1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non Thành phố Hòa Bình

166 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non Thành phố Hòa Bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non Thành phố Hòa Bình.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ này là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo caohọc Với tất cả tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy côkhoa Quản lí giáo dục, phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội đã quan tâm

và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin được bày tỏ lời tri ân sâu sắc của tôi xin dành cho người hướng

dẫn của tôi, PGS TS Nguyễn Yến Phương, người đã luôn tận tình chỉ dẫn,

giúp đỡ, động viên và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu trong quátrình thực hiện luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý nhà MN Tân Thịnh B,

MN Unicef, MN Dân Chủ, MN Phương Lâm, MN Yên Mông các thầy cô đãnhiệt tình hợp tác và đóng góp những ý kiến quý báu cho bản thân tôi trongquá trình thực hiện nghiên cứu thực trạng tại trường

Tôi vui mừng chia sẻ thành quả này cùng với lời cảm ơn đến tất cả cácthành viên lớp Quản lí giáo dục K24, những người đã cùng tôi trải qua 2 nămhọc tập và nghiên cứu tại trường

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè vàđồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn này

Với những điểm mới, hy vọng luận văn này sẽ đóng góp tích cực vàoquản lý hoạt động sau đại học ở các nhà trường sư phạm, tuy nhiên luận vănkhông thể tránh khỏi sự thiếu sót Tôi nghĩ rằng để có một luận văn hoànchỉnh hơn, bản thân tôi còn phải nghiên cứu rất nhiều và cần có sự đóng góp ýkiến và giúp đỡ của Hội đồng khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tốt đẹp!

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thực

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON 8

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vân đề 8

1.2 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 13

1.2.1 Vị trí, vai trò của trường mầm non 13

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Mầm non 13

1.3 Quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non 14

1.3.1 Quản lý 14

1.3.2 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường Mầm non 17

1.3.3 Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình 20

1.4 Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường Mầm non thông qua hoạt động tạo hình 28

1.4.1 Hiệu trưởng trường Mầm non 28

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non 29

Trang 4

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường

Mầm non 37

1.5.1 Yếu tố khách quan 37

1.5.2 Yếu tố chủ quan 38

Tiểu kết chương 1 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON - THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 45

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 45

2.1.1 Vị trí địa lý 45

2.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị xã hội 46

2.1.3 Tình hình về văn hóa xã hội 46

2.1.4 Tình hình giáo dục Mầm non thành phố Hòa Bình 47

2.2 Kết quả GDTM thông qua hoạt động tạo hình của 5 trường được nghiên cứu thực nghiệm 52

2.2.1 Kết quả GDTM qua hoạt động vẽ 52

2.2.2 Kết quả GDTM qua hoạt động nặn 58

2.2.3 Kết quả GDTM qua hoạt động xé, dán 63

2.3 Thực trạng quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non – Thành phố Hòa Bình 71

2.3.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng 71

2.3.2 Tổ chức điều tra khảo sát 73

2.3.3 Kết quả khảo sát 75

2.4 Đánh giá chung 96

2.4.1 Những ưu điểm 96

2.4.2 Nguyên nhân của thành tựu 97

2.4.3 Những hạn chế 97

Trang 5

2.4.4 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 98

Tiểu kết chương 2 99

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON – THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 100

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 100

3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa 100

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 100

3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 100

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 101

3.2 Định hướng đề xuất mang tính thực tiễn 101

3.3 Quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường Mầm non – Thành phố Hòa Bình 101

3.3.1 Chỉ đạo thiết kế chương trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình 101

3.3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình 104

3.3.3 Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp với lứa tuổi của trẻ 108

3.3.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung học liệu để tổ chức hoạt động tạo hình 111

3.3.5 Chỉ đạo giáo viên phát huy tính sáng tạo trong việc thiết kế đồ dùng dạy học 114

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 117

3.5 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ 118

3.5.1 Mục tiêu khảo nghiệm 118

Trang 6

3.5.2 Nội dung khảo nghiệm 118

3.5.3 Mẫu khách thể khảo nghiệm 118

3.5.4 Tiêu chí và thang đánh giá kết quả 119

3.5.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết 119

3.5.6 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi 121

3.5.7 Kết quả khảo nghiệm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 123

Tiểu kết chương 3 125

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Trang 7

Bảng 2.1 Thống kê số lượng, trình độ giáo viên mầm non của 05 trường

tham gia khảo sát 49

Bảng 2.2 Thống kê số lượng, trình độ hiệu trưởng các trường mầm non được khảo sát 49

Bảng 2.3 Thống kê số lượng, tỷ lệ chuyên cần, sức khỏe của trẻ ở các trường mầm non tham gia khảo sát 50

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện GDTM qua hoạt động vẽ 54

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện GDTM qua hoạt động vẽ 56

Bảng 2.5 Tình hình thực hiện GDTM qua hoạt động nặn 59

Bảng 2.6 Kết quả thực hiện GDTM qua hoạt động nặn 61

Bảng 2.7 Mức độ thực hiện GDTM qua hoạt động xé, dán 65

Bảng 2.8 Kết quả thực hiện GDTM qua hoạt động xé, dán 66

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện GDTM qua hoạt động đồ dùng, đồ chơi tự tạo 69

Bảng 2.10 Kết quả thực hiện GDTM qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo 70

Bảng 2.11: Đội ngũ hiệu trưởng 75

Bảng 2.12 Đội ngũ giáo viên Trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3- 5 tuổi năm học 2014 – 2015 76

Bảng 2.13.Mức độ thực hiện lập kế hoạch và thiết kế chương trình giáo dục thẩm mỹ 80

Bảng 2.14 Mức độ thực hiện tổ chức triển khai chương trình giáo dục thẩm mỹ 82

2.15 Mức độ thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 84

Bảng 2.16 Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết vị, các học liệu trong giáo dục thẩm mỹ 86

Bảng 2.17 Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục thẩm mỹ .90

Trang 8

Bảng 2.18 Hiệu quả thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ 912.19 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục thẩm mỹthông qua hoạt động tạo hình 94Bảng 3.1 Mức độ % về sự cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 120Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 121Bảng 3.3 Mức độ % về tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dụcthẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 122Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lýgiáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình ở nhà trường mầm non 122Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết và tínhkhả thi của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt độngtạo hình ở các trường mầm non 123

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân,

là nền tảng cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo Mục tiêu của giáo dục

mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo dục: Đạo đức, trí tuệ,

thể chất, thẩm mĩ, lao động Làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhâncách con người trong xã hội hiện đại

Giáo dục thẩm mĩ là một trong 5 lĩnh vực của chương trình giáo dục Mầmnon Bởi trẻ ở lứa tuổi này đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, vì

ở đó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnhvật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước đồ vật có nhiều màu sắc, hay nhữngbông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh…Từ đó năng khiếu nghệthuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ làđiều kiện tốt nhất để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai

Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là một phương tiện pháttriển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ pháttriển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác, phân tích, khái quát hóa các

sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làmphát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Đây là yếu tốcần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách

Đối với trẻ lứa này đang hình thành và phát triển cả về thể chất và tâmhồn, vận động của trẻ chủ yếu là những vận động thô, bài tập kỹ năng, kỹ sảocòn nhiều hạn chế như: kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng Mộtmặt do trẻ chưa tập trung chú ý nhiều đến việc ngồi học, hay vẽ những sản phẩm

mà mình yêu thích, chưa biết bộc lộ cảm xúc của mình với cô giáo và các bạn

Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tìnhcảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp

Trang 10

trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thìtrẻ mới hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng của mình Chính từ các hoạt động đó

sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mĩ của trẻ, giúp trẻ yêu thích cái đẹp, mongmuốn được tạo ra cái đẹp

Thực tiễn trong các trường Mầm non chưa quan tâm nhiều đến việcgiáo dục thẩm mĩ cho trẻ Trong khi đó giáo dục thẩm mĩ có vai trò quantrọng làm tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo và làm phong phúthêm đời sống tinh thần cho trẻ Đặc biệt là rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tô,

vẽ, tư thế ngồi tạo tiền đề và tâm thế tốt cho trẻ bước vào lớp một

Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên ít khi chú ý đếnlàm thế nào giúp trẻ hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, ý nghĩanhững bức tranh, hay các sản phẩm vẽ nặn xé dán và tính tích cực sáng tạo cánhân Nếu chúng ta biết cách khai thác để phát triển thẩm mĩ cho trẻ thôngqua hoạt động tạo hình thì không những tư duy, trí tượng tượng sáng tạo củatrẻ được tăng lên mà còn giúp trẻ biết cảm nhận, yêu thích cái đẹp, tâm hồntrong sáng, hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mĩ

Quản lý giáo dục thẩm mĩ trong hoạt động tạo hình ở trường Mầm nontrong những năm qua đã được chú ý và đã đạt được những thành tựu nhất địnhthông qua việc: Quản lý xây dựng và phát triển chương trình, quản lý đổi mớihình thức dạy học Tuy nhiên trong chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành đã có những nội dung hoạt động tạo hình cho từng lứatuổi như: Vẽ, nặn, xé dán, khi thực hiện giáo viên phải lựa chọn nội dung đưavào kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với từng chủ đề Nhưng thực tế phầnnhiều giáo viên mới chỉ lựa chọn nội dung đơn giản, dễ thực hiện để dạy trẻ đó

là hoạt động vẽ, nặn, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động xé dán, làm đồ dùng –

đồ chơi và các nội dung hoạt động tạo hình cho trẻ Vì vậy chưa phát huy đượckhả năng khéo léo từ đôi bàn tay và tư duy sáng tạo của trẻ

Trang 11

Bên cạnh đó việc quản lý sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng chất lượngđội ngũ chưa được chú trọng nhiều, phần nhiều các tổ chuyên môn mới chỉthực hiện đủ số buổi sinh hoạt theo Điều lệ 2 lần/tháng nhưng chưa chú ý đếnchất lượng, nội dung sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng giáo viên theo cácchuyên đề và đổi mới chương trình giảng dạy sao cho hiệu quả Mặt khác việcđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các nhà trường chưa đồng bộ, đồdùng, đồ chơi ở các nhóm lớp mới chỉ đạt ở điều kiện tối thiểu theo danh mụcquy định, trang

thiết bị hiện đại chưa được đầy đủ, đồ dùng tự tạo theo các chủ đề thựchiện hẳng tháng, tuần, ngày chưa phong phú và hấp dẫn trẻ em nên ảnh hưởngviệc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ Công tác kiểm tra, đánh giácác nhà trường đã quan tâm, hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộtrường học, kiểm tra chất lượng đầu năm, song mới chỉ là thực hiện theo kếhoạch, các biện pháp đánh giá trong công tác quản lý, chất lượng đội ngũ, sựphát triển khả năng của trẻ ở từng lĩnh vực chưa có sự đổi mới, đôi lúc dẫnđến kết quả chưa thực sự chính xác và khách quan, chất lượng các nhà trường

có phần chưa đáp ứng được với những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.Chính bởi vậy mỗi, cơ sở giáo dục mầm non cần thiết phải có người hiệutrưởng biết cách quản lý toàn diện các hoạt động nhà trường một cách linhhoạt, phù hợp, chặt chẽ thông qua các biện pháp hữu hiệu, nhằm nâng caochất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu giáo dụcmầm non trong thời kỳ mới

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động

trong trường Mầm non như: Nghiên cứu khoa học Việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi trong trường mầm non, đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm Lê Thị Thu Hương; Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo

Trang 12

lớn, Luận văn Thạc sĩ Lê Thị Bích Ngọc; Tự tạo và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi trong các góc hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 tuổi bằng nguyên vật liệu rẻ tiền, để tài cấp Viện, chủ nhiệm Phan Đông Phương, Nguyễn Thị Vân Lâm; Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, Luật văn Thạc sĩ Nguyễn Minh Thắng và còn nhiều

công trình nghiên cứu về giáo dục Mầm non Tuy nhiên đến nay chưa có côngtrình nào nghiên cứu về quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hìnhcho trẻ lứa tuổi Mầm non

Xuất phát từ lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài

"Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non Thành phố Hòa Bình”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biệnpháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở cáctrường Mầm non Thành phố Hòa Bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcthẩm mỹ cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ

3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ởtrường Mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạohình ở các trường Mầm non - Thành phố Hòa Bình

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ởtrường Mầm non đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn những tồn tạinhư: Quản lý đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong các nhà

Trang 13

trường chưa hiệu quả; Chỉ đạo thiết kế và tổ chức thực hiện nội dung chươngtrình chưa đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra; Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên Vì vậy nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩcho trẻ thông qua tạo hình phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dụcthẩm mĩ ở trường Mầm non.

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻthông qua hoạt động tạo hình ở trường Mầm non

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông quahoạt động tạo hình ở các trường Mầm non – Thành phố Hòa Bình

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thôngqua hoạt động tạo hình ở các trường Mầm non – Thành phố Hòa Bình

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

6.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việcgiáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo (từ 3- 5 tuổi) thông qua hoạt động tạo hình ởmột số trường Mầm non Thành phố Hòa Bình

6.2 Địa bàn nghiên cứu

- Nghiên cứu tại 05 trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.Trong đó có trường thuộc vùng thuận lợi, có trường thuộc vùng khó khăn:

+ Trường Mầm non Phương Lâm – Phường Phương Lâm

+ Trường Mầm non Unicef – Phường Hữu Nghị

+ Trường Mầm non Tân Thịnh B – Phường Tân Thịnh

+ Trường Mầm non Dân chủ – Xã Dân Chủ

+ Trường Mầm non Yên Mông – Xã Yên Mông

6.3 Khách thể khảo sát

- Nghiên cứu 90 người

+ Cán bộ quản lý: 15 người

Trang 14

+ Giáo viên: 15 người

+ Trẻ: 60 cháu (20 cháu lớp 3 tuổi, 20 cháu lớp 4 tuổi, 20 cháu lớp 5 tuổi)

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khái quát và hệ thốnghóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, nhận định của các nhà khoa học

về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát theo 04 bước:

- Quan sát đàm thoại: Đàm thoại với cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ ởtrường Mầm non

- Quan sát và ghi biên bản: Dự giờ, qua sát quá trình hoạt động tạohình của cô giáo và trẻ

- Xử lý từng bảng, lập kết quả tổng hợp: Lập bảng tổng hợp kết quả

- Định lượng kết quả quan sát nghiên cứu (qua bảng số và sơ đồ): Sử dụngmột số công thức toán học để xử lý các số liệu

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu

Lập phiếu hỏi (xác định loại câu hỏi phù hợp với người được hỏi)

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Kiểm tra thực tế sản phẩm hoạt động tạo hình qua vè, nặn, xé dán, làm đồdùng, đồ chơi của cô giáo và trẻ

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Sử dụng các bước để xin ý kiến chuyên gia:

- Bước 1: Xác định tiêu chí và xin ý kiến về phiếu điều tra

- Bước 2: Lựa chọn chuyên gia (số lượng, thành phần) Các chuyên gia

có nhiều công trình nghiên cứu trong giáo dục mầm non và đóng góp xâydựng chương trình giáo dục mầm non mới

- Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia về xử lý kết quả của phiếu điều tra

Trang 15

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vân đề

Nghệ thuật tạo hình (NTTH) là một hình thái nghệ thuật có từ ngànxưa, đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng các tác phẩm nghệthuật, những giá trị tinh thần to lớn Các tác phẩm NTTH có vai trò quantrọng trong đời sống xã hội vì nó chứa đựng những giá trị văn hoá cổ truyền,

nó phản ánh suy nghĩ, tình cảm, ước mơ và tâm hồn con người ở mỗi dân tộc,mỗi Quốc gia Việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục thẩm mĩ thôngqua hoạt động tạo hình cho trẻ nói riêng là rất cần thiết, nhằm góp phần hìnhthành và phát triển ở trẻ nền tảng nhân cách của người công dân tương lai vàđóng góp rất lớn vào việc giáo dục nghệ thuật, giáo dục cái đẹp cho trẻ Do

đó, việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các tác phẩm NTTH nhằm giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà tâm lýhọc, giáo dục học ở nhiều nước

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Các nhà tâm lí, giáo dục ở Liên xô cũ có nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em thông qua HĐTH Các tác giả như:N.P.Xaculinna, N.A.Vetlughina, E.A.Kôtxakopxkaia đã đưa ra chương trình,nội dung, phương pháp dạy trẻ mẫu giáo ở các dạng HĐTH khác nhau như

vẽ, nặn, xé dán, gấp giấy, làm đồ chơi Các tác giả đều thấy được vai trò củasản phẩm NTTH đối với sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ em và đưa ra các biệnpháp cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình

Trong công trình nghiên cứu“Phương pháp dạy trẻ em MG vẽ, lắp ghép và cắt dán” tác giả N.A.Vetlughina, ngoài việc giới thiệu các phương

Trang 17

pháp, biện pháp dạy trẻ vẽ, lắp ghép và cắt dán, tác giả còn chú trọng đếnmảng nghệ thuật dân gian với nội dung dạy trang trí Tác giả đã chỉ cho giáoviên cách khai thác những bức vẽ trang trí dân gian Nga để dạy trẻ vẽ.

Tác giả N.P.Xaculinna trong tác phẩm “Phương pháp dạy trẻ HĐTH và chắp ghép” rất chú trọng việc đưa những sản phẩm NTTH, cụ thể là các

nguồn tranh ảnh, hiện vật vào môi trường hoạt động của trẻ trong các loạihình và các hình thức tổ chức HĐTH khác nhau Đồng thời chỉ ra cho cô giáomầm non những phương pháp, thủ thuật hướng dẫn trẻ làm quen với các sảnphẩm NTTH

Tác giả E.A Kôtxakopxkaia nghiên cứu về “Dạy nặn trong trường MG”, thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn Đây cũng là

một trọng những dạng hoạt động tạo hình được trẻ mầm non yêu thích Tácgiả chỉ ra vai trò của nó đối với sự phát triển khiếu thẩm mỹ, mở rộng tầmhiểu biết làm phong phú trí tưởng tượng của trẻ và là một trong những biệnpháp giáo dục thẩm mỹ

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về nghệ thuật dân gian, các nhà tác giả:E.I.Kovanxkoi, E.I Vaxilieva đã chứng minh và thấy được ảnh hưởng to lớncủa chúng tới sự phát triển năng lực thẩm mỹ của trẻ em Theo họ thì nó vừađáp ứng được nhu cầu của trẻ, lại vừa là “nguồn dinh dưỡng giàu có” cho khảnăng tri giác nghệ thuật và chúng có tác động tới sự phát triển những rungđộng thẩm mỹ của trẻ em

Cũng về vấn đề này, nhà giáo dục học Xô viết D.A Bogacheva đãnghiên cứu về việc sử dụng nghệ thuật trang trí ở nước mình Trong cuốn

“Cắt dán trang trí theo kiểu dân tộc ở mẫu giáo” bà cũng đã hướng dẫn cho

giáo viên cách đưa trang trí dân tộc vào việc dạy trẻ mẫu giáo trong hoạt độngtạo hình

Trang 18

Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam:

Ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có một số tácphẩm mang mầu sắc của nghệ thuật tạo hình Tuy nhiên trong thời gian đầukhông thấy đề cập rõ đến khái niệm giáo dục thẩm mĩ, nên khi nghiên cứu nộidung giáo dục thẩm mĩ được gắn với giáo dục nghệ thuật (giáo dục âm nhạc

và giáo dục tạo hình) Những năm 60- 70 một số tài liệu dịch, biên soạn đểgiảng dạy nội bộ, giáo dục thẩm mĩ được dùng với thuật ngữ “mĩ dục” Mĩdục được quan niệm là “giáo dục về cái đẹp”, là công tác “giáo dục thẩm mĩ”,bồi dưỡng năng lực hiểu biết chính xác và cảm nhận đầy đủ cái đẹp của nghệthuật, cái đẹp của đời sống xã hội, cái đẹp của thiên nhiên và của tập quánsinh hoạt hàng ngày Những năm 80 đến nay, nội hàm của khái niệm giáo dụcthẩm mĩ được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau, xuất phát từ hai kháiniệm gốc: Khái niệm giáo dục và khái niệm thẩm mĩ Quá trình hình thành vàphát triển mặt thẩm mĩ ở con người có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độkhác nhau: Góc độ xã hội, góc độ phát triển nhân cách, phát triển thẩm mĩ củanhân cách

Từ thập kỷ 90 giáo dục thẩm mĩ đã có một hệ thống đề tài nghiên cứu cả

từ góc độ lí luận, thực tiễn về giáo dục thẩm mĩ, bao gồm nghiên cứu cơ bản,nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu ứng dụng triển khai, kết quả nghiên cứu đã gópphần hình thành hệ thống giáo dục chung về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc giáodục thẩm mĩ Tiêu biểu như: Tác giả Đỗ Xuân Hà nghiên cứu "Nguyên tắcgiáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình; Tác giả Lê Quang Vinh nghiêncứu về "Giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay" PGS.TS Nguyễn Thị YếnPhương đã nghiên cứu về giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạtđộng tạo hình Tác giả Ngô Tú Hiền nghiên cứu "Giáo dục thẩm mĩ - công cụquan trọng để xây dựng nhân cách có văn hóa trong văn hóa giáo dục - giáo

Trang 19

dục và văn hóa" PGS.TS Lê Thanh Thủy đã quan tâm tới việc cho trẻ làmquen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình

Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận về giáo dụcmầm non, PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra những kết luận xác đángtrong việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình Theo

bà thì “Tuy trẻ ham thích hoạt động tạo hình, nhưng chưa phải là đã có ý thứcđầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và cũng chưa biết phát hiện cái đẹptrong sản phẩm tạo hình một cách đầy đủ Do đó trẻ em cần được hướng dẫnhoạt động tạo hình ngay từ lúc còn bé, mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻđược xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị.”[; 52-53]

Tác giả Đỗ Xuân Hà khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục thẩm mỹ chohọc sinh bằng nghệ thuật tạo hình đã khẳng định vai trò của các tác phẩmnghệ thuật tạo hình và chú trọng tới nghệ thuật dân tộc : “ Các tác phẩm nghệthuật có thể đưa vào vốn kinh nghiệm cá nhân của con người ngày nay cáikho tàng to lớn, bất tận những tình cảm tốt đẹp của tổ tiên và bằng cách đó,nghệ thuật sẽ nhân đạo hoá con người, làm cho tình cảm của họ phát triển tốtđẹp hơn, trí tuệ của họ thông minh hơn” Tác giả Đỗ Xuân Hà cũng đưa ra cácnguyên tắc giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật tạo hình, trong đó ông đề caonguyên tắc: “Đi từ văn hoá - nghệ thuật dân tộc tới văn hoá - nghệ thuật củatoàn nhân loại.” [; 87-97]

PGS.TS Lê Thanh Thuỷ trong các công trình nghiên cứu của mình đãluôn quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình,đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian, các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ truyền thống Tác giả đã chỉ ra khả năng to lớn của các tác phẩmTHTT trong việc phát triển tình cảm, ý thức xã hội và nhân cách của trẻ em.Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu trong việc lựa chọn tác phẩm

Trang 20

giới thiệu với trẻ và những điểm cần lưu ý về hình thức và phương pháp chotrẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình.

TS Phan Thị Việt Hoa trong đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng cảmxúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” đã coi việc chotrẻ tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình là một trong những biện pháp hữu hiệu đểbồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ [;42-44]

Trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu vềvấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua HĐTH như: Ths Đàm Thị HoàiDung cho trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc thông qua hoạt độngxếp dán tranh trang trí; Ths Ngô Minh Tâm nghiên cứu các biệp pháp bồidưỡng cho giáo sinh TCSP Mầm non khả năng sử dụng sản phẩm thủ công

mỹ nghệ truyền thống trong tổ chức môi trường HĐTH cho trẻ; Ths Kiều ThịHồng Thủy nghiên cứu một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quenvới nghệ thuật tạo hình truyền thống ở tỉnh Hoà Bình

Việc quản lý giáo dục mầm non và quản lý giáo dục thẩm mĩ trongtrường mầm non là những nội dung được nhiều người quan tâm, đặc biệt làcác nhà quản lý giáo dục Bởi đây là một trong những nội dung trọng tâmtrong công tác quản lý Chính vì vậy các nhà khoa học đã thể hiện trong các

công trình nghiên cứu: Tác giả Đinh Văn Vang Một số vấn đề quản lý trường mầm non; TS Nguyễn Thị Yến Phương nghiên cứu Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non;

Như vậy, việc quản lý giáo dục thẩm mĩ trong các trường Mầm non nóichung và giáo dục thẩm mĩ qua hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm nonnói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các côngtrình đã khẳng định vai trò to lớn của các tác phẩm tạo hình đối với hìnhthành và phát triển ở trẻ em những cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ, năng lực nghệthuật và phẩm chất nhân cách con người mới

Trang 21

1.2 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trường mầm non nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo

1.2.1 Vị trí, vai trò của trường mầm non

- Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

- Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trêncùng một địa bàn theo sự phân công theo sự phân công của cấp co thể quyền

- Nhà trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

“Giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và hìnhthành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế chotrẻ vào lớp một”

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Mầm non

- Tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Hàng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quyđịnh về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi , báo cáo cấp có thẩmquyền bằng văn bản

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặctheo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 22

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham giahoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

em theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3 Quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non

1.3.1 Quản lý

1.3.1.1 Khái niệm về quản lý

Khái niệm về Quản lí theo từ điển “Giáo dục học”: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[;36]

Như vậy: Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tụccủa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thốngcác luật lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiệncác mục tiêu xác định

Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như:xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điềuchỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra Trong đó, mục tiêu quantrọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đốitượng quản lý

1.3.1.2 Quản lý giáo dục

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, song thường người tađưa ra quan niệm quản lý giáo dục theo hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và vi mô.Quản lý vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nền giáo dục (hệ thốnggiáo dục) và quản lý vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường

Trang 23

Quản lý cấp vĩ mô:

Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dânnhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ chomục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia

Như vậy, quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điềuhành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dụcvận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hộiđặt ra

Chủ thể quản lý điều khiển các thành tố trong hệ thống quản lý thôngqua hoạt động của các tổ chức thành viên trong hệ thống đó

Tính chất chỉ huy – chấp hành là đặc trưng nổi trội trong quan hệ quản

lý Tuy nhiên, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều có mục đích chung

Quản lý giáo dục có nhiệm vụ tạo ra và duy trì một môi trường thuậnlợi để mỗi cá nhân có thể hoạt động đạt được hiệu quả cao trong quá trình đạtđến mục đích chung

Ở cấp độ vi mô

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu

đã xác định với hiệu quả cao nhất.

Tiếp cận theo góc độ điều khiển học, có thể hiểu quá trình quản lý giáodục là hoạt động tổ chức và điều khiển quá trình giáo dục nhằm thực hiện cóhiệu quả mục đích, mục tiêu giáo dục của nhà trường

Trang 24

Theo khái niệm trên, quá trình quản lý giáo dục được hiểu như một quátrình vận động của các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệthống tổ chức của nhà trường Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là:chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung, phương pháp quản lý, mục tiêuquản lý Các thành tố đó luôn vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau,đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế,chính trị, xã hội chung quanh.

Từ những góc độ trên chúng tôi kết luận: Quá trình quản lý giáo dục làhoạt động của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thống nhất với nhautrong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu dựkiến và tiến lên trạng thái mới về chất Quản lý giáo dục vừa là một hiệntượng xã hội (hiện tượng hoạt động, lao động, công tác), vừa là một loại quátrình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời cũng là một hệ thống xã hội (hệthống quản lý)

1.3.1.3 Quản lý nhà trường

Thuật ngữ “quản lý nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa với quản lýgiáo dục ở tầm vi mô Song cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lý đến nhàtrường có hai loại tác động từ bên ngoài và tác động bên trong nhà trường

+ Tác động từ bên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan quản

lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạyhọc, giáo dục của nhà trường

+ Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể quản lý của chínhnhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục củanhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáodục đặt ra Đó là sự tác động của thủ trưởng, người chỉ huy cấp trên đối vớicác tổ chức cấp dưới thuộc quyền Sự tác động đó phải có mục đích, có kếhoạch và phải tuân theo các nguyên tắc quản lý

Trang 25

1.3.2 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường Mầm non

1.3.2.1 Khái niệm về giáo dục thẩm mĩ

Trong thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về giáo dục thẩm

mĩ về bản chất của cái đẹp, cái thẩm mỹ

Các nhà Triết học duy tâm chủ quan, khách quan quan niệm cái đẹp làmột loại cảm giác đặc biệt của một cá nhân nào đó, là trò chơi cầu kỳ của trítưởng tượng, là những phán đoán thuần tuý của đầu óc con người hoặc là hìnhảnh của một ý niệm tuyệt đối, là hồi quang của cái đẹp vĩnh cửu và siêunhiên, không liên hệ gì với hiện thực, là sự linh cảm thần bí Với quan niệmnhư vậy thì vai trò của giáo dục thẩm mỹ hoặc đã bị phủ nhận hoặc nó chỉ lànhân tố bên ngoài có tác dụng làm tăng nhanh hay kìm hãm quá trình bộc lộnhững phẩm chất tự nhiên bị chế ước bởi tính di truyền mà thôi

Đối lập với các quan điểm trên, mỹ học Mác – Lê nin với tư cách làmột ngành khoa học triết học, nghiên cứu lĩnh vực cái thẩm mỹ như là biểuhiện chuyên biệt của các quan hệ giá trị của con người đối với thế giới và lĩnhvực hoạt động nghệ thuật của con người

Mĩ học Mác – Lê nin đã vạch ra bản chất của cái đẹp trong đời sống,trong nghệ thuật, đề ra nguyên tắc chung của việc chiếm lĩnh thế giới về mặtthẩm mĩ, phát hiện các quy luật hoạt động thẩm mỹ của con người Cái đẹp vàcái xấu, cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn, cái anh hùng và cái đêtiện – đó là những thuộc tính có thực của mọi sự vật, hiện tượng và tìnhhuống trong hiện thực, được cảm nhận bằng tình cảm thẩm mĩ và được biểuhiện trong những cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ

Mĩ học Mác – Lê nin còn khẳng định cái đẹp là một giá trị, nguồn gốccủa cái đẹp là cuộc sống, là hiện thực xã hội với toàn bộ tính đa dạng của nó,

nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai.Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở của quan hệ thẩm mĩ đối với hiện

Trang 26

thực Chính trong hoạt động mang tính xã hội này đã hình thành nên năng lựcsáng tạo theo quy luật cái đẹp và xem xét mọi sự vật, hiện tượng với cái “độthẩm mỹ” Nhờ đó con người đã tìm thấy trong thế giới tự nhiên, trong đờisống xã hội, trong nghệ thuật cái thẩm mĩ đa dạng.

Theo quan điểm của mĩ học Mác - Lênin thì giáo dục thẩm mĩ được coi

là một loại hình giáo dục đặc thù tương ứng với các loại hình giáo dục khác,

nó có nhiệm vụ phát triển một năng lực đặc thù ở con người: năng lực thẩm

mĩ Như vậy, giáo dục thẩm mĩ có tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ

thống giáo dục xã hội, hệ thống có nhiệm vụ giáo dục để phát triển toàn diện

con người Giáo dục thẩm mỹ, hiểu theo nghĩa rộng, chính là sự hình thành thẩm mĩ; nghĩa là không chỉ những hoạt động thẩm mĩ đặc thù, mà ngay cả

những hoạt động ngoài thẩm mĩ (chính trị, khoa học ) cũng đều phải mangtính nhân văn, đều phải góp phần hoàn thiện con người văn hoá - thẩm mĩ

Giáo dục thẩm mĩ giúp hình thành những năng lực hoạt động theo quyluật của cái đẹp trong mọi hoạt động của xã hội và con người, bên cạnh đó giáodục thẩm mĩ cũng hình thành các năng lực thẩm mĩ với tính cách là năng lựcđặc thù “Bản chất của giáo dục thẩm mĩ chính là bồi dưỡng lòng khát khaođưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hòa giữa tự nhiên - con người - xãhội, là quá trình tác động có định hướng và có ý thức của con người nhằm hình

thành và phát triển năng lực của chủ thể thẩm mĩ” [Đỗ Huy (1987), Giáo dục thẩm mĩ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tin lý luận [tr 31].

Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm Giáo dục thẩm mĩ là quá trình

hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hìnhthành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mĩ đúng đắnvới hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mĩ, đặc biệt làphương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoàcho người được giáo dục

Trang 27

Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thực chất là quá trình nhà giáo dục giúp đứatrẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mĩ đích thực với quan hệ thẩm

mĩ đúng đắn được biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:

1 Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mĩ trong quátrình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong cácmối quan hệ xã hội, tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ củahiện thực, cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạngcủa nó

2 Hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn

3 Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khảnăng đem cái đẹp vào đời sống

1.3.2.2 Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Giáo dục thẩm mĩ là một trong những nội dung giáo dục quan trọng,góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ và là một việc cần phải tiến hànhmột cách nghiêm túc Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc độngđối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng

và phong phú, bởi vậy, đây là thời điểm lí tưởng cho việc thực hiện nội dunggiáo dục thẩm mĩ cho trẻ Các nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ gồm có:

* Giáo dục ý thức thẩm mỹ:

Nội dung giáo dục thẩm mĩ đầu tiên nhà giáo dục cần hướng tới đó làgiáo dục ý thức thẩm mĩ Thông qua nhiều hoạt động khác nhau ở trườngmầm non, đặc biệt là hoạt động tạo hình, giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp, cáitốt, phân biệt được cái thiện cái ác Trẻ ý thức được việc giữ vẻ đẹp cho bảnthân trong hành động, trang phục hay cách ứng xử với bè bạn, người thân Từ

đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày vàđịnh hướng cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh

Trang 28

* Giáo dục thái độ, tình cảm thẩm mỹ:

Giáo dục thái độ, tình cảm thẩm mĩ cho trẻ là một trong những nộidung giáo dục quan trọng Trẻ em mầm non là thời kì tình cảm, xúc cảm pháttriển mạnh mẽ nhất Hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cảmthụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ trong sáng Những vẻ đẹp

đa dạng của hình dáng, sự phong phú về mầu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sựlặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hìnhdáng về tính truyền cảm của đường nét đã thu hút hứng thú và gây cho trẻnhững xúc cảm Tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nẩy sinh và trở nên sâu sắccùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻtri giác thế giới xung quanh ngày càng có ý thức hơn Dần dần trẻ có khả năngcảm thụ, nhận thức đánh giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiệntượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật ở mức độ sơđẳng, được biểu hiện qua thái độ: thích hay không thích, yêu hay ghét, phânbiệt đẹp hay xấu

* Giáo dục hành vi thẩm mĩ

Nội dung giáo dục hành vi thẩm mĩ được thực hiện việc chăm sóc, giáodục và làm quen với môi trường xung quanh diễn ra trong cuộc sống hàng ngàycủa trẻ Các hoạt động trong đời sống sinh hoạt sẽ làm nảy sinh những tìnhhuống để trẻ thể hiện hành vi đẹp, cách suy nghĩ, ứng xử, thái độ, việc làm cụthể Bên cạnh đó, thông qua việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệthuật (tạo hình, âm nhạc, thơ truyện ) còn giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹpcủa thiên nhiên, cuộc sống và các hành vi thẩm mĩ được củng cố, được trẻ vậndụng vào việc xử lí tình huống có ý nghĩa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

1.3.3 Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình

Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua họat động tạo hình giúp trẻ cảmthụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện qua ngôn ngữ đặc trưng

Trang 29

của dạng hoạt động này, đó là đường nét, hình dáng, mầu sắc, bố cục đượcthể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật Khi miêu tả đồ vật, hiện tượng trẻkhông chỉ miêu tả lại hình dáng một cách thụ động mà bằng cảm xúc tích cựccủa trẻ, nảy sinh yếu tố sáng tạo Góp phần tích cực trong việc hình thành ởtrẻ những thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá;phát triển tư duy trực quan hình tượng và trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo.Đồng thời quá trình hoạt động tạo hình, tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ và ngônngữ nghệ thuật của trẻ cũng phát triển.

* Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động vẽ

Trong các dạng họat động tạo hình ở trường mầm non, hoạt động vẽ làmột trong những nội dung tạo hình cơ bản góp phần giáo dục thẩm mĩ nhằmphát triển toàn diện cho trẻ Thông qua hoạt động vẽ, trẻ được phát triển cácgiác quan như cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năngsáng tạo, đồng thời khi vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻđối với thế giới xung quanh

Đối với trẻ mầm non, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻluôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình.Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa làphương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở tuổimẫu giáo Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thôngtin khá hiệu quả của trẻ

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể

về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc

do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Từ đó thế giới biểu tượngcủa trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thúnhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ Xuất phát từ đó trẻ bắt đầuquan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau

Trang 30

và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng Những nét vẽnguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trìnhhình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ Từnhững nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đãthể hiện trên trang giấy.

Một đặc điểm rõ nét trong tranh vẽ của trẻ là tính duy kỉ Tính duy kỉlàm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì,không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả Càng nhỏ tuổi trẻ càng

dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻmuốn chứ không phải là cái dễ vẽ Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánhgiá thẩm mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểuđược những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả

Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lýrất đặc trưng tạo cho tranh vẽ của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng Do đó, trẻ chưa cókhả năng độc lập suy tính công việc một cách chi tiết, các ý định miêu tả củatrẻ thường nảy sinh một cách tình cờ

Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyệntập, dần dần trẻ tích luỹ được kinh nghiệm và phát triển khả năng thẩm mĩ,năng khiếu thẩm mĩ Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực

rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tácphẩm nghệ thuật” mang dấu ấn của riêng mình Những gì trẻ miêu tả trongtranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh.Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vôcùng có lí khi nghe trẻ lí giải đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ.Khả năng thể hiện tư duy hình tượng và xúc cảm, tình cảm trong tranh vẽ củatrẻ được phát triển theo từng lứa tuổi Cụ thể như sau:

Trang 31

Trẻ 3 tuổi là kiểu tư duy trực quan- hành động chuyển sang kiểu tư

duy trực quan - hình tượng (chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài thànhnhững hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm) Tư duy của trẻ

đã đưa vào những hình ảnh hiện có trong óc chứ không chỉ dựa vào nhữnghành động diễn ra bằng tay Trẻ tư duy thế giới xung quanh bằng con mắtngây thơ trong sáng và non nớt Khi có thể cầm bút trong tay thì một trongnhững hoạt động thú vị nhất của trẻ là nguệch ngoạc những hình thù trên giấy.Trẻ vẽ không theo một tiêu chuẩn về kỹ thuật như bố cục, phối màu hay phảigiống thực Với những bức vẽ hình thù kì lạ lại là một thông điệp hay một bản

“mô tả bản thân” khá phong phú Qua đó trẻ bày tỏ một cách hoàn toàn vôthức những gì các em đã thấy, đã hình dung và cả những mong ước thầm kíncủa mình Điều này “thực” hơn rất nhiều những gì các em đã vẽ dưới sựhướng dẫn của người lớn Khả năng sử dụng đường nét, hình dạng như nhữngphương tiện truyền cảm, thể hiện ở mức độ tích cực và tương đối chuẩn xáctrong việc thể hiện các sự vật có hình dạng tròn, hình vuông, hình tam giác,linh hoạt sử dụng phương thức vẽ các sự vật đơn giản mà trẻ quan sát đượctrong môi trường xung quanh Mặc dù các hình vẽ ở độ tuổi này tạo nên cònthật sơ lược, ấu trĩ và khó hiểu đối với người lớn nhưng trong con mắt trẻ thơchúng lại rất sống động và như thật Đây là một đặc điểm mà người lớn cầnchú ý tận dụng để phát triển hứng thú, tư duy và tưởng tượng sáng tạo của trẻtrong tranh vẽ Ngoài ra ở lứa tuổi này trẻ thường có xu hướng dùng màu tự

do thể hiện theo ý thích, không nhất thiết giống với màu sắc của vật thật Vìđặc điểm này mà xem tranh trẻ em chúng ta có cảm nhận rằng, trẻ thường phá

vỡ hình ảnh trọn vẹn của sự vật thành những bộ phận rời rạc khi chúng vẽmỗi bộ phận, mỗi chi tiết của hình vẽ bằng một màu khác nhau

Trẻ 4 tuổi bắt đầu suy nghĩ, xem xét hoạt động, lựa chọn phương pháp,

phương tiện để giải quyết nhiệm vụ tư duy sao cho phù hợp Nhờ có sự phát

Trang 32

triển ngôn ngữ trẻ xuất hiện loại tư duy trừu tượng, phần lớn trẻ đã biết khảnăng suy luận ở cuối tuổi này trẻ thường sử dụng kí hiệu, sơ đồ để làm điểmtựa Hành động tư duy lô gíc phát triển nhờ khả năng sử dụng kí hiệu dần dầntrẻ đã có tư duy trừu tượng- khái quát khi giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ Nhờ

đó trẻ đã bắt đầu hiểu được chức năng thẩm mỹ của các đường nét, các hìnhdạng ở tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh đường nét để vẽnhiều loại hình học có quan hệ gần gũi với nhau như hình tròn, hình ô van,hình vuông, hình chữ nhật, các hình dạng tam giác như cây, nhà, ô tô, con vật,nhân vật , khả năng này tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng mở rộng phạm vi cácđối tượng miêu tả tự chọn Tuy nhiên, các hình vẽ của trẻ còn mang nặng tínhlắp ráp và còn gần gũi với các hình học cơ bản ở lứa tuổi này, trẻ vẽ màutương ứng với màu của mọi vật trong hiện thực Trong quá trình vẽ, trẻ bắtđầu nhận biết, phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả như một dấuhiệu bắt buộc, như nét đặc thù của mọi vật và vẽ hình bằng màu “qui định bắtbuộc” đó mà không quan tâm tới sự biến đổi màu sắc rất sinh động do đặcđiểm chiếu sáng, đặc điểm thời gian, không gian trong hiện thực

Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới- trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu

được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng Đây là một bước ngoặttrong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừutượng ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động,trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phứctạp Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhậnthức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và

vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược.Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chấtcủa đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hìnhtượng, sự vật cụ thể ở độ tuổi này nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong

Trang 33

phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻlinh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực

và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc Tínhtích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắcmột cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó

mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những bức tranh trẻ vẽ

Như vậy, ta có thể thấy rằng khả năng cảm nhận và thể hiện cách vẽcủa trẻ có sự thay đổi rõ rệt về cả tư duy cũng như trí tưởng tượng và sángtạo Điều đó cho ta thấy hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ sửdụng hệ thống các biểu tượng mỹ thuật mang tính hình học không gian đadạng để thể hiện những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ Trẻ em nóichung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng,dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” của mình.Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh vẽ.Bởi vậy, người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non cần hướng dẫn trẻ vẽ mộtcách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác

và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong củatrẻ Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâusắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác và vẽ tranh còn giúptrẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễn đạtthông minh, dí dỏm của trẻ Ngoài ra, thông qua hoạt động này, các bậc cha

mẹ, cô giáo còn hiểu được những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của trẻ về thếgiới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộcsống đời thường thông qua những bức tranh của trẻ

* Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động nặn

Nặn là một trong những dạng hoạt động tạo hình được trẻ yêu thích.Khi trẻ 2-3 tuổi tuy cơ tay và vận động của bàn tay, ngón tay còn non nớt

Trang 34

vụng về nhưng trẻ rất thích nặn, thích chơi với đất nặn bởi tính mềm dẻo của

nó Sang các độ tuổi lớn hơn, trẻ biết phản ánh thế giới đồ vật, đồ chơi xungquanh vào hoạt động nặn

Đặc biệt, tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò

mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh Vì vậy đây là giaiđoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo Mọi trẻ em đềutiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo củangười lớn Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tínhchủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi

Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, môphỏng và thường không có tính chủ đích Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộcnhiều vào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững Bởi vậy, các sảnphẩm nặn của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ, mỗisản phẩm được trẻ tạo ra trong niềm say mê, yêu thích, là động cơ thúc đẩynhững tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ trong sáng, lành mạnh thường liên hệ vớicác đồ vật quen thuộc và tự đặt tên cho nó, các đồ vật thường mang tínhtượng trưng khái quát

* Giáo dục thẩm mỹ ở trường mầm non thông qua hoạt động xé dán

Xé dán đối với trẻ nhỏ khó hơn vẽ và nặn tuy nhiên, là một trong dạnghoạt động tạo hình yêu thích của trẻ em đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo

Xé dán tranh là loại hoạt động tạo hình trên mặt phẳng Sau khi được cắt, xécác hình mảng sẽ dán lên nền giấy, Giấy nền có thể là giấy màu hoặc làgiấy trắng Bằng cách cắt, xé, dán hình có thể tạo thành tranh tĩnh vật, chândung, phong cảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật Có thể nói, cùngvới các dạng hoạt động tạo hình khác, xé dán mang lại cho trẻ những cảm xúcthẩm mĩ tích cực, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cũng như giáo dục ýthức, hành vi thẩm mĩ cho trẻ

Trang 35

Trẻ mẫu giáo thích xé, dán, thích giấy mầu sắc rực rỡ Trẻ đã có cảmnhận về không gian, nhịp điệu trong cách sắp xếp các hình Trẻ biết phân biệthình dáng của vật, sự đa dạng của các mầu và đã cố gắng thể hiện hình ảnhmột cách có cảm xúc Cũng giống như hoạt động vẽ, hoạt động xếp dán tranh

là một loại hình của hoạt động tạo hình trong trường mầm non Nó có tácdụng lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Hoạt động xếp dán tranh giúpphát triển tri giác thị giác đặc biệt là tri giác không gian Trẻ nắm bắt đượchình dạng, kích thước, định hướng không gian, đường nét Việc trẻ suy nghĩcách sắp đặt, xê dịch các hình đã được cắt hoặc xé giúp trẻ hình dung lại cấutrúc, hình dạng, kích thước, đường nét…của những hình ảnh đã ghi nhớ Đểtạo ra một sản phẩm xếp dán tranh đòi hỏi trẻ cần có trí tưởng tượng phongphú, đặc biệt là niềm say mê với hoạt động này

* Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi là dạng hoạt động tạo hình tuy khôngmới nhưng không thường xuyên được cô giáo mầm non lựa chọn tổ chứctrong hoạt động học có chủ đích của trẻ Đây là hoạt động cần phải chuẩn bịnhiều đồ dùng, nguyên vật liệu và cần đến sự hướng dẫn, bàn tay khéo léo, sựsáng tạo của giáo viên

Tuy nhiên, hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi mang lại ý nghĩa giáo dụcthẩm mĩ đặc biệt với trẻ, thu hút được sự quan tâm, sự say mê sáng tạo khiđược sử dụng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên làm ra

đồ dùng, đồ chơi sử dụng hàng ngày cho trẻ

Thế giới đồ vật, đồ chơi được phản ánh trong quá trình làm ra các sảnphẩm là đồ dùng, đồ chơi luôn tạo được sự hấp dẫn với trẻ Đặc biệt với độtuổi mẫu giáo lớn, trong các hoạt động trẻ đã biết chú ý đến kết quả, cho nênkhi tham gia vào hoạt động này, trẻ luôn có khao khát, mong muốn tự làm

Trang 36

được một đồ dùng, đồ chơi nào đó Tất nhiên để trẻ hoàn thành được côngviệc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo, của người lớn.

Vẻ đẹp của thế giới đồ vật, sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, chi tiếtlàm nên đồ dùng, đồ chơi luôn kích thích tính sáng tạo ở trẻ Trẻ thật sự ngạcnhiên và đôi khi thán phục khi được quan sát từ những lon sữa, ống hút, mảnhxốp, sợi len, miếng vải vụn dưới bàn tay khéo léo của cô giáo tạo ra nhữngcon vật ngộ nghĩnh: gà, lợn, thỏ hay những giỏ hoa, bình hoa, trống lắc Khitrẻ được trực tiếp tham gia vào quá trình đó, niềm vui sướng, cảm hứng sángtạo nảy nở, đây chính là điều kiện hình thành cho trẻ những yếu tố sáng tạo, bồidưỡng tình cảm thẩm mỹ và trẻ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơicũng như thành quả lao động nghệ thuật của chính bản thân mình

Như vậy, chúng ta có thể thấy được hoạt động tạo hình góp phần quantrọng trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non Thông qua hoạt động tạohình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mỹ và bồi dưỡng những xúc cảmthẩm mỹ Vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống xung quanh, sự phong phú về mầusắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sựcân đối đa dạng về cấu trúc hình dáng về tình truyền cảm của đường nét đãthu hút hứng thú và bồi dưỡng cho trẻ ý thức, hành vi thẩm mỹ và bồi dưỡngcho trẻ tình cảm, xúc cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh

1.4 Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường Mầm non thông qua hoạt động tạo hình

1.4.1 Hiệu trưởng trường Mầm non

1.4.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường Mầm non

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức

thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thựchiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Trang 37

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viêncủa Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhàtrường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phêduyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độphụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đốivới cộng đồng

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non

1.4.2.1 Chỉ đạo thiết kế chương trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ thông quahoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non Hiệu trưởng cần chỉ đạo việcxây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình giáo dục đạt hiệu quả cao

Trang 38

Ngoài số giờ theo phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh Hiệu trưởng cần phải căn cứ vào thời gian quy định cho năm học đối vớitrẻ mầm non là 35 tuần học/năm; căn cứ vào điều kiện thực tế nội dung dạyhoạt động tạo hình ở độ tuổi mẫu giáo để chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viênthiết kế chương trình giảng dạy sao cho hợp lý, có thể lồng ghép hoạt độngtạo hình với các hoạt động khác: Hoạt động ngoài trời quan sát cảnh đẹp thiênnhiên, tìm hiểu về các loài hoa, lễ hội Mùa xuân, Hội thi sáng tạo nghệ thuật đảm bảo được yêu cầu và hoạt động giáo dục thẩm mĩ đạt hiệu quả.

Hiện nay, chương trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ chưa đa dạng, phongphú bởi giáo viên mới chỉ tập chung vào việc dạy trẻ hoạt động tạo hình qua

vẽ, nặn mà chưa chú ý nhiều đến việc dạy xé dán, làm đồ dùng- đồ chơi, vìvậy chưa phát huy khả năng sáng tạo của trẻ cũng như sự đa dạng nội dunggiáo dục còn hạn chế

Như vậy, thực chất một chương trình giáo dục hoạt động tạo hình chotrẻ không đơn thuần chỉ có dạy cho trẻ biết vẽ, nặn mà nó còn phải đáp ứngnhu cầu cá nhân cho trẻ thông qua các phương tiện chọn lọc, đa dạng vật liệutheo khả năng sáng tạo, cùng với việc bố trí thời gian, không gian hợp lý chotừng loại hoạt động Bên cạnh đó việc lựa chọn nội dung đưa vào chươngtrình là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng Khithiết kế chương trình cần phải xác định được mục tiêu dài hạn của hoạt độngtạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non là nhằm cho trẻ khám phá, thể hiện các ýtưởng sáng tạo, cảm xúc qua sản phẩm cá nhân, giáo dục ý thức thẩm mĩ vàbiết vận dụng phương tiện nghệ thuật trong cuộc sống hàng ngày Nội dungchương trình xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chương trình nên cungcấp cho trẻ nhiều kỹ năng thực hiện hai và ba chiều như:

Hai chiều: Vẽ, nặn hình dẹt, cắt dán, in.

Ba chiều: Nặn hình khối, đan, khâu, làm đồ chơi.

Trang 39

Việc soạn thảo nội dung đưa vào chương trình cần đảm bảo các yêu cầuchung và những hoạt động cốt lõi:

Yêu cầu: Nội dung phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển ở từng độtuổi Tức là với trẻ mẫu giáo 3 tuổi cần cung cấp kiến thức, phát triển kỹ nănggì: lên đến 4 tuổi từ kiến thức trẻ đã biết và kỹ năng đã có cung cấp thêmnhững kiến thức, kỹ năng mới, khi lên 5 tuổi từ những cái trẻ đã biết cần dạytrẻ cả về kiến thức và kỹ năng ở mức độ cao hơn có tính sáng tạo

Giới thiệu với trẻ nhiều phương tiện khám phá hoạt động tạo hình việctạo biểu tượng và tạo mẫu Khuyết khích sự phát triển các kỹ năng và nắmvững các kỹ thuật tự chọn lọc Qua những hoạt động tạo hình cần khuyếtkhích khả năng, sự sáng tạo của trẻ, tạo mọi điều kiện để trẻ được trải nghiệm

kỹ năng và biết chọn lọc hoạt động ưa thích

Phát triển trực giác và ý thức thẩm mỹ Cần hình thành và phát triểnkhả năng quan sát, tư duy, óc tượng tượng giáo dục ý thức thẩm mỹ trongcác hoạt động thực tế hàng ngày (thể hiện cảm xúc, yêu cái đẹp, so sánhnhững hành vi đúng, sai)

Hoạt động cốt lõi: Vẽ, nặn và xé dán Đây được coi là phương tiện cógiá trị nhất đối với tất cả trẻ vì: Qua phương tiện trực tiếp trẻ sẽ thể hiệnnhững ý tưởng cá nhân, tạo ra sản phẩm giúp cô giáo dễ kiểm soát Quá trìnhđược vẽ, nặn, xé dán giúp trẻ có thể trau dồi các kiến thức, kỹ năng xử lýphương tiện, phát huy khả năng sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật đẹp

Để thiết kế một chương trình giảng dạy lĩnh vực phát triển thẩm mĩ quahoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non thì cần phải có các yếu tố nghệthuật thể hiện qua nội dung vẽ, nặn, xé dán, làm đồ dùng- đồ chơi, bên cạnh

đó chương trình còn được bao hàm tất cả 5 lĩnh vực phát triển của trẻ về:Đức, trí, thể, mĩ và lao động Trước khi thiết kế chương trình cần xác địnhmục tiêu cần đạt có phù hợp với khả năng của trẻ không, có đảm bảo chiều

Trang 40

hướng giúp trẻ phát triển không và ai là người thực hiện nó và thực hiện nhưthế nào

1.4.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình

Từ chương trình giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻmầm non đã được lựa chọn thiết kế đảm bảo mục tiêu giáo dục, nội dung giáodục đa dạng phong phú, phù hợp với khả năng của trẻ Hiệu trưởng phải chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên để tổ chức thực hiện chương trình một cáchhiệu quả Để làm được đó thì trước tiên phải gửi chương trình tới toàn thểgiáo viên nghiên cứu, sau đó tổ chức buổi thảo luận, lấy ý kiến từng cá nhân

về, cách thức, biện pháp thực hiện chương trình sao cho phù hợp Từ đó chỉđạo các tổ chuyên môn tổ chức buổi sinh hoạt, trao đổi, bàn bạc đưa ra nhữngphương pháp, biện phát thực hiện đối với từng độ tuổi, từng nhóm lớp, khithực hiện nội dung giảng dạy hoạt động tạo hình phải đảm bảo tính vừa sức,đảm bảo sự đồng tâm phát triển và luôn có sự tương tác giữa cô và trẻ; giữatrẻ với trẻ, tránh khập khiễng tức là đối với lứa tuổi mẫu giáo bé thì phải thựchiện những bài vẽ, xé dán đơn giản, kỹ năng chủ yếu là những đường nét thô;đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sản phẩm vẽ, nặn, xé dán sẽ phức tạp hơn cóthể là trong bài yêu cầu theo nội dung, phối hợp từ 2 – 3 hình ảnh, kỹ năng thểhiện rõ ràng hơn; với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn nội dung hoạt động đầy đủ hơnngoài việc vẽ, nặn, xé dán trẻ còn biết làm đồ dùng, đồ chơi, có ý tưởng sángtạo để đưa ra những sản phẩm có tính nghệ thuật, sử dụng mầu sắc đa dạng,cách bố cục bức tranh hợp lý, tự đặt tên cho sản phẩm của mình

Giáo viên ở các nhóm lớp là người trực tiếp thực hiện chương trình cầnphải xem xét đưa ra các hình thức sáng tạo hấp dẫn để tổ chức hoạt động dạyhọc thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình và luôn mong muốnđược tạo ra các sản phẩm từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của trẻ Sau mỗi

Ngày đăng: 12/04/2016, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Khoa học, V. N. N. (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Khoa học, V. N. N
Nhà XB: Nhà Xuất bản Từ điểnBách khoa
Năm: 2010
3. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lýnhà nước về giáo dục và đào tạo
Tác giả: Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo
Năm: 2003
5. Phạm Khắc Chương, Lý luận quản lý – quản lý giáo dục đại cương, Đại cương, Giáo trình giảng dạy dành cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý – quản lý giáo dục đại cương, Đạicương
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
10. Phạm Minh Hạc, 1986, một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Nhà XB: NXBGD
11. Nguyễn Trọng Hậu: Quản lý ngành học, bậc học, Giáo trình giảng dạy dành cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngành học, bậc học
13. Đào Thanh Âm (chủ biên)(2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II, tập III). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại Học Sư phạm
Năm: 2007
14. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên) (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
Tác giả: Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
15. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền: Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường
16. Trần Kiểm: Khoa học quản lý giáo dục , một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục , một số vấn đề lý luận và thựctiễn
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Trần Kiểm: “Giáo trình quản lý giáo dục và trường học”, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình quản lý giáo dục và trường học”
18. Trần Kiểm: “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”, Giáo trình giảng dạy dành cho các lớp học viên cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”
19. Nguyễn Xuân Thức: Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, Giáo trình giảng dạy dành cho các lớp học viên cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục
20. Nguyễn Ngọc Quang: Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
21. Nguyễn Bá Sơn: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia - 2000
22. Trần Quốc Thành , 2000, Khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
23. Đào Thanh Âm (chủ biên)(2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II, tập III). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại Học Sư phạm
Năm: 2007
24. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên) (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
Tác giả: Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
25. Phạm Thị Hồng Vinh, Xây dựng phát triển và quản lý chương trình dạy học, NXBQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng phát triển và quản lý chương trình dạyhọc
Nhà XB: NXBQGHN
27. Trần Thị Tuyết Oanh: Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng giáo dục, Giáo trình giảng dạy dành cho học viên cao hộc quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng giáodục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w