MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa nghiên cứu 3 7. Kết cấu của báo cáo 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 4 1.1. Khái quát chung về UBND Thành phố Hòa Bình. 4 1.1.1. Địa chỉ liên hệ. 4 1.1.2. Vị trí tính chất của UBND TP Hòa Bình. 4 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP Hòa Bình. 4 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của UBND TP Hòa Bình. 6 1.2. Tóm lược về Phòng Nội vụ UBND TP Hòa Bình. 6 1.2.1. Vị trí, chức năng. 6 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 6 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế. 10 1.3. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực. 10 1.3.1. Khái niệm tuyển dụng. 10 1.3.2. Vai trò của tuyển dụng nhân lực. 11 1.3.3. Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực. 12 1.3.3.1. Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn. 12 1.3.3.2. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. 12 1.3.3.3. Nguyên tắc công khai. 12 1.3.3.4. Nguyên tắc ưu tiên. 13 1.3.4. Quy trình tuyển dụng nhân lực. 13 1.3.4.1. Xác định tiêu chuẩn đối với người cần tuyển. 13 1.3.4.2. Thu hút người tham gia dự tuyển. 13 1.3.4.3. Tuyển chọn. 14 1.3.5. Hình thức tuyển dụng nhân lực. 14 1.3.5.1. Tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển. 14 1.3.5.2. Tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển. 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA UBND TP HÒA BÌNH. 16 2.1. Quy trình tuyển dụng công chức của UBND TP Hòa Bình. 16 2.2. Sơ lược về tình hình công chức hiện nay của UBND TP Hòa Bình. 21 2.3. Sơ lược về tình hình tuyển dụng cán bộ công chức của UBND TP Hòa Bình. 23 2.4. Nhận xét. 23 2.4.1. Về đội ngũ cán bộ công chức. 23 2.4.2. Về công tác tuyển dụng. 25 2.4.3. Một số khó khăn trong công tác tuyển dụng. 25 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 26 2.5.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng chua hoàn thiện. 26 2.5.2. Trình độ cán bộ công chức còn yếu, công tác tuyên truyền chưa cao. 27 2.5.3. Quy hoạch cán bộ nguồn chưa được chú trọng. 28 2.5.4. Hiệu quả giai đoạn tập sự chưa cao. 28 2.5.5. Chính sách thu hút nhân tài chưa đạt hiệu quả. 28 2.5.6. Kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng còn chưa đạt hiệu quả cao. 28 2.5.7. Chế độ tiền lương chưa hợp lý. 29 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 30 3.1. Giải pháp giúp giải quyết thực trạng tồn tại trong công tác tuyển dụng công chức ở UBND thành phố Hòa Bình. 30 3.1.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước. 30 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tuyển dụng. 30 3.1.3. Nâng cao hiệu quả trong thời gian tập sự. 32 3.1.4. Nâng cao chính sách thu hút nhân tài. 33 3.1.5. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức về công tác tuyển dụng. 33 3.1.6. Kết hợp khoa học với tuyển chọn khách quan và tuyển chọn chủ quan: 34 3.1.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về quá trình tuyển dụng trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trong nhân dân 34 3.1.8.Thực hiện tốt công tác quy hoạch , kế hoạch hóa nguồn cán bộ công chức, tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng 35 3.1.9. Tiến hành cải cách chính sách tiền lương đối với người cán bộ công chức. 36 3.1.10. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng. 38 3.1.11. Nâng cao trình độ cho cán bộ phòng Nội vụ: 38 3.2. Một số khuyến nghị. 39 3.2.1. Đối với Sở Nội vụ. 39 3.2.2. Đối với UBND TP Hòa Bình. 39 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện kế hoạch kiến tập của trường, lời đầu tiên em xinđược cảm ơn chân thành tới các Thầy, cô trong Khoa Tổ chức và Quản lý nhânlực đã tận tính hướng dẫn và tạo điều kiệc cho em được tiếp xúc với thực tế để
từ đó chúng em củng cố những kiến thức đã được học trong Nhà trường, vậndụng, kiểm nghiệm kiến thức vào thực tế giúp kỹ năng nghề nghiệp được nângcao và xây dưng, rèn luyện tác phong làm việc của một cán bộ, công chức trongtương lai
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cán bộ phòng Nội vụ- UBND
TP Hòa Binh đã đồng ý tiếp nhận và cho em được thực hiện quá trình kiến tậptrong vòng 1 tháng tại cơ quan Trong thời gian đó em đã được trực tiếp làmquen với những công việc liên quan đến chuyên ngành Quản trị nhân lực theo sựphân công, hướng dẫn tận tình của cô Vũ Thị Liên – Trưởng phòng Phòng Nội
vụ Bên cạnh đó các nhân viên của phòng cũng tạo điều kiện cho em được họchỏi, quan sát, lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân để em cóthể hoàn thành tốt quá trình kiến tập và bài báo cáo này
Do đây là lần đầu tiên em được tiếp xức với thực tế và trinh độ năng lựccủa bản thân con nhiều hạn chế, dù có nhiều cố gắng xong bài báo cáo của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp nhận xétcủa các Thầy, Cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa nghiên cứu 3
7 Kết cấu của báo cáo 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Khái quát chung về UBND Thành phố Hòa Bình 4
1.1.1 Địa chỉ liên hệ 4
1.1.2 Vị trí tính chất của UBND TP Hòa Bình 4
1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP Hòa Bình 4
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND TP Hòa Bình 6
1.2 Tóm lược về Phòng Nội vụ - UBND TP Hòa Bình 6
1.2.1 Vị trí, chức năng 6
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 6
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế 10
1.3 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực 10
1.3.1 Khái niệm tuyển dụng 10
1.3.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực 11
1.3.3 Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực 12
1.3.3.1 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn 12
1.3.3.2 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 12
1.3.3.3 Nguyên tắc công khai 12
Trang 31.3.3.4 Nguyên tắc ưu tiên 13
1.3.4 Quy trình tuyển dụng nhân lực 13
1.3.4.1 Xác định tiêu chuẩn đối với người cần tuyển 13
1.3.4.2 Thu hút người tham gia dự tuyển 13
1.3.4.3 Tuyển chọn 14
1.3.5 Hình thức tuyển dụng nhân lực 14
1.3.5.1 Tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển 14
1.3.5.2 Tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA UBND TP HÒA BÌNH 16
2.1 Quy trình tuyển dụng công chức của UBND TP Hòa Bình 16
2.2 Sơ lược về tình hình công chức hiện nay của UBND TP Hòa Bình 21
2.3 Sơ lược về tình hình tuyển dụng cán bộ công chức của UBND TP Hòa Bình 23
2.4 Nhận xét 23
2.4.1 Về đội ngũ cán bộ công chức 23
2.4.2 Về công tác tuyển dụng 25
2.4.3 Một số khó khăn trong công tác tuyển dụng 25
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại trên 26
2.5.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng chua hoàn thiện 26
2.5.2 Trình độ cán bộ công chức còn yếu, công tác tuyên truyền chưa cao 27
2.5.3 Quy hoạch cán bộ nguồn chưa được chú trọng 28
2.5.4 Hiệu quả giai đoạn tập sự chưa cao 28
2.5.5 Chính sách thu hút nhân tài chưa đạt hiệu quả 28
2.5.6 Kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng còn chưa đạt hiệu quả cao 28
2.5.7 Chế độ tiền lương chưa hợp lý 29
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH 30
Trang 43.1 Giải pháp giúp giải quyết thực trạng tồn tại trong công tác tuyển dụng
công chức ở UBND thành phố Hòa Bình 30
3.1.1 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 30
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tuyển dụng 30
3.1.3 Nâng cao hiệu quả trong thời gian tập sự 32
3.1.4 Nâng cao chính sách thu hút nhân tài 33
3.1.5 Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức về công tác tuyển dụng 33
3.1.6 Kết hợp khoa học với tuyển chọn khách quan và tuyển chọn chủ quan: .34 3.1.7 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về quá trình tuyển dụng trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trong nhân dân 34
3.1.8.Thực hiện tốt công tác quy hoạch , kế hoạch hóa nguồn cán bộ công chức, tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng 35
3.1.9 Tiến hành cải cách chính sách tiền lương đối với người cán bộ công chức 36
3.1.10 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng 38
3.1.11 Nâng cao trình độ cho cán bộ phòng Nội vụ: 38
3.2 Một số khuyến nghị 39
3.2.1 Đối với Sở Nội vụ 39
3.2.2 Đối với UBND TP Hòa Bình 39
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6Và em đã lựa chọn Phòng Nội vụ - Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình – TỉnhHòa Bình là nơi kiến tập của mình.
Từ thực tiễn quan sát và trải nghiệm em nhận thấy rằng: Đội ngũ cán bộ,công chức là lực lượng nòng cốt của bộ máy hành chính nhà nước, đóng vai tròrất quan trọng, cán bộ công chức là người thực thi chính sách của nhà nước, làngười đại diện cho quyền lợi của nhân dân
Hơn nữa, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước tarất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc có không ít thách thức Trướctình hình đó, đòi hỏi những cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, khôngchỉ ở cấp trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ năng lực, giỏi về chuyênmôn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua những tháchthức và khó khăn để có thể tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốctế
Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức ở Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình ”.
Em muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thựctrạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyểndụng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình nói riêng vàtrong cơ quan hành chính nhà nước cấp thành phố nói chung để hoàn thiện hơnnữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộcông chức
Trang 73 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quannhà nước dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyển dụng
- Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại Ủy ban nhân dânthành phố Hòa Bình Trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn và từ đó đưa ranhững bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó
- Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quảcông tác tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Do quỹ thời gian còn hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chỉgiới hạn ở mức khái quát nhất về công tác tuyển dụng công chức ở UBND TPHòa Bình trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014
Phạm vi không gian: tại Phòng Nội Vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phốHòa Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
Trang 8- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.
6 Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa về lý luận: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm tầm quantrọng của việc tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhàlàm công tác cán bộ hoạch định công tác tuyển dụng công chức cấp thành phố.Các giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệuquả công tác tuyển dụng công chức ở UBND thành phố Hòa Bình
7 Kết cấu của báo cáo
Báo cáo kiến tập của tôi ngoài danh mục các từ viết tắt, phần mở đầu, kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với cán bộ công chức trong
cơ quan hành chính nhà nước
- Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng công chức của Ủy ban nhândân thành phố Hòa Bình-Tỉnh Hòa Bình
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức tại
Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình
Trang 9- Thư điện tử: ubndtphb@gmail.com
1.1.2 Vị trí tính chất của UBND TP Hòa Bình.
UBND nói chung và UBND TP Hòa Bình nói riêng là bộ phận cấu thànhquan trọng của bộ máy nhà nước, chiếm vị trí quan trọng trong thực thi quyềnlực nhà nước
Về tính chất, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND UBND do HĐNDlập ra, chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện những nghị quyết củaHĐND về các vấn đề kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, biến nhữngquyết định của HĐND thành hiện thực cuộc sống Trong quá trình thực hiện cácnghị quyết của HDND, UBND phải bàn bạc, đưa ra những biện pháp hưu hiệu
để các quyết định đó đạt hiệu quả cao nhất Trong quá trình hoạt động, UBNDchịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND
1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP Hòa Bình.
Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, UBND TP Hòa Bình quản lítất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên địa bàn TP Hòa Bình, do
đó phạm vi hoạt động rất rộng, với những nhiệm vụ giải quyết rất khác nhau,được thể hiện thành bốn nhóm
- Trong thực hiện quản lý nhà nước:
UBND thống nhất quản lý nhà nước tong các lĩnh vực kinh tế, chính tị, xãhội, an ninh, quốc phòng…trên địa bàn TP Hòa Bình Xây dựng các kế hoạch,
Trang 10quy hoạch, đề án phát triển, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, chỉđạo các tổ chức hữu quan đảm bảo đúng tiến độ, đúng pháp luật…
- Trong lĩnh vực pháp luật:
Uỷ ban nhân dân TP tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, phápluật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hôị đồng nhândân cấp TP Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân;tiến hành kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhànước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân TP trong các tổ chức kinh tế xãhội, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân; có cácbiện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn TP…
- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương:
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốchội và Hội đồng nhân dân tại địa phương Căn cứ vào quy định của Chính phủ
và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân quyết định thành lậpmới, sáp nhập hoặc giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các
cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc UBND; xây dựng các đề án phânvạch, điêu chỉnh các đơn vị hành chính ở địa phương…
- Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát:
Uỷ ban nhân dân huyện giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, các vănbản của các cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nghị quyết Hội đồng nhândân của các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở địaphương
Uỷ ban nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chứctiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; thanh tra,kiểm tra các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn lãnh thổ; thanh tra giáo dục, đào tạo, quản lí hộ tịch, hộ khẩu…
Trang 111.1.4 Cơ cấu tổ chức của UBND TP Hòa Bình
1.2 Tóm lược về Phòng Nội vụ - UBND TP Hòa Bình.
1.2.1 Vị trí, chức năng.
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hoà Bìnhtham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cáclĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cảicách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức Phường, Xã; hội, tổ chức phi chínhphủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng
- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố HoàBình, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
* Trình UBND thành phố các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trênđịa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định
Trang 12* Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
* Về tổ chức, bộ máy:
- Tham mưu giúp UBND thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố theo hướng dẫncủa UBND tỉnh;
- Trình UBND thành phố quyết định hoặc để UBND thành phố trình cấp
có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên mônthuộc UBND thành phố Hoà Bình;
* Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND thành phố phân bổ chỉ tiêu biên chếhành chính, sự nghiệp hàng năm;
- Giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biênchế hành chính, sự nghiệp;
- Giúp UBND thành phố tổng hợp chung việc thực hiện các quy định vềchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp thuộc UBND thành phố và UBND các Phường, Xã
* Về công tác xây dựng chính quyền:
- Giúp UBND thành phố và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công củaUBND thành phố Hoà Bình và hướng dẫn của UBND tỉnh Hoà Bình;
- Thực hiện các thủ tục trình Chủ tịch UBND thành phố phê chuẩn cácchức danh lãnh đạo của UBND các Phường, Xã; giúp UBND thành phố trìnhUBND tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Giúp UBND thành phố trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sápnhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, Xãm, tổ dân phố trên
Trang 13địa bàn thành phố theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng Thôn, Xã, PhóTrưởng Thôn, Xã, Tổ Trưởng, Tổ Phó Tổ dân phố.
* Giúp UBND thành phố trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan chuyên môn, đơn
vị sự nghiệp, các Phường, Xã trên địa bàn thành phố Hoà Bình
* Về cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND thành phố trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức;
- Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức Phường, Xã và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách Phường, Xãtheo phân cấp
* Về Cải cách hành chính:
- Giúp UBND thành phố triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn, đơn vị sự nghiệp và UBND các Phường, Xã thực hiện công tác cải cáchhành chính ở địa phương;
- Tham mưu, giúp UBND thành phố về chủ trương, biện pháp đẩy mạnhcải cách hành chính trên địa bàn thành phố;
- Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBNDthành phố và UBND tỉnh
* Giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thành phố
* Về công tác văn thư, lưu trữ:
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố chấphành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bànthành phố và Lưu trữ thành phố
* Về công tác tôn giáo:
Trang 14- Giúp UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thành phố theo phân cấp củaUBND tỉnh và quy định của pháp luật
* Về công tác thi đua, khen thưởng:
- Tham mưu, đề xuất với UBND thành phố tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địabàn thành phố
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn thành phố; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,khen thưởng theo quy định của pháp luật
* Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
* Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND thànhphố và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình về tình hình, kết quả triển khai côngtác nội vụ trên địa bàn thành phố
* Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệthống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụtrên địa bàn thành phố
* Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ thànhphố theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thành phố
* Giúp UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND các Phường, Xã về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khácđược giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụtỉnh
* Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thành phố
Trang 151.2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế.
* Tổ chức:
Phòng Nội vụ thành phố bao gồm:
- Trưởng phòng Nội vụ thành phố: Chịu trách nhiệm trước UBND, Chủtịch UBND thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ,quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng
- Phó Trưởng phòng: giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dâi một số mặtcông tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng đượcTrưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng
- Các Cán bộ công chức: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên môncủa phòng
* Biên chế:
Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND thành phố quyết địnhtrong tổng biên chế hành chính của thành phố
1.3 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực.
1.3.1 Khái niệm tuyển dụng.
Tuyển dụng, bổ sung người mới cho tổ chức là một trong những hoạtđộng không thể thiếu của bất kì cơ quan, tổ chức nào Hoạt động này nhằm mụctiêu đáp ứng nhu cầu nhân sự của cơ quan, tổ chức (bao gồm cả việc xây dựng,duy trì và mở rộng nhân sự), phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức.)
Nói theo cách chung nhất, tuyển dụng (còn được goi là tuyển chọn, tuyển
mộ, tuyển…) là việc đưa người mới vào làm việc trong một cơ quan, tổ chức.Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tuyển dụng mà chúng tacần tìm hiểu:
Theo Quản trị nhân sự (Nguyễn Hữu Thân): “Tuyển mộ nhân viên là một quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng
kí, nộp đơn tìm việc làm… Tuyển mộ là tập hợp các ứng viên lại Tuyển chọn là xem ai trong số các ứng viên ấy là người hội đủ các tiêu chuẩn để vào làm việc trong cơ quan”
Trang 16Theo giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước (Học viện
Hành chính Quốc gia), tuyển dụng là “đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đọan hình thành nguồn nhân lực cho tổ chức.”
Nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu
một cách chung nhất: “tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức”.
1.3.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực.
* Vai trò của TDNL đối với xã hội
Đối với xã hội, hoạt động TDNL tốt sẽ giúp xã hội sử dụng hợp lý tối đahóa nguồn nhân lực Như đã biết, nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồidào.Vì vậy, biết cách sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực thì không chỉ có lợi cho
tổ chức, cho người lao động mà còn tác động rất lớn đến xã hội, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển mạnh mẽ
Mặt khác, TDNL sẽ giúp giải quyết được vấn đề việc làm trong xã hội, tỷ
lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, đồng thời,nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều TDNL
sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh
* Vai trò của TDNL đối với tổ chức
Đối với tổ chức, TDNL được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợicủa bất kỳ tổ chức nào bởi vì mọi hoạt động là do con người thực hiện và conngười chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổ chức khi đáp ứng được nhucầu công việc
TDNL thành công giúp cho tổ chức tránh được những rủi ro như: tuyểnlại, tuyển mới, sa thải…
TDNL cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quảntrị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, tạo động lực, thùlao lao động, kỷ luật lao động…
TDNL thành công góp phần thúc đẩy văn hóa của tổ chức ngày càng lànhmạnh
Trang 17Hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình
độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt, có tính cạnh tranh cao.Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực dẫn đến hoạt động kinh doanhkém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và có thể đi tới phá sản
* Vai trò của TDNL đối với công chức.
Đối với CC, TDNL giúp họ có thể lựa chọn công việc phù hợp với trình
độ chuyên môn của mình, đồng thời thông qua TDNL họ có cơ hội được thăngtiến, cơ hội được khẳng định mình ở một vị trí khác… thông qua tuyển dụng, họđược đánh giá đúng năng lực trình độ, được bố trí vào công việc phù hợp vớikhả năng và nguyện vọng của mình… cũng nhờ đó họ đóng góp nhiều hơn cho
cơ quan, tổ chức
1.3.3 Nguyên tắc tuyển dụng nhân lực
1.3.3.1 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn.
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công chứcmột cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước xuất phát từnhu cầu của công việc mà nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện,trí thức đảm đương công việc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc
1.3.3.2 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
Quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác tuyển dụng CB, CCphải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảm bảonguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải tuân theo các quy định, quy chế của hệ thốngpháp luật Việt Nam
1.3.3.3 Nguyên tắc công khai.
Tất cả các nội dung qui định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụquyền lợi và các hoạt động công vụ của CB, CC phải được công khai và đượckiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia
Vì vậy trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minhbạch Khắc phục tư tưởng “ sống lâu lên lão làng”, ô dù, chia bè phái…
Trang 181.3.3.4 Nguyên tắc ưu tiên.
Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm CB, CC giữ các chức vụ,
vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự, thành tíchhoạt động thực tế và phải lập được công trạng nó đảm bảo được tính công bằng,khách quan, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc, hạn chếtính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân…
1.3.4 Quy trình tuyển dụng nhân lực.
1.3.4.1 Xác định tiêu chuẩn đối với người cần tuyển.
Đây là bước đầu tiên của quá trình tuyển dụng và cũng đóng vai trò quantrọng đối với quá trình tuyển dụng Nếu không thực hiện tốt bước này, tứckhông xác định đúng những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với người cần tuyển, sẽ ảnhhưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình tuyển dụng
Trên cơ sở đó, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phân tích công việc, đưa rabản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc xác định được những tiêuchuẩn cần thiết đối với vị trí cần tuyển Thông thường, công tác này được thựchiện từ cấp cơ sở, tức là từ các bộ phận, phòng ban chuyên môn
1.3.4.2 Thu hút người tham gia dự tuyển.
* Đối với người tham gia dự tuyển là người bên trong tổ chức:
Tiến hành thu hút thông qua bảng thông báo tuyển dụng, đây là bản thôngbáo về các vị trí công việc cần tuyển người Bản thông báo này được gửi đến tất
cả CB, CC trong tổ chức
Thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức.qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người có năng lựcphù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển một cách cụ thể và nhanh
Thu hút căn cứ vào các thông tin trong hồ sơ cán bộ công chức của tổchức
Thu hút thông qua việc dán các thông báo tuyển dụng tại cơ quan, trangthông tin điện tử của cơ quan về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng…
* Đối với người đăng ký tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức
Thu hút thông qua sự giới thiệu của CB, CC trong tổ chức
Trang 19Thu hút thông qua quảng các trên các phương tiện truyền thông như: trêncác kênh của các đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo…
Thu hút người đăng ký tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới vàgiới thiệu việc làm
1.3.4.3 Tuyển chọn.
Tuyển chọn là giai đoạn tiếp theo của quá trinh thu hút người tham gia dựtuyển, thông qua tuyển chọn, nhà tuyển dụng có thể tìm được người có thể đápứng tốt nhất các yêu cầu do tổ chức đề ra trong số những ứng viên dự tuyển.Tuyển chọn người mới cho cơ quan tổ chức là một quy trình bao gồm bảy giaiđoạn nối tiếp nhau, giai đoạn trước được coi là tiền đề của giai đoạn sau Tuyểnchọn được khái quát qua 7 bước sau:
- Bước 1: Hoàn thiện danh sách những người nộp đơn, xây dựng trọng sốcác tiêu chí chọn người
- Bước 2: Xem xét lại lần cuối hồ sơ danh sách nhữnng người nộp đơn xin
dự tuyển, giai đọan này, nhà tuyển dụng có thể tiến hành sơ tuyển nếu thấy cầnthiết
- Bước 3: Thi, kiểm tra kiến thức ban đầu cần cho công việc của tổ chức
- Bước 4: Bổ sung hồ sơ
- Bước 5: Phỏng vấn trước khi có quyết định chọn (phỏng vấn lần 2)
- Bước 6: Kiểm tra sức khỏe
- Bước 7: Ra quyết định và chuyển nhân sự cho các đơn vị có nhu cầu
1.3.5 Hình thức tuyển dụng nhân lực.
1.3.5.1 Tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển.
Việc tuyển dụng công chức được thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 2 điều 37 của luật cán bộ công chức Hình thức, nội dung thituyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, bảo đảm lựa chọn được nhữngngười có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng
Trong hình thức thi tuyển tùy theo yêu cầu đặt ra nên tiêu chuẩn cũng đòihỏi những điều kiện nhất định về đối tượng, trình độ đào tạo Thi tuyển có thểthực hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các
Trang 20yêu cầu về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể Đồng thời có thể tiếnhành tuyển dụng CB, CC qua thi vấn đáp, thực hành… đối với những ngành,lĩnh vực có yêu cầu, đặc thù nhất định.
1.3.5.2 Tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển.
Là những người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 của luật CB,
CC cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn
Trang 21CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
CỦA UBND TP HÒA BÌNH.
2.1 Quy trình tuyển dụng công chức của UBND TP Hòa Bình.
Quy trình tuyển dụng công chức vào làm việc tại UBND TP Hòa Bình thực hiện theo trình tự sau:
* Bước 1: UBND TP Hòa Bình đăng ký các chức danh cần tuyển tại Sở
Nội vụ Tình Hòa Bình
Trên cơ sở nhu cầu công việc và số lượng biên chế được giao, UBND TPHòa Bình tiến hành đăng ký các chức danh cần tuyển tại Sở Nội vụ, bao gòmcác tiêu chí như: lĩnh vực cần tuyển, chức danh còn trống, số lượng công chức
UBND TP Hòa Bình đăng ký chức danh cần tuyển
tại SNV
SNV thông báo tuyển dụng trên các phương tiện
thông tin đại chúng
HĐTD tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, có thể tiến hành sơ tuyển (nếu thấy cần thiết)
Hội đồng tuyển dụng tiến hành thi tuyển
Thông báo kết quả thi tuyển, tập sự và bổ nhiệm người đặt yêu cầu vào ngạch công chức
Trang 22cần tuyển…
SNV sẽ tổng hợp nhu cầu của UBND TP và các huyện và làm tờ trình đểtrình lên UBND Tình Hòa Bình, UBND tỉnh sẽ quyết định tổ chức tuyển dụnghay không Quyết định tổ chức tuyển dụng và thành lập hội đồng tuyển dụngđều do UBND TP Hòa Bình ban hành dựa trên cơ sở tham mưu của Bộ Nội vụ
*Bước 2: SNV thông báo tuyển dụng trên các Phuong tiện thông tin đại
chúng Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tuyển dụng công chức, SNV phải thôngbáo công khái các thông tin cần thiết trên các Phuong tiện thông tin đại chúng
để mọi người biết và đăng ký thi tuyển
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng
ký dự tuyển; số lượng cần tuyển; Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển; Thời gianđăng ký dự tuyển; Địa điểm nộp hồ sơ; Số điện thoại liên hệ; Nooijdung thi;Thời gian dự thi; Lẹ phí thi và một số nội dung khác
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất
15 ngày Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất 15ngày
*Bước 3: Hội đồng tuyển dụng tiếp nhậ, kiểm tra hồ sơ, giai doạn này
Hội đồng tuyển dụng có thể tiến hành sơ tuyển (nếu thấy cần thiết)
15 ngày sau thời gian đăng thông báo tuyển dụng cơ quan tổ chức tuyểndụng bắt đầu tiến hành tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tổng hợp các hồ sơ để kịpthời loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ
Theo khoản 3 mục 2 phần II thông tư 09/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụhướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2003/ND-CP, hồ sơ hợp lệ là hồ sơ đầy đủcác thành phần sau:
- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định có xác nhận của UBND xã,phường, thị trấn nới cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang côngtác
- Bản sao giấy khai sinh;
- Có đủ bản sao được công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩmquyền các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của
Trang 23ngạch dự tuyển Khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra;
- Giấy chứng nhận sức khỏe phải do cơ quan có thẩm quyền cấp huyện,cấp phường, xã trở lên xác nhận Giấy chứng nhận sức khỏe có thời hạn trongvòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển
- Nếu số người đăng ký dự tuyển từ 100 người trở lên và nhiều hơn 2 lầnchỉ tiêu được tuyển thì HĐTD có thể tổ chức sơ tuyển nếu thấy cần thiết Mụcđíach của sơ tuyển là tiếp tục loại những hồ sơ không đủ điều kiện và tiêu chuẩn
để giảm bớt áp lực tong giai đoạn tiếp theo
*Bước 4: Hội đòng tuyển dụng tiến hành thi tuyển:
- Tiếp nhận tổng hợp hồ sơ dự tuyển từ hội đồng sơ tuyển
- Gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi trước ngày thi ít nhất 15 ngày,thông báo đầy đủ các thông tin như: thời giant hi, địa điểm tổ chức thi, và một sốthông tin cần thiết khác
- Niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phong thi, sơ đồ vịtrí các phong thi, nội quy thi
- Chuẩn bị các biểu mẫu liên quan đến tổ chức thi: danh sách thí sinh đểgọi vào phòng thi, danh sách thí sinh để kí nộp baì thi, biên bản xử lý kỷ luật,biên bản giao bài thi…
- Tổ chức việc mở đề thi, thành lập các bộ phận giúp việc như: Ban coithi, ban chấm thi, ban phách theo quy định ban hành
- Hội đồng tổ chức thi tuyển chính thức
*Bước 5: Thông báo thi tuyển tập sự và bổ nhiệm người đạt yêu cầu vao
Trong trường hợp có nhiều người dự thi có điểm số băng nhau ở chỉ tiêucuối cùng HDTD sẽ xem xét để chọn người trúng tuyển theo trình tự sau;
Trang 24- Nếu HDTD không có điều kiện để tổ chức thi tiếp thì người có điều kiệnmôn thi chuyên ngành cao hơn sẽ là người trúng tuyển.
- Nếu điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành băng nhau thì là người
có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là ngườitrúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyên tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển
Đối với các trường hợp ưu tiên trong tuyển dụng sẽ được công thêm điểm
ưu tiên vào tổng số điểm thi, nếu người dự thi thuộc nhiều dạng ưu tiên khácnhau thì chỉ được công điểm ưu tiên cao nhất
Theo điều 7 Nghị định 117/2003/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định119/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP,những trường hợp ưu tiên trong thi tuyển là:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh: Được cộng 30 điểm vào tổng số diểm thituyển;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhânchuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, con liệt sĩ, con thươngbinh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con củangười hoạt đọng cách mạng trước tổng khởi nghĩa, con đẻ của người hoạt độngkháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng lực lượng vũ trang, conAnh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
- Người hòa thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn tronglực lượng công an nhân dân, đôi ới thanh niên xung phong, đội viên tri thức trẻtình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đãhoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
- Cán bộ công chức cấp xã nếu có thời gian làm việc liên tục tại cơ quancấp xã từ 36 tháng trở lên thì được công 10 điểm vào tổng điểm kết quả thi
Sau khi có kết quả thi tuyển, SNV sẽ tiến hành phân bố người trúng tuyển
về UBND TP Hòa Bình theo như số chỉ tiêu đã đăng kí ban đầu
Trong thời gan chậm nhất 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển