Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 44 - 46)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.3Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Ngay từ khi thành lập, công ty Ngọc Tùng JSC nhập khẩu theo hình thức trực tiếp, với sự tìm hiểu thận trọng về các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc,.. công ty Ngọc Tùng JSC trực tiếp tìm kiếm các nhà cung ứng,đàm phán cũng như ký kết hợp đồng. Nhìn chung, các nhà cung ứng này mạnh về hóa chất để sản xuất thuốc BVTV, có đường biên giới gần với Việt Nam hơn từ đó tạo sự thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển cũng như chi phí vận chuyển ít hơn.Với hình thức này, công ty chủ động hơn về việc lựa chọn thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng cũng như nhận được sự ưu đãi từ các công ty vận tải trong nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng theo hướng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp.Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bà con nông vì vậy công ty đã nhập khẩu các hoạt chất từ rất nhiều thị trường khác nhau như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,.. được thể hiện thông qua bảng thống kê như sau:

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường.

THỊ TRƯỜNG

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

GIÁ TRỊ (Tỷ đồng) TỶ TRỌNG (%) GIÁ TRỊ (Tỷ đồng) TỶ TRỌNG (%) GIÁ TRỊ (Tỷ đồng) TỶ TRỌNG (%) Trung Quốc 293,414 84% 421,950 85% 621,017 90% Ấn Độ 31,437 9% 44,677 9% 41,400 6% Đài Loan 17,465 5% 19,856 4% 20,700 3% Khác 6,987 2% 9,929 2% 7,196 1% Tổng 349,303 100% 496,412 100% 690,013 100%

( Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty)

Từ bảng 2.2 cho thấy, giá trị kim ngạch nhập khẩu theo thị trường qua các năm có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường lại có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Đài Loan đạt tỷ trọng 5% (năm 2010) nhưng đến năm 2012 chỉ đạt 3%. Nhóm thị trường Ấn Độ cùng với nhóm khác cũng giảm dần qua các năm, khi năm 2010 thị trường Ấn Độ chiếm tỷ trọng 9% nhưng chỉ còn 6% vào năm 2012. Và nhóm các nước khác đạt 1% (năm 2012) giảm 1% so với năm 2010. Riêng tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thị trường Trung Quốc lại tăng khi đạt tỷ trọng 84% (năm 2010) tăng lên 90% (năm 2012).

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường năm 2012.

Về khía cạnh tỷ trọng nhập khẩu, ta có thể nhận thấy được rằng Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của công ty khi chiếm 90% kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012. Không phải ngẫu nhiên mà công ty lại giảm nhập khẩu hoạt chất từ thị trường Đài Loan, Ấn Độ nhưng lại tăng cường nhập khẩu mạnh từ thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc được biết đến là nước có nguồn hoạt chất phong phú, đa dạng. Cũng chính vì thế, công ty đã tập trung khai thác triệt để nguồn hoạt chất dồi dào từ thị trường này.Và quan trọng hơn hết là các hoạt chất từ thị trường Trung Quốc đều có giá cả cạnh tranh hơn và chi phí vận chuyển về Việt Nam cũng thấp hơn khi 2 nước có đường biên giới gần nhau. Hơn thế nữa khi hiệp định Asean + 1 có hiệu lực vào năm 2015, chắc hẳn kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sẽ còn gia tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 44 - 46)