Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của nhật bản
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI TIỂU LUẬN NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN
Môn học: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GVHD: TS Phan Đình Quyền
Lớp: K12407B Thực hiện đề tài: Nhóm 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NỀN VĂN HÓA NHẬT BẢN 1
1.1 Lịch sử 1
1.2 Địa lý 2
1.3 Ngôn ngữ 3
1.4 Tôn giáo 4
CHƯƠNG 2.VĂN HÓA NHẬT BẢN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG KINH DOANH 6
2.1 Những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 6
2.1.1 Những nguyên nhân làm nên tính đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 6
2.1.2 Những nét đặc trưng văn hóa 6
2.1.3 Thực trạng 11
2.1.3.1 Cấp độ thực tế hữu hình 12
2.1.3.2 Cấp độ các giá trị và nguyên tắc 12
2.1.3.3 Các quan niệm và giả định cơ bản 15
2.2 Các giá trị thái độ đặc thù 17
2.2.1 Tôn trọng thứ bậc và địa vị- Quan niệm về khoảng cách quyền lực 17
2.2.2 Đánh giá cao lòng trung thành- Quan niệm về bản chất của sự thật và chân lý 17
2.2.3 Coi trọng sự hòa thuận- Trọng giá trị chung 18
2.2.4 Trong giao dịch làm ăn với người Nhật 18
2.2.4.1 Giá trị của danh thiếp và việc trao danh thiếp 18
2.2.4.2 Về giờ giấc - Quan niệm ẩn về thời gian 19
2.2.4.3 Nghệ thuật chiêu đãi khách 20
2.2.4.4 Thái độ im lặng- Kìm nén cảm xúc 20
Trang 42.2.5 Tinh thần làm việc chăm chỉ, hiệu quả, tính kỷ luật cao- Bản chất con người
20
2.2.6 Trọng nam khinh nữ 21
2.2.7 Giá trị trong việc tặng quà - Quan niệm tách bạch và nhập nhằng 21
2.3 Thói quen và ứng xử 22
2.3.1 Các kiểu cúi người khi chào 22
2.3.2 Cách ứng xử qua điện thoại 22
2.3.3 Thái độ làm việc 22
2.3.4 Coi trọng hình thức 23
2.3.5 Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu 23
2.3.6 Khuôn mặt nghiêm khắc 23
2.3.7 Làm hết mình, chơi hết mình 23
2.4 Giáo dục và sự ảnh hưởng đến văn hóa 24
2.4.1 Đôi nét về nền giáo dục Nhật Bản 24
2.4.2 Những giá trị cốt lõi của nền giáo dục Nhật Bản 25
2.4.2.1 Cộng đồng hóa giáo dục từ bậc tiểu học 25
2.4.2.2 Giáo dục đạo đức 26
2.4.2.3 Những hoạt động hướng mục tiêu 26
2.4.3 Những đặc điểm giáo dục Nhật Bản ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh
27
CHƯƠNG 3 VĂN HÓA CỦA MỘT TẬP ĐOÀN TIÊU BIỂU- SONY 29
3.1 Lịch sử hình thành 29
3.2 Vài nét văn hóa tiêu biểu của Sony 30
3.2.1 Tinh thần cống hiến hết mình vì tập thể, cộng đồng 30
3.2.2 Tinh thần samurai 32
3.2.3 Luôn học hỏi, cải tiến, sáng tạo và nỗ lực 33
3.2.4 Con người, yếu tố quyết định 34
CHƯƠNG 4 LIÊN HỆ VỚI LÃNH ĐẠO VÀ DOANH NHÂN VIỆT NAM 37
4.1 Tinh thần đoàn kết, sống vì cộng đồng 37
4.2 Luôn học hỏi và sáng tạo 37
Trang 54.3 Chịu trách nhiệm, có tính kỷ luật 38
KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 6CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NỀN VĂN HÓA NHẬT BẢN
1.1 Lịch sử
Hình tượng nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của Nhật Bản là
“Samurai” - Võ sĩ đạo.
“Samurai”, “nhóm vũ trang” là “nhóm những người có chung một nghề nghiệp”
“Samurai” thường hay xuất hiện trong những sách lịch sử của Nhật Bản với tên gọi “Võ sĩ”.Người ta cho rằng, hình thái đầu tiên của “Samurai” chính là “nhóm vũ trang” được thuê đểbảo vệ trang viên của quý tộc vào khoảng thế kỉ thứ 8, thứ 9 Dần dần, đội ngũ này trở nênmạnh hơn, và khoảng thế kỉ thứ X, thế kỉ XI, họ đã có được thực lực vượt trội hơn cả nhữngquý tộc vốn là ông chủ của họ Đến cuối thế kỉ thứ XII, họ chiếm được thực quyền từ tayquý tộc, và hầu như đã có thể xây dựng được một chính quyền trung ương tập trung quyềnlực gọi là Mạc Phủ Kamakura, một chính quyền thống trị trên khắp nước Nhật Cũng vì thế,những nhà lãnh đạo tối cao của Nhật Bản lúc bấy giờ không phải là thiên hoàng ở vị trí caonhất trong giới quý tộc, mà quyền lực này thời đó thuộc về người đứng đầu trong lực lượng
võ sĩ và được gọi là “Tướng quân” Nói là “nhóm vũ trang” song đây không đơn thuần làmột lực lượng quân sự, mà là một “đội ngũ có tri thức” được trang bị đầy đủ các kiến thức.Chính quyền nhà võ gọi là Mạc phủ Kamakura này kéo dài khoảng 150 năm, và xây dựngnên một hệ thống luật pháp cùng những quy định riêng, gọi là “Luật của nhà võ” Nhữngluật lệ này quy định cách sống cũng như các triết lý cơ bản đối với tập thể những ngườicùng làm công việc của một “võ sĩ”, với các nội dung kỉ luật cá nhân hà khắc, có thể nói là
“tự hành xác” Luật cũng có đề ra triết lý cơ bản của người võ sĩ, đó là cách sống coi danh
dự lớn hơn lợi lộc, “Sống không thể chịu nhục” Có nghĩa là, thời này, người ta đã có quanđiểm về việc nếu phải chịu nhục, thà chết còn hơn, và cũng đã hình thành cách sống với tâmniệm dù có phải hi sinh bản thân, cũng phải bảo vệ được danh dự của gia đình Cách sống
và suy nghĩ như vậy đã trở thành yếu tố chủ đạo chi phối xã hội Nhật Bản với nhiều mức độkhác nhau trong vòng gần 800 năm, đến khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc
Trang 7Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến Nhật Bản chỉ cònlại đống tro tàn và nhục nhã, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi Điềunày khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế.Trong thời kì này dấy lên trong xã hội Nhật Bản sự tôn vinh lao động xả thân vì doanh nhân
và vì xã hội Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn vớigia đình của mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức Cạnh tranh
và hiệp tác được thúc đẩy song hành Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trởthành những nét mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nghiệp Nhật Bản Không
ai nghi ngờ gì nét văn hóa đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thànhcông, Nhật Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh tế thế giới
1.2 Địa lý
Nhật Bản là một nước nằm ngoài khơi bờ phía đông lục địa châu Á, gồm bốn đảo lớn
là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, cùng 4000 đảo nhỏ với tổng diện tích là 377.829
km2, ngang với diện tích của bang California của Mĩ Quần đảo Nhật Bản được tạo thành từcác ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, vì vậy 80%diện tích đất nước là vùng núi trong khi vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp, đất dành chotrồng trọt là rất ít Các dãy nũi chạy dọc suốt đất nước, mà đa phần là núi lửa, hiện nay cókhoảng hơn 80 ngọn núi lửa đang hoạt động, đi theo đó là những trận động đất được đánhgiá là xảy ra nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới
Khí hậu đất nước tương đối ôn hòa, nhìn chung có thể phân biệt ra bốn mùa khá rõ rệt,
và bốn vùng khí hậu – vùng duyên hải Nhật Bản có nhiều tuyết về mùa đông, vùng duyênhải Thái Bình Dương có nhiều mưa trong mùa hè, vùng sâu trong lục địa có lượng mưa íthơn và vùng các đảo phía Nam trời ấm quanh năm Sự khác biệt về khí hậu được phản ảnhtrong nếp sống của người dân ở những vùng khác nhau
Các đặc điểm trên đã tạo nên một nước Nhật có rất ít tài nguyên, nguyên liệu, lượngmưa tuy nhiều song lại tập trung ở những thời gian ngắn trong năm, độ dốc của địa hình lạilớn nên hầu như lượng mưa này đổ ra biển, nên không được sử dụng vào thủy điện Một đất
Trang 8nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngưnghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng Nguyên du nhập nên người Nhật Bản coitrọng: Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ
tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều cácđiều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những
gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản Bởi vậy Văn hóa Doanh nghiệp NhậtBản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản Tuy nhiên đến một lúc nào
đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu thuẫn Tất cả cái đó cũngphản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản
Bên cạnh đó, mặc dù nghèo về tài nguyên thiên nhiên, hầu như phải nhập khẩu hoàntoàn từ bên ngoài lượng khoáng sản dùng trong sản xuất nhưng sự tăng trưởng kinh tế củaNhật là không thể phủ định Điều này được nhận định rằng việc coi nguồn nhân lực như mộtnguồn tài nguyên sẵn có và biết phát huy một cách hiệu quả nguồn tài nguyên này là chìakhóa cho mọi thành công của doanh nghiệp Nhật Bản
1.3 Ngôn ngữ
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và nhữngcộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt vớitiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thốngcác nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiệnbản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một
số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trongcuộc hội thoại Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theotừ
Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana và đơn âm cứng Katakana Kanji dùng để viết các từ Hán
(mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa
Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ,
Trang 9đuôi động từ, tính từ… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và
từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác
Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác Một sốlượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anhhay tiếng Hà Lan …
Ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều mặt hạn chế (rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt trước
nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính
kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiệncủa bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợpnghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ
1.4 Tôn giáo
Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt với cuộcsống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống kinh tế và xã hội Các lễnghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm.Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệthuật của người Nhật
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôngiáo Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo (Shinto), Phật giáo và Cơ đốc giáo (baogồm tin lành và thiên chúa giáo) Nét đặc biệt ở tôn giáo Nhật là có những người một lúctheo hai hoặc ba đạo Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào nămmới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quànhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa Các đám cưới thường được tổ chứctheo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theonghi lễ của đạo phật
Trang 10Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ Thần đạo cho rằng câycối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng, dạy người ta phải tôntrọng thiên nhiên, khuyên bảo con người sống hài hòa với thiên nhiên Các vị thần Shinto(kami) được thờ cúng trong các ngôi đền đặc trưng bởi những chiếc cổng và hành lang bằng
gỗ sơn đỏ Mọi vật mọi hiện tượng đều được coi là có kami và như vậy có nhiều vị thần
Shinto Tư tưởng của đạo Shinto đi sâu vào đời sống của người dân nước này Đó là sự hàihòa trong nếp sống đã tạo nên những nét đặc biệt trong giao thiệp của con người Nhật Bản.Biểu hiện thường thấy rõ nhất là cách cúi chào của họ, bằng cách gập người xuống và hạ độthấp tùy thuộc vào địa vị xã hội của hai người Đây là một dấu hiệu quan trọng để bày tỏ sựkính trọng và cũng được coi như một nghệ thuật bới nếu không phải là người Nhật thì rấtkhó thành thạo nghi thức này trừ khi đã nghiên cứu cẩn thận
Nếu người Nhật cho rằng Thần đạo chăm lo cuộc sống hiện tại của họ thì Phật giáo lại
lo cho cuộc sống của họ sau khi chết Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phậtgiáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nềnnghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản
Bên cạnh đó còn phải kể đến Cơ đốc giáo Một tôn giáo đươc truyền vào Nhật Bản từnửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII khi trong nước có nhiều xungđột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang cần một biểu tượng tinh thầnmới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệmới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của Tây phương Tôn giáo này đã tạo ra một luồnggió mới thổi vào xã hội phong kiến Nhật bản Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạonên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay
Ngoài ra, người Nhật cũng coi trọng Khổng giáo, nhưng trên thực tế thì Khổng giáođối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo Đạo khổng dunhập vào Nhật rất sớm từ đầu thế kỷ thứ VI, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạonhư là một đẳng cấp hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức - Công Nông - Thương nhân, đã làm nênmột xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí – Nhân, ảnh
Trang 11hưởng lớn tới nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, giúp Nhật Bản tạo ra thiết chếchính trị chặt chẽ và tạo ra một xã hội có đẳng cấp trên dưới Cho đến nay có nhiều thay đổi,nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức củaNhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự, " Công ty mẹ và con " “Hội sở và chi nhánh”," Kháchhàng và người bán hàng”…
CHƯƠNG 2.
Trang 12CHƯƠNG 2 VĂN HÓA NHẬT BẢN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
VĂN HÓA TRONG KINH DOANH
2.1 Những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
2.1.1 Những nguyên nhân làm nên tính đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản
Sự phân thứ bậc mang tính “ đẳng cấp” Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rấtsớm cùng với tinh thần Võ Sĩ Đạo đã hình thành từ lâu Tất cả đã tạo nên một xã hộiđẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín Cho đếnnay , dù có nhiều thay đổi nhưng tinh thần đó vẫn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội
và tổ chức ở Nhật Bản Tất cả được thể hiện qua “ tôn ti trật tự”, “công ty mẹ công tycon” , hội sở và chi nhánh – quan hệ cấp trên cấp dưới
Một đất nước vốn nghèo nàn về tài nguyên , có nhiều thiên tai , kinh tế chủ yếu
là nông – ngư nghiệp nên người Nhật Bản rất coi trọng tinh thần tập thể , hài hòa Nhân– Thiên – Địa , đề cao sự hợp lý Xã hội Nhật Bản biết mình thiếu các điều kiện nhưngmuốn khẳng định mình vì thế có khuynh hướng du nhập và cải biến theo kiểu NhậtBản Bởi vậy văn hóa doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao của văn hóa châu
Âu – châu Á – Nhật Bản
Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặttrước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữKanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thểhiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự
nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ Bởi vậy để hiểu họthường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cáchcủa họ
Trang 132.1.2 Những nét đặc trưng văn hóa
Do hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản và những tác động của tình hình kinh tế,chính trị - xã hội đã tạo ra cho VHDN Nhật Bản những nét đặc trưng riêng, phân biệtvới VHDN của các quốc gia khác VHDN Nhật Bản có 4 đặc trưng chủ yếu nhất đựợccoi là những nhân tố làm nên sự thần kỳ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đó là: Quản lýtheo chủ nghĩa tập thể, chế độ tuyển dụng suốt đời, chế độ đãi ngộ theo thâm niên côngtác và tổ chức công hội Bên cạnh các giá trị chủ yếu đó, VHDN Nhật Bản ngày naycòn được biết đến với đặc trưng về tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chấtlượng đã góp phần đáng kể vào sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản ngàynay
Quản lý theo chủa nghĩa tập thể- tính trọng tập thể
Phương thức quản lý lấy chữ “hòa” làm tư tưởng chủ đạo trong xây dựng doanhnghiệp Mỗi người đều phải đặt “hòa” của tập thể ở vị trí thứ nhất, dung hợp chủ trươngcủa cá nhân và lợi ích của cá nhân Tập thể có thể từ một gia đình mở rộng tới thôntrang, sau đó mở rộng tới quy mô doanh nghiệp và thậm chí là phạm vi một quốc gia.Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng doanh nghiệp là người và người lại là chủ thể củadoanh nghiệp Doanh nghiệp Nhật Bản chủ trương, doanh nghiệp là cộng đồng có tổchức, mỗi thành viên của nội bộ phải cùng tham gia với doanh nghiệp về các quyết sáchkinh doanh Trên thực tế, kinh doanh là từ trên cơ sở “kinh doanh theo chủ nghĩa dântộc” mà tiến hóa nên Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể dùng “quản lý tình cảm” vớithống nhất và hòa hữu thay cho “quản lý hợp đồng” kiểu Mỹ, làm cơ sở cho mối liên hệgiữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp
Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể biểu hiện ở việc toàn thể mọi nhân viên đều thamgia quản lý Ví dụ quyết sách tập thể, quản lý chất lượng toàn diện Trong phương thức
ấy mọi quyết sách trọng đại đều cần có các nhân viên của các bộ phận thảo luận đầy đủsau đó lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định cuối cùng, bởi từ dưới lên trên các tầng lớpcùng suy nghĩ, sẽ có nhiều ý kiến sáng tạo, lợi ích tìm ra càng nhiều, càng rộng
Trang 14 Chế độ tuyển dụng suốt đời- thích tính ổn định
Chế độ tuyển dụng suốt đời của các doanh nghiệp cũng có hình thức ký hợp đồng,nhưng công nhân viên chức khi vào doanh nghiệp thì thường làm việc cho tới khi nghỉhưu mới thôi Nhân viên đem một đời mình giao cho doanh nghiệp, ví dụ có nảy sinh bấtmãn với doanh nghiệp thì tập quán xã hội cũng buộc họ không dễ dàng từ chức Bêncạnh đó, doanh nghiệp cũng không tùy tiện cho nhân viên thôi việc bởi sợ ảnh hưởng tớithanh danh của doanh nghiệp và do chịu áp lực từ quan niệm của xã hội Chỉ cần nhânviên tuân thủ đúng những quy tắc của doanh nghiệp, không vi phạm hay làm loạn kỷluật, hoặc doanh nghiệp chưa bị phá sản hay đóng cửa thì doanh nghiệp rất ít cho nhânviên thôi việc
Chế độ này mang lại những lợi ích lớn cho bản thân doanh nghiệp Giữa doanhnghiệp và nhân viên xây dựng được mối quản hệ ổn định, điều này rất có lợi cho việcphát huy tính tích cực công tác của nhân viên bởi họ không lo bị sa thải, vì thế có tácdụng nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên Doanh nghiệp cũng có kế hoạch bồidưỡng huấn luấn cho nhân viên mà không lo nhân viên sẽ bỏ sang các doanh nghiệpkhác Chế độ này còn giúp làm giảm những mâu thuẫn phát sinh giữa nhân viên vàdoanh nghiệp, những xung đột cũng được điều hòa nhanh chóng hơn Với bản thândoanh nghiệp để có thể phát huy được hết tác dụng của hình thức tuyển dụng này thìdoanh nghiệp phải không ngừng cải thiện trình độ quản lý và những chế độ, chính sáchcho nhân viên
Chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác- trọng cá nhân
Do sự khác biệt về triết học quản lý, nếu như ở các quốc gia phương Tây, thực hiệnchế độ trả lương theo năng lực làm việc thì ở Nhật Bản thâm niên công tác được lấy làmthước đo đánh giá
Theo chế độ này, căn cứ theo quá trình độ, tuổi tác, thâm niên, năng lực, hiệu quả
mà xác định hình thức đãi ngộ cho nhân viên Chế độ này có tác dụng rất lớn đối với
Trang 15việc kích thích tính tích cực, củng cố lòng trung thành, ngăn ngừa việc nhân viên bỏviệc, dung hòa những mẫu thuẫn xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân viên Chế độ nàyhiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhật Bản
Triết lý kinh doanh- Triết lý 5S
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, áp dụng triết lý 5S, từ một đất nước nghèo nàn, bịtàn phá nặng nề sau chiến tranh, sau 30 năm Nhật bản đã trở thành một cường quốc đứngthứ hai thế giới
5S là chữ cái đầu của các từ theo tiếng Nhật là: “Seri”, “Seiton”, “Seiso”, “Seiketsu”
và “Shitsuke” Theo tiếng Việt là: “sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch sẽ”, “săn sóc” và “sẵnsàng” Theo tiếng Anh là: “Sort”, “Set in order”, “Standardize”, “Sustaint” và “Self-discipline” (Hình 2.1)
- Seri (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không
- cần thiết tại nơi làm việc
- Seiton (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễdàng, nhanh chóng cho việc sử dụng
- Seiso (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảmbảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc
- Seiketsu (Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng cách liên tụcthực hiện các bước ở trên: Sàng lọc, Sắp xếp, sạch sẽ
- Shitsuke (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui địnhtại nơi làm việc
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từquan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiệnlợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc
áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn Việc ứng dụng 5S là liên tục để
có thể thu được những hiệu quả đáng kể Cách thức tiến hành 5S trong doanh nghiệp
Trang 16 Tư tưởng Kaizen
Trong tiếng Nhật Kaizen có nghĩa là cải tiến mà không cần những chi phí lớn, đó lànhững cải tiến hàng ngày được thực hiện liên tục và đòi hỏi ý thức tham gia của mọithành viên trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cho tới nhân viên cấp thấp nhất Khi không
có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi Do đó, thậm chí khiđổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suygiảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục Do vậy, bất cứkhi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duytrì và cải tiến nó Thông thường, có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong cáccông ty:
Cách tiếp cận từng bước – Kaizen và cách tiếp cận mang tính đột phá - Đổi mới.Trên thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có
sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán
bộ quản lý, ít tốn kém và nó giúp nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia
Hình 2.1
Trang 17của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.Thiên hướng của Kaizen là luôn hướng đến các giá trị tinh thần mang lại cho bản thândoanh nghiệp và các nhân viên của doanh nghiệp, tạo ra các giá trị tiềm năng về tiến bộ
và phát triển Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiệntượng tức thời, mang tính đột phá và gây ra những tác động mạnh cho doanh nghiệp
- So sánh Kaizen và đổi mới
Nội dung Kaizen Đổi mới
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây
ấn tượng
Ngắn hạn nhưng không gây ấn tượng
Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn
Khung thời gian Liên tục và gia tăng Cách quãng
Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi
Cách tiếp cận Nỗ lực của tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá
nhân
Liên quan Tất cả mọi người Một và người được lựa
chọn
Cách thức Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng
Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kĩ thuật
Yêu cầu Đầu tư chút ít Đầu tư lớn
Định hướng Con người Công nghệ
Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận
Trang 182.1.3.1 Cấp độ thực tế hữu hình
Kiến trúc trụ sở- Quan niệm ẩn về không gian
Kiến trúc trụ sở của các doanh nghiệp luôn được quan tâm vì đó là môi trường đểnhân viên làm việc và sáng tạo Các xí nghiệp, văn phòng làm việc của Nhật Bản baogiờ cũng được giữ sạch sẽ, gọn gàng
Sản phẩm- Quan hài tới thẫm mỹ và sự hoàn hảo
Các sản phẩm luôn là đối tượng được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chú
ý Mỗi sản phẩm không chỉ đơn giản là sản phẩm mà nó còn gắn với một ý nghĩa,một điều gì đó khiến sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đặc thù Nét tiêu biểu củacác sản phẩm của Nhật Bản là sự nhỏ gọn, trang nhã, chất lượng cao
Các nghi lễ
Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nghi lễ đặc trưng, do vậy trong doanhnghiệp cũng có nhiều nghi lễ, như nghi lễ động viên, nghi lễ bắt đầu công việc củacác doanh nghiệp Với các cuộc họp do hội đồng quản trị doanh nghiệp tổ chức đểcác nhân viên với vào nghề tham gia thì các nhân viên thường được khuyến khích hátcác bài hát của Công ty với thái độ sắc thái khỏe khoắn, lạc quan hay hô to các khẩuhiệu mang tính triết lý của Công ty với sự thống nhất
Trang 19những giai thoại của mình, diều này khiến các nhân viên hiểu về truyền thống lịch sửcủa doanh nghiệp và có lòng tự hào với doanh nghiệp
2.1.3.2 Cấp độ các giá trị và nguyên tắc
Triết lí kinh doanh
Có thể nói rất hiếm các doanh nghiệp Nhật Bản không có triết lí kinh doanh Điềunày có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng lâu dài Thông quatriết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảngcho sự phát triển Bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhật Bản sớm ý thức được tính xãhội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh , nên triết lí kinh doanhcòn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nghiệp
Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo Các doanh nhân Nhật Bảnluôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh , đitrước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích Cải tiến liên tục, ở từng người, từng
bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân vàthỏa mãn khách hàng tốt hơn
Một ví dụ điển hình có thể kể đến đó là hệ thống sản xuất Toyota nổi tiếng cho tớinay vẫn còn được áp dụng một cách rộng rãi, được biết đến nhiều hơn với cái tên Just
In Time – J.I.T (thường được dịch là sản xuất tức thời hay hệ thống vừa đủ) Kết quả
mà J.I.T đưa lại là sự cắt giảm mạnh mẽ đầu tư trong các bảng kiểm kê, tất cả hầunhư tụt xuống dưới mức giới hạn dưới Các nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn đểđáp ứng nhu cầu hiện thời về vật liệu và phụ tùng Chính ưu điểm mà người ta dễnhận thấy nhất của quá trình này, sẽ đưa J.I.T trở thành yếu tố góp phần chính choviệc giảm giá thành, mang lại hiệu quả trong sản xuất
Sáng kiến và cải tiến trong các doanh nghiệp - Trọng động
Những sáng kiến và cải tiến ở các doanh nghiệp Nhật Bản phần lớn đều có đượcthông qua hệ thống Kaizen Teian (dựa trên triết lý Kaizen – một trong những đặc
Trang 20trưng của VHDN Nhật Bản) Những cải tiến này đều do các nhân viên đóng góp, với
sự khuyến khích của các doanh nghiệp Việc huấn luyện, khuyến khích nhân viênthường xuyên đóng góp sáng kiến được xem là một phần công việc bắt buộc của nhàquản lý, nhằm giúp đội, nhóm, tổ của anh hay chị ta suy nghĩ về công việc của mình
và tìm cách thực hiện công việc tốt hơn
Theo thống kê, trong năm 2003 Nhật Bản đã có 580.000 sáng kiến của nhân viênđóng góp cho Công ty Theo các báo cáo của hãng sản xuất xe hơi Toyota, trongnhững năm gần đây, mỗi nhân viên của Toyota trung bình đóng góp 50-60 sáng kiếnmỗi năm Trong đó, có đến 99% ý kiến đề xuất của nhân viên thông qua KaizenTeian đã được thực hiện Triết lý Kaizen đã tạo cho nhân viên thói quen tư duy hằngngày để cải tiến công việc của chính họ, góp phần tích cực vào sự phát triển bềnvững của công ty
Sự duy trì các mối quan hệ - Quan niệm ẩn về tách bạch và nhập nhằng
Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú ý đến việc xây dựng mạng lưới giao tiếpbởi quan niệm rằng mạng lưới này chính là nguồn sức mạnh của các nhà quản lýtrong tương lai Trước đây, việc liên kết các quan hệ trên cơ sở cùng học các trườngđại học, đồng hương hay những tiêu chí cố định khác là một phần bất biến trong đờisống các doanh nghiệp Nhật Bản Nhưng trải qua thời gian, quan niệm này đã thayđổi, sự duy trì các mối quan hệ ngày nay thường trên cơ sở các ngành nghề kinhdoanh, đối tác Người Nhật cho rằng việc duy trì liên tục mối quan hệ là rất cần thiết,nếu có sự ngắt quãng trong quan hệ sẽ khó có thể giúp ích cho những công việc saunày khi cần mối quan hệ đó
Tinh thần không ngừng học hỏicông nghệ từ các quốc gia khác - Sự kết hợp văn hóa Đông- Tây
Lịch sử ghi nhận Nhật Bản là một quốc gia không ngừng học hỏi những côngnghệ tiến bộ của các quốc gia khác Quá trình phát triển công nghệ của Nhật Bản như
Trang 21lịch sử chạy đua không ngừng cùng sự phát triển của loài người Từ những năm 50
sự phát triển công nghệ luôn song hành với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản Dù
có những quan điểm cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đã không sáng tạo mà làsao chép, bởi trước đây khuynh hướng chính trong phát triển kỹ thuật của các doanhnghiệp Nhật Bản là áp dụng, sàng lọc và nâng cấp công nghệ nước ngoài Tuy nhiên,không ai có thể phủ nhận rằng Nhật Bản đã sao chép một cách “quá tài tình” nhữngcông nghệ ấy, biến những công nghệ tưởng chừng như chỉ phát triển ở một quy mônhỏ trở thành những triết lý, để rồi cả thế giới khi nhắc đến đều coi Nhật Bản mới làquốc gia đã thực sự sinh ra những triết lý đó
2.1.3.3 Các quan niệm và giả định cơ bản
Khi so sánh giữa VHDN các nước có thể dễ dàng nhận thấy không VHDNcủaquốc gia nào có thể mạnh mẽ như ở Nhật Bản do Nhật Bản là một quốc gia coi trọngvăn hóa truyền thống và những quan niệm ngầm định này lại thường xuất phát từ vănhóa dân tộc Những quan niệm này rất khó thay đổi bởi đây là một phần trong tínhcách, lối sống của tập thể
Chủ nghĩa tập thể - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Đơn độc, xa lạ và tách biệt với nhóm người là nỗi sợ hãi của người Nhật Bản Vìvậy, chủ nghĩa tập thể với nghĩa tận tụy và đồng hóa hoàn toàn với một nhóm ngườitrở thành một giá trị văn hóa Chủ nghĩa tập thể bắt đầu từ thời trước với những quan
hệ gia đình gần gũi Chủ nghĩa gia đình của Nhật Bản là một giá trị cơ bản được phảnánh trong nhiều mặt của quản lý như chế độ làm việc suốt đời, nhấn mạnh thời gianphục vụ, khuynh hướng gia trưởng nói chung đối với quản lý nhân sự đôi khi được
đề cập đến như chủ nghĩa tập đoàn phúc lợi Tận tình và chung thành với nhóm mìnhtham gia được coi là đúng đắn và tốt đẹp, được tận hưởng vinh quang mà tập thể đạtđược
Ý thức trách nhiệm - Quan niệm về bản chất con người
Trang 22Có sự bắt buộc đối với những người dân Nhật Bản thực hiện nghĩa vụ của họ,người ta phải đền đáp một đặc ân hoặc một sự giúp đỡ bất kể khi nào có thể làmđược Vấn đề này cũng mở rộng ra đối với vấn đề xã hội và kinh doanh Nghĩa vụcủa mỗi người là trở thành một người làm công tận tình, trung thành với doanhnghiệp đã cho họ việc làm Một điều quan trọng khác đó là những người Nhật Bảntrong thâm tâm luôn nghĩ tới việc tránh làm mất mặt mình, gia đình hoặc bất cứ tậpđoàn nào liên quan
Sự siêng năng trong công việc - Quan niệm ẩn về thời gian
Người Nhật là những người rất chăm chỉ, điều đó trở thành một nét đặc trưng củacon người Nhật Bản được cả thế giới biết đến Nhiều nhân viên trong các doanhnghiệp Nhật Bản tiếp tục công việc sau khi đã hết giờ làm việc bình thường, họ vềnhà rất muộn và chỉ có vài giờ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau
Sự tuân phục - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Hiếm có ở một quốc gia nào mà sự tuân phục của nhân viên đối với nhà lãnh đạolại mạnh mẽ như ở Nhật Bản Các nhân viên thể hiện một sự tuân phục tuyệt đối vớicấp trên, sự tôn trọng với những người có kinh nghiệm trong doanh nghiệp Điều nàyđược lý giải từ những quan niệm đặc trưng trong VHDN Nhật Bản, nhân viên phải có
sự biết ơn, tôn kính với những người đã cho mình việc làm, tạo cho mình nguồn thunhập để nuôi sống gia đình
Đối nhân xử thế khéo léo - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận những sai lầm, nhưng không cho phéplặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng Người Nhật Bản cóqui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách làngười có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh " Không phê bình khiểntrách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu
Trang 23 Làm việc nhóm
Trong các doanh nghiệp Nhật Bản làm việc nhóm trở nên rất điển hình, nói rằngngười Nhật Bản dường như ở một mình thì họ không chịu được nhưng nếu tập trungquá đông thì họ cũng không chịu được Một nhà văn hóa nhân loại học của Nhật Bản
có nói rằng: “Ở Nhật Bản không có những bữa tiệc lớn, chỉ có nhiều những tập hợp
có tính cá nhân, tập hợp của những quan hệ có thể sưởi ấm nhau bằng da thịt màthôi” Quy mô nhóm có tính lý tưởng là nhóm từ 5-7 người, điều này được giải thíchbởi tập quán làm việc trong các công xưởng nhỏ và các gia đình có dưới 5 người củaNhật Bản trước đây
Sự cần kiệm - Quan niệm về bản chất con người
Sự cần kiệm trong công việc rất phổ biến trong các doanh nghiệp Nhật Bản, cácnhân viên tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất, biết thu vén cho doanh nghiệp,không vì lợi ích cá nhân Các doanh nghiệp Nhật Bản dù to hay nhỏ đều chú trọngtiết kiệm từ việc dùng điện thoại, điện chiếu sáng, đồ dùng văn phòng tới tiết kiệmnguyên vật liệu, bảo quản chu đáo không để thất thoát sản phẩm Điều này được giảithích vì Nhật Bản là một nước có lịch sử về thiên tai, động đất, bão tố nên xu hướngtiết kiệm để lo cho những khi khó khăn trở thành một nét văn hóa Cùng với việc dunhập các giá trị hiện đại, sự cần kiệm trong các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã có
xu hướng giảm đi, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì tỉ lệ tiết kiệm của Nhật Bảnvẫn luôn ở mức cao so với doanh nghiệp các nước khác
2.2 Các giá trị thái độ đặc thù
2.2.1 Tôn trọng thứ bậc và địa vị- Quan niệm về khoảng cách quyền lực
Sự phân thứ bậc mang tính “đẳng cấp”: Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rấtsớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới võ sĩ đạo như một đẳng cấp hang đầu: Võ sĩ-Trí thức- Công nông- Thương nhân, đã làm nên một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với
tư tưởng đề cao Lễ- Tín- Nghĩa- Trí- Nhân Cho đến nay tinh thần đó vẫn biểu hiện rấtmạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự
Trang 24“ Công ty mẹ và con” Hội sở và chi nhánh- Quan hệ cấp trên cấp dưới “Lớp trước vàlớp sau” Khách hàng và người bán hàng Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bảnthể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hộ và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xãhội cụ thể, đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dung ngôn ngữ khiêmnhường Người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác.
Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc giao tiếp kinh doanh, biết được người đối tác
ở vị trí cao hay thấp để cư xử cho đúng chuẩn mực là điều cần chú ý, cũng như vấn đềhuấn luyện đội ngũ bán hàng
2.2.2 Đánh giá cao lòng trung thành- Quan niệm về bản chất của sự thật và chân lý
Những người lao động Nhật thường làm việc cho một công ty, công sở suốt đời
Họ được xếp hạng theo bề dày công tác Trong các công ty của Nhật luôn có tổ chứccông đoàn Lòng trung thành đối với công ty và cấp trên được xem như một phẩm chấtđạo đức cao quý Vì vậy mà luôn cố gắng tạo được một niềm tin cho nhân viên đối vớimột doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khílàm việc như một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ và được sự quantâm của lãnh đạo Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất Người Nhật quan tâm đếnlợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợinhuận như ở phương Tây Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanhnghiệp đã tạo cho nhận viên lòng trung thành cao, nó ảnh hưởng đến quá trình quản trịdoanh nghiệp
2.2.3 Coi trọng sự hòa thuận- Trọng giá trị chung
Đối với người Nhật, tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹnhàng, lịch sự Có quan niệm cho rằng giá trị quan trọng nhất với người Nhật là chữ
“hòa”, “hòa” tức là cùng chung sống yện ổn, không xích mích với nhau Tránh tiếp xúcmột cách trực tiếp với nhau ngay từ đầu để tránh xung đột và gia tranh trở thành tưtường cơ bản của người Nhật, thấm thuần trong từng hành động và tập quán của họ
Khi giao tiếp với người Nhật cần chú ý tới hành động và cảm xúc của họ hơn lời nói