MỤC LỤC
Thực hiện các PPDH là nhà giáo đem đến cơ hội cho HS các con đường khám phá tri thức, nhận biết và lý giải tồn tại khách quan, đồng thời nhà giáo cũng được củng cố vốn tri thức, phát hiện ra những mặt mạnh, yếu của kiến thức bản thân mình, của PPDH hiện có để rồi tự học, tự bồi dưỡng, thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận nội dung bài học, cách tiếp cận người học. Đổi mới PPDH không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi phương pháp học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
Xây dựng chuyên đề dạy học: Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù họp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Cùng với sự phát triển đi lên của huyện Mỹ Đức, ngành GD&ĐT huyện cũng có những bước phát triển cả về qui mô và chất lượng, năm học 2015-2016 toàn huyện có 4 trường THPT. Kỷ cương trường học được đảm bảo; các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân trong huyện quan tâm chăm lo cho giáo dục. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, ổn định, có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao.
Chất lượng HS giỏi và chất lượng đại ừà ổn định và phát ưiển, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT cao, HS đỗ vào các trường cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước. * Khái quát về đội ngũ cán bộ, GV và csvc của 03 trường THPT huyện Mỹ Đức trong phạm vi khảo sát.
Nhấn mạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đúng chương trình và chú trọng dạy cho HS phương pháp học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; Thực hiện dạy học phân hóa, chú ý đến mọi đối tượng HS. - Hiệu trưởng xây dựng những qui định cụ thể trong việc đổi mới PPDH giảng dạy, chẳng hạn: quy định về hồ sơ lên lớp của GV, quy định về cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy trên lóp (ngoài việc tuân thủ những quy định chung của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, thì còn có những quy đinh riêng của nhà trường). Một chất “xúc tác” quan trọng trong tạo ra sự thay đổi là người quản lý phải biết tạo ra “sức ép” đủ lớn và song hành với nó là tạo niềm tin vào kết quả của thay đổi cho mọi người liên quan đến nhà trường để tạo sự đồng thuận cho sự thay đổi diễn ra ở trường mình; vấn đề này rất quan trọng khi Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới PPDH ở một nhà trường.
Làm tốt vai trò người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi trong giáo dục, với nhà trường Nếu Hiệu trưởng không phải là một nhà sư phạm thấu hiểu sâu sắc các nội dung và đặc điểm của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực của các GY thì không thể là người hỗ trợ tốt cho GV trong quá trình thay đổi ở nhà trường. Các biện pháp mà đề tài để xuất hướng tới việc đổi mới hay cải tiến một số khâu trong quá trình quản lý của CBQL trường học để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học theo mục tiêu phát triển năng lực.
Biện pháp 2: thực tế ở các trường khảo sát thì các CBQL vẫn chưa xây dựng được các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực một cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn, nên việc đánh giá về nội dung này của các CBQL còn lúng túng; thực tế thì việc hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực đã được CBQL ở các trường THPT huyện Mỹ Đức chỉ đạo thực hiện xong vẫn cũn mang tớnh hỡnh thức, đội ngũ GV cũn chưa hiểu rừ về chuẩn đỏnh giỏ giờ dạy tích cực. Biện pháp 4: sự chênh lệch đánh giá ở mức độ rất cần thiết là 5%, các CBQL đánh giá cao hon lý là vì thực tế việc huy động các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực đã được BGH quan tâm và bước đầu đạt được hiệu quả đáng kể. Các biện pháp Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở trường THPT bao gồm: Tổ chức nghiên cứu, nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH; Chỉ đạo xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn, bồi dưỡng CBQL, GY về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực; hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực; Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực; Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực; Đổi mới phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực.
- Bên cạnh đó, thực tế cũng chỉ ra những hạn chế mà trong công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH còn mắc phải, đó là: giai đoạn thay đổi nhận thức chưa được nhà trường thực hiện một cách hoàn chỉnh; quá trình tiến hành vẫn gặp nhiều khó khăn như việc vận dụng các phương tiện, PPDH tích cực vào giảng dạy trên thực tế của GY chưa đạt hiệu quả; các nguồn lực để phát huy tốt hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực chưa đảm bảo; công tác bồi dưỡng GV còn nhiều phụ thuộc vào các chính sách của cấp trên; công tác quản lý sử dụng CSYC, TBDH chưa thực sự phát huy tác dụng. Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức và căn cứ vào yêu cầu quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở trường THPT hiện nay, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Mỹ Đức với mục đích nâng cao chất lượng của công tác quản lý dạy học và đáp ứng được.
- Tăng cường phổ biến,tuyên truyền để mọi cán bộ, GV trong trường nhận thức đầy đủ và đúng về tầm quan trọng của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực đối với việc nâng cao hiệu quả lao động của người GV và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Có quy định, chế tài cụ thể về việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, động viên, khuyến khích hỗ trợ GY thực hiện tốt việc đổi mới, phê bình, kỷ luật những GV không thực hiện, thực hiện không tốt. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV được tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực.
Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực như các buổi hội thảo, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hội thi GV dạy giỏi trong trường và với các trường bạn. - Cần nhận thức đứng về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, và nâng cao uy tín của bản thân.