Hình minh họa trên bảng.
Trang 1Phần i Nhận thức chung về công tác bồi dưỡng thường xuyên:
- Bồi dưỡng thường xuyên là công việc quan trọng đối với mỗi một giáo viên Một mặt, giáo viên cũng cố và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học theo hướng tích cực Mặt khác, thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều biến đổi về khoa học kỷ thuật như công nghệ thông tin phát triển mạnh, kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi giáo dục cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu xã hội cần tạo ra những người lao động mới, lao động trí tuệ, biết làm chủ bản thân, làm chủ đất nước Trong giáo dục có sự chuyển biến từ quan điểm trước đây “ lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” Đây là cuộc cách mạng trong giáo dục
- Bồi dưỡng thường xuyên có nhều hình thức như: tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tổ chức chuyên đề trong trường, liên trường hay tham gia học bồi dưỡng do Phòng, Sở tổ chức Dù bồi dưỡng hình thức nào đi chăng nữa thì đòi hỏi mỗi một giáo viên phải luôn trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới về phương pháp dạy để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD - ĐT phát hành là một cuốn tài liệu thiết thực, bổ ích về nội dung, đặc biệt là về phương pháp truyền đạt kiến thức theo hướng tích cực mà các giáo viên cần nghiên cứu, học hỏi
Phần ii: chuyên môn nghiệp vụ:
I Sách giáo khoa và sách giáo viên Mĩ Thuật THCS (Bài 3)
- SGK và SGV Mĩ Thuật THCS là những tài liệu cụ thể hóa chương trình, đăng tải những kiến thức cơ bản, giới thiệu phương pháp dạy - học Tuy nhiên, đây không phải là tất cả để giáo viên và học sinh cứ thế dạy và học một cách máy móc, rập khuôn Để dạy - học
MT có hiệu quả, GV và HS nắm được cái cốt rồi sau đó tìm ra cách dạy, cách học làm sao phù hợp với tình hình thực tế ở trường, ở địa phương mình
- Nội dung SGK Mĩ thuật được phân phối dạy ở hai học kỳ, riêng lớp 9 học một học kỳ với thời lượng 18 tiết/1 năm học, trong đó có 2 tiết kiểm tra học kỳ Cấu trúc chương trình đầy đủ 4 phân môn (Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mĩ thuật) - Đây là điều kiện thuận lợi để các em phát triển năng khiếu từng phân môn đó Nội dung một số bài học cũng phù hợp với khả năng tiếp thu của các em Hình thức trình bày phần chữ và phần hình ảnh minh họa rõ rành, đẹp, phù hợp và thống nhất với nhau Tuy nhiên, bên cạnh những bài học đáp ứng yêu cầu nhận thức, tiếp thu kiến thức của các em thì vẫn còn một số bài yêu cầu quá cao với khả năng của các em Đây là nhưng bài học đòi hỏi các em phải có năng khiếu thực sự, đồng thời phải có tư duy sáng tạo cao Do vậy đưa những bài học này vào chương trình học sinh rất khó để tiếp thu kiến thức và thực hành đạt yêu cầu
-Nội dung, chương trình SGV môn MT là tài liệu triển khai cụ thể của SGK nhưng có bổ sung và mỡ rộng hơn về nội dung, đặc biệt là phương pháp giảng dạy- học, tạo điều kiện cho GV hoàn thành tốt bài dạy của mình Cấu trúc chương trình SGV trương đối đầy đủ và hợp lý về phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể Cách trình bày bài dạy cũng rất rõ ràng về phần mục tiêu, chuẩn bị và gợi ý tiến trình dạy học Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung yêu cầu quá cao so với nội dung ở SGK nên khi GV trình bày, diễn giải thêm thì HS rất khó tiếp thu kiến thức
* Có thể nói SGK và SGV là tài liệu cần thiết, giúp GV hiểu được chương trình, nội dung và phương pháp dạy - học, đồng thời gợi ý cách tiến hành bài dạy sao cho rõ trọng tâm đối với mỗi đơn vị kiến thức ở mỗi bài qua từng thời gian
Trang 2II Sử dụng môi trường như một nguồn lực để làm và sử dụng đồ dùng dạy - học (Bài 7).
- Dạy học Mỹ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy học, do vậy đồ dùng dạy học của môn Mỹ thuật thường là nội dung, là kiến thức của bài học Đồ dùng dạy học còn phản ánh mức độ kiến thức của bài học và trình độ của học sinh Cho nên chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung bài dạy và quá trình lên lớp chỉ còn là trình bày, diễn giãi theo đồ dùng dạy học đã chuẩn bị
- ĐDDH MT có nhiều loại: Mẫu vẽ, Tranh, ảnh phiên bản, bài vẽ của HS Hình hướng dẫn cách tiến hành bài vẽ Hình minh họa trên bảng Băng hình Mỗi loại đều có những tác dụng riêng
- GV cần có kế hoạch chuẩn bị trước, có thể sử dụng những gì cần thiết có ở môi trường xung quanh để làm ĐDDH phù hợp với nội dung bài học
- Khi giới thiệu ĐDDH cần khoa học, rõ ràng theo trình tự của nội dung bài Cụ thể: + Đặt mẫu, treo tranh hướng dẫn ở nơi toàn bộ học sinh trong lớp dễ nhìn thấy
+ Theo thứ tự đã chuẩn bị ở kiến thức bài dạy
+ Giới thiệu ĐDDH những chi tiết cần thiết cho HS quan sát, so sánh, nhận xét
+ Tùy theo từng bài mà cất đúng lúc để ĐDDH cho phù hợp
- ĐDDH MT hiện nay chưa được chú ý, vì thế còn thiếu, hầu hết đồ dùng dạy học đều do
GV tự chuẩn bị nên thiếu quy chuẩn, đặc biệt là tính thẩm mĩ, do đó chưa khích lệ được tinh thần học tập của HS
* Với tầm quan trọng của ĐDDH như vậy cho nên khi thiếu đồ dùng dạy học bản thân tôi có một số hướng giải quyết như sau:
+ Nghiên cứu nội dung chương trình để đối chiếu với phòng thiết bị nếu có đồ dùng nào thiếu thì lập dự trù kinh phí trình nhà trường hỗ trợ mua sắm
+ Đối với các loại mẫu vẽ còn thiếu thì giáo viên cùng học sinh nghiên cứu để làm hoặc sưu tầm những đồ vật gần tương đương
+ Đối với tranh ảnh phiên bản các tác phẩm mĩ thuật, các công trình mĩ thuật giáo viên cùng học sinh nghiên cứu sưu tầm
+ Đối với tranh ảnh minh hoạ cách vẽ thì giáo viên nghiên cứu để vẽ, đồng thời có thể vận dụng ĐDDH của các khối để dạy
+ Đối với bài vẽ tham khảo thì khi chấm bài của học sinh nếu có bài nào đẹp thì giáo viên giữ lại làm bài mẫu tham khảo trước khi các em thực hành Đây là một dạng đồ dùng dạy học rất thiết thực với các em
III.Những kỷ năng chính trong môn mĩ thuật (bài 10):
- Mục tiêu của môn MT ở trường THCS là dạy HS nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, và sinh hoạt hàng ngày, cho công việc mai sau: góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Để đạt được các mục tiêu trên, các GV mĩ thuật phải dạy cho HS những kỷ năng cơ bản-những kỷ năng cần thiết mà các em cần phát triển khi học MT
-Những kỷ năng đó là:
+ Kỷ năng quan sát
+ Kỷ năng cảm thụ thẩm mĩ
+ Kỷ năng tư duy trừu tượng
+ Kỷ năng thực hành
+ Kỷ năng đánh giá
+ Kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực triển
Trang 3- Trên đây là những kỷ năng chủ yếu mà HS cần được rèn luyện và phát triển trong môn
MT Trong những kỷ năng đó thì Kỷ năng đánh giá, Kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực triển được coi là mới trong nội dung chương trình và phương pháp dạy-học Đây là những kỷ năng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của HS
- Để hình thành những kỷ năng đó cho HS thì GV cần có những phương pháp dạy học đặc thù như: Phương pháp trực quan, quan sát, dạy học nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động hợp tác theo nhóm, trò chơi, luyện tập thực hành, đánh giá Trong các phương pháp nói trên, những phương pháp tích cực, có hiệu quả trong việc hình thành và phát triển các kỷ năng cho HS là phương pháp dạy học nêu vấn đề, PP trực quan, PP luyện tập thực hành,
PP hoạt động nhóm
IV Các hoạt động để phát triển kỷ năng trong vẽ trang trí (Bài 12):
- Vẽ trang trí nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho HS trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỷ năng cơ bản về vẽ trang trí Vẽ trang trí còn giúp HS biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống và các môn học ở trường phổ thông
- Các kỷ năng cần thiết cần hình thành cho HS khi vẽ trang trí:
+ Quan sát (so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của đối tượng quan sát)
+ Tư duy tạo hình, bố cục
+ Vẽ hình, chỉnh hình
+ Vẽ đậm nhạt, vẽ màu
+ Vận dụng kiến thức vào thực tế
- Để phát triển những kỷ năng trên cho HS, cần nghiên cứu kỷ nội dung bài học, xác định mục tiêu cụ thể xem bài học này cần hình thành ở HS những kỷ năng nào, mức độ đến đâu
- Hình thành và phát triển những kỷ năng trong vẽ trang trí cho HS, Bạn nên sử dụng một số phương tiện dạy học sau:
+ Thực tế xung quanh có liên quan đến nội dung bài học
+ Bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm
+ Các bước tiến hành bài vẽ, một số tư liệu về họa tiết, hình vẽ minh họa có liên quan đến nội dung bài học
V Sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 6, 7, 8, 9, để dạy vẽ trang trí (bài 16):
- Cấu trúc nội dung của các bài vẽ trang trí trong SGK Mĩ thuật thường có 2 phần: phần lý thuyết và phần thực hành
- Muốn sử dụng SGK và SGV một cách có hiệu quả trong dạy vẽ trang trí, trước hết bạn cần nghiên cứu kỷ nội dung kiến thức trong SGK để