Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện đông sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
810,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ DUY HẢI MỘTSỐGIẢIPHÁPQUẢNLÝHOA ̣ T ĐÔ ̣ NG ĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPDẠYHỌCỞCÁCTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞHUYỆNĐÔNGSƠNTỈNHTHANHHÓALUẬNVĂNTHẠCSĨKHOAHỌCGIÁODỤC Nghệ An – Năm 2012 BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ DUY HẢI MỘTSỐGIẢIPHÁPQUẢNLÝHOA ̣ T ĐÔ ̣ NG ĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPDẠYHỌCỞCÁCTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞHUYỆNĐÔNGSƠNTỈNHTHANHHÓA Chuyên Ngành: Quảnlýgiáodục Mã số: 601405 LUẬNVĂNTHẠCSĨKHOAHỌCGIÁODỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TỨ Nghệ An – Năm 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, người thân và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồngKhoahọc và Đào tạo Trường Đại học Vinh, sởGiáodục và Đào tạo tỉnhThanh Hóa, phòng Giáodục và Đào tạo huyệnĐông Sơn, các thầy cô giáo, đội ngũ cán bộ quảnlý của 19 trường THCS trong huyệnĐôngSơn cùng đông đảo đồng nghiêp đã nhiệt tìnhquản lý, giảng dạy cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơsở thực tế, đóng góp những ý kiến quí báu cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Tứ, người hướng dẫn khoahọc đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phươngpháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tác giả hoàn thànhluậnvăn này. Mặc dù rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng trong bài luậnvăn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những lời chỉ dẫn ân cần của các thầy cô giáo, ý kiến trao đổi của quí đồng nghiệp để bài luậnvăn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn ! Nghệ An, tháng 9 năm 2012 Lê Duy Hải 3 MỤC LỤC Trang BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬNVĂN PP : Phươngpháp PPDH : Phươngphápdạyhọc THCS : Trunghọccơsở QLGD : Quảnlýgiáodục XHCN : Xã hội chủ nghĩa THPT : Trunghọc phổ thông SGK : Sách giáokhoa CBQL : Cán bộ quảnlý XHH GD : Xã hội hóagiáodục HSG : Học sinh giỏi GV : Giáo viên CM : Chuyên môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh CSVC : Cơsở vật chất TBDH : Thiết bị dạyhọc QLDH : Quảnlýdạyhọc CNTT : Công nghệ thông tin KTNB : Kiểm tra nội bộ ĐCSVN : Đảng Cộng Sản Việt Nam PHHS : Phụ huynh học sinh CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD Giáodục GD & ĐT : Giáodục và đào tạo MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Về mặt lí luận Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển sự nghiệp GD, thực sự xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã chỉ rõ “… Từng bước áp dụng cácphươngpháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, sớm chấm dứt tình trạng dạy chay …” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đưa ra định hướng phát triển GD là: “…Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimớicơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổimớicơ chế tài chính GD. Thực hiện kiểm định chất lượng GD, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môitrường GD lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội ”. Chỉ thị 15 của Bộ GD & ĐT đã nêu rõ: “ Đổimớiphươngpháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hóahoạtđộnghọc tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”, “Đổi mớiphươngpháp giảng dạy và học tập là nhiệm vụ quan trọng của từng trường (khoa) sư phạm, từng bộ môn, của mỗi giảng viên và mỗi sinh viên, học sinh sư phạm, trong đó đi đầu phải là giảng viên các bộ môn phươngpháp giảng dạy, bộ môn tâm lý GD học ”. Dạyhọc là loại hình lao động sáng tạo thường xuyên đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Đổimới PPDH là vấn đề bức xúc hiện nay, trước yêu cầu của đổimới GD phổ thông và thay sách giáo khoa. Đổimới PPDH như thế nào ? Quảnlýđổimới 5 PPDH ra sao ? Thế nào là PPDH cũ ? Chỉ thị số 40 CT-TW của Ban Bí thư trung ương đã đề cập đến vấn đề này “ Chất lượng CM, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáocó mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổimới GD và phát triển kinh tế xã hội, đa sốvẫndạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học” [1-1]. Vấn đề quảnlýđổimới PPDH theo định hướng tích cực là vấn đề bức xúc. 1.2. Về mặt thực tiễn ĐôngSơn là mộthuyện tiếp giáp thành phố Thanh Hoá, là địa phươngcó truyền thống hiếu học và lịch sử vănhoá lâu đời; chính trị, kinh tế, xã hội tương đối ổn định. Trong những năm qua ngành GD ĐôngSơn đã đạt được những thành tựu nổi bật, là huyệncó phong trào được đánh giá trong tốp đầu của tỉnh, đặc biệt là GD phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Để nâng cao chất lượng GD đáp ứng những yêu cầu KT - XH trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi công tác quảnlýđổimới PPDH phải được quan tâm chỉ đạo một cách đúng mức. Song, nhìn chung việc đổimới PPDH trong nhà trường hiện nay chưa có sự thay đổi rõ rệt, sự tiếp cận với đổimới PPDH còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do công tác quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcác nhà trường còn chưa thực sự coi trọng. Đặc biệt là CBQL chịu trách nhiệm việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổimới PPDH đúng tầm của nó trong sự phối hợp với cáchoạtđộng toàn diện nhà trường. Ban giám hiệu cần coi trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các PPDH thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và họcở địa phương. Như vậy, hoạtđộngđổimới PPDH ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn, các môn họccó sự độc lập tương đối về mục tiêu, nội dung và PPDH. Với thực tiễn nhiều năm giảng dạyởtrường THCS và kinh nghiệm quảnlýtrường học, tác giả thấy rằng: thực trạng mộtsố CBQL và đội ngũ giáo viên giảng dạyởcáctrường THCS trên địa bàn huyệnĐôngSơn chưa đáp ứng được yêu cầu về đổimới PPDH. Mộtsốgiáo viên còn chưa chú ý đến tính sư phạm, tư thế tác phong 6 chuẩn mực về cách viết, cách nói, cách ra đề kiểm tra, cách đánh giá học sinh… và nhiều thao tác khác trong quá trình giảng dạy, GD HS. Vì vậy, tìm hiểu mộtsốgiảipháp để nâng cao hiệu quả quảnlýđổimới PPDH ởtrường THCS là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đổimới chương trình GD phổ thông và sách giáokhoa theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội mà cả nước đang thực hiện, vấn đề này cần được quan tâm hơn. Chính vì lý do trên nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Một sốgiảiphápquảnlýhoạtđộngđổimớiphươngphápdạyhọcởcáctrườngtrunghọccơsởhuyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa”. Định hướng, phạm vi chủ yếu của việc nâng cao hiệu quả công tác quảnlýđổimới PPDH hiện nay của giáo viên và học sinh. Hy vọng, với những nhận thức lýluận trong quá trình học tập và những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy trong công tác, đề tài sẽ góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quảnlýđổimới PPDH cấp THCS nói chung cũng như ởhuyệnĐông Sơn, tỉnhThanhHóa nói riêng. Trên cơsở đó có thể mở rộng ra cho các đơn vị bạn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quảnlýđổimới PPDH ởtrường THCS, mộtvấn đề bức xúc của thực tiễn GD hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộngdạyhọc nói riêng và hoạtđộng GD nói chung ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanhHóa 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH của cáctrường THCS trên địa bàn huyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mộtsốgiảiphápquảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa. 7 4. GIẢ THUYẾT KHOAHỌC Nếu việc quảnlýđổimới PPDH ởtrường THCS trong huyện được thực hiện bằng những giảipháp hữu hiệu, phù hợp với thực tiển như luậnvăn đã đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng hoạtđộngdạyhọcởcáctrường THCS huyệnĐôngSơn trong giai đoạn hiện nay. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu cơsởlýluận của vấn đề quảnlýđổimới PPDH cấp THCS - Đánh giá thực trạng về việc quảnlýđổimới PPDH cấp THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanhHóa - Xây dựng cácgiảipháp cụ thể quảnlýđổimới PPDH cấp THCS huyệnĐôngSơn 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS. Xuất phát điểm của những nghiên cứu của luậnvăn là quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề đổimới PPDH cấp THCS. Trong phạm vi 19 trường THCS trong huyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa. CBQL, giáo viên của cáctrường THCS trong huyện. 7. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phươngpháp nghiên cứu lýluận - Nghiên cứu tài liệu, cácvăn bản Nhà nước, Nghị quyết của Đảng về QLGD và QLDH ởtrường phổ thông. - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phươngpháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phươngpháp điều tra - Nghiên cứu kế hoạch hoạt động, hồ sơ CM, hồ sơquảnlý của cáctrường THCS trên địa bàn huyệnĐông Sơn. - Điều tra, lập biểu mẫu. - Tiến hành đàm thoại, phỏng vấn ý kiến CBQL, giáo viên, học sinh. 8 7.2.2. Phươngpháp thống kê Căn cứ vào số liệu thống kê hàng năm của Phòng GD & ĐT, cáctrường THCS trong huyệnĐông Sơn. 7.2.3. Phươngpháp tổng kết kinh nghiệm Thông qua kết quả sáng kiến kinh nghiệm; báo cáo tổng kết của cáctrường THCS và Phòng GD & ĐT huyệnĐông Sơn. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬNVĂN + Góp phần hệ thống hoácơsởlýluận về quảnlýhoạtđộnggiáodục và đổimới PPDH từ trước đến nay. Góp phần làm phong phú cơsởlýluậnhoạtđộngđổimới PPDH và quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH. + Khái quát, đánh giá được thực trạng đổimới PPDH, thực trạng quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn; xác định nguyên nhân những thành tựu và những tồn tại. + Đề xuất được mộtsốgiảiphápquảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanhHoá trước yêu cầu đổimớigiáodục phổ thông. 9. CẤU TRÚC LUẬNVĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơsởlýluận của việc quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH trường THCS. Chương 2: Thực trạng công tác quảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa. Chương 3: Mộtsốgiảiphápquảnlýhoạtđộngđổimới PPDH ởcáctrường THCS huyệnĐông Sơn, tỉnhThanh Hóa. 9 Chương 1 CƠSỞLÝLUẬN CỦA VIỆC QUẢNLÝHOẠTĐỘNGĐỔIMỚIPHƯƠNGPHÁPDẠYHỌCTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞ 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước GD mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia trong sự phát triển bền vững của nó. Ởmỗimột quốc gia GD được coi là chiếc chìa khóa vàng để bước vào tương lai. Ý nghĩa thuyết phục đó thể hiện sâu sắc vai trò của GD là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình thành, hoàn thiện phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLGD trong và ngoài nước. Bên cạnh những công trình nghiên cứu cótính chất tổng quan về QLGD thì các công trình nghiên cứu về quảnlý nhà trường, quảnlýcácthành tố của quá trình sư phạm trong nhà trường ngày càng chiếm vị trí quan trọng bởi nhà trường nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để GD & ĐT thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Các nhà nghiên cứu QLGD Xô Viết trong những công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạtđộng của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạtđộngdạy học”. V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quảnlý CM nghiệp vụ của một hiệu trưởng, cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quảnlý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu hoạtđộng CM nghiệp vụ đã đề ra. Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo và quảnlý toàn diện của hiệu trưởng. Tuy nhiên trong thực tế cùng tham gia quảnlýcáchoạtđộng CM nghiệp vụ của nhà trường còn có vai trò quan trọng của các phó hiệu trưởng, các tổ CM và các tổ chức đoàn thể. 10 . dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 1.2.2.1 Dạy học Dạy học là một. pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP