Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2LÊ ĐĂNG KHOA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIÉP CẬN NĂNG Lực Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MỸ ĐỨC THÀN
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
LÊ ĐĂNG KHOA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIÉP CẬN NĂNG Lực Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Minh Đức
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
và PGS.TS Bùi Minh Đức đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT trên địa bànhuyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do hạn chế về nguồn lực và thời gian, cho nên nội dung luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi xin trân trọng tiếp thu và cảm ơn những chỉ bảo của các thầy, cô giáo và bạn đọc
Xin được trân trọng cảm ơn !
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ ĐĂNG KHOA
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm om và các thông tin trích dẫn
Trang 3trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ ĐĂNG KHOA
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3
Công nghệ thông tin truyền thông CNTT-TT
Trang 5Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIÉP CẬN NĂNG Lực TẠI TRƯỜNG THPT 6
1.1 T ổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở trong nước 6
1.2. Năng lực và tiếp cận năng lực trong giáo dục 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Mô hình cấu trúc năng lực 10
1.2.3
Tiếp cận năng lực trong giáo dục 12
1.3
Phưong pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực 13
1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học 13
1.3.2 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học 14
1.3.3 Mục đích, yêu cầu của việc đổi mới PPDH ở trường THPT 14
1.4 Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường 17
1.4.1 Quản lý nhà trường 17
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường 20
1.5 Quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận năng lực 21
1.5.1 Nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận năng lực 21 1.5.2 Quy trình quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận
Trang 6năng lực 26
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 30
1.5.3.2 Các yếu tố khách quan 31
CHƯƠNG 2 THỤ C TRẠNG VỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HẾP CẬN NĂNG Lực Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN MỸ ĐỨC-HÀ NỘI _35 2.1 Thực trạng hoạt động dạy học và đổi mới PPDH trong các trường THPT huyện Mỹ Đức 35
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT huyện Mỹ Đức 37
2.2.1 Nhận thức của CBQL và GV các trường THPT huyện Mỹ Đức về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 37
2.2.2 Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực của các trường THPT Mỹ Đức 38
2.2.3 Thực trạng quản lý thực hiện quy trình đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức 48
2.2.4 Đánh giá về quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức 59
Kết luận chưorng 2 61
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG Lực Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI 62
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 62
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích, kế thừa và phát triển 62
3.1.2 Đảm bảo tính phù hợp, thực tiễn và hiệu quả 62
3.1.3
Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi 63
Trang 73.2 Các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các
trường THPT huyện Mỹ Đức 63
3.2.1 Tổ chức nghiên cứu, nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH63 3.2.2 Chỉ đạo xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn, bồi dưỡng CBQL, GV về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực; hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực 66
3.2.3 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 69
3.2.4 Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 70
3.2.5 Đổi mới phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 71
3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 74
3.3.1 Mô tả cách thức tổ chức khảo sát 74
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 74
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 82
2.1 Đối với Bộ GD&ĐT 82
2.2 Đối với Sở GD&ĐT 83
2.3 Đối với ủy ban nhân dân các cấp 83
2.4 Đối với CBQL các trường THPT huyện Mỹ Đức 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 8về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộngtác làm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ởnhà trường phổ thông
1.2 Đổi mới PPDH đã được triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp học và nhà trường từ nhiều năm qua và đến nay vẫn là một yêu cầu tất yếu, có vai trò then chốt trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Với những tác động tích cực từ các cấp quản lý giáo dục, nhận thức và chất lượng đổi mới PPDH, KTĐG của đội ngũ giáo viên trong các trường THPT đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lượng giáo dục
và dạy học từng bước được cải thiện Tuy nhiên, quá trình đổi mới PPDH ở trường phổthông nói chung, ở các trường THPT nói riêng còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng các mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - dạy học Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới PPDH, KTĐG ở trường THPT vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là:
Trang 9+ PPDH truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo của nhiều giáo viên
+ Số giáo viên thường xuyên phối hợp các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chưa nhiều
+ Nhiều giáo viên chưa chú trọng tính thực tiễn trong dạy học lý thuyết cũng như thực hành Việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng họp chưa thực sự được quan tâm.+ Việc ứng dụng CNTT - TT trong dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa được thực hiện rộng rãi trong các trường THPT Việc áp dụng ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa họp lý gây nên hiệu ứng không mong muốn đối với học sinh dẫn tới hiệu quả dạy học chưa cao
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là học sinh ở các trường THPT còn thụ động trong việc học tập, chưa phát triển khả năng sáng tạo, năng lực vận dụng tri thức đã họcvào giải quyết các tình huống thực tiễn còn hạn chế
Trong các nguyên nhân dẫn đến thực hạng trên, có một nguyên nhân cơ bản thuộc về lĩnh vực quản lý đổi mới PPDH, về vai trò của người Hiệu trưởng đối với công tác dạy học của GV và HS
1.3 Vừa qua, với việc ban hành Nghị quyết 88/QH-NQ, Quốc Hội đã nhất trí thông qua đề án“ Đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Một ừong những điểm quan họng của Đồ án là chuyển từ xây dựng CTGD theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Định hướng này đòi hỏi PPDH ở các nhà trường cũng phải thay đổi, phải chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, lấy thầy làm trung tâm sang dạy học vì người học, phát triển các năng lực và phẩm chất của người học
Nhằm tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện CT, SGK mới (dự kiến từ năm học 2018-2019), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành nhiều công văn và tổ chức nhiều hội thảo chỉ đạo các Sở Giáo dục - Đào tạo và các trường THPT thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS Mục đích của cơ quan chỉ đạo cao nhất của ngành Giáo dục là muốn các nhà trường, các thầy, cô giáo, các nhà quản lý GD, HS, phụ huynh HS bước dần vào quỹ đạo đổi mới, đổi mới dần dần từng bước, tiếp cận với
Trang 10xu thế mới trong CT, SGK, PPDH, kiểm tra, đánh giá để khi thực hiện CT mới không
bỡ ngỡ Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý trong các nhà trường THPT : cần có những điều chỉnh, những thay đổi để pp quản lý thích ứng với PPDH mới
1.4 Những năm qua, các trường THPT ở huyện Mỹ Đức đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức quản lý nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và đặc biệt là quản lý đổi mới PPDH góp phần đưa công tác quản lý nhà trường từng bước đi vào ổn định, đáp ứng xu thế phát triển giáo dục chung của cả nước Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, việc quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPThuyện Mỹ Đức vẫn còn nhiều bất cập ngay trong từng khâu thực hiện chức năng quản lý: Kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra, cũng như vai trò chủ thể quản lý của người Hiệu trưởng nhà trường Thực trạng quản lý và cung cách quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các trường THPT nhìn chung chưa thích ứng được với sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới Giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý đổi mói PPDH nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một việc làm quan trọng và cần thiết Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn
đề tài “Quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức, Hà Nội ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2 Mục đích nghiền cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới CT, SGK sau năm 2018 và góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH ở hường THPT theo tiếp cận năng lực
3.2 Điều ha, phân tích, đánh giá thực hạng quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPT hên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực học sinh
Trang 11và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4 Bước đầu kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiền cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Yấn đề quản lý hoạt động đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu giáo dục theo tiếp cận năng lực HS
4.2 Phạm vi nghiên cứu
03 trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội
5 Phương pháp nghiền cứu
- Phương pháp phân tích, tổng họp lý thuyết: Hệ thống hóa các văn bản, tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng khung lí thuyết cho lãnh đạo quản lý đánh giá kết quả học tập của HS THPT theo tiếp cận năng lực
- Phương pháp điều tra thực tiễn: Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến khảo sát
đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đang công tác tại các trường THPT ưên địa bàn huyện Mỹ Đức , Hà Nội
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tọa đàm, xin ý kiến đánh giá của các
chuyên gia, các nhà quản lý có trình độ, nhiều kinh nghiệm về công tác QLGD Trên
cơ sở phân tích, đánh giá đó kết họp với thực trạng nghiên cứu rút ra kết luận họp lý nhất cho vấn đề nghiên cứu đề tài
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn,
6 Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở các trường THPT nói chung và trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập
do đó chưa đạt được các mục tiêu đề ra Nếu áp dụng một cách khoa học và sáng tạo các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực mà tác giả luận văn nghiêncứu đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới PPDH của GV, HS
và công tác quản lý của nhà giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới hiện nay
Trang 127 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực tại trường THPT
Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận nănglực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức - Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ởcác trường THPT huyện Mỹ Đức- Hà Nội
Trang 13Theo Ko-men-sky, để người học thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức Ông nói: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn” Ông còn viết: “GD có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên (GV) dạy ít hơn, học sinh (HS) học được nhiều hơn”.
Nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục NgaV.AKhu-đô-min-ki đã tổng kết nhữngthành công, thất bại của mình trong hơn 25 năm làm Hiệu trưởng cùng với nhiều tác giả đã đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Đó là sự phân công hợp lý trong Ban giám hiệu, xây dựng và bồi dưỡng giáo viên, tổ chức hội thảo khoa học,
1.1.2 Ở trong nước
Giáo dục Việt Nam từ khi đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay do sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội Do đó nhu cầu quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các nhà trường nói chung và các nhà trường THPT nói riêng ngày càng cấp thiết
Nhiều nhà nghiên cứu và làm công tác quản lý ở Việt Nam đã đề cập đến sự
Trang 14cần thiết phải đổi mới trong hoạt động dạy học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo
dục.Tiêu biểu là các công trình của các tác giả Bemd Meier, Nguyễn văn Cường (“Lý
luận dạy học hiện đại ", NXB ĐHSP Hà Nội, 2014),Trần Bá Hoành (“Đổi mới
phương pháp dạy học, chương trình và SGK ", NXB ĐHSP Hà Nội, 2007), Thái Duy
Tuyên với công trình “Một sổ vẩn đề đổi mới phương pháp dạy học", Phan Trọng Luận với bài viết "Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học ữong các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn ở THPT ", tác giả Lưu Xuân Mới có bài "Đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo", Quách Tuấn
Ngọc có bài "Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin Xu thể của thời
đại" Đặc biệt, tác giả Trần Ngọc Giao và cộng sự đã xây dựng “Tài liệu tập huấn chương trình bồi dưỡng cho Hiệu trưởng trường phổ thông theo liên kết Việt Nam- Singapore ”
Những công trình nghiên cứu cụ thể trong khuôn khổ các đề tài, các tạp chí khoa học, các luận án và luận văn thời gian qua đã dành sự quan tâm cho rất nhiều vấn
đề cụ thể của quản lí giáo dục ở các cấp và ngành học khác nhau, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học Một số bài báo gần đây trực tiếp bàn về những vấn đề bản chất của quản lí giáo dục (Đặng Thành Hưng, " Bản chất của quản lí giáo dục, Tạp chíKhoa học giáo dục số 60/9/2010; " Đặc điểm quản lí giáo dục và quản lí trường học trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế", Tạp chí Quản lí giáo dục, số 17 tháng 10/2010)
Theo Thạc sĩ Lương Ngọc Bình (Học viện Quản lý giáo dục), dạy học theo phương pháp tiếp cận năng lực là phương pháp dạy học nhắm trúng vào năng lực của người học để thiết kế chương trình “Muốn dạy học theo phương pháp tiếp cận năng lực đạt hiệu quả mong muốn thì khâu xác định sở thích và năng lực người học là quan trọng hàng đầu, nhưng chỉ dựa vào sở thích của người học thì đúng, nhưng chưa đủ
Để quyết định thành công, yếu tố có tính quyết định ở đây là năng lực người học Từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dạy học theo phương pháp tiếp cận nội dung Chươngtrình và nội dung giáo dục được xác định là chuẩn mực, không được phép xê dịch Khihọc họ không biết học để làm gì, khi làm không hiểu tại sao phải làm, Thạc sĩ Bình
Trang 15khẳng định, chính do sự nghiêm túc thái quá vô hình trung là nguyên nhân sâu xa của
sự thụ động không dám sáng tạo, không dám vượt qua những yếu tố chuẩn mực truyềnthống, mặc dù những yếu tố đó đã lạc hậu, bất cập
Nghiên cứu về thực tiễn quản lý các mặt hoạt động dạy học có các luận văn: Luận văn thạc sĩ QLGD của tác giả Lê Thành Hiếu ( “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2006); Luận văn thạc sĩ QLGD của tác giả Ngô Hoàng Gia ( “Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”, năm 2007); Luận văn thạc sĩ QLGD của Lê Sĩ Hải ( “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập của HS THPT huyện Thọ Xuân- Thanh Hoá” 2007); Luận văn thạc sĩ QLGD của Trần Thị Bích Vân với đề tài ( “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT Huyện Vũ Thư- tỉnh Thái Bình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”, 2011)
Nhìn chung tất cả các công trình nêu trên đều đã đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông hiện nay, và đã chỉ ra được sự cần thiết cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đổi mới PPDH Đồng thời cũng đã khẳng định được thay đổi nhà trường và thay đổi PPDH là điều tất yếu trong
sự phát triển của xã hội hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động đổi mới PPDH dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT
ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
1.2 Năng lực và tiếp cận năng lực trong giáo dục
1.2.1 Khái niệm
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia”
Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc Năng lực cũng được hiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học Có nhiều đinh nghĩa khác nhau về năng lực
Trang 16Theo từ điển tâm lý học (Yũ Dũng, 2000): “Năng lực là tập hợp các tính chất
hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định
Theo John Erpenbeck: “năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như
khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hoá qua chủ định , \
Weinert (2001) định nghĩa: “ năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được
hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt ”
Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức họp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm Khái niệm năng lực gắn hen với khả năng hành động Năng lực hành động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động
Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giảiquyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghềnghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
• Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu dạy học: mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
• Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được hên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
• Năng lực là sự kết hợp của tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn ;
• Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức
độ quan trọng; cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phưoug pháp;
• Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống: ví dụ
Trang 17như đọc một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ;
• Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trong việc giáo dục và dạy học;
• Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định ữong các chuẩn: Đen một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể, cần phải đạt được những gì?
1.2.2 Mô hình cẩu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kếthợp của 4 năng lực thành phần sau:
Các thành phần cẩu trúc của năng lực
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực phương pháp
- Năng lực xã hội
- Năng lực cá thể
Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng
tư duy lôgic, phân tích, tổng họp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ
hệ thống và quá trình Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn
Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những
hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương phápchuyên môn
Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức
Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối họp
Trang 18chặt chẽ với những thành viên khác.
Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá
được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giátrị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lũih vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, ữong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người
ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của GV bao gồm những
nhóm cơ bản sau: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá, chẩn đoán
và tư vẩn; năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức,
kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết họp các năng lực này
Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc khối OECD, người ta cũng sử dụng mô hình đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm
chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.
Nhóm năng lực chung bao gồm:
• Khả năng hành động độc lập thành công;
• Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;
• Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất;Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây:
• Giải quyết các vấn đề toán học;
• Lập luận toán học;
• Mô hình hóa toán học;
• Giao tiếp toán học;
• Tranh luận về các nội dung toán học;
Trang 19• Vận dụng các cách trình bày toán học;
• Sử dụng các ký hiệu, công thức, các yêu tố thuật toán
1.2.3 Tiếp cận năng lực trong giáo dục
Tiếp cận theo hướng năng lực thực chất là tiếp cận đầu ra, có điều đầu ra là cácnăng lực chung, tiếp cận về mặt kiến thức hay về mặt năng lực Xu hướng mới nhất hiện nay là tiếp cận theo hướng năng lực, họ hình dung ra HS tốt nghiệp phổ thông phải có được những năng lực như thế nào để nó ứng phó được với cuộc sống bên ngoài bên cạnh năng lực chung mà ai cũng phải có, cần có những năng lực chuyên biệt: âm nhạc, vẽ, văn, năng lực toán học, năng lực sáng tạo w tư duy phê phán, nănglực chung ai cũng cần có trong cuộc sống
Xu thế năng lực trong nhà trường để hình thành năng lực đó mình phải lựa chọn những môn học có vai trò chủ đạo để giảm đầu môn học đừng bắt HS phải học quá nhiều môn học, hình thành năng lực là không cần nhồi nhét, cách dạy và yêu cầu
HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống đời sống tránh chạy theo nội dung
Các chuyên gia giáo dục đều thống nhất với việc cần đổi mới chương trình, đổimới SGK, đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá nhưng làm thế nào đểcác hình thức này được thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam Vì theo các chuyên gia giáo dục, giáo dục phương Tây có những điểm khác biệt và nhữngđiều kiện thuận lợi nên chứng ta chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm chứ không sao chép hay bắt buộc giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi theo cách làm của họ
13 Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Theo quan điểm của lý luận dạy học, PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động, tưomg tác được điều chỉnh của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ dạy học Tác giả Trần Bá Hoảnh xác đinh: “Phương pháp dạy học là cách
thức, con đường GV hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ
động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học” [15].
Theo đó, PPDH chính là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình
Trang 20tự nhất định của GY để tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính nhờ vậy mà đạt được những mục tiêu dạy học PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy
Trong quá trình dạy học không có PPDH nào được coi là vạn năng và cũng không có PPDH cho một sự chuyên biệt nào, vì vậy trong quá trình dạy học người GVphải biết phối hợp vận dụng các PPDH như là một sự tương tác đa dạng, khi độc thoại lúc đàm thoại, diễn dịch, tổng hợp, để tạo thành một môi trường dạy học họp tác, cùng phát triển
Thực hiện các PPDH là nhà giáo đem đến cơ hội cho HS các con đường khám phá tri thức, nhận biết và lý giải tồn tại khách quan, đồng thời nhà giáo cũng được củng cố vốn tri thức, phát hiện ra những mặt mạnh, yếu của kiến thức bản thân mình, của PPDH hiện có để rồi tự học, tự bồi dưỡng, thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận nội dung bài học, cách tiếp cận người học Dạy học như thế là dạy học đồng sáng tạo, đồng hiện hai chủ thể thầy và trò, tương tác phát triển và thống nhất trong tổ chức hành động chiếm lũih tri thức bài học PPDH nên lấy tự học làm trọng, quản lý dạy học cũng đề cao quá trình mỗi chủ thể tự quản lý, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu dạy học
1.3.2 Quan niệm về đỗi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH được tiếp cận theo nhiều khía canh khác nhau, tùy theo mỗi cách tiếp cận sẽ có những quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất: Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, phù họp với đặc điểm của môn học
Như vậy có thể hiểu đổi mới PPDH không phải là phủ định các PPDH truyền thống và tuyệt đối hóa các phương PPDH hiện đại Trong đổi mới PPDH cần khai thácnhững yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống, sử dụng chúng một cách họp lí, có
Trang 21hiệu quả trong sự kết họp hài hòa với các PPDH hiện đại.
Đổi mới PPDH không phải là hoạt động đơn lập từ phía thầy- ừò mà hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tu duy, năng lực lãnh đạo của người quản lý trường học Người Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai thực thi, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường
Những hoạt động chỉ đạo của Hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường như: Hoạt động dạy học của GV và HS, viết sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, các hội giảng, thi GY giỏi, HS giỏi, Như vậy, Hiệu trưởng thường xuyên tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động đổi mới PPDH, và sự tác động ấy không rời rạc, không thụ động mà cần chặt chẽ, chủ động, bao quát, ữọng tâm vào mối quan hệ giữa các chủ thể dạy học
1.3.3 Mục đích, yêu cầu của việc đỗi mới PPDH ở trường THPT
1.3.3.1 Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường THPT
Đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước ta Đây cũng là vấn đề cấp bách đang được Đảng, Nhà nước quan tâm thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như các Nghị quyết Trung ương, Đại hội Đảng, trong Luật giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục
Điều 28 Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù họp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS ” [21]
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, một trong những giải pháp để phát triển giáo dục ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục” Để thực hiện giải pháp trên Chính phủ cũng đã xác định biện pháp là “tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [4]
Trang 22Thực tế, xã hội Việt Nam đang không ngừng thay đổi, hội nhập kinh tế toàn cầu Điều này đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động có tri thức, có năng lực
để đáp ứng với yêu cầu của xã hội Trường học chính là nơi xây dựng và bồi dưỡng nguồn lực lao động đó Nhu cầu xã hội thay đổi đã đặt ra yêu cầu cho nhà trường cần phải đào tạo được những HS có tri thức và kỹ năng thực hành Vậy làm thế nào để có được những HS đáp ứng được yêu cầu đó của xã hội? chúng ta đều biết rằng việc học tập chỉ có kết quả khi người học phát huy được nội lực để phát triển chính mình Nếu trong quá trình học tập HS không tích cực suy nghĩ, tự tìm tòi, không có sự nỗ lực cao
để tự chiếm lĩnh tri thức, thì HS chỉ có thể tiếp thu được những gì thầy truyền thụ Và như vậy người học khó có thể phát huy được tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo
và khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống
Bên cạnh đó, nếu như bản thân người GV trong quá trình dạy học không tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của mình thì không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội, không đáp ứng được nhu cầu của người học Chính vì vậy đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực cũng là một ừong những cách thứcgiúp người GV nâng cao trình độ năng lực sư phạm của bản thân, qua đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, nâng cao vị thế của nhà trường
1.3.3.2 Yêu cầu của việc đổi mới PPDH ở trường THPT
Bản chất của đổi mới PPDH phải bắt đầu từ đặc điểm chính chủ thể của hoạt động học của HS, theo tinh thần: “ Phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập Phân hoá vừa sức cố gắng của từng đối tượng Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho HS”
Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới cách tổ chức, quản lý nội dung, chương trình dạy học để tối ưu hoá quá trình dạy học Sử dụng phối hợp các PPDH trong quá trình đổi mới PPDH
Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong trường học và toàn bộ hệ thống GD&ĐT để thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Nhìn chung muốn đổi mới PPDH có hiệu quả, phải thực hiện một cách có hệ
Trang 23thống, đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học các môn học, cũng như toàn bộ hoạtđộng của nhà trường.
Đổi mới PPDH không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sởphát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi phương pháp học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học
Bởi vậy, ở trường THPT yêu cầu đổi mới PPDH là:
+ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS; dạy học kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác, giữa hình thức cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp
+ Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS.+ Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống
+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học,
tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin cho HS
+ Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDH được trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của công nghệ
+ Dạy học chú trọng đến đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá
và tăng cường hiệu quả việc đánh giá
+ Đối với người học cần tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn
Có thể nói, hoạt động đổi mới PPDH diễn ra rất dài lâu, là hoạt động sáng tạo hàng ngày của cả thầy và trò, vì vậy để đảm bảo đổi mới PPDH có kết quả, phải có định hướng đúng
1.4 Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường
1.4.1 Quản lý nhà trường
Trang 241.4.1.1 Khải niệm “Quảnlỷ”
Đã có rất nhiều người định nghĩa về quản lý Trong Luận văn này “Quản lý’’
được hiểu theo từ điển Bách khoa Việt Nam [29]: “Quản lý là chức năng hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới hạn khác nhau (xã hội, sinh học, kỹ thuật) bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định ,duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thựchiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” và theo tác giả Trần Kiểm:
“Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết họp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”[24].Mọi hoạt động quản lý được thực hiện thông qua các chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý
1.4.1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý
Chức năng quản ỉý:ìầ tổ họp các hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý, nhằm
thực hiện các mục tiêu quản lý Hoạt động quản lý có bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm ưa (Sơ đồ 1.1)
- Chức năng kế hoạch hóa: là việc xác định các mục tiêu của tổ chức, đồng
thời xác định các con đường, các cách thức và biện pháp, cùng các nguồn lực cần đáp ứng để đạt được các mục tiêu Thực hiện chức năng kế hoạch hóa nhằm xây dựng các
kế hoạch hoạt động của tổ chức và của cá nhân người quản lý
- Chức năng tổ chức: Nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý cùng các mối
quan hệ giữa chúng Đó là quá trình phân công, phân bố sắp xếp và phối họp các nguồn lực để thực hiện thành công các đạt được các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo chính là quá trình thực hiện các tác động điều
khiển, dẫn dắt, gây ảnh hưởng đến các thành viên, các bộ phận trong tổ chức để hướngmọi công việc đạt đến mục tiêu chung người quản lý có trình độ năng lực tổ chức, tập họp, liên kết, động viên cán bộ thuộc quyền thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức phân công
- Chức năng kiểm tra: Phát hiện, đánh giá kết quả hoạt động, phát hiện các
lệch lạc, sai sót nảy sinh trong quá trình thực hiện, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và
Trang 25đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa, đảm bảo cho kế hoạch đề ra được thực hiện thành công, cần có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, sắp xếp tổ chức họp lý, xác định rõ tráchnhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận thì kiểm tra mới đạt kết quả mong muốn.
Ngoài ra, trong điều kiện xã hội thông tin ngày nay vai trò của thông tin trong
quản lý cũng được coi như một chức năng của quản lý.
Trong QLGD, biện pháp quản lý là tổ họp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý (nhà quản lý) nhằm tác động lên đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ vận hành đạt mục tiêu quản lý đã đề ra và phù họp với qui luật khách quan
Do vậy, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm, phải nhạy cảm, linh hoạt và mềm dẻo để tiên đoán trước hoàn cảnh, tình huống mà đối tượng quản lý đặt ra thì mới có được các quyết định đúng trong việc lựa chọn biện pháp quản
Trang 26lý hữu hiệu.
1.4.1.4 Khải niệm “Quản lỷ nhà trường”
Hoạt động quản lý trong lũih vực giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô và góc độ vi mô
Ở góc độ vi mô, quản lí giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể được xem là đồng nghĩa với quản lý nhà trường Chủ thể của QLGD là chủ thể quản lý nhà trường, đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố thamgia vào quá trình đó như GY, HS, các lực lượng khác, csvc, tài chính,
Tuy nhiên trong nhà trường, GY, HS vừa là đối tượng vừa là đồng chủ thể quản lý Với tư cách là đối tượng quản lý, họ chịu tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) Với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ tự quản lý Song quản lý nhà trường trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của người Hiệu trưởng nhà trường
Theo tác giả Phạm Minh Hạc [10]: “Quản lý nhà trường là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tỉnh chất của nhà trường Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội ”
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường
1.4.2 1 Khái niệm “hoạt động dạy học”
Dạy học gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, hai hoạt động
này thống nhất biện chứng với nhau: hoạt động này lẩy hoạt động kia làm tiền đề tồn
tại của mình Nếu thiếu quan tâm đến một trong hai hoạt động đó, hoặc sự phối họp
hoạt động dạy học không họp lý thì hoạt động dạy học không thể có hiệu quả cao Trong đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của GV, HS tích cực, tự giác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Trang 27* Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Trong hoạt động dạy
học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò có mối liên hệ thống nhất biện
chứng,
* Hoạt động dạy (của GV): là tổ chức, điều khiển hoạt động học của trò, giúp
cho người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và những giá trị theo mục tiêu giáo dục đề ra Hoạt động dạy bao gồm việc GY đề ra các yêu cầu, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh nhận thức học tập của HS, đảm bảo mối liên hệ ngược thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả
* Hoạt động học (của HS): là một dạng hoạt động nhận thức đặc trưng của HS,
có ý thức, có đối tượng nhằm mục đích lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những giá trị
và phưorng thức tự học, hành động và phát triển bản thân Thực chất hoạt
động học là quá trình người học lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy nhằm biến đổi bản thân, để hình thảnh và hoàn thiện nhân cách của mình
1.4.2 2 Quản lỷ hoạt động dạy học
Nếu quản lý quá trình dạy học là quản lý sự tương tác và vận động của tất cả các nhân tố cấu trúc của nó thì quản lý hoạt động dạy học chủ yếu là quản lý hai hoạt động dạy và học trong mối quan hệ thống nhất biện chứng của chúng
Quản lý hoạt động dạy học, trước hết là phải quản lý tốt hoạt động dạy của người thầy thể hiện ở các khâu thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, giáo án, việc dựgiờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện đánh giá kết quả dạy học thông qua việc chấm chữa bài, cho điểm theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên
Bên cạnh đó, quản lý hoạt động học tập của trò nhằm rèn luyện ý thức học tập cho HS để lũih hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trên cơ sở đó xây dựng nền nếp học tập, phương pháp học tập đúng đắn nhằm đạt chất lượng và hiệu quả học tập
Quản lý hoạt động dạy học còn là quản lý các điều kiện vật chất - kĩ thuật và môi trường dạy học phục vụ hoạt động dạy và học
1.5 Quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận năng lực
1.5.1 Nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận
Trang 28năng lực
- Quản lý xây dựng kể hoạch thực hiện chưomg trình dạy học
Chương trình dạy học là một căn cứ pháp lý để Nhà nước tiến hành chỉ đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường Đồng thời, nó cũng là căn cứ pháp lý để Hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy và hiệu quả giảng dạy của GY
Chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ
sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt kết quả đầu ra mong muốn
Quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả năng lực đầu ra đã quy định, nhấn manh năng lực vận dụng của họcsinh
Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chưong trình dạy học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chưong trình giáo dục phổ thông, phù họp với điều kiện thực tếcủa nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh
- Quản lỷ việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp:
Soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là lao động sáng tạo của người GY nhằm tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ), nội dung, phương tiện,phương pháp,hình thức lên lớp của bài học phù họp với các đổi tượng
HS khác nhau Trong quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực người quản lý phải thực hiện quản lý tổ chức xây dựng các chuyên đề dạy học, biên soạn câu hỏi/bài tập và thiết kế tiến trình dạy học cụ thể:
Xây dựng chuyên đề dạy học: Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theotừng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên
đề dạy học phù họp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
Trang 29chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Biên soạn câu hỏi/bài tập: Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả bốn mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm ưa, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh ưong dạy học
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở ưong và ngoài lớp học Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước ưong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được
sử dụng Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó ưong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học
Phân tích, rút kinh nghiệm bài học: Quá trình dạy học theo tiếp cận năng lục mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hưóng hoạt động học cho học sinh của giáo viên
Trang 30- Quản lý giờ lên lớp của GV:
Giờ lên lớp của GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
ọc Mức độ phù họp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm
cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh
Mức độ họp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức
hoạt động học của học sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học
sinh
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích
học sinh họp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh ttong trình bày, trao đổi, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chinh xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh
Trang 31dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học; nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngoài dự kiến nó giữ vai trò quyết đinh đến chất lượng dạy học Tổ chức dạy học và dự giờ.
Đối với quản lý giờ lên lớp của giáo viên trong đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực căn cứ trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy
Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
- Quản lý việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới
PPDH theo tiếp cận năng lực: Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả HS học tập trên lớp
cùng với việc chấm chữa bài kiểm tra, kiểm tra học kỳ; xếp loại HS là không thể thiếu trong quản lý hoạt động của GV Thông qua kết quả học tập của HS đế so sánh với mục tiêu, đánh giáchất lượng dạy học của GV và HS, rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý, cũng như để điềuchỉnh kịp thời việc dạy và học
- Quản lý công tác bồi dưỡng GV đổi mới PPDH theo tiếp cận năng ỉực:GV có vai trò
chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học; do đó phải thường xuyên bồi dưỡng phấm chất và năng lực Hiệu trưởng cần tạo nên động lực của việc tự học, tự bồi dưỡng suốt đời của GV, bằng việc xây dựng cơ chế quản lí, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho
tự học, tự bồi dưỡng
- Quản lý csvc và TBDH: Đây là điều kiện và phương tiện lao động sư phạm của GV
và phương tiện học tập của HS, là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao chấtlượng dạy học Các thiết bị dạy học (TBDH) làm thay đổi phương pháp và hình thức dạy học, làm cho nội dung dạy HS động, diễn cảm và hứng thú hơn, giúp cho GY tổ chức điều khiển tối
ưu quá trình nhận thức tích cực của HS, tạo ra quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý
- Quản lý hoạt động học tập của HS Quản lý động cơ, thái độ học tập, Quản
lý phương pháp học tập ở trường cũng như ở nhà Quản lý hoạt động học tập của HS trong đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực cần tạo điều kiện để hình thành phương pháp tự nghiên cứu, phương pháp đọc tài liệu Khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát hiển năng lực
Trang 32tiềm tàng trong mỗi HS.
- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH và kiểm traphải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học, tổ chức được lực lượng kiểm tra (GY cốtcán, tổ trưởng chuyên môn, các GV trong cùng bộ môn, mời GY dạy giỏi của trường bạn ) và kết họp nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra để đánh giá GV khách quan cũng như có những ý kiến tư vấn kịp thời giúp GV điều chỉnh việc dạy học theo đúng yêu cầu đổi mới
- Hiệu trưởng cần chú trọng tạo động lực cho GV trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH Hiệu trưởng theo sát, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện để GV thực hiện nhiệm vụ Khen thưởng kịp thời những GV có ý thức, trách nhiệm và thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH và phê bình nhắc nhở những GV chưa tích cực đổi mới PPDH
1.5.2 Quy trình quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT theo tiếp cận năng lực.
Đổi mới PPDH là một sự thay đổi và quản lý đổi mới PPDH chính là quản lý sự thay đổi Vì vậy, quản lý sự thay đổi có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường THPT
Quản lý sự thay đổi được xác định như một tập họp toàn diện các qui trình cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và các bước đánh giá quá trình thay đổi trong mọi hoạt động của tổ chức
Dựa theo các tác giả Lewin, Đặng Xuân Hải và tham khảo một số tác giả khác, chúng tôi xác định qui trình quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi có thể gồm có bốn bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho thực hiện đổi mới PPDH:
Ở bước này người Hiệu trưởng cần làm cho mọi GV hiểu đúng mục đích, nội dung của việc đổi mới PPDH Trước hết người Hiệu trưởng phải nhận diện được đổi mới PPDH phải diễn ra trong trường THPT do yêu cầu của sự phát triển giáo dục, dưới sự chỉ đạo của ngành và
do chính sự mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục của trường đặt ra Mục đích của đổi mới PPDH là để giải quyết mâu thuẫn tri thức ngày càng tăng nhanh mà thời gian đào tạo có hạn; đểđào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hoà nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là:
Trang 33- Tính sáng tạo, năng động, Tính tự lực và trách nhiệm.
- Năng lực hành động, giải quyết vấn đề, năng lực cộng tác làm việc
- Khả năng học tập suốt đời
Do đó đổi mới PPDH, áp dụng các PPDH tích cực sẽ giúp người học phải tự cải biến chính mình Dạy học tích cực sẽ giúp người học tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn của bản thân về các PPDH tích cực và yêu cầu đổi mới PPDH trong trường học, Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chia sẻ sự hiểu biết này đến toàn thể GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS Đồng thời Hiệu trưởng cũng cần phải nhận diện ra được những khó khăn mà trường mình đang phải đối mặt khi thực hiện sự thay đổi này Đặc biệt là nhận diện ra thói quen khó thay đổi, "sức ỳ" mà GY, HS đang có Cạnh đó phải phân tích được thấu đáo tâm lý của GY, HS hay nắm bắt được các trạng thái tâm lý của họ khi thực hiện đổi mới PPDH để tìm cách hóa giải
Tiếp theo đó cần chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới PPDH:
- Hiệu trưởng cần chuẩn bị tâm thế cho bản thân và cho mọi thành viên trong trường đểbắt đầu thực hiện việc đổi mới PPDH
- Chuẩn bị về nhận thức cho cán bộ quản lý (CBQL), cho GV, HS về PPDH tích cực vàyêu cầu đổi mới PPDH
- Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai đổi mới PPDH
Để thực hiện tốt bước này các nhà trường cần khuyến khích các ý tưởng đổi mới bằng việc tuyên truyền các thông tin về bối cảnh và học tập kinh nghiệm ở các trường tiên tiến hoặc những điển hình, tổ chức các buổi toạ đàm thường xuyên hom để thảo luận về các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH
Bước 2: Xây dựng kể hoạch triển khai đổi mới PPDH.
Nhà trường phải tìm hiếu các căn cứ để thực hiện đổi mới PPDH, thu thập thông tin về đổi mới PPDH như các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT) vềđổi mới PPDH ở trường THPT; Các văn bản hướng dẫn thực hiện chưomg trình giáo dục THPT Tiếp đến, các cán bộ quản lý phải phân tích bối cảnh, đặc điểm cụ thể của nhà trường như: phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lượng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ
Trang 34của họ trước yêu cầu đổi mới PPDH ); HS (chất lượng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào cáchoạt động học tập ); csvc (những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? cần bổ sung những gì? ); những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quá trình thay đổi Đây sẽ là những căn cứ, những cơ sở để nhà quản lý xây dựng định hướng, kế hoạch cụ thể choviệc thực hiện đổi mới PPDH ở nhà trường.
Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới
PPDH.Thông thường mục tiêu cụ thể của giai đoạn đầu của sự thay đổi là “phá vỡ sức ỳ” của
GV về đổi mới PPDH Tiếp đến là làm cho mọi GY, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH; sau đó là thống nhất cách làm.Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của việc đối mới PPDH trong trường học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thường xuyên
Xác định trọng tâm của các mục tiêu: là việc đặt trọng tâm cho mục tiêu đối với từng giai đoạn “thay đổi” Chẳng hạn, trọng tâm của giai đoạn đầu thực hiện đổi mới PPDH là phá
vỡ sức ỳ của thói quen trong GV, nâng cao nhận thức của GY về các PPDH tích cực; trọng tâm của giai đoạn triển khai thí điểm đổi mới PPDH là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ưu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH; trọng tâm của giai đoạn triển khai đại trà là giúp 100 % GV có thể thực hiện dạy và học tích cực ữong một số bài dạy của mình
Lập kế hoạch triển khai đổi mới PPDH: Khi lập kế hoạch điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu của đổi mới PPDH và xác định các yếu tố chính của vấn đề đó; lên danh sách những việc cần làm và tiến độ phù hợp, phân công người phụ trách, người tham gia vào các công việc,phân phối nguồn lực họp lý, dự kiến các biện pháp và cách thức duy trì đổi mới PPDH để đạt được mục tiêu dự kiến Lập kế hoạch là công việc cần thiết Các kế hoạch cần phải được tham khảo ý kiến rộng rãi trong phạm vi nhà trường càng nhiều càng tốt và có được mức độ ủng hộ đông đảo càng khả thi
Bước 3: Tiến hành thực hiện đổi mới PPDH:
Tiến hành đổi mới PPDH trong nhà trường là quá trình triển khai kế hoạch đổi mới PPDH vào thực tiễn, bao gồm một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quản lý
Trang 35Trong tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trưởng nhà trường cần tập trung vào các công việc:
- Trao đổi về chương trình đổi mới PPDH với các GV để GV có thể nắm được nội dung, phương hướng cho sự thay đổi
- Phân công đội ngũ GV giảng dạy khoa học, họp lý
- Phân công rõ trách nhiệm, ủy nhiệm quyền hạn cho cá nhân cụ thể để dễ dàng trong việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH
- Tạo sự cam kết trách nhiệm với GV gắn với nhiệm vụ được giao để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
- Tạo điều kiện cho sự thay đổi Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trưởng phải chú trọng tạo điều kiện tốt nhất cho GY cả về thời gian lẫn vật chất (nguồn lực CSVC) để
GV yên tâm thực hiện đổi mới PPDH
- Hạn chế các phản kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH (khôngđược tất cả mọi người ủng hộ việc đổi mới PPDH, tư tưởng không muốn thay đổi, thỏa mãn vớinhững cái hiện có của đại bộ phận GV, hay do thiếu kiến thức, kỹ năng đổi mới PPDH cũng như trong quá trình quản lý thực hiện đổi mới PPDH là những rào cản có thể gặp phải trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH cần phải tìm cách để vượt qua ,)
Bước 4: Đánh giá và duy trì thực hiện đổi mới PPDH:
Trong các bước này, việc đánh giá đổi mới PPDH chính là đánh giá về các mặt sau đây:
- Đánh giá xem việc thay đổi nhận thức của GY về vấn để đổi mới PPDH ở mức nào (số lượng và tỷ lệ người đã thay đổi nhận thức và sẵn sàng đổi mới)
- Đánh giá về việc thay đổi cách soạn bài và lập kế hoạch lên lớp theo định hướng đổi mới PPDH
- Đánh giá về cách tổ chức giờ dạy học theo hướng tích cực và đánh giá về kết quả lĩnh hội tri thức của HS,
Kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH là quá trình người Hiệu trưởng xem xét thực tiễn đế phát hiện, đánh giá thực ừạng về đổi mới PPDH nhằm:
- Khuyến khích những nhân tố tích cực; uốn nắn những sai lệch, hạn chế
- Đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt
Trang 36được mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra.
Trong quá trình quản lý đổi mới PPDH của nhà trường, nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp tục đổi mới PPDH rất quan trọng Đó là việc người Hiệu trưởng và những người được phân công phải sát sao theo dõi tiến độ thực hiện, duy trì sự cân bằng ừong quá trình đổi mới, xem xét các kết quả thu được (thành công, thất bại và nguyên nhân của chúng) từ đó có những điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch một cách phù hợp Đây là một giai đoạn duy trì, củng cố sự thay đổi
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực
1.5.3.1 Các yếu tố chủ quan - Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về chất lượng
và hiệu quả hoạt động của trường mình Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực ữiển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng Các phẩm chất tâm lý của Hiệu trưởng và trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lý nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử
lý các thông tin, và uy tín của người Hiệu trưởng góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH
- Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV
Đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo là dạy chữ, dạy người chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới phương pháp dạy học: thầy giáo không chỉ là người giảng dạy mà còn là người thúc đẩy việc học tập của HS và là lực lượng nòng cốt để thực hiện đổi mới PPDH J.Delors, nhà giáo dục lớn từng tham gia trong ủy ban giáo dục của UNESCO cho rằng: “Không có một nền giáo dục nào vượt quá tầm đội ngũ những GV đang làm việc cho nó” Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò của GV là lực lượng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng
- Năng lực và phẩm chất của học sinh
Phẩm chất trí tuệ, năng lực của HS là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhưng HS không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức căn bản, không chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mới PPDH cũngkhó được cải thiện Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức
Trang 37trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.
1.5.3.2 Các yểu tố khách quan
- Chính sách, chủ trương về đỏi mới phương pháp dạy học
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường csvc của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên”
Luật Giáo dục sửa đổi 2009 cũng nêu rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/
TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế” Trong đó, mục tiêu của đổi mới giáo dục được xác định rõ: Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hom công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Xây dựng nền giáo dục
mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phưomg thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập
Nghị quyết 88/QH-NQ, Quốc Hội đã nhất trí thông qua đề án “đổi mới Chương ưình Giáo dục phổ thông ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Một trong những điểm quan trọng của
Đe án là chuyển từ xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Định hướng này đòi hỏi PPDH ở các nhà trường cũng phải thay đổi, phải chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, lấy thầy làm trung tâm sang dạy học vì người học, phát triển các năng lực và phẩm chất của người học
Những văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướngdẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDHtheo tiếp cận năng lực ở các trường THPT hiện nay
Trang 38- Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường
Đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực luôn gắn liền với các yêu cầu về CSYC csvc đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH Yì vậy, các trường THPT phải tổ chức xây dựng hệ thống csvc, TBDH phù họp với nội dung chương trình, SGK, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống
csvc, TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.
Trang 39ĐIỀU KIỆN DẠV HỌC
NT
- Ỷ thức trách nhiệm của gia đình và cộng đồng
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là nơi thỏa mãncác điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em Truyền thống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó
Các yếu tố chủ quan được xem là nội lực Các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại
lực sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện và nội lực
là nhân tố quyết định
/ CHÍNH SÁCH, \
CH ủ TRƯƠNG VÌ ĐỔI MỚI PPDH
Trang 40Kết luận chương 1
Phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học Cùng một nội dung nhu nhau, nhưng bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của các em học sinh hay không, có làm cho các em yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc vào PPDH của giáo viên Trong xu thế đổi mới dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, đổi mới PPDH là một nội dung cơ bản trong đổi mới quản lý hoạt động dạy - học ở trường THPT
Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực trong nhà trường phổ thông nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo phát huy năng lực của HS
Nội dung quản lý đổi mod PPDH trong trường THPT bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động: từ quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học đến quản lý việc soạn bài
và chuẩn bị giờ lên lớp; từ quản lý giờ lên lớp của GV đến quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH; từ quản lý công tác bồi dưỡng GY đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đến quản lý csvc và TBDH,
Quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT cũng trải qua bốn bước: Chuẩn bị thực hiện đổi mới PPDH; kế hoạch triển khai đổi mới PPDH; tiến hành thực hiện đổi mới PPDH; đánh giá và duy trì thực hiện đổi mới PPDH
Có thể nói, đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực là một bước đột phá rất quan trọng trong thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục Trong công tác chỉ đạo, Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững những vấn đề về khoa học quản lý và đổi mới PPDH
CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG Lực Ở CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN MỸ ĐỨC- HÀ NỘI 2.1 Thưc trang hoat đông day hoc và đổi mói PPDH trong các trường THPT huyện Mỹ Đức