Nhưng một thực trạng đáng quan tâm là học sinh hiện nay vẫn chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mĩ thuật là môn học phụ không quan trọng .Nên các em chuẩn bị phương tiện học tậ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I SƠ LƯỢC BẢN THÂN:
- Họ và tên: Nguyễn Minh Tân Năm sinh:1991
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mĩ Thuật
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên Mĩ Thuật
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II NỘI DUNG:
1.Thực trạng và nguyên nhân
1.1 Thực trạng:
Bộ môn Mĩ thuật ở bậc THCS,là một môn học đã giúp các em phát triển tư duy cũng như sự cảm nhận về nghệ thuật Cho các em hiểu thêm về cái đẹp và phát huy được năng khiếu của bản thân, có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh
do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu là ước mơ, khát vọng được thể hiện qua tâm tư tình cảm cũng như qua cách
vẽ và trình bài, với những yếu tố màu sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ
Nhưng một thực trạng đáng quan tâm là học sinh hiện nay vẫn chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mĩ thuật là môn học phụ không quan trọng .Nên các em chuẩn bị phương tiện học tập rất sơ sài và cái đáng lo ngại là vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân, tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao.Đặc biệt là phân môn Trang Trí, hình như các em chưa hiểu cách vẽ, tính cách điệu và ứng dụng của trang trí trong cuộc sống.Cùng với tư liệu phục vụ phân môn còn rất hạn chế
1.2 Nguyên nhân:
Đầu tiên chúng ta, những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học
Trang 2Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhiệt huyết và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác động qua lại của phân môn với các môn học khác
Khai thác nội dung ở khía cạnh cô động và hạn hẹp
Tính liên hệ thực tiễn vào bài học chưa cao
Chưa khai thác được tính sáng tạo trong phân môn trang trí và tính ứng dụn của học sinh vào bài học
Dạy theo tính khuôn khổ, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp chống đối
Với môn mĩ thuật trong trường phổ thông, người giáo viên ngoài việc nắm bắt về tâm lý của học sinh ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những kỹ năng diễn đạt và nhu cầu hứng thú trong học tập của học sinh, nắm bắt
sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng về trang trí trong nghệ thuật cũng như trong đời sống của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng ngày một phong phú, phát triển tốt có hiệu quả trong môn mĩ thuật nói chung và phân môn trang trí trong mĩ thuật nói riêng
2.Tên sáng kiến kinh nghiệm và lĩnh vực áp dụng
2.1.Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ YÊU THÍCH PHÂN MÔN TRANG TRÍ TRONG MĨ THUẬT TRUNG HỌC CƠ SỠ
2.2.Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường
THCS
3 Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Con người chúng ta ngày một hoàn thiện hơn, không chỉ ăn no, mặc ấm mà lúc này chúng ta đang dần phát triển về mọi mặt, là phải ăn ngon, mặc đẹp và hoàn thiện qua 4 yếu tố "đức, trí, thể, mỹ" Đó là mục tiêu giáo dục,vừa là mục tiêu phát triển toàn diện của con người hiện nay Trong 4 yếu tố đó thì "mỹ" hoặc nói rõ ràng hơn là giáo dục thẩm mỹ, về cái đẹp
Trong những năm về trước, giáo dục thẩm mỹ chưa được chú trọng phát triển trong giáo dục nhà trường,
Về khía cạnh giáo viên và trường học:
Mĩ thuật được xem là một môn học năng khiếu độc lập trong chương trình THCS Việc dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi để đánh giá kết quả cuối năm
và là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học Nhưng
Trang 3thực tế vẫn còn rất nhiều bắc cặp hiện nay cho thấy rằng cơ sở vật chất cho việc dạy và học mĩ thuật ở THCS rất thiếu thốn về nhiều mặt, nhà trường chưa có phòng dạy mĩ thuật riêng Tranh ảnh tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học mĩ thuật, chỉ có tranh đồ dùng dạy học của khối 6
và khối 8 nhưng chưa đầy đủ, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm Giáo viên phải tự tìm kiếm các nguồn tài liệu hoặc tự tạo đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy Một điều đáng quan tâm và suy ngẫm vì trong tâm trí các
em còn xem mỹ thuật là môn phụ, ít quan tâm đến kiểm tra đánh giá chất lượng, xem dạy học mỹ thuật là bề nổi, có tính chất phong trào Không ít giáo viên dạy
mỹ thuật theo kiểu chuyên nghiệp, dạy kĩ thuật vẽ là chủ yếu, chưa chú ý đến mục tiêu là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, đồng thời chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ tìm tòi của HS
Về phía học sinh.
Các em đã được tiếp xúc môn mĩ thuật ngay từ lớp vỡ lòng ở tiểu học.Tuy nhiên,khi lên cấp học THCS, học sinh ít được cọ sát với thực tế xung quanh Vì vậy tầm hiểu biết về mĩ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập Song song đó học sinh chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của môn mỹ thuật, đặc biệt là trang trí Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính của nhà trường Các em phải tập trung cho các môn học
mà các em có thề nghĩ là quan trọng, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào bỏ qua sao lãng môn mĩ thuật Hơn nữa, do thiếu phương tiện học tập, phương pháp thực hành thiếu linh hoạt, nên các bài vẽ nói chung và các bài trang trí của các em nói riêng thường khô khan, thiếu phóng khoáng, đôi khi gò bó, công thức
Kết quả : Trong những năm học trước, qua khảo sát chất lượng phân môn
vẽ trang trí, tôi nhận thấy kết quả chưa được cao
Từ đó để việc học mĩ thuật, đặc biệt là phân môn trang trí đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả của phân môn vẽ trang trí ở bậc THCS, cụ thể là những giải pháp giảng dạy
vẽ trang trí áp dụng cho từ lớp 6 đến lớp 9 Tôi nhận thấy đa phần các em đều rất thích hoạt động tạo hình, việc vẽ, xem các tác phẩm mĩ thuật dần dần đã hình thành ở các em Các em hứng thú học vẽ trang trí hơn, bài vẽ của các em đẹp hơn,
có tiến bộ rõ rệt về cách dùng màu Qua đó đã chứng minh khả năng thẩm mĩ của các em
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Khi giảng dạy phân môn trang trí, giáo viên giảng dạy mỹ thuật cần phải:
Đảm bảo thực hiện đúng nội dung chương trình dạy học.
Trang trí chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (kiến trúc đô thị, trang trí nội, ngoại thất, trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu…)
Phân môn trang trí ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9, trong một
Trang 4năm học lớp 6 có 9 tiết, lớp 7 có 8 tiết, lớp 8 có 8 tiết, riêng lớp 9 chỉ học 1/2
tiết/tuần cho nên chỉ có 6 tiết Vì vậy nội dung cơ bản được chọn lọc hết sức cơ bản Không giống với các trường nghệ thuật chuyên đào tạo các hoạ sĩ, thời gian rất eo hẹp, mỗi bài học và làm, gói gọn trong một tiết học (45 phút) Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức trang trí, phương pháp thể hiện cũng như thực hành ứng dụng trong đời sống và các bài học cơ bản như (Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm) được sắp xếp học đi học lại nhiều lần ở mỗi lớp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục trang trí và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo Khả năng của học sinh sẽ được nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học trang trí được tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của học sinh khi làm bài Chương trình và nội dung học trang trí ở THCS có sự sắp xếp mang tính đồng tâm, phát triển để HS tiếp cận môn học từ dễ đến khó, từ tô màu đến tìm màu, từ vẽ thêm hoạ tiết cho đều đến sự tìm hoạ tiết để sắp xếp…nên việc đảm bảo đúng nội dung chương trình rất quan trọng
Đảm bảo tính nhất quán trong trang trí.
Trong trang trí rất đa dạng: bài học trang trí cơ bản (cách dùng màu, cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí, trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật, trang trí hình tròn, trang trí đường diềm…) Tuỳ theo từng bậc học, từng lớp để phân bố sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS Những bài
cơ bản này sẽ lặp đi lặp lại không chỉ có ở các trường tiểu học - THCS mà còn học tới các trường cao đẳng, đại học… Các bài học trang trí cơ bản là cơ sở cho sự nhận thức cái đẹp và giúp người học vận dụng kiến thức đó vào đời sống thực tại
Giáo viên khi dạy các bài trang trí cơ bản cần quan tâm đến:
- Nâng cao dần về sắp xếp, chọn lọc hoạ tiết
- Sự cân bằng trong tổng thể bố cục
- Phối hợp các thể thức trong trang trí áp dụng vào các bài trang trí cơ bản, các thể thức (đăng đối, xen kẽ, phá thế, nhắc lại…)
- Sử dụng đậm nhạt và màu sắc sao cho phù hợp
Đảm bảo tính thực tiễn trong trang trí đối với nhà trường.
Nghệ thuật trang trí nó bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cho cuộc sống, vì vậy mà chương trình, nội dung dạy học trang trí ở trường phổ thông phải được quan tâm gắn với đời sống của HS và xã hội Có những bài tưởng như chỉ là trang trí đơn giản (trang trí nhãn vở) nhưng thực chất có sự liên quan rất phong phú của những bài trang trí cơ bản (trang trí hình chữ nhật, trang trí ứng dụng…) hoặc trong trang trí trại hè, một bài gắn liền với đời sống sinh hoạt của HS được thể hiện bằng nhiều kiến thức tổng hợp (kiến thức kẻ chữ, trình bày, sắp xếp và bao quát…)
Nội dung các bài trang trí trong chương trình phổ thông đều gắn liền với sinh hoạt của HS, đòi hỏi HS luôn luôn tìm tòi, sáng tạo như các bài: Trang trí đồ
Trang 5vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật, trang trí trại hè, trang trí báo tường, trang trí lọ hoa, trang trí bìa lịch, trang trí mặt nạ, trang trí bìa sách, trang trí túi xách…
Giáo viên cần quan tâm khi dạy các bài có trang trí ứng dụng
- Hướng dẫn HS không sao chép, bắt chước những hình vẽ hoặc đồ vật có sẵn
- Khuyến khích HS tìm tòi, linh hoạt gây ý thức tự tạo cho mình một sản phẩm độc đáo để sử dụng (làm lấy bìa lịch để treo, làm mặt nạ, làm bìa sách,
trang trí thời khoá biểu hoặc vẽ trên đĩa treo tường…)
- Hướng dẫn các em quan tâm đến nghệ thuật trang trí ứng dụng mang tính thực tiễn và chú ý đến cách vận dụng những kiến thức trang trí cơ bản vào trang trí ứng dụng
Đảm bảo tính dân tộc trong trang trí.
Dân tộc nào cũng có những màu sắc và những nét riêng biệt Nhìn vào lịch
sử, chúng ta thấy thể hiện rõ nhất ở các hoa văn, hoạ tiết cổ trong các đồ dung (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao thổ cẩm…) trên các đình chùa, lăng tẩm (hoa văn trên các bia đá, hoạ tiết chim lạc ở trống đồng và hoạ tiết con rồng, con phượng hoặc hoạ tiết hoa sen trên các kèo cột…) Để có những hoạ tiết vốn cổ dân tộc không phải dễ dàng
Trong chương trình THCS có 1 bài học về vốn cổ dân tộc, ngoài việc tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu quý báu cho phần bài giảng nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc, khâm phục tài nghệ của ông cha ta, giáo viên cần lưu ý Hiện nay, cái gọi
là thẩm mỹ này rất được chú ý, bằng cách thể hiện ở việc đưa các môn năng khiếu vào chương trình giảng dạy nói chung, mỹ thuật nói riêng ở các trường trong cả nước
Nhờ vậy mà mọi người dần nhận thức, thể hiện thẩm mỹ và đưa cái đẹp hỗ trợ cho cuộc sống của mình ngày càng đa dạng, phong phú hơn Riêng về các môn năng khiếu, mỹ thuật gồm nhiều loại hình nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng Cùng với âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh chúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình
là sử dụng đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục để làm đẹp cho cuộc sống và không gian sống Nên trong bộ môn mĩ thuật đã chia thành nhiều phân môn, trong
đó có phân môn Vẽ trang trí là một phân môn quan trọng Vẽ trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp đường nét, màu sắc, hình khối Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội Đã từ rất lâu nghệ thuật trang trí đã xuất hiện song song với cuộc sống của chúng ta, chỉ chúng ta chưa hiểu nhiều về
nó Các dân tộc trên thế giới cũng có những màu sắc và đường nét riêng biệt, đậm
đà bản sắc dân tộc của mình Riêng lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy thể hiên rõ
Trang 6nhất ở các hoa văn, họa tiết trong các đồ dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thố cẩm ), trên các đình chùa lăng tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết chim lạc ở trống đồng, họa tiết rồng phượng v.v ) thể hiện một cách riêng biệt đậm chất Việt Nam Cuộc sống xung quanh chúng ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí Từ những vật dụng nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp ,nên hình dáng màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế Kết quả đó nói lên sự sáng tạo không ngừng của các nghệ sĩ tạo ra cái đẹp cũng như tạo ra các cách trang trí độc đáo lạ mắt
Ở trung học cơ sở các em đang ở ngưỡng của sự hình thành phát triển nhân cách và sự sáng tạo Những kiến thức cơ bản ban đầu qua phân môn vẽ trang trí ở nhà trường sẽ giúp các em cách nhìn nhận về cái đẹp trong cuộc sống, từ đó sáng tạo nên cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình bằng chính khả năng và sự cảm nhận riêng của các em
Chính vì tầm quan trọng của vẽ trang trí trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường THCS cũng như trong đời sống xã hội nên bản thân tôi quyết định chọn đề tài " MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY
VÀ YÊU THÍCH PHÂN MÔN TRANG TRÍ TRONG MĨ THUẬT TRUNG HỌC CƠ SỞ" làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình Bản thân tôi cũng đã nghiên cứu sâu về vấn đề này để đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện giảng dạy của giáo viên và điều kiện học tập của học sinh Điểm mới của sáng kiến này là giải quyết một số vấn đề cơ bản để việc phát huy được tính tư duy và hứng thú học phân môn vẽ trang trí trong trường THCS hiệu quả hơn, tác động tích cực đến nhận thức của học sinh về việc sáng tạo và cảm nhận cái đẹp
4 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1.Khả năng áp dụng:
Có thể áp dụng sáng kiến rộng hơn ở cấp huyện hoặc tỉnh, ở phân môn vẽ trang trí khối THCS
4.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Dùng cho phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9 của môn mỹ thuật ở trường THCS
5 Lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Nâng cao tư tưởng và ý thức chủ động, sáng tạo trong giảng dạy cho giáo viên sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo Thông qua việc điều tra giúp giáo viên thấy được sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng trong phân môn vẽ
Trang 7trang trí Từ đó có hướng uốn nắn và rèn luyện kỹ năng của bản thân giáo viên và học sinh trong từng tiết lên lớp
Trên đây là những sáng kiến cãi tiến giải pháp mới (gọi tắc là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2015 -2016
Kính đề nghị hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện
Thủ trưởng đơn vị
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Người báo cáo
Nguyễn Minh Tân