1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG

89 608 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

2> Mục tiêunghiên cứu: với sự tìm hiểu về hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu từ đó góp phần nâng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN SX-TM & DV NGỌC TÙNG

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Diệp Thị Phương Thảo Sinh viên thực hiện : Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113 Lớp: 09DQN3

TP Hồ Chí Minh, Tháng 7/2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN - -

Tôi xin cam đoan:

1> Những nội dung trong Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần

SX- TM & DV Ngọc Tùng” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

Diệp Thị Phương Thảo

2> Mọi tham khảo được dùng trong bài báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, công trình, thời gian, địa điểm công bố

3> Những kết quả và số liệu trong đề tài này được thực hiện tại công ty SX-TM

& DV Ngọc Tùng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2013

Sinh viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN - -

Không phải ngẫu nhiên mà em có thể hoàn thành Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần SX-TM- DV NgọcTùng” một cách thuận lợi và suông sẻ như thế này, sự hỗ trợ từ phía

nhà trường, giáo viên hướng dẫn và công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng đã đóng góp rất lớn cho đề tài của em

Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh đã cung cấp, trang bị cho em vốn kiến thức trong ngành học cũng như kinh nghiệm em đã tích góp được Cùng với tấm lòng biết ơn sâu sắc xin được gởi đến Giáo viên hướng dẫn ThS Diệp Thị Phương Thảo, 2 tháng qua đã chỉ dạy và theo sát đề tài của em Sự chỉnh sửa của Cô không những thể hiện sự quan tâm của Cô dành cho sinh viên mà còn thể hiện được sự quan tâm gián tiếp từ phía nhà trường

Ngoài ra, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công Ty SX-TM & DV Ngọc Tùng đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đề tài này Cùng với đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Trưởng phòng cung ứng Ông Trần Minh Mẫn, cũng chính là người cố vấn, chia sẻ kinh nghiệm và

giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2013

Sinh viên

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-

NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………

MSSV : ………

Khoá : ………

1 Thời gian thực tập ………

………

………

2 Bộ phận thực tập ………

………

3 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ………

………

………

………

………

4 Kết quả thực tập theo đề tài ………

………

………

5 Nhận xét chung ………

………

………

………

………

Đơn vị thực tập

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1.1 - Khái niệm, đặc điểm, vai trò nhập khẩu trong nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm 4

1.1.3 Vai trò 5

1.2 - Các hình thức nhập khẩu chủ yếu 1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp 5

1.2 2 Nhập khẩu ủy thác 6

1.2 3 Gia công quốc tế 7

1.2 4 Nhập khẩu đổi hàng 7

1.3- Khái niệm và phân loại về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8

1.3.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8

1.3.2.1 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân 8

1.3.2.2 Hiệu quả của chi phí cá biệt và chi phí tổng hợp 9

1.3.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 9

1.3.2.4 Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn 10

1.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu 10

1.4- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 1.4.1 Hiệu quả về doanh thu nhập khẩu 11

1.4.1.1 Tổng doanh thu hoạt động nhập khẩu 11

1.4.1.2 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 12

1.4.2 Hiệu quả về chi phí nhập khẩu 12

1.4.3 Hiệu quả về lợi nhuận nhập khẩu 13

Trang 7

1.4.3.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 13

1.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 13

1.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 14

1.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 1.5.1 Các nhân tố bên trong 15

1.5.1.1 Bộ máy quản lý – tổ chức hành chính 15

1.5.1.2 Vốn và công nghệ 16

1.5.1.3 Khách hàng (Người mua) 16

1.5.2 Các nhân tố bên ngoài 16

1.5.2.1 Chính trị - Pháp luật 17

1.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh 17

1.5.2.3 Tỷ giá hối đoái – tỷ suất ngân hàng 18

1.5.2.4 Yếu tố thị trường trong và ngoài nước 18

1.5.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG 2.1– Tổng quan về công ty Ngọc Tùng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20

2.1.2 Cơ cấu và lĩnh vực hoạt động của công ty 21

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 23

2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh 23

2.1.3.2 Đặc điểm về mặt hàng 23

2.1.4 Hệ thống mạng lưới kinh doanh 24

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công ty 25

2.1.5.1 Các nhân tố bên trong 25

2.1.5.2 Các nhân tố bên ngoài 26

2.2 – Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty SX-TM

& DV Ngọc Tùng

Trang 8

2.2.1 Phương thức thanh toán của công ty 28

2.2.2 Tình hình kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty Ngọc Tùng từ 2010 – 2012 29

2.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 32

2.2.4 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 34

2.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu tại công ty 34

2.2.5.1 Phân tích về doanh thu nhập khẩu 35

2.2.5.2 Phân tích về chi phí nhập khẩu 43

2.2.5.3 Phân tích về lợi nhuận nhập khẩu 46

2.2.5.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 50

2.3 - Tóm tắt chương 2.3.1 Thành tích đã đạt được 51

2.3.2 Những tồn tại cần giải quyết 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ K INH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG 3.1– Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty 3.1.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Ngọc Tùng 3.1.1.1 Nâng cao kết quả đầu ra 53

3.1.1.2 Giảm chi phí đầu vào 61

3.1.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và công ty Ngọc Tùng 3.1.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước 65

3.1.2.2 Kiến nghị đối với công ty Ngọc Tùng 66

3.2 – Tóm tắt chương 67

KẾT LUẬN .68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .69

PHỤ LỤC A Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT 70

PHỤ LỤC B Mã số HS các hoạt chất .72

PHỤ LỤC C Dòng sản phẩm chủ lực tại công ty Ngọc Tùng 75

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

- -

- Công ty SX-TM & DV: Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ

- WTO: Tổ chức thương mại Thế Giới – World Trade

Organization

- VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Vietnam

Chamber of Commerce and Industry)

- Sở KH&ĐT: Sở kế hoạch và đầu tư

- CBCNV: Cán bộ công nhân viên

- CNTT: Công nghệ thông tin

- GTGT: Giá trị gia tăng

- VAT: Thuế giá trị gia tăng

Trang 10

- LN: Lợi nhuận

- Tổng KN: Tổng kim ngạch

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

- -

Bảng 1.1: Mô tả quy trình nhập khẩu trực tiếp 5

Bảng 1.2: Mô tả quy trình nhập khẩu ủy thác 6

Bảng 1.3: Mô tả quy trình nhập khẩu đổi hàng 7

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thực tế 2009-2012 30

Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường 33

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm 35

Bảng 2.4: Doanh thu nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 –2012 36

Bảng 2.5: Doanh thu nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2010 – 2012 38

Bảng 2.6: Doanh thu nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010-2012 40

Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 41

Bảng 2.8: Tổng chi phí nhập khẩu tại công ty giai đoạn 2010- 2012 46

Bảng 2.9: Lợi nhuận nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 46

Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành của công ty giai đoạn 2010 – 2012 47

Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 49

Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 50

Bảng 3.1: Các thị trường nhập khẩu thuốc BVTV năm 2012 63

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

- -

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng 2012 22

Hình 2.2: Mạng lưới phân bố các chi nhánh của công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng 2012 24

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công ty Ngọc Tùng 25

Sơ đồ 2.2: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty Ngọc Tùng 26

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các phương thức thanh toán năm 2011 28

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán 2012 29

Biểu đồ 2.3: Đồ thị thể hiện mức độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2012 30

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường năm 2012 34

Biểu đồ 2.5: Tình hình doanh thu nhập khẩu của công ty giai đoạn 2010-2012

36

Biểu đồ 2.6: Tình hình lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012

46

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

- -

Sau Đại Hội Đảng lần thứ 6 diễn ra vào năm 1986, Việt Nam đã thực sự thay

da đổi thịt Sự giao thoa giữa kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,… của đất nước hình chữ S cùng các nước bạn cũng chính là tiền đề cũng như cơ sở để đất nước Việt Nammột lần nữa khẳng định lại vị thế trên thương trường Quốc tế Một lần nữa, Việt Nam ta đã xác định phương hướng phát triển dài hạn thông qua nội dung

trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 11 diễn ra vào 1/2011 như sau “Ưu tiên phát

triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, sản xuất xuất khẩu, sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật ” Không phải ngẫu

nhiên mà Nhà nước ta lại chú trọng đến nông nghiệp một cách đặc biệt như thế, ngay từ thời xa xưa Việt Nam đã được biết đến với đất nước nông nghiệp.Với khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng chính là điểm mạnh giúp cho nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua

Thực tế, khí hậu nhiệt đới gió mùa không những là thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển đồng thời cũng là khó khăn khi đây cũng chính là cơ hội xuất hiện

các loại mầm bệnh về cây trồng Nắm bắt được nguyên nhân ảnh hưởng đến cây trồng cũng như ảnh hưởng đến ngành hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước, vì vậy có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực thuốc BVTV Với mong muốn hỗ trợ cho bà con nông dân trên từng thửa ruộng, công ty cổ phần SX-TM-DV Ngọc Tùng cũng đã tham gia vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro này Hiện nay, công ty đã và đang đối đầu với những đối thủ cạnh tranh từ trong và ngoài nước Bên cạnh đó, hầu hết các nguyên liệu để sản xuất ra thuốc BVTV đều phải nhập khẩu từ thị trường bên ngoài Công ty muốn kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao thì hoạt động nhập khẩu phải đạt được hiệu quả Với mục đích tìm hiểu cũng như đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại công ty Ngọc

Tùng , vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần SX-TM-DV Ngọc Tùng”

Trang 14

1>Tình hình nghiên cứu:Công ty Ngọc Tùng thuộc nhóm công ty vừa và nhỏ, do

đó đề tài nghiên cứu về công ty có thể xoay quanh các vấn đề như “Giải pháp nâng

cao chiến lược Marketing tại công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng” hay “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng”

2> Mục tiêunghiên cứu: với sự tìm hiểu về hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công

ty đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

3> Với mục tiêu đã đề ra thì nhiệm vụ của đề tài chính là:

+ Hệ thống hóa các lý luận khoa học về hoạt động và hiệu quả nhập khẩu + Tìm hiểu về kết quả kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu

4>Đối tượng nghiên cứuchính là hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại

Công Ty Cổ Phần SX-TM &DV Ngọc Tùng

5> Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dùng cho sản

xuất Thuốc Bảo Vệ Thực Vật của công ty 3 năm gần đây, giai đoạn 2010 – 2012

6> Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp

7>Các kết quả đạt được:thông qua đề tài này cùng với những số liệu đã phân tích

được cũng như những giải pháp được đưa ra một phần nào đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

8> Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp

Với đề tài nghiên cứu này ngoài Lời mở đầu, Kết luận , Mục lục, Danh mục Tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học về nhập khẩu hàng hóa

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu tại công ty Ngọc Tùng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu tại công ty Ngọc Tùng

Trang 15

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

- -

1.1 - Khái niệm, đặc điểm, vai trò nhập khẩu trong nền kinh tế

1.1.1 - Khái niệm về hoạt động nhập khẩu

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế Thế Giới mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải cuốn theo dòng xoáy của nền kinh tế Thế Giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch

vụ quốc tế và thương mại quốc tế,… Trong đó, kinh doanh quốc tế có vai trò quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế Thế Giới của mỗi quốc gia, đúng như các

nhà kinh tế học theochủ nghĩa trọng thương đã nói “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn vinh của mỗi quốc gia”.Bên cạnh đó, Montchretien (Trích từ

“ Kinh tế ngoại thương” – Bùi Xuân Lưu) đã viết: “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương” Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển và

sự chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa, mỗi quốc gia sẽ tập trung vào việc sản xuất ra một số mặt hàng có lợi thế hơn các quốc gia khác, nhưng thực tế nhu cầu của con người thì đa dạng và thay đổi liên tục Chính vì vậy, xuất hiện những luồng hàng hóa dịch chuyển từ nước này sang nước khác Nó cũng chính là nguồn gốc của thương mại quốc tế Thực tế cho thấy rằng, nhập khẩu chính là hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế Hoạt động nhập khẩu diễn ra nhằm hỗ trợ cho hoạt

động xuất khẩu, vậy nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu, đó chính là một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế này mua hàng hóa, dịch vụ kèm theo của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế khác Nhập khẩu với mục đích bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu

Ngoài ra, nhập khẩu còn thể hiện sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của mỗi quốc gia Ở một giới hạn nhất định, nó còn quyết định đến sự sống

Trang 16

còn của nền kinh tế đặc biệt là khi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang sống chung dưới một mái nhà

1.1.2 - Đặc điểm của nhập khẩu

Với thị trường nhập khẩu rất đa dạng, hàng hóa và dịch vụ có thể được nhập khẩu từ các nước khác nhau Do đó, hoạt động nhập khẩu cũng có các đặc điểm khác nhau:

- Doanh nghiệp liên tục thay đổi yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước

- Về phương thức thanh toán, các bên tham gia thường dùng nhiều phương thức thanh toán khác nhau (phương thức nhờ thu – Collection, L/C,…) nhưng phải

có sự đồng thỏa thuận của cả hai bên và được quy định cụ thể trong hợp đồng

- Về phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế cũng rất phong phú như giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triễn lãm, Bên cạnh đó, đồng tiền giao dịch thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như USD, GBP,…

- Việc trao đổi thông tin với các đối tác nước ngoài được tiến hành thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại như: Telex, Fax,… Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thì mạng Internet là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh

- Về điều kiện giao hàng, theo tập quán Thương Mại Incoterms, có rất nhiều hình thức giao hàng nhưng hình thức giao hàng phổ biến nhất hiện nay là CIF, FOB,…

- Đặc điểm quan trọng và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động nhập khẩu đó chính là sự tác động của các nguồn Luật bao gồm: Điều ước quốc tế và ngoại thương, Luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán thương mại quốc tế

(Incoterms),…

Trang 17

1.1.3 - Vai trò của nhập khẩu

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau đây

Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh

thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60%-100% nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất Trong điều kiện công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp như sợi cho dệt may, phân bón cho nông nghiệp, vải cho ngành may… hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công

nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất được nâng cao, năng suất lao động tăng nhanh kịp thời đuổi kịp các nước tiên tiến trên Thế Giới

Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức

sống cho công nhân bởi thông qua nhập khẩu sản xuất của ta mới có đủ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm

có thu nhập ổn định

Thứ tư, hoạt động nhập khẩu giúp cho công ty trong nước có điều kiện cọ sát

với các doanh nghiệp nước ngoài từ đó góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa trong sản xuất và cả trong phương thức quản lý Sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn đây chính là lợi thế giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trang 18

Là hoạt động nhập khẩu độc lập, riêng lẻ của một doanh nghiệp Đây là hình thức thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thận trọng về thị trường trong và ngoài nước Với hình thức này, doanh nghiệp phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký hợp đồng …

Ưu điểm chính là: lựa chọn thời gian giao hàng, có thể đề nghị địa điểm giao hàng thuận tiện, chủ động hơn trong việc lựa chọn công ty vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa

Nhược điểm là đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có một lượng vốn lớn hơn so với các hình thức nhập khẩu khác cho việc thanh toán hàng hóa, đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có chuyên môn, kiến thức về nghiệp vụ cao đồng thời các nhà nhập khẩu cũng cần có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế Hình thức này phù hợp cho các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và có vốn lớn

1.2.2 - Nhập khẩu ủy thác

Bảng 1.2: Mô tả quy trình nhập khẩu ủy thác

Là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước

có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu Doanh nghiệp trong nước ủy thác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp nhận được sự ủy thác nhập khẩu phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và sẽ nhận được phí ủy thác

Ưu điểm là doanh nghiệp trong nước có thể nhập hàng hóa nhưng không cần làm các thủ tục nhập khẩu vớisố vốn bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa cũng không lớn Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành

Nhược điểm của hình thức này chính là doanh nghiệp trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nhập khẩu ủy thác Nhìn chung khi doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nhập khẩu ủy thác sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của chính công ty

Nhà xuất khẩu Doanh nghiệp

nhận ủy thác Nhà xuất khẩu

Trang 19

1.2.3 - Gia công quốc tế

Với hình thức bên thứ nhất chính là bên nhận gia công, hoạt động chính của bên nhận gia công chính là nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ bên yêu cầu gia công để chế tạo ra thành phẩm Sau đó, bên nhận gia công sẽ giao thành phẩm cho bên yêu cầu và nhận được phí gia công Với hình thức này thì hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất Hình thức này khá phổ biến tại Việt Nam, hiện nay có khá nhiều Công ty may mặc hoạt động theo hình thức này

Ưu điểm là bên yêu cầu gia công tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ từ nước nhận gia công, từ đó hạn chế được chi phí trong sản xuất Về phía bên nhận gia công, giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước bên cạnh đó có điều kiện tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến – hiện đại trên Thế Giới

Nhược điểm chính là không linh hoạt trong sản xuất và bên nhận gia công có nguy cơ biến thành bãi rác công nghệ nếu không có sự cân nhắc khi chuyển giao các thiết bị công nghệ Mặt khác, nếu quản lý định mức gia công và thanh lý hợp đồng không tốt sẽ tạo điều kiện đưa hàng trốn thuế vào Việt Nam

và cả về điều kiện và cơ sở giao hàng

Hình thức nhập khẩu này phù hợp cho các nước đang và kém phát triển, những nước thiếu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu Trong thương mại quốc tế ngày nay, hình thức này không còn được áp dụng phổ biến nữa

Trang 20

1.3 - Khái niệm và phân loại về hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp

1.3.1 - Quan niệm về hiệu quả

Về mặt hình thức thì hiệu quả kinh tế ngoại thương (hiệu quả KTNT) chính

là một phạm trù so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào, được biểu diễn thông qua công thức như sau:

Trong đó:

+ H: Hiệu quả kinh tế ngoại thương

+ K: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, tăng thu nhập quốc dân

+ C: Chi phí đầu vào có thể bao gồm lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, vốn kinh doanh ( vốn cố định, vốn lưu động, )

Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế ngoại thương là góp phần thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội Đó chính là sự tiết kiệm lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất

và nâng cao mức sống ở trong nước

1.3.2 - Phân loại hiệu quả

Hiệu quả kinh tế ngoại thương được hiểu theo các khía cạnh khác nhau, để tiện lợi hơn cho công tác quản lý Việc phân loại hiệu quả kinh tế ngoại thương giúp cho công việc quản lý được dễ dàng, cụ thể và chính xác hơn Bao gồm:

1.3.2.1 - Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền

Kinh Tế Quốc Dân

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động ngoại thương của từng doanh nghiệp riêng, từng thương vụ, mặt hàng xuất nhập khẩu riêng lẻ Đặc điểm của hiệu quả kinh tế cá biệt đó chính là doanh lợi mà mỗi doanh

Trang 21

nghiệp đạt được.Về hiệu quả kinh tế - xã hội đó chính là sự đóng góp vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách đồng thời góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp Quan trọng nhất là nâng cao đời sống của nhân dân,…

Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệ nhân quả tác động qua lại lẫn nhau Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp ngoại thương Đồng thời, các doanh nghiệp ngoại thương phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội vì đây chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

1.3.2.2 - Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp đó chính là tối đa hóa lợi nhuận

Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đề then chốt như: mặt hàng, công nghệ sản xuất, đối tượng tiêu thụ và giá thành của sản phẩm Suy cho cùng chi phí bỏ ra thực chất là chi phí lao động xã hội Nhưng tại mỗi doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả, thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí cụ thể: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí hao mòn máy móc và thiết bị, chi phí ngoài sản xuất

1.3.2.3 - Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Hiệu quả tuyệt đối được định nghĩa đó là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Bên cạnh đó, hiệu quả so sánh lại được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của từng phương án với nhau Mục đích chủ yếu của việc tính toán này đó chính là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án từ đó cho phép lựa chọn một cách làm có hiệu quả cao nhất Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau song chúng lại có tính độc lập tương đối Trước hết, hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh Nhưng lại có những chỉ tiêu so sánh được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối

Trang 22

1.3.2.4 - Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn

Thứ nhất: Hiệu quả ngắn hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến khoảng thời gian ngắn hạn như tuần, tháng, quý, năm,…

Thứ hai: Hiệu quả dài hạn là hiệu quả được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với chiến lược, kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí nói đến hiệu quả dài hạn còn thường nhắc đến hiệu quả lâu dài gắn với khoảng thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Do đó, cần chú ý rằng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn với nhau Vì vậy, có thể xem xét và đánh giá hiệu quả ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả dài hạn trong tương lai

1.3.3 - Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề hàng đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung hay doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng đó chính là hiệu quả kinh tế Chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có đủ khả năng tồn tại và đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như ngày nay Từ đó, doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Doanh nghiệp muốn đạt được những điều đó, thì bản thân doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất, những mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp

Hơn thế nữa, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tự đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, các mục tiêu kinh tế đề ra có thực hiện được hay không và từ đó tìm ra các giải pháp tận dụng một cách triệt để điểm mạnh của doanh nghiệp Từ đó, ta có thể thấy rằng đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ mà còn là khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo Vì vậy, việc thực hiện phân tích

Trang 23

hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thường xuyên không những giúp cho doanh nghiệp đánh giá lại những kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được mà còn là phương pháp hữu ích giúp cho doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược một cách chính xác và hiệu quả hơn

1.4 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:

1.4.1 - Hiệu quả về doanh thu nhập khẩu

1.4.1.1 - Tổng doanh thu hoạt động nhập khẩu

Doanh thu nhập khẩu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục Hơn thế nữa, tổng doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng mức lợi nhuận Về một khía cạnh nào đó nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách tương ứng Công thức tính doanh thu hoạt động nhập khẩu được tính như sau:

Trong đó:

+ D: Doanh thu nhập khẩu

+ P: Đơn giá bán trên mỗi sản phẩm

+ Q: Số lượng sản phẩm bán ra

Phân tích doanh thu hoạt động nhập khẩu nhằm xem xét mục tiêu doanh nghiệp đặt ra đạt được đến đâu, xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến doanh thu và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng triệt

để thế mạnh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích doanh thu còn cung cấp tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính kinh tế từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh trong tương lai

Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh bởi cơ cấu thị trường nhập khẩu cũng như kết cấu sản phẩm nhập khẩu Do đó, để nắm rõ hơn về bản chất cũng như hiểu rõ hơn về nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu

Trang 24

hoạt động nhập khẩu thì bản thân các doanh nghiệp cần phân tích doanh thu nhập khẩu dựa trên cơ cấu thị trường nhập khẩu và kết cấu sản phẩm nhập khẩu

1.4.1.2 - Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu

Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằng nội tệ) do việc nhập khẩu đem lại với số chi phí đầu vào (tính bằng ngoại tệ)

đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩuta có:

=

+ : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu

+ : Doanh thu bằng nội tệ

+ :Chi phí bằng ngoại tệ

Chỉ tiêu này phản ánh được cứ mỗi đơn vị ngoại tệ doanh nghiệp chi ra thì doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu đơn vị nội tệ

1.4.2 - Hiệu quả về chi phí nhập khẩu

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại từ hoạt động mua nguyên liệu tạo

ra sản phẩm đến khi tiêu thụ được sản phẩm đó Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

Có nhiều chỉ tiêu để phân loại chi phí, tuy nhiên việc phân loại chi phí theo mục đích thường dễ xác định hơn, được chia thành 5 nhóm như:

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trong quá trình mua bán

- Chi phí phân loại chọn lọc, đóng gói hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa

- Chi phí làm thủ tụcnhập khẩu: chi phí mở L/C, kiểm hóa hải quan, giám định, kiểm định chất lượng

Trang 25

- Chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức

- Các chi phí khác có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa như quảng cáo, bảo hành,…

Do đó, việc phân tích chi phí hoạt động nhập khẩu là một bộ phận không thể thiếu trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả nhập khẩu thì các công ty xuất nhập khẩu nói chung và công ty nhập khẩu nói riêng cần phân tích chỉ tiêu chí phí nhập khẩu này

1.4.3 - Hiệu quả về lợi nhuận nhập khẩu

1.4.3.1 - Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là tiền đề giúp cho doanh nghiệp duy trì và tái sản xuất mở rộng Lợi nhuận nhập khẩu chính là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu Ở dạng số tuyệt đối, lợi nhuận là hiệu số giữa khoản doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh được thể hiện như sau:

Trong đó:

+ Z: Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu

+ D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động nhập khẩu

+ CP: Chi phí bỏ ra trong quá trình nhập khẩu

1.4.3.2 - Tỷ suất lợi nhuận

• Tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí cho hoạt động nhập khẩu (còn gọi là hiệu quả của một đơn vị chi phí)

Trang 26

Trong đó:

+ : Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành

+ Z: Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu

+ P: Đơn giá bán trên mỗi sản phẩm

• Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu

=

Trong đó:

+ : Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu

+ Z: Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu

+ D: Doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm

Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu chỉ là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu chứ không phải là căn cứ duy nhất để doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh

1.4.4 - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu diễn qua công thức như sau:

Trang 27

Trong đó:

+ H: Hiệu suất sử dụng vốn

+ : Doanh thu thuần

+ : Vốn kinh doanh bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trong trường hợp các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài

sản càng cao

1.5 - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu :

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó, bao gồm các yếu tố từ môi trường cạnh tranh, từ nền kinh

tế nói chung Nhưng cũng có những yếu tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

1.5.1 - Các nhân tố bên trong

Đây là những nhân tố chủ quan doanh nghiệp có thể kiểm soát được, có thể thay đổi nó theo hướng có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Các nhân tố bên trong có thể kể đến như: bộ máy quản lý – tổ chức hành chính, vốn – công nghệ, khách hàng (người mua)

1.5.1.1 - Bộ máy quản lý – tổ chức hành chính

Sự gia nhập vào nền kinh tế Thế Giới đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng các mặt hàng và thị trường thế nhưng bên cạnh đó đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thì vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó chính là bộ máy quản lý và tổ chức hành chính Trong kinh doanh nhập khẩu, trình độ quản lý của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở việc doanh nghiệp tổ chức các nguồn lực của mình như thế nào mà còn thể hiện rõ qua công tác lập kế hoạch, xây dựng chiến lược nhập khẩu một cách khoa học và hợp lý Trình độ quản lý của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tổ chức kế hoạch nhập khẩu hàng hóa càng chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội từ thị trường

và tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí

Trang 28

1.5.1.2 - Vốn và công nghệ

Một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương nói chung hay hoạt động nhập khẩu nói riêng đó chính là vốn và công nghệ Dựa trên cơ sở vốn doanh nghiệp có thể quyết định được lĩnh vực kinh doanh và cả quy mô của doanh nghiệp Song song đó, doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào thì hoạt động nhập khẩu sẽ được thuận lợi và nhanh chóng hơn

Mặt khác, vốn và công nghệ có mối liên hệ tỷ lệ thuận, doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh chắc hẳn doanh nghiệp sẽ đầu tư mạnh vào công nghệ Trong thời buổi công nghệ hiện đại như ngày này, khi doanh nghiệp dùng vốn lưu động đầu tư vào công nghệ sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại

1.5.1.3 - Khách hàng (Người mua)

Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường Hầu hết các doanh nghiệp khi kinh doanh đều có chung một mục tiêu đó chính là thõa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng Và khi doanh nghiệp làm hài lòng khách hàng chính là lợi thế dành cho doanh nghiệp Ngày nay, nhu cầu của khách hàng rất dễ thay đổi và thay đổi theo xu hướng cao hơn do đó các doanh nghiệp nhập khẩu phải nắm bắt kịp thời nhu cầu để lựa chọn sản phẩm nhập về và sản xuất ra thành phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng Khách hàng được phân loại như sau: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế

1.5.2 - Các nhân tố bên ngoài

Đây là những nhân tố khách quan, doanh nghiệp không thể can thiệp, điều chỉnh hay tác động tới nó theo ý muốn chủ quan của bản thân doanh nghiệp Bao gồm các nhân tố tiêu biểu như: Chính trị - pháp luật, đối thủ cạnh tranh, tỷ giá hối đoái – tỷ suất ngân hàng, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, cơ sở hạ tầng phục

vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa Quốc Tế

Trang 29

1.5.2.1 - Chính trị - Pháp luật

Bất kỳ đất nước nào cũng mong muốn ngoại thương sẽ mang đến nhiều lợi ích, cho nên phải có nền chính trị ổn định và hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động này một cách có hiệu quả

Không chỉ hoạt động xuất khẩu mà hoạt động nhập khẩu cũng chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia và quốc tế Một quốc gia muốn được tồn tại thì phải có

hệ thống pháp luật Luật pháp có thể nghiêm cấm các loại hàng hóa nếu chúng ảnh hưởng xấu đến quốc gia, khi nhập khẩu từ các quốc gia khác Song song đó, luật pháp có thể điều chỉnh chủ thể tham gia hoạt động nhập khẩu, nếu như các chủ thể không tuân thủ luật pháp của quốc gia

Mặt khác, luật pháp quốc tế có sự tác động mạnh hơn luật pháp quốc gia Hiện nay, có những điều ước tạo bước đệm cho các quốc gia xúc tiến hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn tồn tại những luật pháp quốc tế nghiêm cấm các quốc gia nhập khẩu những mặt hàng ảnh hưởng đến chính trị quốc gia hay sức khỏe của người dân như: vũ khí hạt nhân,… Mặt khác, yếu tố chính trị đóng góp một phần quan trọng không kém đến tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Một quốc gia phát triển với tình hình chính trị ổn định sẽ là cơ sở vững chắc giúp cho quốc gia đó

có nhiều thuận lợi trong hoạt động nhập khẩu Giúp cho doanh nghiệp tạo được

lòng tin cho các nhà xuất khẩu (nhà cung cấp) và ngược lại Nhìn chung, yếu tố chính trị và pháp luật là những yếu tố quan trọng có sự tác động mạnh đến hoạt động và tính hiệu quả của nhập khẩu

1.5.2.2 - Đối thủ cạnh tranh

Nền kinh tế Thế giới nói chung hay nền kinh tế Việt Nam nói riêng, những ngành nghề có tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì càng có nhiều đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về những thông tin của đối thủ cạnh tranh như: mục tiêu tương lai, chiến lược hiện nay, tiềm năng Sự hiểu biết về mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán mức độ đầu tư trong tương lai và kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới Nắm bắt kịp thời chiến lược cạnh tranh hiện nay của đối thủ như thế

Trang 30

nào Mặt khác, sự hiểu biết về tiềm năng chính của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các chiến lược phù hợp

1.5.2.3 - Tỷ giá hối đoái – tỷ suất ngân hàng

Bên cạnh yếu tố Chính trị - Pháp luật có sự tác động đến hiệu quả nhập khẩu thì yếu tố Tỷ giá hối đoái - tỷ suất ngân hàng lại tác động đến việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh và quan hệ kinh doanh Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây ra những biến động lớn đến doanh thu và chi phí Ví dụ khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán có lợi cho việc xuất khẩu thì lại bất lợi cho nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải bỏ ra một lượng nội tệ lớn hơn để nhập khẩu hàng hóa về Điều này dẫn đến giá cả hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa tăng, làm hạn

chế sự tiêu dùng của người dân, từ đó dẫn đến hạn chế nhập khẩu và ngược lại

1.5.2.4 - Yếu tố thị trường trong và ngoài nước

Về sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, có tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Được coi là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và nước ngoài, hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của sự biến đổi từ hai đầu cầu này Khi nhu cầu trong nước tăng, điều đó có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, quy mô hơn Sự biến động về mức giá, nhu cầu ở thị trường trong nước có tác động trở lại tới thị trường nhập khẩu Mặt khác, sự đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa trên thị trường nhập khẩu làm tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu trên thị trường nội địa thì vai trò chiếc cầu nối giữa hai thị trường này của doanh nghiệp nhập khẩu càng được thể hiện rõ rệt

1.5.2.5 - Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa Quốc Tế

Ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ từ nước này sang nước khác Một khi việc mua bán vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia mà không

có sự kết hợp linh hoạt với vận chuyển và thông tin liên lạc thì hoạt động ngoại thương chắc hẳn không thể đạt được kết quả như mong muốn

Lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng phát triển hiện đại hơn, đó cũng chính là bước đệm giúp cho công việc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn Mạng lưới thông

Trang 31

tin bao phủ và rộng khắp cho phép doanh nghiệp nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác Giúp họ tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đơn giản hóa nghiệp vụ nhập khẩu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới khoảng trên 80% hàng hóa được buôn bán bằng đường biển, riêng Việt Nam có khoảng 95% Vì vậy, hoạt động xuất nhâp khẩu nói chung hay nhập khẩu nói riêng chỉ đạt hiệu quả khi hệ thống cảng biển hiện đại và tiên tiến.Nhìn chung, một hệ thống giao thông phát triển cho phép các nhà nhập khẩu lựa chọn được phương án vận chuyển hàng hóa hiệu quả, đảm bảo thời gian kịp cung cấp hàng cho người tiêu dùng và tiết kiệm được chi phí

1.6 –Tóm tắt chương:

Nhập khẩu chính là một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế này mua hàng hóa, dịch vụ kèm theo của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế khác Nhập khẩu với mục đích bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu Hơn thế nữa, cùng với đặc điểm, vai trò và các hình thức của hoạt động nhập khẩu càng chứng tỏ hoạt động nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước hình chữ S này Ngoài ra, khái niệm cũng như các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không những là công cụ đắc lực cho các công ty xuất nhập khẩu nói chung và cả công ty nhập khẩu nói riêng Từ quá trình phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, càng góp phần giúp cho ban lãnh đạo công ty có thể đề ra các hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai.Sang chương II, cùng tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu tại công ty Ngọc Tùng để có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh nhập khẩu hiện nay của công ty thông qua cơ sở lý luận khoa học từ chương I

Trang 32

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU

TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG

- -

2.1 –Tổng quan về công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng

2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Sự kiện làm thay đổi diện mạo đất nước Việt nam đó chính là gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới – WTO Dấu mốc trở thành thành viên thứ 150 của WTO

đã thực sự thay đổi toàn diện nền kinh tế Việt nam Đây cũng chính là bước đệm cho các công ty trong nước phát triển Nắm bắt được tín hiệu tốt khi gia nhập vào WTO, Công ty cổ phần SX-TM & DV Ngọc Tùng được thành lập ngày 22/8/1997

theo quyết định số1961/GP/TLDN của UBND TP.Hồ Chí Minh.Hình ảnh đại diện:

 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Ngọc Tùng

 Tên viết tắt: NgocTung JSC

 Tên tiếng anh: NgocTung Manufacturing Trading Service Joint Stock Company

 Trụ sở chính: Lô E 21-22-23 Đường 12, KCN Lê Minh Xuân, phường Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

 Điện thoại: (84.8) 37660814.Email: Info@ngoctung.com, Fax: (84.8)

3766 0674.Website: www.ngoctung.com

500.000.000 VNĐ

Trang 33

- TM&DV Ngọc

-&ĐT TP.HCM , v 230.000.000.000 VNĐ

-

-

-/năm

-

, Phường , Quận 7, TP08/2011

- ISO 14001: 2004 do chức QUACERT chứng nhận năm 2006

- Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005-2006-2007

- Bạn nhà nông Việt Nam 6 năm liên tục từ 2004 đến 2009

2.1.2 - Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào đều

có chung một quy tắc Doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp đó phải tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý Nắm bắt được yếu tố quan trọng đó, Công Ty Ngọc Tùng JSC đã sắp xếp bố trí các phòng ban theo mô hình như sau (Xem hình 2.1)

Trang 34

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng 2012

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG KINH DOANH TỔNG HỢP

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

BP KHO

BP

CƠ ĐIỆN

CHI NHÁNH

DU LỊCH KHÁCH SẠN

BP BÁN HÀNG

BP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

BP KỸ THUẬT QUẢNG

CHI NHÁNH, VPĐD, VÙNG

BP CUNG ỨNG

BP CNTT, WEBSIT

BP NHÀ

BP KHÁCH SẠN (Nguồn: Thôngtin do Phòng TC-HC-PC cung

cấp)

Trang 35

Ông La Hoàng Đức là người sáng lập đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Ngọc Tùng JSC Ngay từ ngày đầu thành lập, bộ máy

tổ chức đã qua nhiều lần chỉnh sửa Với sự phát triển của công ty Ngọc Tùng hiện nay đã chứng tỏ được rằng với bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng trên thật sự phù hợp và sẽ là nền tảng vững chắc cho công ty trên bước đường thống lĩnh thị trường thuốc BVTV

2.1.3 - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3.1 - Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Ngọc Tùng JSC tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như:

- Mua bán phân bón, thuốc BVTV, máy móc nông ngư cơ, nông sản, lương thực thực phẩm, thực phẩm công nghệ Đại lý ký gởi hàng hóa

- Sang chai, đóng gói nhỏ thuốc BVTV

- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang thiết bị nội thất Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), phụ gia, máy móc, thiết bị, khuôn mẫu, phụ tùng ngành nhựa, ngành thực phẩm

- Dịch vụ lưu trú du lịch, khách sạn, nhà hàng ăn uống (không kinh doanh nhà hàng khách sạn tại trụ sở)

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là:

+ Sản xuất – Kinh doanh , sang chai, đóng gói thuốc BVTV

2.1.3.2 - Đặc điểm mặt hàng

Phải chăng lĩnh vực Thuốc BVTV có lợi nhuận cao nhất hay là lĩnh vực có vốn đầu tư thấp mà công ty lại tham gia vào lĩnh vực này Thực tế, lĩnh vực này đòi hỏi không chỉ kỹ năng kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn đòi hỏi cả sự hiểu biết rộng về lĩnh vực sinh học - hóa chất Thực tế, nước ta cókhí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao kéo dài trong năm nên thường tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, thường phát triển thành dịch diện rộng và có thể gây thiệt hại lớn cho mùa màng Công ty tham gia vào lĩnh vực này nhằm mục đích hỗ trợ bà con nông dân

khắc phục được những nguy hại từ dịch bệnh đó

Trang 36

Theo thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT được ban hành vào ngày 22/2/2012 (Xem phụ lục A: Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT) cũng đã quy định những loại thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam Đối với các loại thuốc BVTV khi nhập khẩu về Việt Nam đều chịu mức thuế GTGT là 5% và thuế nhập khẩu là 0% Nhìn chung, công ty nhập khẩu thuốc BVTV có mã số thuế thuộc chương 38 bao gồm: nguyên liệu sản xuất thuốc trừ côn trùng - 38089111, thuốc diệt cỏ -

38089319, thuốc diệt ốc bươu vàng – 38089990,… (Xem phụ lục B : Danh mục mã

số thuế hàng hóa )

2.1.4 - Hệ thống mạng lưới kinh doanh

Trước năm 2000, công ty chỉ có 30 đại lý tiêu thụ thì đến cuối năm 2006 công ty đã phát triển trên 300 đại lý tiêu thụ rộng khắp mọi miền đất nước, từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau Nhìn chung các đại lý của công ty tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long lý do chính vì đây là vựa lúa lớn nhất của cả nước, 80% dân số

ở đây sống bằng nghề nông chính vì thế nhu cầu về nông dược ở đây rất lớn.Hệ thống chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam được thể hiện trên sơ đồ như sau:

Hình 2.2: Mạng lưới phân bố các chi nhánh của công ty

( Nguồn: Phòng Cung Ứng cung cấp)

Hệ thống chi nhánh

Trang 37

2.1.5 - Các nhân tố ảnh hưởng đến công ty:

2.1.5.1 - Các nhân tố bên trong:

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công ty

Qua sơ đồ 2.1 ở trên, có thể nhận thấy được công ty Ngọc Tùng JSC chịu sự ảnh hưởng của 3 nhân tố bên trong Các nhân tố trên tác động một cách mạnh mẽ và sâu sắc đến công ty

Bộ máy quản lý – tổ chức hành chính: khi xây dựng bộ máy quản lý

phải đáp ứng những yêu cầu như: tính tối ưu, sự linh hoạt, độ tin cậy lớn và cả tính Kinh tế Bất kỳ công ty trong nước hay ngoài nước, là công ty hoạt động với quy

mô nhỏ hay lớn thì bộ máy quản lý – tổ chức hành chính đóng vai trò rất quan trọng Với một bộ máy quản lý chuyên nghiệp – tổ chức hành chính hợp lý chẳng những giúp cho công ty hoạt động thật hiệu quả mà còn là nền tảng giúp cho các nhân viên làm việc đạt kết quả tối đa.Vì vậy, công ty Ngọc Tùng JSC từng ngày càng hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý – tổ chức hành chính theo các yêu cầu trên Cùng với sự đáp ứng các yêu cầu căn bản đó đã giúp cho công ty Ngọc Tùng JSC hoạt động một cách hiệu quả tuyệt đối

Vốn và công nghệ: Từ số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 500 triệu

đồng thì đến ngày hôm nay là 230 tỷ đồng Đây chính là tín hiệu lạc quan từ hoạt động kinh doanh trong thời gian qua trên thị trường Việt Nam Từ số vốn điều lệ đó,

đã giúp công ty vượt qua những giai đoạn khủng hoảng tài chính bao trùm cả Thế Giới Hơn thế nữa, nguồn vốn phần nào giúp công ty mua sắm, trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại cho hai nhà máy tọa lạc tại Lê Minh Xuân và Bến Lức, Long

Trang 38

An Sau thời gian hai nhà máy được đưa vào hoạt động, với công suất hoạt động của nhà máy tại Lê Minh Xuân, Bình Chánh là 4.200 tấn/năm và nhà máy tại Bến Lức, Long An là 150.000 tấn/năm đã chứng tỏ khi công ty có số vốn kinh doanh lớn thì công nghệ hiện đại hơn

Khách hàng: đại lý cấp 1,2 chính là những khách hàng quan trọng của công ty Với hệ thống khách hàng đại lý rộng khắp cả nước, công ty đã sở hữu hơn 130 đại lý cấp 1,2 Thực tế, các đại lý này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của Việt Nam như: Tiền Giang, Tứ Giác Long Xuyên,… Bên cạnh những chính sách ưu đãi dành cho các đại lý thì công ty thường xuyên tổ chức các chương trình hậu mãi dành cho các đại lý.Hàng năm, công ty thường tổ chức các cuộc họp nhằm tuyên dương các đại lý có doanh số bán cao nhất trong năm qua.Hơn thế nữa, mỗi năm công ty thường tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài dành cho các đại lý có doanh số đạt theo yêu cầu của công ty Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ các dụng cụ hỗ trợ cho bà con nông dân, cũng như các bảng quảng cáo tại các đại lý

2.1.5.2 – Các nhân tố bên ngoài:

Sơ đồ 2.2 : Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty

Bên cạnh những các nhân tố bên trong ảnh hưởng sâu sắc đến công ty còn có các yếu tố bên ngoài

Chính trị - pháp luật: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cho biết, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam với hơn 70% dân số đang

Trang 39

chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao Bên cạnh sự chuyển biến mạnh mẽ đó cũng kèm theo đó những bất cập Trong ngành trồng trọt, hiện nay người nông dân sử dụng thuốc BVTV với mục đích hỗ trợ cho cây trồng ngừa được các loại bệnh Nhìn chung thuốc BVTV được sản xuất từ các hóa chất, hầu hết sau khi sử dụng thường thấm vào đất và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Nông dân và môi trường sống Cũng chính vấn đề bất cập đó, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp–Phát triển nông thôn Ông Cao Đức Phát đã ban hành thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT, nhằm quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV Tại điều 9 của thông tư có yêu cầu về bảo vệ môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 Với yêu cầu của Chính phủ công ty Ngọc Tùng JSC cũng đã thực hiện từ năm 2005 Nhưng đến nay vấn đề này vẫn còn là vấn nạn tại Việt Nam, và công ty Ngọc Tùng JSC cũng đã và đang cố gắng thực hiện đúng theo nghị định dành cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc BVTV

Tỷ giá ngoại hối : Từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường tài chính Việt

Nam biến động ngoài ý muốn, với tin đồn ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) không chỉ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà còn tác động đến giá vàng và đặc biệt là tỷ giá VND/USD Với sự biến động về tỷ giá ngoại hối đã phần nào tác động đến hoạt động nhập khẩu của công ty Ngọc Tùng JSC khi giá đầu vào của nguyên liệu tăng cao hơn Thế nhưng với sự tham gia bình ổn giá của Ngân Hàng Nhà Nước đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho công ty

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa Quốc Tế: Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng

hóa ngoại thương, chiếm tới 95% khối lượng hàng hóa buôn bán tại Việt Nam Nắm bắt được tính thiết yếu của vận tải biển trong năm 2013 Nhà nước Việt Nam sẽ đưa

4 cảng biển mới vào hoạt động gồm: Cảng xăng dầu Vũng Tàu Petro, Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải, cảng SSIT và giai đoạn 1 của dự án Gemanlink Đây chính là cơ

Trang 40

hội giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung mà cả công ty Ngọc Tùng JSC nói riêng

Đối thủ cạnh tranh: hiện nay tại Việt Nam có hơn 300 doanh nghiệp

sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV nhưng thị phần nắm giữ của các công ty trong nước chưa đến 50% Từ tín hiệu này cho thấy, công ty đang phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh Cụ thể, đối thủ cạnh tranh hiện nay của công ty là TTS Cần Thơ và Công ty Cổ phần ADC Để đứng vững trong thị trường thuốc BVTV này, công ty đã và đang thực hiện chương trình “Trợ giúp nông dân làm mùa”, với hoạt động chính là đầu tư phân bón – thuốc BVTV, góp phần giảm giá thành sản xuất, tạo điều kiện để người nông dân ứng dụng Khoa học – Kỹ thuật trong sản xuất lúa nước theo tiêu chuẩn VietGap Đây chính là chiến lược tạo dấu ấn trong lòng

nông dân với phương châm “Ngọc Tùng cùng nông dân bảo vệ mùa màng”

2.2 - Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng:

2.2.1 - Phương thức thanh toán:

Hoạt động thanh toán diễn ra rất thuận lợi và nhanh chóng khi công ty Ngọc

Tùng thanh toán bằng hình thức Tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C), hình thức Chuyển tiền (Remittance - TT) và cả hình thức Nhờ thu chứng từ trả chậm

(Documents - against Acceptance – D/A ) Đây là những hình thức phổ biến nhất hiện nay và cũng là hình thức truyền thống của công ty

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các phương thức thanh toán năm 2011

( Nguồn báo cáo thường niên qua các năm)

80%

Phương thức thanh toán

L/C T/T D/A

Ngày đăng: 26/12/2014, 18:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w