
- Hoạt động bảo vệ môi trường Ví dụ: như trồng cây xanh, thu gom rác thải, dọn cống rãnh
- Hoạt động tư tưởng đạo đức, chính trị, pháp luật
- Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo lập kỹ năng thực hành, dưói hành thức câu lạc bộ hay đội, tổ
- Hoạt động văn hoá văn nghệ như ca hát, thơ, biểu diễn sân khấu
- Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan, du lịch
- Hoạt động công ích xã hội
1.3 Trường trung học phồ thông
1.3.1 Khái niêm
Trường trung học phổ thông là cấp học cao nhất của giáo dục phổ thông dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12 Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, có một tên gọi khác cho loại bằng này là "Bằng Tú Tài".Trường phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng" Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), tức là Trường Trung học phổ thông ngang vói Phòng Giáo dục quận huyện Quy chế hoạt động do Bộ Giáo Dục và Đào
Trang 27Tạo ban hành.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ giáo dục của trường THPT
Trường THPT là loại hình trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp quản lý Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và Quy chế tổ chức và hoạt động các trường công lập, nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương tành giáo dục phổ thông
Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên
Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản
lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động giáo dục
Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước
Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội
Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Trang 281.3.3 Môi trường và điều kiên tổ chức hoat đông GDNMH hoc ởo • • • o •
trường trung học phổ thông
1.3.3.1 Môi trường và những điều kiện tự nhiên
Đó là những yếu tố đất đai, môi trường sinh thái tự nhiên trong trường
và xung quanh trường, cảnh quan địa lí địa phương Chúng rất ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lí các hoạt động GDMNH, hoặc tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại Học sinh khó hoạt động dã ngoại nếu như trường ở khu vực đô thị, không có đồng ruộng, sông hồ hay đồi núi rừng cây Ngược lại các trường nông thôn lại có nhiều điều kiện tự nhiên để tổ chức hoạt động GDNMH đa dạng
1.3.3.2 Môi trường và các điều kiện xã hội
Bao gồm hoạt động của các tổ chức - chức năng trong nhà trường, các
tổ chức chính trị xã hội và gia đình, văn hóa nhà trường, các quan hệ xã hội trong và xung quanh trường, các điều kiện con người (Người quản lý, người
tổ chức, người thực hiện), điều kiện cơ sở vật chất (Các trang thiết bị như sân bãi, âm thanh, ánh sáng, phương tiện, nhà xưởng v.v ) Tuy nhiên môi trường
và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương như dân cư, dân sinh, dân số, văn hóa quần chúng, tâm lí xã hội địa phương, phong tục tập quán và truyền thống địa phương là những điều kiện rất quan trọng
1.4 Học sinh trung học phồ thông
1.4.1 Khái niêm•
Học sinh trung học phổ thông là thuật ngữ chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn Tuổi thanh niên là thòi kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi trong đó chia làm 2
Trang 29thời kỳ.
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi giai đoạn đầu tuổi thanh xuân (giai đoạn học sinh trung học phổ thông) Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi giai đoạn hai của tuổi thanh niên (tuổi thanh niên - sinh viên)
1.4.2 Đăc điểm hoc tâp của hoc sinh THPT• • • JT •
Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn với xu hướng học tập lên cao hay chọn nghề nghiệp, vào đời Đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phải phát triển tư duy lý luận, khả năng trừu tượng, khái quát nhận thức, phát triển Học sinh trung học phổ thông trưởng thành hơn,
sở hữu nhiều kinh nghiệm sống hơn, các em ý thức được vị trí vai trò của mình Do vậy, thái độ có ý thức của các em trong hoạt động hcoj tập ngày càng được phát triển
Thái độ của các em đối với các môn học trở lên có chọn lọc hơn, tính phân hóa trong hoạt động học tập thể hiện rõ hơn, cao hơn, do xu hướng chọn nghề, vào đòi chi phối Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền vói khuynh hướng nghề nghiệp Cuối bậc trung học phổ thông, các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối vói một môn học nào đó, hoặc một lĩnh vực tri thức nhất định Hứng thú này thường liên quan đến việc chọn một nghề nghiệp nhất định của học sinh Hơn nữa, hứng thú nhận thức ở lứa tuổi trung học phổ thông mang tính chất rộng rãi, sâu và bền hơn học sinh trung học cơ sở
Ở lứa tuổi này tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các quá tành nhận thức: Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn
Ở tuổi này ghi nhớ có chủ định giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trí tuệ vai trò của ghi nhớ trừu tượng ghi nhớ loogic ngày một tăng rõ rệt Đặc biệt
Trang 30các em tạo được tâm thế phân loại trong ghi nhớ (phân biệt tài liệu nào cần nhớ, cái gì hiểu mà không cần nhớ ) Quá trình nhận thức của học sinh trung học phổ thông có nhiều thay đổi, sự phát triển mạnh mẽ của tư duy hình thức (các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập)
1.4.3 Đặc điểm phát triển xã hội của học sinh THPT
Ở lứa tuổi này đòi sống giao tiếp, tình cảm của các phát triển rất phong phú và đóng vai trò quan trọng đối vói việc hình thành nhân cách và phát triển tâm lý Nhu cầu giao tiếp tăng cao đặc biệt là giao tiếp bạn bè hình thành các nhóm bạn theo sở thích, theo năng lực học tập
Trong mối quan hệ gia đình, cùng vói sự trưởng thành về nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập Đòi sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông rất phong phú, nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt Các em có yêu cầu cao hơn đối vói tình bạn như sự chân thật, lòng vị tha, sự tin tưởng tôn trọng lẫn nhau và được thể hiện mình trong các quan hệ xã hội Học sinh trung học phổ thông quan tâm nhiều hơn đến kinh tế- chính trị- xã hội để định hướng học tập, lựa chọn nghề nghiệp Luôn khát khao thành đạt để khẳng định mình trong các hoạt động xã hội
1.5 Quản lí nhà trường
1.5.1 Môt số khái niêm• •
1.5.1.1 Quản lí
Có nhiều cách giải thích khái niệm này [14], [43], [70], [75] v.v và
đa số nhấn mạnh các chức năng quản lí, tính mục đích, nguồn lực, đối tượng
và chủ thể Trong luận văn sử dụng khái niệm quản lí theo quan điểm của Đặng Thành Hưng [58] [58] [58] [58] như sau:
Trang 31Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia.
Quản lí không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể nào, mà tác động vào những nguồn lực người và vật chất-kĩ thuật để trực tiếp sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm ấy một cách tập trung và hiệu quả
1.5.1.2 Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là dạng quản lí dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giáo dục Bản chất của quản lí giáo dục cũng là quản lí chứ không có gì khác Những cái khác ở đây là mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường và chỉ khác khi so sánh vói quản lí lĩnh vực khác Trong luận văn sử dụng khái niệm quản lí giáo dục theo Đặng Thành Hưng [58] như sau:
Quản tí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của
nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục.
1.5.1.3 Quản lỉnhà trường
Mặc dù có nhiều cách hiểu khái niệm quản lí nhà trường và đa số trong
đó đồng nhất quản lí nhà trường vói quản lí của nhà trường do hiệu trưởng đứng đầu Chúng tôi hiểu quản lí nhà trường theo quan điểm của Đặng Thành Hưng [58] [58] [58] [58] như sau:
Trang 32Quản lỉ nhà trường là quản lí giáo dục tại cơ sở giáo dục trong đổ chủ thể quản lí là các cấp chinh quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản
lí trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-ìđ thuật, tài chỉnh, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có Như vậy ngoài quản lí của chính trường,
thì còn có những chủ thể khác là cấp trên trường quản lí trường
1.5.2 Nội dung quản lí nhà trường THPT
Trong quản lí giáo dục có nội dung nào thì trong quản lí nhà trường cũng có nội dung đó, chỉ khác là qui mô, phạm vi hiệu lực và nguồn lực giới hạn tương ứng với cấp trường [58] [58] Vì vậy nội dung quản lí nhà trường THPT cũng bao gồm những lĩnh vực sau:
1 Quản lí tài chính và tài sản của trường
2 Quản lí cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật
3 Quản lí nhân sự (giảng dạy, kĩ thuật, tài chính, y tế, học sinh và tài nguyên con người nói chung của trường)
4 Quản lí chuyên môn (chương trình, hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và quản lí, các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác)
5 Quản lí môi trường (tự nhiên và văn hóa)
6 Quản lí các quan hệ giáo dục của trường vói các thiết chế xã hội khác (Đoàn, Đội, Công đoàn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị-xã hội, gia đình học sinh, cộng đồng dân cư)
Trong mỗi nội dung quản lí này đều luôn có 2 mặt gắn liền vói nhau là
Trang 33quản lí hành chính sự vụ (Administration) và quản lí chất lượng (Quality Management).
1.5.3 Nhân sự quản lí của trường THPT
Trong trường học nhân sự quản lý bao gồm mọi thành viên của trường, trong đó hiệu trưởng và Ban giám hiệu là những nhà quản lí đứng đầu, các nhà giáo là những nhà quản lí học tập và quản lí chuyên môn, các viên chức khác quản lí những lĩnh vực do hiệu trưởng ủy quyền, học sinh là những nhà quản lí học tập, quản lí hành vi của các bạn và của chính mình Theo tiếp cận tham gia cần hiểu nhân sự quản lí theo nghĩa rộng, họ là mọi thành viên trong trường chứ không chỉ những người có quyền kí và đóng dấu
1.5.4 Tiếp cận tham gùi trong quản lí nhà trường
Tiếp cận tham gia trong quản lỉ nhà trường là sự tổ chức và kết hợp các lực lượng khác nhau trong trường và xung quanh trường để thu hút họ vào việc thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhất định dựa trên cơ sở chế độ phân cấp quản H, tính tự nguyện và hợp tác của mọi người, sự phân công trách nhiệm chung và cá nhân, vì lợi ích chung và lợi ích của những người tham gia.
Do tiếp cận tham gia mang tính chất xã hội hóa cao nên nó rất phù hợp vói việc quản lí hoạt động GDNMH Bản thân những hoạt động giáo dục này luôn mang khuynh hướng xã hội thực tiễn cao hơn các môn học Tiếp cận tham gia mang lại những cơ hội thuận lợi cho các nhà quản lí nhà trường thực hiện được nhiều dạng hoạt động giáo dục, được chia sẻ và hỗ trợ nhiều nguồn lực từ cộng đồng, kể cả những ý tưởng mói và thiết thực
Tiếp cận tham gia có những nguyên tắc cơ bản sau:
- Dựa vào sự phân cấp, phân quyền và ủy quyền trong quản lí
Trang 34- Dựa vào sự tự nguyện của mọi ngưòi
- Có sự hợp tác và chia sẻ trong công việc
- Có sự lãnh đạo thống nhất từ hiệu trưởng và chế độ nhất định
- Môi trường quản lí dân chủ và có tính xã hội hóa cao
- Quá trình quản lí giàu thông tin và phản hồi nhanh nhạy
1.6 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
1.6.1 Khái niệm
Quản lí hoạt động GDNMH là một trong những nhiệm vụ quản lí chuyên môn trong nhà trường, trong đỏ đổi tượng quản lí là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài các môn học, chủ thế quản lí là những nhà quản lí ở cấp trường do hiệu trưởng đứng đầu, nguồn lực quản lí là các yếu
tổ tinh thần, vật chất, giá trị mà trường dành cho lĩnh vực này, mục tiêu quản
H là kết quả mong muốn của các hoạt động giáo dục đỏ.
Như vậy quản lí hoạt động GDNMH có liên quan trước hết đến hoạt động chuyên môn của trường, hiệu trưởng và Ban giám hiệu, toàn thể các nhà giáo và học sinh, các lực lượng tham gia khác trong và ngoài nhà trường, gắn liền vói việc thực hiện kế hoạch và chương trình giáo dục học sinh
1.6.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lí hoạt động giáo dục NMH theo
tiếp cận tham gia
Mục tiêu quản lí hoạt động GDNMH là phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động này theo yêu cầu phát triển toàn diện, hài hòa con ngưòi học sinh trên các mặt sinh học, tâm lí và xã hội trên cơ sở ứng dụng tri thức và kĩ năng đã học, trải nghiệm, thực hành để cải thiện chúng qua những quan hệ và
Trang 35tình huống thực tiễn của cuộc sống.
1.6.2.2 Nguyên tắc quản lí hoạt động GDNMH theo tiếp cận tham gia
- Nguyên tắc kết hợp quản lí của nhà trường và tự quản lí của học sinh
Do chủ thể của hoạt động GDNMH chính là học sinh nên vai trò tự quản lí của các em vô cùng quan trọng Trong những hoạt động này đòi hỏi các nhà quản lí và nhà giáo phải dựa vào học sinh cốt cán và kết hợp hành động quản lí của mình vói việc tự quản của học sinh
- Nguyên tắc phân công, phân cấp và ủy quyền cho những ngưòi thamgia:
Không thể có cá nhân ai ôm đồm hết mọi nhiệm vụ quản lí các hoạt động GDNMH vì mỗi chủ điểm, loại hình, dạng hoạt động luôn có những khác biệt đòi hỏi hiệu trưởng và các tổ chuyên môn phải áp dụng cơ chế phân công, phân cấp, ủy quyền Đặc biệt khi trong số những người tham gia có các chuyên gia, cần phải dựa vào họ mói quản lí hiệu quả
- Nguyên tắc dựa vào cộng đồng:
Bản chất các hoạt động GDNMH là hoạt động xã hội thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi quản lí phải dựa vào cộng đồng để tạo nhiều cơ hội tổ chức, thu hút thêm các nguồn lực, huy động được nhiều sáng kiến, tranh thủ được nhiều
sự đồng thuận và cổ vũ của cộng đồng
- Nguyên tắc thực tiễn địa phương:
Nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động GDNMH và việc quản lí chúng phải bám sát thực tiễn địa phương Như vậy nội dung giáo dục mới thiết thực, hình thức giáo dục mói thân thiện và hấp dẫn, phương pháp giáo dục mói thực
tế sống động Khi đó cách quản lí phải đáp ứng những yêu cầu này, tôn trọng những đặc điểm địa phương, khai thác những giá trị và truyền thống có bản
Trang 36sắc địa phương.
1.6.3 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục NMH theo tiếp cận tham gia
1.6.3.1 Quản lí việc lập kể hoạch giáo dục NMH
Quản lí lập kế hoạch (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, học
kì và cả năm học) sao cho kết hợp từ dưới lên và từ trên xuống, trước hết căn
cứ vào đề xuất của tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và các nhà giáo khác, cũng như những lực lượng khác trong và ngoài nhà trường Đặc biệt lắng nghe ý kiến của Đoàn thanh niên trong lập kế hoạch và những sáng kiến của ban phụ huynh học sinh của trường
Nội dung cơ bản của quản lí lập kế hoạch là xác lập mục tiêu, chỉ rõ các nhiệm vụ, chỉ đạo việc huy động nhân sự, nguồn lực vật chất, biện pháp thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người trong trường và cộng đồng, định hướng cách làm và dự kiến kết quả cần đạt được
1.6.3.2 Tổ chức việc xác định và thiết kế các hoạt động GDNMH
Tổ chức các lực lượng chuyên môn mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn bàn bạc, phát hiện và đề xướng ý kiến để rà soát, đánh giá, chọn lọc những hoạt động sẽ phải tiến hành theo chủ điểm, theo lịch thường xuyên, theo dạng hoạt động và những loại hình hoạt động dự phòng
Những hoạt động này cũng được giói quản lí định hướng và gợi ý thiết
kế trên cơ sở những chuẩn chung và khung kĩ thuật phù hợp để tránh tiến hành tùy tiện sau này Nhờ chuẩn và khung kĩ thuật này thì giáo viên nào thực hiện chủ trì các hoạt động giáo dục cũng đều dẫn đến kết quả giáo dục mong muốn và hiệu lực quản lí mong muốn
Trang 371.6.3.3 Chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện các hoạt động GDNMH
Chỉ đạo chủ yếu nhằm vào cách làm và các biện pháp thực hiện những hoạt động GDNMH Trong các biện pháp chú trọng huy động sự tham gia của đông đảo mọi người, huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn, đặc biệt từ cộng đồng Các nhà quản lí phải chỉ ra làm những gì và làm những thứ đó như thế nào một cách tương đối cụ thể chứ không chung chung
Giám sát chủ yếu tập trung vào việc theo dõi, đôn đốc quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục NMH và thu thập những phản hồi cần thiết để có căn cứ điều chỉnh hay rút kinh nghiệm Giám sát cũng trực tiếp giúp phát hiện
ra nhiều nguồn lực và cơ hội mói,, tìm ra những hình thức hoạt động mới hiệu quả hơn
1.6.3.4 Quản lí việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động GDNMH
Việc đánh giá hoạt động GDNMH cần được quản lí chứ không để tùy tiện hoặc buông thả Đây là nội dung quan trọng giúp thu được phản hồi để cải thiện chính những hoạt động giáo dục và chính hoạt động quản lí Nếu thiếu quản lí, hoạt động đánh giá sẽ hoặc là hình thức, hoặc là thiếu sót vì không có chỉ đạo, hoặc thiếu hệ thống vì không có kế hoạch, hoặc sai lầm vì thiếu kiểm tra và giám sát, hoặc lơ là bỏ qua vì không ai đôn đốc
1.6.3.5 Tổ chức và huấn luyện các lực lượng tham gia tiến hành hoạt động giáo dục NMH
Thành lập ban chỉ đạo bao gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng (phó ban), các thành viên bao gồm giáo viên chủ nhiệm, chủ tịch hội chữ thập đỏ, chủ tịch công đoàn, bí thư chi bộ Đảng, tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn trường, hội cha mẹ học sinh, các học sinh cốt cán
và cán bộ lớp, các cán bộ Đoàn TNCS HCM v.v
Trang 38Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng nội dung kế hoạch
cụ thể hoá kế hoạch, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mồi thành viên chỉ
đạo thực hiện kế hoạch, tập huấn phương pháp giáo dục và cách thức tổ chức
các hình thức giáo dục cho mọi người Ngoài ra còn phối hợp với các lực
lượng bên ngoài nhà trường như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, chính
quyền điạ phương, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh địa phương, công
a n
1.6.4 Những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng trong quản lí hoạt động giáo dục NMH
- Sự chỉ đạo của các cấp quản ỉí trên trường
Sự chỉ đạo của trên có vai trò tương đối quyết định, có tác dụng định
hướng cho việc quản lí ở cấp trường Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lí
hoạt động GDNMH ở trường Nếu được trên ủng hộ, khuyến khích thì quản lí
sẽ thuận lọi hơn rất nhiều
- Cách thức quản lý của hiệu trưởng
Kĩ năng và phong cách quản lí của hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết
định đến quản lí hoạt động GDNMH Phong cách cần thiết ở đây là năng
động, cỏi mở, dân chủ và lắng nghe những người tham gia, kể cả học sinh
Phong cách quan liêu, độc đoán sẽ có hại chung cho quản lí hoạt động
GDNMH và sẽ ít thu hút được sự quan tâm của mọi ngưòi trong và ngoài
trường
- Tinh thần và ý thức trách nhiệm của nhà giáo, nhân viên và học sinh
trong quá trình thực hiện
Yếu tố này là yếu tố quyết định nhất trong quản lí Nếu những người
này thiếu trách nhiệm thì dù quản lí sát sao đến đâu cũng chỉ có hiệu quả hạn
Trang 39chế vì họ sẽ làm việc kiểu đối phó cho xong chuyện Bản thân nhà giáo, nhân viên, học sinh cũng là các nhà quản lí, nếu họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì quản lí sẽ có tính hệ thống, những nồ lực được tập trung hơn và hiệu quả quản lí sẽ tăng lên rất nhiều.
- Tác động của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài nhà trườngNhững yếu tố trên tạo ra môi trường bên ngoài cho quản lí tại trường Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của chúng đều rất lớn và rất rõ ràng Chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm chăm sóc giáo dục thì nhà trường sẽ được tạo nhiều cơ hội hoạt động, có nhiều nguồn lực và công tác quản lí luôn
có hậu thuẫn rộng lớn từ bên ngoài
1.6.5 Vai trò của nhà quản lí trong quản lí hoạt động GDNMH
Các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu đóng vai trò quan trọng đối vói hoạt động giáo dục NMH Quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện nội dung chương trinh, tiến độ triển khai thực hiện, cơ
sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ việc tổ chức hoạt động giáo dục NMH; Quản lý mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục NMH; Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
1.6.6 Vai trò của giáo viên với quản lí hoạt động GDNMH
Giáo viên trong nhà trường là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm họ là người quản lý trực tiếp về con ngưòi, về csvc, về tài chính khi thực hiện hoạt động GDNMH
1.6.7 Vai trò của gia đình với quản lí hoạt động GDNMH
Gia đình đóng vai trò quyết định đến tâm lý, thái độ, ý thức trách
Trang 40nhiệm, lòng nhiệt tình của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục NMH Đồng thời gia đình còn quản lí về nhân lực (học sinh) trong các hoạt động giáo dục NMH Sự động viên của gia đình chính là giúp thêm sức mạnh quản lí cho nhà trường trong lĩnh vực này.
1.6.8 Vai trò của cộng đồng với quản lí hoạt động GDNMH
Điều kiện kinh tế - xã hội và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quyết định đến các hoạt động giáo dục NMH Đồng thòi tham gia quản lý một số hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục NMH như: Tình nguyện, dã ngoại, du lịch
1.6.9 Vai trò của học sình với quản lí hoạt động GDNMH
Học sinh vừa đóng vai trò là chủ thể quản lí cá nhân trong hoạt động giáo dục NMH như quản lí hành vi của mình, đồ dùng cá nhân, tiền tệ, sức khỏe vừa đóng vai trò là đối tượng chịu sự quản lí của giáo viên của hiệu trưởng và các tổ chức xã hội Các em còn quản lí lẫn nhau theo cơ chế tự quản
tổ, nhóm Nên học sinh đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của các hoạt động giáo dục NMH
Kết luận chương 1
1 Hoạt động giáo dục NMH có chức năng giáo dục toàn diện và việc quản lí chúng là nhiệm vụ quản lí chuyên môn quan trọng trong nhà trường Quản lí hoạt động GDNMH là nhiệm vụ chung của toàn trường và của những lực lượng tham gia từ ngoài nhà trường
2 Giáo viên chủ nhiệm phụ trách một khâu rất quan trọng đó là trực tiếp cố vấn, chỉ đạo điều hành các hoạt động ở chi đoàn lớp mình, góp phần trực tiếp thực hiện kế hoạch hoạt động của hiệu trưởng Do vậy việc kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng đối vói hoạt động giáo dục NMH chính là căn