2. 3 Tóm tắt chương
2.3.2 Những tồn tại cần giải quyết
Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết như:
Thứ nhất, chỉ tiêu doanh thu trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Do chịu sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài công ty như: chỉ tiêu lạm phát tăng đỉnh điểm ảnh hưởng đến sức mua của bà con nông dân. Lãi suất vay ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp muốn duy trì quá trình sản xuất cũng như mở rộng quy mô kinh doanh.
Thứ hai, chỉ tiêu chi phí nhập khẩu cũng có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2010 - 2012.Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chỉ tiêu chi phí nhập khẩu là vấn đề cấp thiết nhất.Thực tế, chi phí nhập khẩu bao gồm các chi phí mua hàng hóa, chi phí sản xuất, chi phí nhân công - nhân viên bán hàng, chi phí tiêu thụ sản phẩm và cả chi phí làm thủ tục hải quan. Công ty hoạt động dưới hình thức là nhập khẩu các hoạt chất về sản xuất và tiệu thụ thành phẩm trong nước, chắc hẳn những chi phí trên công ty buộc phải chi trả thế nhưng đây là mặt hàng khá nhạy cảm về giá thành do đó công ty cần có cái nhìn khách quan hơn để hạn chế những chi phí không cần thiết nhằm làm giảm giá thành sản phẩm cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của công ty hiện vẫn còn thiếu phòng Marketing.Đây cũng chính là vấn đềảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm nguồn hàng mới cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, công ty cần có cái nhìn đa chiều cũng như cái nhìn khách quan về những tồn tại vừa nêu trên.Thực tế, những vấn đề tồn tại này chính là cơ sở vững chắc để xây dựng nên những giải pháp và chiến lược để phát triển trong tương lai.Sang chương III, cùng tìm hiểu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty Ngọc Tùng.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TYNGỌC TÙNG.
------
3.1 -Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty:
3.1.1 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Ngọc Tùng.
Thông qua các chỉ số phân tích đã phản ánh chân thật bức tranh ảm đạm về hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian vừa qua. Sau đây là một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũng như định vị lại thương hiệu “Ngọc Tùng cùng nông dân bảo vệ mùa màng”.
3.1.1.1 - Nâng cao kết quả đầu ra.
Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa,công ty cần tập trung vào giải pháp, phương hướng làm thế nào để tăng kết quả đầu ra. Vì hiệu quả kinh tế ngoại thương thể hiện thông qua kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Hơn thế nữa, kết quả đầu ra lại tỷ lệ thuận với hiệu quả KTNT vì vậy công ty cần tập trung vào nâng cao kết quả đầu ra đó chính là giải pháp hữu hiệu giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Sau đây là một số giải pháp hạn chế những tác động từ môi trường bên trong cũng như góp phần nâng cao kết quả đầu ra như:
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu.
Vì sao công ty cần phải hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu? Không phải ngẫu nhiên mà giải pháp này được cân nhắc đầu tiên, chắc hẳn đây là vấn đề quan trọng mà công ty cần nên xem xét lại trước khi bắt đầu kỳ kinh doanh mới trong năm (cụ thể quý 3/2013).
Thực ra, xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hàng hóa mang đến nhiều lợi ích cho công ty như:
+ Công ty có khả năng chủ động hơn về nguồn hàng cũng như cách thức huy động vốn.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
+ Nắm bắt kịp thời những diễn biến có thể xảy ra trên thị trường và nhanh chóng đề ra những giải pháp để đối phó.
+ Đảm bảo quá trình kinh doanh được thông suốt, liên tục.
Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu phải dựa trên những thông tin chính xác, kết quả kinh doanh công ty đạt được trong những kỳ trước, điểm mạnh - điểm yếu của công ty và các thông tin về đối thủ cạnh tranh. Hơn thế nữa, năng lực tìm kiếm những nhà cung ứng mới, thị trường và cả khách hàng tiêu thụ cũng là những nhân tố giúp công ty đề ra được kế hoạch kinh doanh được chính xác và khoa học hơn.
Để xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả tối đa, công ty thực hiện theo trình tự như sau:
Thứ nhất – thu thập thông tin thị trường, thông qua quá trình nghiên cứu thị trường kinh doanh thuốc BVTV, công ty có thể tổng quát về diễn biến thị trường kinh doanh thuốc hiện nay như thế nào. Bên cạnh đó, công ty sẽ nắm bắt được lượng cung - cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh cũng như có thể nắm bắt kịp thời những bệnh lạ xuất hiện trên cây trồng. Từ những thông tin đã thu thập được, công ty có đủ cở sở cũng như tiền đề để công ty đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
Thứ hai – đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, cùng với sự phát triển của mô hình SWOT cũng như tính khả thi mà mô hình này mang lại cho các công ty xuất nhập khẩu nói chung và công ty nhập khẩu nói riêng. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, nhờ mô hình SWOT mà công ty có thể cân đối được nguồn tài chính của mình hơn thế nữa công ty sẽ có kế hoạch chi trả cho các hoạt động nhập khẩu một cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, tiến hành đánh giá đội ngũ cán bộ nghiệp vụ cũng như cơ sở vật chất thường xuyên đảm bảo đáp ứng được những chiến lược phát triển của công ty. Từ mô hình SWOT, đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả cùng với cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp công ty đề ra các kế hoạch kinh doanh nhập khẩu khách quan hơn.
Thứ ba–xác định thị trường, mặt hàng nhập khẩu và khối lượng mua bán:
với bước thứ nhất – thu thập thông tin thị trường cùng với bước thứ hai đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó công ty phải xác định cụ thể hơn về thị trường, mặt hàng chủ lực cùng với những yêu cầu về quy cách, phẩm chất, nhãn
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
hiệu của hàng hóa theo quy định của nhà nước. Tức là, công ty phải xác định được một thị trường mục tiêu và các mặt hàng chủ lực tại thị trường đó. Trong đó vấn đề khá quan trọng là xác định khối lượng cũng như khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Để xác định được điều này công ty phải dựa trên việc xác định số lượng mặt hàng chủ lực. Số lượng đặt hàng tối ưu cũng chính là số lượng nhập về vừa thỏa mãn được nhu cầu trong nước vừa tiết kiệm được chi phí đặt hóa chất.
Thứ tư – xác định đối tượng giao dịch để tiến hành nhập khẩu: trong bảng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu này doanh nghiệp phải xác định được nhà cung ứng phù hợp với mình. Công ty có thể dựa trên các tiêu chí sau: quan điểm, thái độ kinh doanh của đối tượng giao dịch, lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính cùng với cơ sở vật chất và trình độ, tư cách của người đại diện cho đối tác trong giao dịch. Nhằm hạn chế các chi phí khiếu nại thì công ty cũng cần xác định rõ phương thức giao dịch như là: giao dịch trực tiếp hay giao dịch qua trung gian,…
Thứ năm – xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ: từ thông tin của các bước trên thì công ty cần phải xác định đúng đắn thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hơn thế nữa, công ty phải trả lời được các câu hỏi sau: sản phẩm chủ lực nên tiêu thụ ở thị trường nào? Khách hàng chính vẫn là các đại lý hay là bà con nông dân?... vấn đề quan trọng của bước này là xác định được người tiêu thụ chính là ai?
Thứ sáu – xác định giá cả mua bán trong nước: để có thể xác định được mức giá buôn bán trong nước công ty phải dựa trên cơ sở phân tích giá các hóa chất trên thị trường quốc tế, giá từ các nhà cung ứng hóa chất chào hàng, điều kiện thanh toán hoặc dựa trên giá của hàng hóa cùng loại đã từng nhập trước đây hay đang được phân phối ra thị trường trong nước. Giá bán trong nước không những phải đảm bảo được tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường kinh doanh thuốc BVTV mà còn phải đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của công ty đã đề ra.
Thứ bảy – đề ra các biện pháp thực hiện: trong bảng kế hoạch kinh doanh, công ty cần phải đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu về giá cả, lợi nhuận, thị trường,.. đã được đề ra. Dựa trên những bước thứ nhất đến bước thứ sáu mà công ty đã lần lượt thực hiện đồng thời với đặc điểm của mặt hàng thuốc BVTV và khả năng của công ty theo từng giai đoạn cụ thể mà đề ra biện pháp thực hiện
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
cho phù hợp, tránh việc đưa ra các biện pháp thiếu tính thực tế, không sát với tình hình cụ thể của thị trường và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Với bước thứ bảy này, công ty đã có đủ cơ sở để đề ra các biện pháp như: chiến lược về quảng cáo sản phẩm, kế hoạch nhập hàng, kế hoạch và phương thức tiêu thụ sản phẩm cùng với các chương trình chăm sóc khách hàng.
Để lập một bảng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu công ty Ngọc Tùng JSC có thể thực hiện theo những bước trên, nhưng do thị trường Việt Nam dễ chịu tác động và biến động liên tục do đó không có một kế hoạch nào là hoàn hảo. Công ty cần linh hoạt cũng như phải có cái nhìn khách quan hơn để có thể thay đổi bảng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu phù hợp với môi trường kinh doanh thực tại. Từ đó, việc nâng cao hoàn thiện bảng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu chắc hẳn là bước chuyển đầu tiên giúp cho kết quả kinh doanh cụ thể là kết quả đầu ra (doanh thu - lợi nhuận) của công ty bước sang giai đoạn mới – giai đoạn của sự đổi mới và tăng trưởng vượt bậc.
Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Dựa trên những thông tin cũng như những giải pháp công ty đã ra ở giải pháp hoàn thiện kế hoạch xây dựng kinh doanh nhập khẩu, đó chính là tiền đề cũng như là cơ sở giúp công ty có cơ hội mở rộng thêm phạm vi kinh doanh trong và ngoài nước từ đó góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh của toàn công ty.
Thị trường trong nước:
Tình hình kinh doanh thuốc BVTV trên thị trường Việt Nam hiện nay chính là lượng cung lớn hơn lượng cầu. Với con số trên 300 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này cũng chính là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng khi công ty muốn mở rộng thị phần trong nước. Bên cạnh đó, công ty đang phải đối diện với các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ngoài nước.
Đối thủ cạnh tranh chính là những tổ chức bất kỳ cung ứng hay trong tương lai có thể cung ứng những sản phẩm và dịch vụ có mức độ lợi ích tương tự hay ưu việt hơn cho khách hàng. Hiện nay, các công ty chiếm thị phần lớn nhất trong ngành thuốc BVTV là Sygenta (Thụy Sĩ), Bayer (Đức), công ty cổ phần BVTV An Giang. Đây là những công ty đứng đầu trong danh sách các công ty tham gia trên thị trường
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
thuốc BVTV. Với vị thế công ty vừa và nhỏ, công ty Ngọc Tùng JSC nên tham khảo những chiến lược các công ty này nhằm thu thập thêm kinh nghiệm cũng như phương hướng giải quyết những biến động từ thị trường
Bên cạnh việc học hỏi các công ty đứng đầu tại Việt Nam, công ty cần tham khảo các chiến lược của các công ty nắm giữ phần thị phần bằng thị phần của công ty Ngọc Tùng JSC như: TTS Cần Thơ và công ty Cổ phần ADC. Trên thương trường, việc học hỏi kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh chính là chìa khóa cũng như là cơ hội cho công ty. Sau đây là một số giải pháp về mở rộng thị trường trong nướccũng như chiến lược cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh như sau:
Với việc phân tích doanh thu theo cơ cấu thị trường ở trên ta cũng đã nhận thấy được rằng thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mang đến doanh thu cho công ty cao nhất. Do đó, công ty cần thường xuyên theo dõi và nghiên cứu về sự thay đổi nhu cầu của bà con nông dân tại khu vực này từ đó có thể đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nông dân.
Công ty cần tập trung vào hoạt động quảng cáo tiếp thị thông qua các cuộc hội thảo nông dân - khách hàng, các chương trình hỗ trợ bà con nông dân như chương trình “Cho lúa thêm bông” mục đích của chương trình là hỗ trợ thuốc BVTV cũng như phân bón cho bà con nông dân. Ngoài ra, công ty cần đa dạng hóa các hình thức tiếp cận bà con nông dân hơn. Cụ thể, công ty có thể tư vấn kỹ thuật dùng thuốc BVTV cho bà con tại những thửa ruộng của họ và quan trọng là công ty cần thành lập một đội ngũ nhân viên thường xuyên giải đáp các thắc mắc của bà con nông dân tại các tỉnh thành mang lại doanh thu cao cho công ty. Công ty có thể thông qua phường, xã hay các hợp tác xã để giải đáp các thắc mắc của bà con. Đây không những là giải pháp giúp cho công ty có cơ hội gần gủi cũng như làm thõa mãn những trăn trở của bà con nông dân mà còn là chiến lược quảng bá hình ảnh công ty hữu hiệu nhất.
Đối mặt với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, công ty cần có những chiến lược – hướng đi tương thích để kịp thời đón đầu những căn bệnh có thể xuất hiện trên cây trồng. Một khi công ty trở thành người dẫn đầu dòng sản phẩm
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
mới chắc hẳn hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu cao hơn khi công ty cố gắng trở thành người giỏi hơn.
Thị trường ngoài nước:
Sau thời gian hoạt động gần 17 năm tại thị trường Việt Nam, công ty Ngọc Tùng JSC luôn luôn cố gắng mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước. Để tối đa hóa hiệu quả nhập khẩu hóa chất về để sản xuất, hiện nay công ty đang hướng tầm nhìn kinh doanh ra các nước bạn.
Hiện nay, công ty đã thành lập chi nhánh Ngọc Tùng JSC tại nước bạn – Campuchia. Chi nhánh này đã được đưa vào hoạt động nhưng doanh thu từ thị trường Campuchia là không đáng kể. Thế nhưng, đây chính là bước đầu cho dự án mở rộng thị trường ra các nước có đường biên giới gần với Việt Nam. Ngay từ ngày thành lập công ty chỉ tập trung sản xuất thuốc BVTV và tiêu thụ trong nước, nhưng với sự thành lập chi nhánh mới tại nước bạn cho thấy chiến lược phát triển của công ty vượt ra khỏi biên giới của Việt Nam. Việc thành lập chi nhánh mới mặc dù chưa mang đến doanh thu như công ty mong muốn nhưng phần nào đã phản ánh được nỗ