Phân tích về doanh thu nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 47 - 89)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.5.1 Phân tích về doanh thu nhập khẩu

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thì chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu không những là chỉ tiêu cơ bản giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn mà qua đó còn thể hiện được năng lực kinh doanh của bản thân công ty. Thực tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu được phản ánh thông qua lợi nhuận, doanh thu nhập khẩu. Thực tế, công ty tham gia rất nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cung cấp dịch vụ, mua bán hàng hóa và thuốc BVTV. Thế nhưng, lĩnh vực mua bán thuốc BVTV là lĩnh vực chủ lực khi chiếm 95% tỷ trọng tổng doanh thu của công ty.

Bảng 2.4: Doanh thu nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012.

Chỉ tiêu doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DT cung cấp dịch vụ 8,245,786,055 11,165,509,091 4,557,065,610

DT bán hàng hóa 4,564,245,678 5,480,298,472 25,924,044,587 DT bán thành phẩm 459,811,340,582 602,893,582,952 637,607,034,250

Tổng 472,621,372,300 619,539,390,500 668,088,144,400

Đơn vị tính: VNĐ. (Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Biểu đồ 2.5: Tình hình doanh thu nhập khẩu giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị tính: Tỷ đồng. 459,811 602,893 637,607 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Từ biểu đồ 2.5, ta có thể nhận thấy doanh thu hoạt động nhập khẩu tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 602,893 tỷ đồng tăng 143,082 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 31% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu nhập khẩu lúc bấy giờ đạt 637,607 tỷ đồng tăng 34,714 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6%.

Nhìn chung, tỷ lệ tăng chênh lệch của năm 2012/2011 so với 2011/2010 lại ít hơn. Cụ thể, tỷ lệ tăng 2011/2010 đạt đến 31% trong khi đó tỷ lệ tăng của năm 2012/2011 chỉ đạt 6%. Đây chính là tín hiệu không mấy lạc quan từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Nhìn lại từng giai đoạn trên, công ty cũng đã trải qua rất nhiều biến động từ thị trường bên trong cũng như chịu sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, trong năm 2011 sự kiện lãi suất vay tại các ngân hàng tăng vượt mức đạt 25 – 27%, bên cạnh phải chi các chi phí cho nhập khẩu thì công ty phải chi trả các khoản vay từ ngân hàng từ đó dẫn đến giá thành của sản phẩm cũng tăng cao hơn. Đến năm 2012, thị trường kinh tế Việt Nam tiếp tục hoạt động ảm đạm khi chỉ số lạm phát tăng cao với mức 18.58%, giá thực phẩm, giáo dục và lương thực tăng cao. Cũng chính vì sự tăng cao đột ngột các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống dẫn đến tình trạng bà con nông dân hạn chế sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng mà chỉ áp dụng các biện pháp tự nhiên. Từ đó, mức tiêu thụ thuốc BVTV giảm đáng kể và ảnh hưởng sâu sắc đến doanh thu của toàn công ty. Cùng với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh cũng gây khó khăn cho công ty. Doanh thu năm 2012 cũng như làhồi chuông cảnh tỉnh cho ban lãnh đạo công ty cần có chiến lược phù hợp để thích ứng kịp thời với sự thay đổi từ thị trường kinh tế vĩ mô.

Doanh thu theo cơ cấu thị trường.

Với công ty đại diện tọa lạc tại trung tâm Kinh tế - Văn hóa – Xã hội lớn thứ 2 tại Việt Nam chính là Tp Hồ Chí Minh. Từ những thuận lợi đó, công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới đến các tỉnh thành lân cận Tp.HCM như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đây cũng chính là lý do doanh thu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại chiếm tỷ trọng cao nhất.

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Bảng 2.5 : Doanh thu nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2010 – 2012.

Thị trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Đồng bằng sông Hồng 137,943 30% 144,694 24% 121,145 19% Miền Trung 50,579 11% 54,260 9% 44,632 7% Tây Nguyên 45,981 10% 72,347 12% 82,888 13% Đồng bằng sông Cửu Long 225,307 49% 331,591 55% 388,940 61% Tổng 459,811 100% 602,893 100% 637,607 100% Đơn vị tính: Tỷ đồng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm).

Qua bảng 2.5, ta có thể nhận thấy doanh thu cao nhất chính là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, năm 2010 khu vực này chiếm tỷ trọng 49% và đến năm 2012 tỷ trọng tăng lên đến 61%. Tỷ trọng khu vực Tây Nguyên tăng đều qua các năm khi năm 2010 tỷ trọng đạt 10% thì đến năm 2012 tỷ trọng đạt 13%. Bên cạnh đó, khu vực đồng bằng sông Hồng và miền Trung lại có xu hướng giảm. Cụ thể, khu vực đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng 30% (năm 2010) nhưng đến năm 2012 chỉ còn 19%. Bên cạnh đó, khu vực miền Trung cũng cùng chung bức tranh ảnh đạm khi tỷ trọng năm 2012 chỉ còn 7% giảm 2% so với năm 2011 và giảm 4% so với năm 2010.

Lý giải cho sự gia tăng tỷ trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đó chính là đất nước Việt Nam ta hiện nay có hơn 20 vùng đồng bằng, từ Bắc chí Nam đều có sự hiện diện của các vùng đồng bằng màu mỡ. Riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ. Hơn thế nữa, đồng bằng sông

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kong, có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc lại giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Và đây cũng chính là lý do hình thành nên vựa lúa lớn nhất tại Việt Nam. Và khi diện tích cây trồng cao thì kèm theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt loại sâu bệnh. Vì vậy, công ty đã tập trung sản xuất cũng như đẩy mạnh quảng bá hình ảnh công ty và tiêu thụ sản phẩm tại phân khúc thị trường màu mỡ này. Hơn thế nữa, khu vực Tây Nguyên nổi tiếng với cà-phê là cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà công ty cũng đã mở rộng phạm vi thị trường mục tiêu sang các tỉnh Tây Nguyên. Và trong suốt 3 năm qua, đây là 2 khu vực mang đến nguồn doanh thu dồi dào cho công ty. Riêng khu vực đồng bằng sông Hồng và Miền Trung, mặc dù công ty đã có chi nhánh tại 2 khu vực này thế nhưng do có khoảng cách địa lý dẫn đến chi phí vận chuyển sản phẩm ra các khu vực đó để tiêu thụ khá đắt vì vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu của 2 khu vực trên.

Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm.

Doanh thu nhập khẩu không những chịu sự ảnh hưởng bởi thị trường nhập khẩu mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cơ cấu sản phẩm. Doanh thu nhập khẩu tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ của sản phẩm chủ lực. Vì vậy, khi công ty tiêu thụ các sản phẩm chủ lực càng nhiều thì doanh thu nhập khẩu càng tăng cao. Bên cạnh đó, công ty nhập khẩu mỗi loại hoạt chất đều dùng để sản xuất ra mỗi loại thuốc BVTV khác nhau. Cụ thể, công ty nhập khẩu các hoạt chất để sản xuất các sản phẩm chủ lực như sau:

Công ty đã nhập khẩu hoạt chất Abamectinphục vụ cho việc sản xuất dòng sản phẩm chủ lực thuốc trừ sâuTungMectin 5.0 EC + 1.9 EC.

Với sản phẩm thuốc trừ nấm T –supernew 350EC, công ty đã tổ chức nhập khẩu hoạt chất Propiconazole.

Từ hoạt chất Paraquat, công ty đã nghiên cứu và chế tạo ra dòng sản phẩm thuốc trừ cỏTungMaxone 20SL.

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Từ những hoạt chất trên góp phần hình thành nên những dòng sản phẩm với những tính năng riêng biệt với hiệu quả vượt trội. Do đó, mỗi loại sản phẩm tung ra thị trường khi được bà con nông dân tiêu thụ thì đó cũng chính là dấu hiệu cho việc nhập khẩu hoạt chất đó có hiệu quả (tham khảo phụ lục C). Vì vậy, để hiểu rõ hơn về doanh thu nhập khẩu bị chi phối bởi những sản phẩm chủ nào cùng tìm hiểu thông qua bảng 2.6:

Bảng 2.6 : Doanh thu nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010-2012.

Sản phẩm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) TungMectin 5.0 EC + 1.9 EC 234,503 51% 337,620 56% 388,940 61% T –supernew 350EC 64,373 14% 102,491 17% 133,897 21% TungMaxone 20SL 45,981 10% 72,347 12% 95,641 15% Khác 114,952 25% 90,433 15% 19,128 3% Tổng 459,811 100% 602,893 100% 637,607 100% Đơn vị tính: Tỷ đồng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Qua bảng 2.6 ta có thể nhận thấy, doanh thu cũng như tỷ trọng của các sản phẩm tăng đều qua mỗi năm. Tăng rõ rệt nhất là dòng sản phẩm Thuốc trừ sâu TungMectin 5.0 EC + 1.9 EC. Cụ thể, năm 2010 sản phẩm TungMectin chỉ đạt tỷ trọng 51% thì đến năm 2012 tỷ trọng đã tăng lên 61% đây cũng chính là tín hiệu lạc quan chứng tỏ công ty đã kịp thời sản xuất ra sản phẩm phù hợp với dịch bệnh phổ

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

biến trong từng giai đoạn bên cạnh đó cũng đã phản ánh lòng tin của bà con nông dân đối với công ty vì vậy doanh thu thu về tăng liên tục. Ngoài ra, với 2 dòng sản phẩm thuốc trừ nấm T –supernew 350EC và sản phẩm thuốc trừ cỏ TungMaxone 20SL cũng đã phản ánh chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty bước đầu đã thành công tốt đẹp.

Sự tăng trưởng về doanh thu cũng như tỷ trọng của mặt hàng thuốc trừ sâu TungMectin 5.0 EC + 1.9 EC bắt nguồn từ khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Đây không những là điều kiện thuận lợi cho bà con vùng đồng bằng sông Hồng cũng như đồng bằng sông Cửu Long mà còn là cơ hội cho các loài vi sinh vật phát triển nhanh chóng. Nắm bắt được ưu điểm cũng như nhược điểm từ khí hậu này mang lại, công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các hoạt chất cũng như tập trung sản xuất các dòng sản phẩm thuốc trừ sâu nhằm phục vụ cho bà con nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, theo thống kê của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV thì tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm tỷ lệ 60%. Do đó, công ty Ngọc Tùng đã định hướng phát triển bền vững thông qua chiến lược tập trung mạnh vào dòng sản phẩm TungMectin 5.0 EC + 1.9 EC.

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.

Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu NK ( tỷ đồng) 459,811 602,893 637,607 Chi phí NK ( USD) 21,565,497 26,804,992 29,311,025 Tỷ suất ngoại tệ NK ( VNĐ) 21,321 22,491 21,753

( Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Thông qua bảng 2.7, ta có thể nhận thấy tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu biến động liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2011 tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu dạt 22,491 VNĐ tăng 5,5% so với năm 2010. Riêng năm 2012, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu đạt 21,753 VNĐ đã giảm 3,3% so với năm 2011. Với chỉ tiêu này, ta có thể biết được rằng khi công ty bỏ ra 1 USD cho hoạt động nhập khẩu thì công ty sẽ thu

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

về được 21,321 VNĐ (năm 2010). Bước sang năm 2011, doanh thu nhập khẩu tăng và cả chi phí nhập khẩu cũng tăng so với năm trước ngoài ra do năm 2011 xảy ra tình trạng đồng VNĐ mất giá so với đồng tiền ngoại tệ cụ thể tỷ giá USD/VNĐ đạt 21,030 VNĐ tăng cao so với năm 2010 chỉ đạt 18,932 VNĐ. Vì vậy, tỷ suất ngoại tệ năm 2011 chỉ tăng 5,5% so với năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của công ty trong năm 2011 đạt cao hơn so với tỷ giá ngoại tệ của đồng USD mà công ty đã sử dụng, đây chính là tín hiệu lạc quan chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả đồng ngoại tệ cho việc nhập khẩu các hoạt chất.

Riêng năm 2012, tỷ suất nhập khẩu lại giảm nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ doanh thu nhập khẩu tăng ít nhưng tỷ lệ tăng của chi phí nhập khẩu lại cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ doanh thu năm 2012 tăng 5,7% so với năm 2011 nhưng chi phí nhập khẩu năm 2012 lại tăng 9,3% so với năm 2011. Thực tế, chi phí nhập khẩu bằng ngoại tệ năm 2012 tăng cao hơn so với mấy năm trước là do trong năm 2012 chỉ số lạm phát tăng cao cụ thể 18,58% dẫn đến đồng nội tệ mất giá, khiến cho công ty phải chi nhiều nội tệ để mua ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu các hoạt chất. Bên cạnh đó, chi phí chi trả các khoản vay ngân hàng phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy càng làm gia tăng chi phí nhập khẩu. Từ những nguyên nhân nêu trên đã tác động mạnh đến chi phí nhập khẩu bằng ngoại tệ. Và đó cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng xấu đến tỷ suất nhập khẩu. Bên cạnh đó, vào cùng thời điểm trên thì tỷ giá hối đoái USD/VNĐ niêm yết tại các ngân hàng là 20,860 VNĐ. Mặc dù, tỷ suất ngoại tệ năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn tỷ giá đồng USD trên thị trường cứng tỏ công ty đã sử dụng đồng ngoại tệ hiệu quả.

Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2012 công ty sử dụng đồng USD thật sự rất hiệu quả, cụ thể tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu hàng năm của công ty đều cao hơn tỷ giá hối đoái trung bình niêm yết trên thị trường. Với chỉ tiêu này, không những nói lên được hiệu quả hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua luôn lạc quan mà còn chứng tỏ khả năng cũng như tài lãnh đạo, dìu dắt công ty của Ban lãnh đạo.

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113 2.2.5.2- Phân tích về chi phí nhập khẩu.

Bảng 2.8 : Tổng chi phí nhập khẩu giai đoạn 2010- 2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá vốn hàng bán 351,303 497,412 524,303 Chi phí tài chính 17,089 18,163 20,572 Chi phí bán hàng 23,397 28,094 41,049 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,265 14,402 19.249 Chi phí khác 3,224 5,638 5,824 Tổng chi phí 408,278 563,709 611,428 Đơn vị tính: Tỷ đồng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Nhìn vào bảng trên, ta có thể nhận thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Do công ty kinh doanh thuốc BVTV mà hầu hết các hoạt chất đều phải nhập khẩu từ các nước ngoài nên lượng vốn bỏ ra để mua hàng hóa là khá lớn. Tiếp theo đó, là chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng là các chi phí khác.

Năm 2012, tổng chi phí đạt 611,428 tỷ đồng tăng 47,719 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 8,5% so với 2011 và tăng 203,15 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 49,7% so với 2010. Riêng năm 2011 tăng 155,431 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 38% so với năm 2010, đây chính là năm tổng chi phí tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2012. Nhìn chung, tổng chi phí năm 2011 tăng cao nhất là do giá vốn hàng bán tăng đột biến. Cụ thể, năm 2011 giá vốn hàng bán 491,412 tỷ đồng tăng 146,109 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 42%. Với tỷ lệ gia tăng của giá vốn hàng bán năm 2011 quá cao đã đẩy tổng chi phí trong năm tăng mạnh so với năm 2010. Bên cạnh đó, các chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

và các chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ do đó các chi phí vừa nêu trên nếu có gia tăng thì vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của cả năm.

Giá vốn hàng bán là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tổng chi phí nhập khẩu của công ty Ngọc Tùng. Thực tế,giai đoạn từ năm 2010-2012, tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng từ 85% - 88% trong tổng chi phí nhập khẩu. Cụ thể, năm

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 47 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)