BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN THAM GIA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN THAM GIA
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học PGS TS ĐẶNG THÀNH HƯNG
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở các trường tiểu học Quận Đống Đa – Hà Nội theo tiếp cận tham gia” đến nay đã được hoàn
tất, tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Thành Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Hội đồng khoa học, Phòng sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Lãnh đạo, cán bộ chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa; cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học trong Quận đã nhiệt tình tham gia góp ý kiến, cung cấp tư liệu, hợp tác hiệu quả với tác giả trong quá trình điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu
Bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Tuy đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; Kính mong được sự thông cảm và chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Phượng
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Phượng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục tại trường tiểu học 6
1.1.2 Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia ở trường tiểu học 7
1.2 Hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học 8
1.2.1 Hoạt động giáo dục ngoài môn học 8
1.2.2 Trường tiểu học và học sinh tiểu học 13
1.2.3 Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học 16
1.3 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia 17
1.3.1 Bản chất của quản lí và quản lí giáo dục 17
1.3.2 Quản lí nhà trường 18
1.3.3 Tiếp cận tham gia trong quản lí hoạt động giáo dục 19
1.3.4 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 22
Kết luận chương 1 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI .28
2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội và giáo dục tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội 28
2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội 28
2.1.2 Khái quát về tình hình phát triển giáo dục tiểu học 30
Trang 62.2 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở các trường tiểu
học quận Đống Đa, Hà Nội 35
2.2.1 Quá trình khảo sát 35
2.2.2 Kết quả khảo sát 37
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học ở các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội 60
2.3.1 Ưu điểm và hạn chế của hoạt động giáo dục ngoài môn học 61
2.3.2 Ưu điểm, hạn chế của quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 62 2.3.3 Một số bài học kinh nghiệm 63
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 66
3.1 Nguyên tắc xác định các biện pháp 66
3.1.1 Nguyên tắc kết hợp quản lí và tự quản lí 66
3.1.2 Nguyên tắc dựa vào người học 66
3.1.3 Nguyên tắc dựa vào cộng đồng 66
3.1.4 Nguyên tắc hệ thống 67
3.2 Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 67
3.2.1 Xây dựng môi trường có tính tham gia cao trong quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 67
3.2.2 Phát triển tài liệu và tiến hành hoạt động truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, nhà giáo, nhà quản lí giáo dục và cộng đồng 73
3.2.3 Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài môn học 75
3.2.4 Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài môn học cho các lực lượng tham gia 80
3.2.5 Xây dựng môi trường học tập thân thiện để phát huy tối đa vai trò tự quản lí của học sinh 83
3.3 Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu 87
3.3.1 Quá trình kiểm nghiệm 87
3.3.2 Kết quả kiểm nghiệm 88
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
1 Kết luận 93
2 Khuyến nghị 94
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 102
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Số lớp và số HS tiểu học quận Đống Đa (từ năm học 2012-2013 đến 2016- 2017) 30 Bảng 2.2 Xếp loại học lực HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2012-2013; 2013-2014 30 Bảng 2.3 Xếp loại năng lực, phẩm chất HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2014-2015; 2015-2016 31 Bảng 2.4 Xếp loại kết quả học tập Toán - Tiếng Việt cuối năm học 2016 -
2017 31 Bảng 2.5 Xếp loại kết quả xếp loại 3 mặt giáo dục của HS tiểu học quận Đống
Đa năm học 2016 - 2017 32 Bảng 2.6 Quan niệm của người quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài môn học 37 Bảng 2.7 Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài môn học 39 Bảng 2.8 Đánh giá của cán bộ quản lí về hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học 43 Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên về hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học 44 Bảng 2.10 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài môn học qua ý kiến của cán bộ quản lí 47 Bảng 2.11 Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài môn học qua ý kiến của giáo viên 48 Bảng 2.12 Thái độ, hứng thú của học sinh đối với hoạt động giáo dục ngoài môn học theo ý kiến cán bộ quản lí 50 Bảng 2.13 Thái độ, hứng thú của học sinh đối với hoạt động giáo dục ngoài môn học theo ý kiến giáo viên 51 Bảng 2.14 Đánh giá của cán bộ quản lí về thực hiện quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 53 Bảng 2.15 Đánh giá của giáo viên về thực hiện quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học 53 Bảng 3.1 Ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp 88 Bảng 3.2 Ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp 89
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 2.1 Quan niệm của cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài môn học 38Hình 2.2 Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài môn học 40Hình 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài môn học 54Hình 2.4 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài môn học 555 Hình 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài môn học 56 Hình 2.6 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về việc bồi dưỡng các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài môn học 57Hình 2.7 Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục ngoài môn học 59Hình 3.1 Ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp 88Hình 3.2 Ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp 89
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [2]
Hạt nhân của đổi mới căn bản chính là tập trung vào chất lượng giáo dục Nghĩa là phải thay đổi và cải thiện chất lượng, tạo ra chất lượng mới cho giáo dục Chất lượng giáo dục chính là kiến thức, kĩ năng các môn học, hoạt động giáo dục và năng lực, phẩm chất mà học sinh có được qua một quá trình rèn luyện và học tập
Trong những năm qua, giáo dục của chúng ta đang quá nặng về truyền thụ kiến thức các môn học mà quên đi việc rèn luyện và bồi dưỡng năng lực, phẩm chất Một trong những hoạt động không chỉ khắc sâu, củng cố kiến thức các môn học đã học mà còn là nơi để học sinh thực hành, trải nghiệm qua đó
hình thành năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề
và phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương chính là hoạt động giáo dục ngoài môn học
(HĐGDNMH) HĐGDNMH rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập, là thực sự cần thiết, là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường Nhưng điều quan trọng hơn là phải
Trang 11làm sao quản lí tốt HĐGDNMH để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Tuy chương trình giáo dục không hề nhấn mạnh loại hoạt động nào quan trọng hơn, hơn nữa còn lưu ý tầm quan trọng như nhau của chúng, nhưng trên thực tế nghiên cứu, giáo dục và quản lí giáo dục thì các môn học được chú ý nhiều hơn Điều đó không hẳn là coi thường các HĐGDNMH, mà đơn giản là các vấn đề của HĐGDNMH còn nhiều vướng mắc cả trong lí luận lẫn thực tiễn tiến hành chúng
Về lí luận, khá nhiều người làm công tác giáo dục còn nhầm lẫn khái niệm HĐGDNMH với một số khái niệm khác, ví như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chẳng hạn Với cách hiểu phổ biến, cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học thông qua các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, [21] Vậy những hoạt động được thực hiện trên lớp, ở lớp, trong giờ học, nhưng không phải môn học nào phải gọi chúng là gì nếu không gọi là HĐGDNMH?
Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa phản ánh chính xác khái niệm HĐGDNMH, đôi khi chúng bị lẫn sang hoạt động ngoại khóa của các môn học, vì người ta thấy tiến hành ngoài lớp, ngoài giờ lên lớp Vậy HĐGDNMH là khái niệm khái quát và đầy đủ hơn cả
HĐGDNMH được hiểu là mọi loại hình hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức không thuộc chương trình môn học chính thức nào, không thuộc chương trình học tập ngoại khóa của các môn học, được tiến hành trong hoặc ngoài nhà trường với mục đích hỗ trợ sự phát triển hài hòa của người học, tạo những cơ hội học tập, rèn luyện ngoài khuôn khổ các môn học [34]
Về thực tiễn, công tác quản lí HĐGDNMH ở các nhà trường nói chung trên cả nước và ở trường tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội nói riêng còn thiếu giải pháp cụ thể, thiếu kinh nghiệm quản lí, ngại tổ chức, thiếu kinh phí Việc
Trang 12quản lí các HĐGDNMH cho thấy sự lúng túng của nhà trường, tư tưởng ngại
tổ chức và kĩ năng sư phạm chưa phù hợp của giáo viên, cũng như nhiều bất cập khác về tổ chức, phương tiện và hình thức hoạt động
Quận Đống Đa - Hà Nội đã có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những hoạt động giáo dục cụ thể trong nhà trường nhưng chưa có nghiên cứu về quản lí HĐGDNMH ở các trường tiểu học Hơn nữa, các nghiên cứu thường chưa thể hiện rõ cách tiếp cận, quan điểm hay hướng giải quyết vấn đề từ góc độ khoa học quản lí giáo dục
Trong bối cảnh nghiên cứu như vậy, đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học ở các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tham gia” được lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lí
giáo dục
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lí HĐGDNMH ở các trường tiểu học
trong quận Đống Đa, Hà Nội theo tiếp cận tham gia
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động quản lí giáo dục tại cấp trường ở trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí gắn với những HĐGDNMH tại các trường tiểu học trong quận Đống Đa, Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí HĐGDNMH kết hợp được những tác động quản lí của trường, của cộng đồng và của gia đình với vai trò tự quản lí của
Trang 13học sinh trong hoạt động giáo dục thì chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả quản lí và kết quả giáo dục
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận của quản lí HĐGDNMH ở trường tiểu học theo tiếp cận tham gia
5.2 Đánh giá thực trạng quản lí các HĐGDNMH ở các trường tiểu học trong quận Đống Đa
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia tại các trường tiểu học trong quận Đống Đa
5.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia
6 Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lí HĐGDNMH được thực hiện tại 23 trường tiểu học trong quận Đống Đa
- Các biện pháp quản lí HĐGDNMH được giới hạn ở cấp trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu khoa học, văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quản lí HĐGDNMH
- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguồn lí thuyết và kinh nghiệm từ các trường
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 14- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về hoạt động quản lí HĐGDNMH ở trường tiểu học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để xem xét và tiếp thu kinh nghiệm quản lí HĐGDNMH, phân tích, đánh giá kế hoạch, hồ sơ quản lí của các trường tiểu học
- Phương pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lí
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Danh mục công trình của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia ở trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia ở các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia ở các trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI MÔN HỌC THEO TIẾP CẬN THAM GIA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục tại trường tiểu học
Trong nghiên cứu quản lí nhà trường tiểu học, đã có rất nhiều công trình luận văn dành cho quản lí dạy học ở những địa bàn và điều kiện khác nhau Đa số nghiên cứu khác nhau ở địa bàn, còn tương tự nhau về cách tiếp cận hoặc hướng giải quyết vấn đề Phổ biến nhất là cách thể hiện các biện pháp quản lí qua các chức năng quản lí Đó là những luận văn của Phạm Xuân Dưỡng (2013)[13], Lê Thị Hòa (2008)[19] xem xét quản lí dạy học ở khu vực miền núi, của Ngô Văn Chức (2008)[9], Vũ Thị Quỳnh Hoa (2012)[18], Phạm Thị Lan Hương (2006)[32] đã nghiên cứu quản lí dạy học ở khu vực đồng bằng nông thôn Thái Thị Bích Vân (2008)[61], Hoàng Thị Yến (2012)[66] nghiên cứu quản lí dạy học ở khu vực thành phố v.v…Một số ít nghiên cứu đã có ý tưởng giải quyết vấn đề Đó là các luận văn của Thân Thị Kim Tuyến (2011)[59], Hà Thị Lân (2008)[37] nghiên cứu quản lí dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới giáo dục Lê Bá Cường (2011)[11] xem xét vấn đề quản lí dạy học dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng ở tiểu học
Một số nghiên cứu dành cho vấn đề quản lí những hoạt động khác ở trường tiểu học, chẳng hạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (Phạm Văn Tỉnh (2012)[55], Phạm Thị Thúy Hà (2012)[14]), hoạt động chuyên môn
và tổ chuyên môn (Hồ Hoàng Thanh Vân (2013)[63], Trần Văn Thuật (2011)[53], Lê Đỗ Hùng (2012)[23]), công tác xã hội hóa giáo dục (Đỗ Thị Thanh Bình (2007)[4], Hà Thị Thanh Chung (2010)[10], Phạm Hồng Hải
Trang 16(2010)[16]), v.v Các nghiên cứu về quản lí hoạt động xã hội hóa phần lớn
đã nhắc đến các HĐGDNMH nhưng lại từ góc độ tổ chức hoạt động giáo dục thông thường nhưng được tiến hành ngoài trường
1.1.2 Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia ở trường tiểu học
Vấn đề quản lí HĐGDNMH (ngoài giờ lên lớp) ở tiểu học tại các địa bàn khác nhau như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lai Châu, Cần Thơ, Sơn La… đã được đề cập trong các luận văn của Ngô Xuân Đông (2006)[12], Hoàng Thị Minh Hương (2006)[31], Nguyễn Trần Diễm Linh (2010)[38], Hoàng Thuý Nga (2009)[41], Trương Hoài Phong (2012)[44], Nguyễn Khánh Toàn (2012)[56], Nguyễn Ngọc Trang (2012)[57], Vương Văn Tâm (2013)[50], Giang Thị Khuyên (2003)[35], Nguyễn Văn Trường (2013)[58], Hoàng Tuấn Anh (2006)[1], Nguyễn Đắc Yên (2014)[65],
Trần Thị Thu Hương (2003)[33], Phạm Thị Hà Phương (2016)[45], Phạm Thị
Bích Hợp (2014)[22], Phạm Hồng Vân (2014)[62] v.v Đây là những nghiên cứu về HĐGDNMH ở nhiều khía cạnh khác nhau, đã đề cao vai trò và tác dụng của HĐGDNMH trong quá trình giáo dục đối với học sinh Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang tính chất kinh nghiệm, không có ý tưởng mới hay cách tiếp cận khoa học rõ ràng mà chỉ khác nhau ở điều kiện thực hiện do địa bàn khác nhau
Ngoài ra còn có nhiều luận văn nghiên cứu về quản lí các hoạt động giáo dục cụ thể vừa trong môn học vừa ngoài môn học như giáo dục thẩm mĩ của Bùi Thị Phòng (2012)[43], giáo dục đạo đức của Nguyễn Thị Thắng (2012)[51], giáo dục kĩ năng sống của Nguyễn Thị Phương Thảo (2012)[52], giáo dục an toàn giao thông của Nguyễn Thị Thanh Vân (2008)[64], giáo dục thể chất của Trần Văn Hoàn (2013)[20],v.v…
Trang 17Ở địa bàn Hà Nội đã có một số công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia ở trường tiểu học Vấn đề quản lí HĐGDNMH theo tiếp cận tham gia còn ít được quan tâm, đặc biệt là tiếp cận tham gia mới chỉ được mô tả lí luận trong các nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2010 [26], 2013 [27][28]) và được cụ thể hóa trong luận văn của Phạm Đức Khải (2015)[34] Phạm Đức Khải đã xem xét bản chất của tiếp cận tham gia trong quản lí HĐGDNMH ở trường trung học phổ thông tại địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất các biện pháp quản lí theo tiếp cận này Dựa vào những nghiên cứu đó, có thể tiếp tục nghiên cứu vấn đề quản lí HĐGDNMH ở các cấp học khác và địa bàn khác
1.2 Hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học
1.2.1 Hoạt động giáo dục ngoài môn học
1.2.1.1 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài môn học
HĐGDNMH được hiểu là mọi loại hình hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, không thuộc chương trình môn học chính thức nào, không thuộc chương trình học tập ngoại khóa của các môn học, được tiến hành trong hoặc ngoài nhà trường với mục đích hỗ trợ sự phát triển hài hòa của người học, tạo những cơ hội học tập, rèn luyện ngoài khuôn khổ các môn học
Về bản chất, các hoạt động giáo dục này trực tiếp hướng tới và thực hiện giáo dục giá trị
1.2.1.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài môn học
Mục tiêu chung của HĐGDNMH là giáo dục và phát triển các phẩm chất tính cách, tình cảm, thái độ và giá trị xã hội tích cực (đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, thể chất, chính trị, tư tưởng, văn hóa…) cho học sinh trên cơ sở thực hành và áp dụng những điều đã và đang học tập ở các môn học, xử lí những
Trang 18tình huống và vấn đề thực tế của cuộc sống cá nhân và xã hội, trải nghiệm những sự kiện của thực tế đời sống thích hợp với lứa tuổi của các em
1.2.1.3 Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài môn học
HĐGDNMH giúp học sinh hình thành những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như kĩ năng ứng xử, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng lao động, kĩ năng sống và kĩ năng xã hội cũng như biết cách tổ chức các hoạt động bề nổi, điều khiển các hoạt động tập thể một cách linh hoạt có hiệu quả và nhất là tạo cho học sinh có cá tính năng động trong cuộc sống phong phú của các em
HĐGDNMH bổ trợ cho hoạt động dạy học, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành nên các giá trị tình cảm, thẩm mĩ trong tâm hồn người học đồng thời giúp người học trải nghiệm cuộc sống, hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết
HĐGDNMH mang đậm dấu ấn cuộc sống sinh động và thực tế vào nhà trường, vào tâm hồn học sinh và vào chính quá trình dạy học các môn học, giúp học sinh học tập và rèn luyện hiệu quả hơn Chúng là con đường cơ bản
để thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục của nhà trường
Nhờ sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, HĐGDNMH là
con đường giáo dục cơ bản để hình thành và phát triển những năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề và phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương,
hoạt động chính trị xã hội, tổ chức quản lí đồng thời về mặt đạo đức biết hướng tới những giá trị cao đẹp của con người như yêu nước,yêu lao động, trung thực, nhân đạo sẵn sàng cống hiến trí tuệ và phẩm chất của mình cho đất nước
Trang 19HĐGDNMH giúp hình thành ở học sinh kĩ năng giáo dục và tự giáo dục, hình thành mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống Nhờ đó con người có thể làm chủ bản thân, phát huy tác dụng của mình đối với đời sống HĐGDNMH ở trường phổ thông đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tích cực hoá mối quan hệ: nhà trường, gia đình và xã hội Qua đó vai trò của nhà trường càng được đánh giá cao trong việc giáo dục con người, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần thúc
đẩy việc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, mặt khác phát huy công tác
xã hội hóa giáo dục, có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
1.2.1.4 Đặc điểm chung của hoạt động giáo dục ngoài môn học
HĐGDNMH có nội dung hoạt động mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường,…Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
HĐGDNMH có hình thức rất đa dạng, không bó hẹp trong một không gian lớp học, trong một thời gian cố định một tiết học, mà được tổ chức dưới nhiều hình thức: trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật,…Mỗi hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh
Trang 20động, nhẹ nhàng, hấp dẫn; không gò bó và khô cứng; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh
HĐGDNMH tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động,
tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết
kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng
HĐGDNMH muốn thực hiện được thành công đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương,…
HĐGDNMH giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Ví dụ như phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc,
tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc,…những điều này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh kinh nghiệm sống phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các môn học
Việc thực hiện kiểm tra đánh giá HĐGDNMH cũng có đặc trưng riêng HĐGDNMH có tính đa dạng, phong phú do đó nó kèm theo cả tính phức tạp của việc kiểm tra và đánh giá Nói cách khác là việc kiểm tra và đánh giá khó thực hiện được, chỉ có thể tiến hành kiểm tra đánh giá từng khâu, từng quá trình của mỗi HĐGDNMH; muốn vậy nhà quản lý phải có tiêu chí, chỉ số ứng với từng khâu
HĐGDNMH thường tuân thủ những yêu cầu:
Trang 21+ Đảm bảo tính mục đích
+ Đảm bảo tính kế hoạch
+ Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản
+ Đảm bảo tính tập thể
+ Đảm bảo tính đa dạng phong phú
+ Đảm bảo tính hiệu quả
* Hình thức nghệ thuật, giải trí
Đây là hình thức giúp học sinh có thể biểu đạt, nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm của mình trong các tác phẩm, nâng cao khả năng sáng tạo, làm phong phú tâm hồn,…Ví dụ: tham gia các cuộc thi viết, thi vẽ, nhiếp ảnh,… sân khấu hóa, tổ chức sự kiện, chương trình văn hóa văn nghệ,…
* Hình thức khám phá, nghiên cứu khoa học
Hình thức này giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu khám phá, nâng cao hiểu biết khoa học, hình thành tư duy logic khoa học từ đó có cái nhìn đúng đắn về các hiện tượng xã hội và tự nhiên, nâng cao năng lực quan sát, phân tích vấn đề Ví dụ: Tham quan, câu lạc bộ khoa học, điều tra, đo đạc,…
Trang 22* Hình thức diễn đàn
Hình thức này giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, năng lực phê phán, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp Ví dụ: Tọa đàm, thảo luận, nói theo chủ đề,…
1.2.2 Trường tiểu học và học sinh tiểu học
1.2.2.1 Vị trí trường tiểu học
Tại Điều 2 Điều lệ trường tiểu học xác định rõ: “Trường tiểu học là cơ
sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân,
có tài khoản và con dấu riêng.” [5]
Trường tiểu học là một đơn vị cơ sở của nền giáo dục quốc dân, được
tổ chức để thu nhận học sinh vào học từ lớp 1 đến lớp 5, ở độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi Trường tiểu học có 2 loại hình công lập và tư thục
1.2.2.2 Mục tiêu và nội dung giáo dục ở trường tiểu học
Điều 27 Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học cơ sở” [47]
Như vậy, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã khẳng định:
+ Phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáo dục phổ thông Giáo dục tiểu học chỉ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đó
+ Con người phát triển toàn diện phải có đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và phải có các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh tiếp tục học trung học cơ
Trang 23sở
Điều 28 Luật giáo dục qui định nội dung giáo dục tiểu học “Phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật” [47]
1.2.2.3 Nhiệm vụ của trường tiểu học
Theo Điều 3 Điều lệ trường tiểu học, trường tiểu học có những nhiệm
vụ cụ thể sau [5]:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ
em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ
em trong địa bàn trường được phân công phụ trách
- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục
- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật
Trang 24- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục
- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định pháp luật
1.2.2.4 Khái niệm, đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học
* Học sinh tiểu học là học sinh có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi, lứa tuổi này
có những biến đổi cực kì quan trọng trong hoạt động và đời sống của trẻ
* Đặc điểm học sinh tiểu học
- Cơ thể của học sinh tiểu học còn ít thích nghi với các điều kiện của tư thế tĩnh kéo dài do cơ và các xương còn yếu Vì vậy, đối với học sinh tiểu học việc thay đổi các hình thức giáo dục là điều rất quan trọng
- Học sinh tiểu học bắt đầu hình thành các kiểu cơ bản của “hoạt động khép kín của vỏ bán cầu đại não” là cái làm cơ sở cho các đặc điểm tâm lí cá nhân của hoạt động trí tuệ và các quá trình cảm xúc Cụ thể: kiểu linh hoạt, kiểu ỳ, kiểu ức chế, kiểu hưng phấn
- Hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học đã chuyển từ vui chơi sang học tập Song nhu cầu vui chơi ở các em vẫn còn rất lớn Học sinh chỉ có thể giải quyết một nhiệm vụ nào đó được đặt ra trên lớp khi nhiệm vụ đó mang tính chất trò chơi
- Khả năng tri giác và quan sát thực hiện bên ngoài của học sinh tiểu học đã được phát triển nhưng chưa hoàn thiện Các em tri giác những đối tượng bên ngoài một cách thiếu chính xác, phân biệt trong các đối tượng đó không phải những dấu hiệu và đặc điểm cơ bản mà chỉ là những dấu hiệu và đặc điểm ngẫu nhiên
Trang 25- Sự tưởng tượng của học sinh tiểu học mang nhiều yếu tố nhớ lại đơn giản và mang tính chất bắt chước
- Học sinh tiểu học tiến hành hoạt động của mình chỉ dựa vào các mục đích trước mắt, còn các mục đích lâu dài thì các em chưa thể hiểu được
- Học sinh tiểu học rất đa cảm, dễ xúc động
- Sự chú ý của học sinh tiểu học còn chưa bền vững, không thể tập trung làm việc trong thời gian dài; dễ bị sao nhãng; sự chú ý bền vững không lâu, đặc biệt là vào đầu giờ các hoạt động
1.2.3 Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài môn học ở trường tiểu học
1.2.3.1 Môi trường và những điều kiện tự nhiên
Đó là những yếu tố đất đai, môi trường sinh thái tự nhiên trong trường
và xung quanh trường, cảnh quan địa lí địa phương Chúng rất ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lí các HĐGDNMH hoặc tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại Học sinh khó hoạt động dã ngoại nếu như trường ở khu vực đô thị, không có đồng ruộng, sông hồ hay đồi núi rừng cây Ngược lại các trường nông thôn lại
có nhiều điều kiện tự nhiên để tổ chức HĐGDNMH đa dạng
1.2.3.2 Môi trường và các điều kiện xã hội
Bao gồm hoạt động của các tổ chức – chức năng trong nhà trường, các
tổ chức chính trị xã hội và gia đình, văn hóa nhà trường, các quan hệ xã hội trong và xung quanh trường, các điều kiện con người (cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,…), điều kiện cơ sở vật chất (Tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn; tranh ảnh, băng đĩa; thiết bị âm thanh, ánh sáng; đồ dùng hoạc tập; hội trưởng, phòng, sân bãi;…) Tuy nhiên môi trường và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương như dân cư, thói quen, phong tục tập quán và truyền thống địa phương là những điều kiện rất quan trọng
Trang 261.3 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia
1.3.1 Bản chất của quản lí và quản lí giáo dục
1.3.1.1 Khái niệm quản lí
Trên thế giới cũng như trong nước, đã có nhiều nhà nghiên cứu nêu ra các định nghĩa khác nhau về quản lí Rất nhiều khái niệm được đưa ra nhấn mạnh vào chức năng, mục đích, nguồn lực, chủ thể, đối tượng quản lí [8][36] Luận văn tán thành cách hiểu khái niệm quản lí theo nghĩa một dạng lao động xã hội Với cách hiểu này, xin đưa ra khái niệm về quản lí theo quan điểm của Đặng Thành Hưng [25][26][27][28] như sau:
Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia
Quản lí không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể nào, mà tác động vào những nguồn lực người và vật chất-kĩ thuật để trực tiếp sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm ấy một cách tập trung và hiệu quả
1.3.1.2 Khái niệm quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là dạng quản lí dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giáo dục Bản chất của quản lí giáo dục cũng là quản lí chứ không có gì khác Những cái khác ở đây là mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường… và chỉ khác khi so sánh với quản lí lĩnh vực khác Trong luận văn sử dụng khái niệm quản lí giáo dục theo Đặng Thành Hưng [25] như sau:
Quản lí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của
Trang 27nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục
1.3.2 Quản lí nhà trường
1.3.2.1 Khái niệm quản lí nhà trường
Mặc dù có nhiều cách hiểu khái niệm quản lí nhà trường và đa số trong
đó đồng nhất quản lí nhà trường với quản lí của nhà trường do hiệu trưởng đứng đầu Không chỉ hệ thống quản lí cấp trường tiến hành quản lí nhà trường, mà còn nhiều cấp trên trường cũng là chủ thể quản lí nhà trường Luận văn này hiểu quản lí nhà trường theo quan điểm của Đặng Thành Hưng [25] như sau:
Quản lí nhà trường là quản lí giáo dục tại cơ sở giáo dục trong đó chủ thể quản lí là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản
lí trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có Như vậy ngoài quản lí của chính trường,
thì còn có những chủ thể khác là cấp trên trường quản lí trường
1.3.2.2 Nội dung quản lí nhà trường tiểu học
Nội dung quản lí trường tiểu học gồm những lĩnh vực sau:
- Quản lí tài chính và tài sản của trường
- Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục
- Quản lí nhân sự (cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh)
Trang 28- Quản lí chuyên môn (chương trình; hoạt động giảng dạy; hoạt động học tập; hoạt động kiểm tra đánh giá; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác)
- Quản lí các điều kiện đảm bảo an toàn giáo dục
- Quản lí môi trường giáo dục
- Quản lí các quan hệ giáo dục của trường với các tổ chức xã hội (Đoàn, Đội, Công đoàn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị-xã hội, gia đình học sinh, cộng đồng dân cư,…)
Trong mỗi nội dung quản lí này đều luôn có 2 mặt gắn liền với nhau là quản lí hành chính sự vụ (Administration) và quản lí chất lượng (Quality Management)
1.3.2.3 Nhân sự quản lí của trường tiểu học
Trong trường học nhân sự quản lí bao gồm mọi thành viên của trường, trong đó hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là những nhà quản lí đứng đầu, các nhà giáo là những nhà quản lí học tập và quản lí chuyên môn, các viên chức khác quản lí những lĩnh vực do hiệu trưởng ủy quyền, học sinh là những nhà quản lí học tập, quản lí hành vi của các bạn và của chính mình Theo tiếp cận tham gia cần hiểu nhân sự quản lí theo nghĩa rộng, họ là mọi thành viên trong trường chứ không chỉ những người có quyền kí và đóng dấu Nhân sự quản lí gọi chung là các nhà quản lí, chỉ những nhà quản lí có chức danh như hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, kế toán trưởng mới được gọi là cán
bộ quản lí Không phải nhà quản lí nào cũng là cán bộ, song mọi thành viên của trường đều là nhà quản lí
1.3.3 Tiếp cận tham gia trong quản lí hoạt động giáo dục
1.3.3.1 Khái niệm tiếp cận tham gia trong quản lí nhà trường
Trang 29Có nhiều cách định nghĩa về tiếp cận tham gia Luận văn sử dụng khái
niệm của Đặng Thành Hưng, cho rằng: Tiếp cận tham gia trong quản lí nhà trường là sự tổ chức và kết hợp các lực lượng khác nhau trong trường và xung quanh trường để thu hút họ vào việc thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhất định dựa trên cơ sở chế độ phân cấp quản lí, tính tự nguyện và hợp tác của mọi người, sự phân công trách nhiệm chung và cá nhân, vì lợi ích chung và lợi ích của những người tham gia [28]
Do tiếp cận tham gia mang tính chất xã hội hóa cao nên nó rất phù hợp với việc quản lí HĐGDNMH Bản thân những hoạt động giáo dục này luôn mang khuynh hướng xã hội thực tiễn cao hơn các môn học Tiếp cận tham gia mang lại những cơ hội thuận lợi cho các nhà quản lí nhà trường thực hiện được nhiều dạng hoạt động giáo dục, được chia sẻ và hỗ trợ nhiều nguồn lực
từ cộng đồng, kể cả những ý tưởng mới và thiết thực Tiếp cận tham có nghĩa phong phú hơn so với quan điểm xã hội hóa công tác giáo dục Nó vừa mang tính xã hội hóa vừa khẳng định phong cách quản lí dân chủ, công khai, minh bạch và hợp tác rộng rãi
Tiếp cận tham gia có những nguyên tắc cơ bản sau:
- Dựa vào sự phân cấp, phân quyền và ủy quyền trong quản lí
- Dựa vào sự tự nguyện của mọi người
- Có sự hợp tác và chia sẻ trong công việc
- Có sự lãnh đạo thống nhất từ hiệu trưởng và chế độ nhất định
- Môi trường quản lí dân chủ và có tính xã hội hóa cao
- Quá trình quản lí giàu thông tin và phản hồi nhanh nhạy
1.3.3.2 Nguyên tắc của tiếp cận tham gia
- Nguyên tắc kết hợp quản lí của nhà trường và tự quản lí của học sinh
Trang 30Do chủ thể của HĐGDNMH chính là học sinh nên vai trò tự quản lí của các em vô cùng quan trọng Trong những hoạt động này đòi hỏi các nhà quản
lí và nhà giáo phải dựa vào học sinh cốt cán và kết hợp hành động quản lí của mình với việc tự quản của học sinh
- Nguyên tắc phân công, phân cấp và ủy quyền cho những người tham gia công việc
Không thể có cá nhân ai ôm đồm hết mọi nhiệm vụ quản lí các HĐGDNMH vì mỗi chủ điểm, loại hình, dạng hoạt động luôn có những khác biệt đòi hỏi hiệu trưởng và các tổ chuyên môn phải áp dụng cơ chế phân công, phân cấp, ủy quyền Đặc biệt khi trong số những người tham gia có các chuyên gia, cần phải dựa vào họ mới quản lí hiệu quả
- Nguyên tắc dựa vào cộng đồng
Bản chất các HĐGDNMH là hoạt động xã hội thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi quản lí phải dựa vào cộng đồng để tạo nhiều cơ hội tổ chức, thu hút thêm các nguồn lực, huy động được nhiều sáng kiến, tranh thủ được nhiều sự đồng thuận và cổ vũ của cộng đồng
- Nguyên tắc thực tiễn địa phương
Nguyên tắc này đòi hỏi các HĐGDNMH và việc quản lí chúng phải bám sát thực tiễn địa phương Như vậy nội dung giáo dục mới thiết thực, hình thức giáo dục mới thân thiện và hấp dẫn, phương pháp giáo dục mới thực tế sống động Khi đó cách quản lí phải đáp ứng những yêu cầu này, tôn trọng những đặc điểm địa phương, khai thác những giá trị và truyền thống có bản sắc địa phương
1.3.3.3 Vai trò của tiếp cận tham gia trong quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
- Phù hợp với việc quản lí những hoạt động giáo dục luôn mang khuynh
Trang 31hướng xã hội thực tiễn cao
- Thực hiện được nhiều dạng hoạt động giáo dục, được chia sẻ và hỗ trợ nhiều nguồn lực từ cộng đồng
- Tạo nhiều cơ hội tổ chức, thu hút thêm các nguồn lực, huy động được nhiều sáng kiến, tranh thủ được nhiều sự đồng thuận của cộng đồng
- Đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tôn trọng những đặc điểm địa phương, khai thác những giá trị và truyền thống có bản sắc địa phương
1.3.4 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
1.3.4.1 Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
Mục tiêu quản lí HĐGDNMH là phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động này theo yêu cầu phát triển toàn diện, hài hòa con người học sinh trên các mặt sinh học, tâm lí và xã hội trên cơ sở ứng dụng tri thức và kĩ năng
đã học, trải nghiệm, thực hành để cải thiện chúng qua những quan hệ và tình huống thực tiễn của cuộc sống
1.3.4.2 Nguyên tắc quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
- Nguyên tắc hợp tác trong quản lí
Do có nhiều chủ thể tham gia quá trình quản lí hoạt động này nên các bên phải tuân thủ nguyên tắc hợp tác Mọi người phải làm việc theo trách nhiệm cá nhân mà mình được ủy quyền hay phân công, song tất cả những việc
đó luôn được thực hiện trong quan hệ hợp tác, vì mục tiêu và lợi ích chung Hợp tác giúp công việc quản lí trở nên hợp lí, những nỗ lực của mỗi cá nhân được phát huy tối đa và nỗ lực chung của tập thể là chỗ dựa cho thành công của mỗi người
- Nguyên tắc dân chủ và phân quyền
Trang 32Trong khi huy động sự tham gia của nhiều bên, tất nhiên không thể giữ phong cách quản lí độc đoán được Mọi ý tưởng và hành động cần được hình thành và thực hiện theo phong cách dân chủ, không áp đặt thô bạo, không hành chính cứng nhắc Khi đã ủy quyền thì phải tin tưởng và đặt kì vọng vào
đó, không thể chuyên quyền, bao biện Đặc biệt khi trong số những người tham gia có các chuyên gia, cần phải dựa vào họ mới quản lí hiệu quả
- Nguyên tắc công khai, minh bạch
Bản chất các HĐGDNMH là hoạt động xã hội thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi quản lí phải công khai, minh bạch mọi công việc có liên quan đến những nhiệm vụ chung Các nguồn lực, các tác động giáo dục, các tác động quản lí hoạt động giáo dục cần được truyền thông và phổ biến rộng rãi, bởi vì trong đó có những lợi ích, giá trị và thành quả không phải của riêng nhà trường
mà là đóng góp chung của các bên tham gia
- Nguyên tắc học hỏi lẫn nhau
Nguyên tắc này đòi hỏi các HĐGDNMH và việc quản lí chúng phải tạo
ra những cơ hội học hỏi cho tất cả các bên tham gia Như vậy mới có điều kiện không ngừng cải thiện kết quả và chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả quản
lí Đòi hỏi các nhà quản lí HĐGDNMH không thể thích gì làm nấy, mà phải lưu ý học hỏi Nhà trường nắm lí luận song cộng đồng lại nắm rõ thực tiễn hơn Không nên áp đặt một chiều từ phía nào cả, bởi vì có sự tham gia rộng rãi trong quản lí
1.3.4.3 Nội dung quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học
- Quản lí việc lập kế hoạch HĐGDNMH
Quản lí lập kế hoạch (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, học
kì và cả năm học) sao cho kết hợp từ dưới lên và từ trên xuống, trước hết căn
cứ vào đề xuất của tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và các nhà giáo khác,
Trang 33cũng như những lực lượng khác trong và ngoài nhà trường Đặc biệt lắng nghe ý kiến của Đội thiếu niên, Sao nhi đồng trong lập kế hoạch và những sáng kiến của ban cha mẹ học sinh của trường
Nội dung cơ bản của quản lí lập kế hoạch là xác lập mục tiêu, chỉ rõ các nhiệm vụ, chỉ đạo việc huy động nhân sự, nguồn lực vật chất, biện pháp thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người trong trường và cộng đồng, định hướng cách làm và dự kiến kết quả cần đạt được
Những hoạt động này cũng được giới quản lí định hướng và gợi ý thiết
kế trên cơ sở những chuẩn chung và khung kĩ thuật phù hợp để tránh tiến hành tùy tiện sau này Nhờ chuẩn và khung kĩ thuật này thì giáo viên nào thực hiện chủ trì các hoạt động giáo dục cũng đều dẫn đến kết quả giáo dục mong muốn và hiệu lực quản lí mong muốn
- Chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện các HĐGDNMH
Chỉ đạo chủ yếu nhằm vào cách làm và các biện pháp thực hiện những HĐGDNMH Trong các biện pháp chú trọng huy động sự tham gia của đông đảo mọi người, huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn, đặc biệt từ cộng đồng Các nhà quản lí phải chỉ ra làm những gì và làm những thứ đó như thế nào một cách tương đối cụ thể chứ không chung chung
Giám sát chủ yếu tập trung vào việc theo dõi, đôn đốc quá trình tiến hành các HĐGDNMH và thu thập những phản hồi cần thiết để có căn cứ điều
Trang 34chỉnh hay rút kinh nghiệm Giám sát cũng trực tiếp giúp phát hiện ra nhiều nguồn lực và cơ hội mới, tìm ra những hình thức hoạt động mới hiệu quả hơn
- Quản lí việc đánh giá quá trình và kết quả HĐGDNMH
Việc đánh giá HĐGDNMH cần được quản lí chứ không để tùy tiện hoặc buông thả Đây là nội dung quan trọng giúp thu được phản hồi để cải thiện chính những hoạt động giáo dục và chính hoạt động quản lí Nếu thiếu quản lí, hoạt động đánh giá sẽ hoặc là hình thức, hoặc là thiếu sót vì không có chỉ đạo, hoặc thiếu hệ thống vì không có kế hoạch, hoặc sai lầm vì thiếu kiểm tra và giám sát, hoặc lơ là bỏ qua vì không ai đôn đốc
-Tổ chức và bồi dưỡng các lực lượng tham gia tiến hành HĐGDNMH
Thành lập ban chỉ đạo bao gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng (phó ban), các thành viên bao gồm giáo viên chủ nhiệm, chủ tịch hội chữ thập đỏ, chủ tịch công đoàn, bí thư chi bộ Đảng, tổ trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách Đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các học sinh cốt cán
và cán bộ lớp v.v
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng nội dung kế hoạch
cụ thể hoá kế hoạch, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tập huấn phương pháp giáo dục và cách thức tổ chức các hình thức giáo dục cho mọi người Ngoài ra còn phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, chính quyền điạ phương, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh địa phương, công an
1.3.4.4 Những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng trong quản lí hoạt động giáo dục ngoài môn học theo tiếp cận tham gia
- Sự chỉ đạo của các cấp quản lí trên trường
Sự chỉ đạo của trên có vai trò tương đối quyết định, có tác dụng định hướng cho việc quản lí ở cấp trường Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lí
Trang 35HĐGDNMH ở trường Nếu được trên ủng hộ, khuyến khích thì quản lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều
- Cách thức quản lí của hiệu trưởng
Kĩ năng và phong cách quản lí của hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết định đến quản lí HĐGDNMH Phong cách cần thiết ở đây là năng động, cởi
mở, dân chủ và lắng nghe những người tham gia, kể cả học sinh Phong cách quan liêu, độc đoán sẽ có hại chung cho quản lí HĐGDNMH và sẽ ít thu hút được sự quan tâm của mọi người trong và ngoài trường
- Tinh thần và ý thức trách nhiệm của giáo viên, nhân viên và học sinh trong quá trình thực hiện
Yếu tố này là yếu tố quyết định nhất trong quản lí Nếu những người này thiếu trách nhiệm thì dù quản lí sát sao đến đâu cũng chỉ có hiệu quả hạn chế vì họ sẽ làm việc kiểu đối phó cho xong chuyện Bản thân nhà giáo, nhân viên, học sinh cũng là các nhà quản lí, nếu họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì quản lí sẽ có tính hệ thống, những nỗ lực được tập trung hơn và hiệu quả quản lí sẽ tăng lên rất nhiều
- Tác động của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài nhà trường Những yếu tố trên tạo ra môi trường bên ngoài cho quản lí tại trường Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của chúng đều rất lớn và rất rõ ràng Chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm chăm sóc giáo dục thì nhà trường sẽ được tạo nhiều cơ hội hoạt động, có nhiều nguồn lực và công tác quản lí luôn
có hậu thuẫn rộng lớn từ bên ngoài
Trang 36Kết luận chương 1
1 HĐGDNMH có chức năng giáo dục toàn diện và việc quản lí chúng
là nhiệm vụ quản lí chuyên môn quan trọng trong nhà trường Quản lí HĐGDNMH là nhiệm vụ chung của toàn trường và của những lực lượng tham gia từ ngoài nhà trường
2 Trong quản lí HĐGDNMH tại cấp trường thì tiếp cận tham gia sẽ mang lại hiệu quả cao vì nó thích hợp với tính chất và nội dung giáo dục của những hoạt động này, cũng thích hợp với môi trường địa phương và những điều kiện thực tiễn nơi trường đóng
3 Những nghiên cứu về quản lí HĐGDNMH ở trường tiểu học tuy đã được quan tâm, tuy nhiên trong nhiều công trình chưa thể hiện rõ cách tiếp cận cụ thể Luận văn đã sử dụng tiếp cận tham gia với nghĩa đầy đủ hơn tiếp cận xã hội hóa bởi theo quan niệm hiện đại thì tham gia đương nhiên có tính chất xã hội hóa song xã hội hóa chưa chắc đã có tính tham gia Vấn đề này cần được tiếp tục làm sâu sắc thêm
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI MÔN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội và giáo dục tiểu học ở quận Đống
2.1.1.2 Diện tích và dân số
Quận Đống Đa có diện tích 9.96 km², với dân số thường trú là 410 nghìn người (năm 2013), đông dân nhất trong các quận, huyện của Hà Nội 2.1.1.3 Kinh tế - xã hội
So với những năm trước, những năm gần đây tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng, ổn định; công tác xây dựng và quản lí
đô thị có chuyển biến tích cực Với vai trò là một trong những hạt nhân trung tâm của đô thị Hà Nội, quận Đống Đa đã có những bước tiến dài trên mọi lĩnh vực Trong đó, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quận Đống Đa được đánh giá là
Trang 38một trong những quận có sức tăng trưởng nhanh và hiệu quả nhất của Thủ đô;
an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Theo
đó, trong 9 tháng qua, kinh tế của quận Đống Đa vẫn duy trì đà tăng trưởng Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện đến hết ngày 30/11/2016
là 6.856 tỷ 570 triệu đồng (đạt 132,1% so với kế hoạch) Bên cạnh đó, chi ngân sách đã đảm bảo được việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất Tổng chi ngân sách của quận thực hiện tính đến hết ngày 30/11/2016 là 1.132 tỷ 615 triệu đồng (đạt 80,9% so với kế hoạch) Kinh tế trên địa bàn Quận tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,62% trên năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng vững chắc theo hướng Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng
2.1.1.4 Văn hóa
Đống Đa là quận đi đầu của thành phố về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của thủ đô Duy trì toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
2.1.1.5 Những thành tựu và thách thức trong phát triển
Quận là địa bàn có số lượng doanh nghiệp lớn, có nhiều thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở, phát triển các văn phòng đại diện cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp nên Đống Đa cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư, sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về kinh
tế, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Tăng cường các giải pháp để tăng thu ngân sách hàng năm, gắn liền với tiết kiệm chi thường xuyên, đảm bảo ngân sách đầu tư phát triển
Trang 392.1.2 Khái quát về tình hình phát triển giáo dục tiểu học
2.1.2.1 Qui mô và chất lượng giáo dục tiểu học
Trong những năm học qua cấp tiểu học quận Đống Đa luôn giữ vững qui
mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn quận, duy trì tốt sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học
Bảng 2.1 Số lớp và số HS tiểu học quận Đống Đa (từ năm học 2012-2013 đến 2016- 2017)
(Nguồn: Phòng GD và ĐT quận Đống Đa)
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
Năm học 2016-2017
Khối 1 114 5678 128 6405 125 6483 117 5754 108 5025 Khối 2 107 4968 112 5637 125 6367 124 6278 119 5642 Khối 3 111 5142 99 4936 110 5485 122 6214 125 6182 Khối 4 120 6118 103 5109 95 4823 108 5322 124 6056 Khối 5 93 4402 118 6080 101 5039 95 4727 107 5234 Cộng 545 26308 560 28167 556 28197 566 28295 583 28139
Thực hiện Chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Đống Đa đã thực hiện tổ chức quản lí chất lượng giáo dục đối với các trường tiểu học Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã phân tích kết quả học tập của các em học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 qua kết quả của từng mặt, từng môn học từ năm học 2012- 2013 đến năm học 2015-2016
Bảng 2.2 Xếp loại học lực HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2012-2013; 2013-2014
(Nguồn:Phòng GD và quận Đống Đa)
Năm học
Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại kết quả học tập
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện chưa đầy đủ
2012-2013 26266 99,8 42 0,2 20127 76,5 5433 20,7 683 2,6 65 0,3 2013-2014 28148 99,9 19 0,1 21673 76,9 5709 20,2 694 2,6 91 0,3
Trang 40Bảng 2.3 Xếp loại năng lực, phẩm chất HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2014-2015; 2015-2016
(Nguồn:Phòng GD và quận Đống Đa)
Qua bảng 2.2, 2.3, có thể thấy từ năm học 2012-2013 đến năm học 2013-2014, giáo dục tiểu học của quận Đống Đa có chất lượng ổn định: Tỉ
lệ học sinh xếp loại thực hiện Đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh (năm học 2012-2013; 2013-2014); xếp loại Đạt (năm học 2014-2015; 2015-2016) đều đạt tỉ lệ từ 99,8% trở lên, Tỉ lệ chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh hoặc Chưa đạt chiểm tỉ lệ 0.01%; tỉ lệ học sinh đạt loại Khá trở lên trên
97%, Chỉ còn 0.3% học sinh xếp loại học lực Yếu Năm học 2014-2015; 2015-2016 thực hiện đánh giá học sinh theo ba nội dung: kiến thức, kĩ năng các môn học, hoạt động giáo dục và năng lực, phẩm chất của học sinh thì tỉ lệ học sinh hoàn thành các môn Toán, Tiếng Việt đạt từ 99.3% trở lên; Năng lực đạt trên 99.84%, phẩm chất đạt trên 99.9%
Bảng 2.4 Xếp loại kết quả học tập Toán - Tiếng Việt
Hoàn thành Tốt Hoàn thành
Chưa hoàn thành
20562 73.5 7388 26.4 49 0.2 19669 70.2 8275 29.6 55 0.2