2. 3 Tóm tắt chương
3.1.2 Kiến nghị đối với Nhà nướcvà công ty Ngọc Tùng.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Ngọc Tùng JSC, em xin đóng góp một số kiến nghị như sau:
3.1.2.1 - Kiến nghị đối với Nhà nước.
- Nhà nước cần có những quy định cụ thể về hàng rào gia nhập ngành thuốc BVTV, vốn cũng như cơ sở hạ tầng khi muốn tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần ban hành hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến phân phối sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro cho bà con nông dân cũng như kiểm soát tín hiệu cạnh tranh ảo này.
- Với nghị định 87/2012/NĐ-CP vừa ban hành cuối tháng 12 và có hiệu lực vào 1/1/2013 quy định người khai hải quan phải được đào tạo qua các cơ sở đào tạo hệ thống khải HQĐT. Điều đó có nghĩa, người khai HQĐT phải có chứng chỉ hành nghề khi đã hoàn thành khóa học kéo dài 3 tháng với 12 môn học ở các trường đào tạo chuyên ngành. Nếu không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và người khai không có chứng chỉ, buộc doanh nghiệp phải thuê đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ khai báo này. Nghị định này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó cần có lộ trình thực hiện cụ thể để nghị định này thực hiện mang đến lợi ích cho ngành Hải quan Việt nam và cũng góp phần nào lợi ích cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113 3.1.2.2 - Kiến nghị đối với công ty Ngọc Tùng JSC.
- Hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh trong khi đó các sản phẩm thuốc BVTV hiện nay được sản xuất tràn lan trên thị trường. Do đó, để giải quyết bài toán tăng doanh thu cũng như tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu, công ty Ngọc Tùng tập trung mạnh việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước bạn (Lào,…). Bên cạnh việc đa dạng hóa dòng sản phẩm phát huy hiệu quả tối đa của kênh phân phối thì công ty nên nghiên cứu thêm về kinh doanh giống cây trồng. Trong quá trình nghiên cứu giống cây trồng công ty sẽ có cơ hội phát hiện ra thêm được lĩnh vực kinh doanh mới cũng như sẽ tìm ra được những loại thuốc mới bảo vệ cây trồng.
- Sự gia nhập vào kinh doanh thuốc BVTV khá dễ dàng, đây chính là tín hiệu không mấy lạc quan cho công ty. Từ đó, làm giảm doanh thu của công ty hơn thế nữa làm giảm hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, công ty cần tìm hiểu về chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược Marketing cũng như giá cả của các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng tạo sức ép đối với Ngọc Tùng do đó việc nghiên cứu thông tin về hướng đi cũng như chiến lược phát triển của những đối thủ tiềm năng sẽ cơ hội hay rủi ro cho công ty qua đó giúp công ty có kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu đạt hiệu quả hơn.
- Với quyết định ban hành nghị định 87/2012/NĐ-CP như trên, bên cạnh những nhân viên chủ chốt của phòng Cung ứng tham gia các khóa học này thì nhân viên mới được tuyển vào phòng Cung ứng công ty cần hỗ trợ 100% chi phí theo học khóa Đại lý hải quan, nhằm khuyến khích cho nhân viên khi đến làm tại công ty. Khi đội ngũ nhân viên được đào tạo có chất lượng chắc hẳn sẽ làm giảm những chi phí nhập khẩu không cần thiết như thuê đại lý hải quan.
- Về vấn đề vỏ chai thuốc, công ty nên thành lập nhóm nghiên cứu cách xử lý các hóa chất rơi vãi trên cánh đồng của nông dân. Ngoài ra, công ty cần nghiên cứu các loại thuốc giảm hàm lượng ô nhiễm môi trường vì hiện nay Bộ Nông nghiệp đang khuyến khích bà con nông dân áp dụng chương trình IPM, ba giảm – ba tăng,… Cụ thể, trong ba giảm – ba tăng Bộ Nông nghiệp khuyến khích bà con nông dân giảm lượng thuốc BVTV. Vì vậy, công ty cần có chiến lược cụ thể để giải quyết
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
vấn nạn trên, vì khi thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con nông dân thì không thể tránh khỏi việc Nhà nước hạn chế nhập khẩu hoặc tăng thuế nhập khẩu của các nguyên liệu thuốc BVTV. Do đó, công ty cần có những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
3.2–Tóm tắt chương:
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty Ngọc Tùng, chương III đã đề xuất những giải pháp lớn như: nâng cao kết quả đầu ra, giảm chi phí đầu vào. Phương pháp nâng cao kết quả đầu ra bao gồm: hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thành lập phòng Marketing. Với giải pháp giảm chi phí đầu vào bao gồm: giải pháp tạo nguồn hàng và ứng dụng TMĐT. Với những giải pháp cụ thể như trên, công ty có thể lựa chọn cho mình những giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay của công ty.Sự phối hợp linh hoạt cũng như cái nhìn khách quan hơn sẽ giúp cho công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong thời gian sắp tới.Từ những kiến nghị được đề xuất như trên, phần nào góp phần cải thiện chiến lược về tổ chức nhân sự, chế độ đãi ngộ cũng như chiến lược kinh doanh của công ty trong thời kỳ hội nhập Kinh tế Thế Giới.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
KẾT LUẬN
------
Hiện nay, kinh doanh nhập khẩu thực sự đã góp phần đáng kể thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước cũng như quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội, thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những thuận lợi dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu thì vẫn tồn tại những khó khăn từ những quy định, nghị định cũng như thông tư của Nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên, dù trong bối cảnh nào đi chăng nữa, thì tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và doanh nhiệp nhập khẩu nói riêng đều hướng đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, công ty Ngọc Tùng JSC đã và đang cố gắng từng ngày, từng giờ nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty.Và đến hôm nay, sự lớn mạnh của công ty về quy mô hoạt động đã chứng minh cho vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Cùng với đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần SX-TM & DV Ngọc Tùng”em đã hiểu được những hoạt động thực tế của quá trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh những kiến thức nhà trường đã trang bị cho em, cùng với vốn kiến thức ít ỏi em cũng đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty Ngọc Tùng JSC. Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vấn đề đặt ra chính là mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn được những biện pháp phù hợp với khả năng, mục đích của mình và vận dụng vào thực tế ở doanh nghiệp mình.
Đề tài này hoàn toàn được thực hiện trên cơ sở những kiến thức em đã học trong nhà trường, nghiên cứu thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại công ty Ngọc Tùng JSC và đặc biệt là nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô Diệp Thị Phương Thảo. Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của Cô.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------
- Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006),“Chiến lược và chính sách kinh doanh”.NXB Lao động – Xã hội.
- Phạm Mạnh Hiền (2010), “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương”.NXB Lao động – Xã hội.
- Bùi Xuân Lưu (2010), “Kinh tế ngoại thương”. Hà Nội.
- Võ Thanh Thu (2011), “Kinh doanh xuất nhập khẩu”. NXB Tổng hợp TP.HCM. - Theo“Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ 11”, trang web:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Tho ngTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=1003 8382
- http://www.ngoctung.com/vn/
- Tác giả: Học viện tài chính, “Bản chất và tính tất yếu khách quan của kinh doanh xuất nhập khẩu”:http://www.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-va-cong-nghe/xuat- nhap-khau-va-vai-tro-trong-qua-trinh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa.html
- Theo “Nghị định 87/2012/NĐ-CP”, trang web:
http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-87-2012-ND-CP-huong-dan-Luat-hai- quan-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-vb150050.aspx
- Thống kê kim ngạch nhập khẩu thuococ BVTV 2012:
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
PHỤ LỤC A:Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ______________ Số: 10/2012/TT- BNNP TNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
THÔNG TƯ
Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
____________________________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam như sau:
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 662 hoạt chất với 1549 tên thương phẩm - Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với 1098 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm. - Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với 120 tên thương phẩm. - Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm b) Thuốc trừ mối: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm d) Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm e) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm - Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 4 hoạt chất với 7 tên thương phẩm - Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm b) Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
Điều 2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Điều 3. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thay thế các Thông tư số 73/2011/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2011, số 36/2010/TT- BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
PHỤ LỤC C:
DÒNG SẢN PHẨM CHỦ LỰC TẠI CÔNG TY NGỌC TÙNG
Sản phẩm Thành phần - Đặc tính
- TungMectin 5.0 EC + 1.9 EC - Hoạt chất: Abamectin Benzoate 1%; 1.9%; 5.0%.
- Thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới, được sản xuất bởi công nghệ sinh học, chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces avermililus. Có hiệu lực cao đối với côn trùng, nhện hại cây trồng.
+ Diệt sâu bằng cách tiếp xúc - vị
độcvàthấm sâu
+ Thuốc có nguồn gốc sinh học phù hợp với chương trình Rau sạch - An toàn thực phẩm và quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
- T –supernew 350EC - Hoạt chất: Propiconazole 150g/l+ Tebuconazole 5g/l.
- Thuốc trừ nấm hỗn hợp bởi 3 hoạt chất có phổ tác dụng rộng, hiệu quả đặc biệt với bệnh lem lép hạt. + Thuốc có tính nội hấp mạnh giúp nhanh chóng hấp thu vào cây trồng.
SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113
cho hạt lúa sáng hơn, mẩy hơn.
- TungMaxone 20SL - Hoạt chất : Paraquat 200g/l + phụ gia 800g/l
- Là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, hậu nẩy mầm.
+ Diệt trừ nhanh chóng các mầm lá
xanh của các loại cỏ dại, có tác dụng tiếp xúc làm cháy các bộ phận cỏ ở trên mặt đất.
+ Không diệt được thân ngầm và thân củ dưới mặt đất.
- TungPerin 50EC - TUNG PERIN 10EC; 25EC; 50EC là thuốc trừ sâu có phổ tác dụng rộng, diệt sâu bằng cách tiếp xúc, vị độc.Hạ gục sâu nhanh, diệt cả trứng lẫn sâu.