Tình hình kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty Ngọc Tùng từ

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 41 - 44)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.2Tình hình kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty Ngọc Tùng từ

Tùng từ 2009 – 2012.

Công ty SX-TM & DV Ngọc Tùng là một công ty hoạt động chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nước ngoài về sản xuất thuốc BVTV và tiêu thụ trong nước. Vì thế chỉ số kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu được quan tâm nhiều nhất. Kim ngạch nhập khẩu của công ty được trình bày cụ thể qua bảng 2.1:

85%

13% 2% 0

L/C T/T D/A

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thực tế 2009 – 2012.

Năm

Kim ngạch nhập khẩu thực tế

(VNĐ)

Mức tăng, giảm so với năm trước

VND Tỷ lệ (%)

2009 261,959,815,744 - -

2010 349,303,799,982 87,343,984,238 33% 2011 496,412,732,938 147,108,932,956 42% 2012 690,013,698,800 193,600,965,800 39%

( Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm)

Biểu đồ 2.3: Đồ thị thể hiện mức độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu2009-2012.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu tăng trưởng đều qua từng năm. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đạt 349,303 triệu đồng tăng 87,343 triệu đồng tương ứng tăng 33% so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng 147,108 triệu đồng và tỷ lệ tăng ương ứng 42% so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tăng 193,600 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 39%. Nhìn chung, mức tăng trung bình qua các năm đạt khoảng 10%.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 261,959 349,303 496,412 690,013 Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

Trong năm 2011, tình hình Kinh tế Việt Nam xảy ra khá nhiều sự kiện tiêu cực đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình nhập khẩu của công ty. Sự mất giá của đồng tiền Việt Nam khiến doanh nghiệp có dư nợ vay ngoại tệ gặp nhiều khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặt khác, lãi suất vay tại các ngân hàng ở mức 25% - 27% đã làm chi phí tài chính của công ty tăng cao. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị số 18/CT-BCT về việc triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. Chỉ thị trên được ban hành thực sự ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và công ty Ngọc Tùng JSC nói riêng. Với quyết định trên đã phần nào ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu khi thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV cao hơn so với các mặt hàng nhập khẩu khác. Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu năm 2011 chỉ tăng 9% so với năm 2010.

Bước sang năm 2012, kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 193,600 triệu đồng. Tình hình sụt giảm đó chính là hậu quả từ sự biến động từ nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2011, Việt Nam bị hãng Standard & Poors hạ bậc tính nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB-. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát ở mức cao với 18,58% sự tăng cao của chỉ số lạm phát bắt nguồn từ giá thực phẩm, giáo dục và lương thực tăng mạnh. Từ những tín hiệu không mấy lạc quan từ thị trường trong và ngoài nước phần nào đã tạo sức ép đến kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và công ty Ngọc Tùng JSC nói riêng.

Với chỉ số này phần nào giúp cho công ty đánh giá kết quả kim ngạch nhập khẩu qua các năm cũng như tổng kết lại những gì đã đạt được hay những bất cập cần phải được nhìn nhận khách quan hơn để có thể đề ra được chiến lược phù hợp hơn trong tương lai.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua:

Kim ngạch nhập khẩu nhìn chung tăng đều qua các năm, tín hiệu này đã phản ánh được sản lượng nhập khẩu thực tế qua các năm của công ty tăng liên tục. Mặc dù, còn chịu ảnh hưởng khá nhiều về những biến động từ thị trường bên ngoài nhưng công ty vẫn cố gắng đáp ứng thị hiếu ngày càng phong phú của người nông dân. Với sự đầu tư vào 2 nhà máy sản xuất thuốc BVTV càng chứng tỏ hoạt động

SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Hương MSSV: 0954010113

nhập khẩu nguyên liệu trong thời gian qua đạt hiệu quả rất tốt, mặt khác với sự đầu tư mạnh này phần nào đã truyền tải thông điệp đến cho bà con nông dân rằng công ty sẽ hết mình phục vụ bà con bảo vệ mùa màng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn tồn tại những hạn chế như: với thị trường kinh tế Việt Nam biến động rất phức tạp và không thể kiểm soát được, công ty có những mặt hạn chế như môi trường làm việc thay đổi chưa ổn định được. Về nội bộ công ty, kỹ năng chăm sóc khách hàng của bộ phận bán hàng còn non kém. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa xây dựng được phòng Marketing không những ảnh hưởng đến việc nghiên cứu các thị trường nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu LUẬN văn QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN SX TM DV NGỌC TÙNG (Trang 41 - 44)