1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp mỹ

102 3,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4

1 KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA 4

1.2 KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 5

1.3 VĂN HÓA KINH DOANH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6

2 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VHKD 8

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 10

4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VHKD 11

5 VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 18

5.1 ẢNH HƯỞNG CỦA VHKD 18

5.2 VAI TRÒ CỦA VHKD 22

5.2.1 VĂN HÓA KINH DOANH LÀ NGUỒN LỰC TẠO RA LỢI THẾ CẠNH TRANH 22

5.2.1.1 VĂN HÓA KINH DOANH TẠO NÊN PHONG THÁI CỦA DOANH NGHIỆP 22

5.2.1.2 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠO NÊN LỰC HƯỚNG TÂM CHUNG CHO DOANH NGHIỆP 23

5.2.2 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “TIÊU CỰC” LÀ YẾU TỐ KÌM HÃM SỰ PHÁT TRIỂN 24

6 TÍNH CHẤT MẠNH – YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 26

CHƯƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 30

1 GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MỸ 30

1.1 ĐẤT NƯỚC MỸ 30

1.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 30

1.1.2 LỊCH SỬ 30

1.1.3 CHÍNH TRỊ 31

Trang 3

1.1.4 KINH TẾ 33

1.1.4.1 NỀN KINH TẾ DỊCH VỤ 35

1.1.4.2 DOANH NGHIỆP MỸ 36

1.1.4.3 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 39

1.2 CON NGƯỜI MỸ 40

2 NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 42

2.1 CON NGƯỜI MỸ 42

2.2 VĂN HÓA MỸ 43

2.3 THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ 44

3 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 44

3.1 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG 44

3.1.1 KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC 45

3.1.2 MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 52

3.1.3 CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ 61

3.1.4 TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM TÍNH VÀ NỮ TÍNH 63

3.2 MÔ HÌNH VHKD TIÊU BIỂU CỦA MỘT VÀI DN MỸ 65

3.2.1 VĂN HÓA GOOGLE 65

3.2.1.1 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH 67

3.2.1.2 CÁCH QUẢN LÝ ĐỘC ĐÁO, KHÁC THƯỜNG 68

3.2.1.3 CHĂM SÓC CÁI DẠ DÀY 68

3.2.1.4 VĂN HÓA “TOILET” 69

3.2.1.5 NHÂN VIÊN LÀ THƯỢNG ĐẾ 70

3.2.1.6 VĂN HÓA SÁNG TẠO 70

3.2.1.7 XUẤT KHẨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 71

3.2.1.8 VĂN HÓA TUYỂN DỤNG 72

3.2.2 VĂN HÓA MICROSOFT 74

3.2.2.1 TRIẾT LÝ KINH DOANH 74

3.2.2.2 NỀN VĂN HÓA KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC 75

3.2.2.3 ĐỀ CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC CHUYÊN GIA KỸ THUẬT 76

Trang 4

3.2.2.4 NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG CÁ TÍNH 77

3.2.2.5 NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG MỆT MỎI 77

3.2.2.6 NỀN VĂN HÓA MANG TÍNH HỌC HỎI 78

3.2.2.7 NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NHÓM NHỎ 79

CHƯƠNG III: BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80

1 THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM 80

1.1 VĂN HÓA KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 80

1.1.1 PHÂN CẤP QUYỀN LỰC 80

1.1.2 MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 81

1.1.3 CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN 82

1.1.4 TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM VÀ NỮ 83

1.2 ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU 84

1.2.1 ĐIỂM MẠNH 84

1.2.2 ĐIỂM YẾU 85

2 BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 86

2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU, HỌC HỎI TỪ VHKD CỦA CÁC DN MỸ 86

2.2 BÀI HỌC CHO DN VIỆT NAM TỪ VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 87

2.2.1 XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH ĐÚNG ĐẮN 87

2.2.2 XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH KINH DOANH LÝ TƯỞNG, NĂNG ĐỘNG VÀ TIẾN BỘ 89

2.2.3 XÂY DỰNG HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TRONG CỘNG ĐỒNG 89

3 ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC TỪ VHKD CỦA CÁC DN MỸ VÀO CÁC DN VIỆT NAM 90

KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

VHDN : Văn hóa doanh nghiệp

Trang 7

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau khi ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào năm 2000, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 01/07 và cùng với việc Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam thì quan hệ thương mại song phương giữa hai nước càng ngày càng phát triển Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng gia tăng Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt hơn 10

tỷ USD, con số này đối với Việt Nam là tương đối lớn nhưng mới chỉ bằng 0,5% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ Điều này hoàn toàn chưa xứng đáng với tiềm năng thương mại của hai nước Tuy vậy, việc thâm nhập vào thị trường

Mỹ, một thị trường với sức mua lớn nhất thế giới là không dễ dàng, việc hợp tác cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ lại là một điều khó khăn hơn Để có thể cải thiện được mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ thì điều cần thiết là phải hiểu được văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp

Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển, thế giới giờ đây dường như là không biên giới, sự di chuyển dòng người từ quốc gia này sang quốc gia khác cũng không còn là điều mới mẻ Những nhân viên từ các quốc gia khác đến mang trong mình nền văn hóa của đất nước mình phải hòa nhập với nền văn hóa của quốc gia cũng như của doanh nghiệp nước ngoài mà mình làm việc

Việt Nam cùng với sự phát triển của mình đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn Mỹ và

đã thu hút được nhiều nhân viên Việt Nam vào làm việc Do vậy, việc hiểu được văn hóa kinh doanh của các của các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp

Mỹ là điều cần thiết

Trang 8

2

Trong khuôn khổ những kiến thức đã được học và tiếp thu, em xin mạnh dạn thử sức mình với một đề tài tuy không mới nhưng có lẽ vẫn còn

thiết thực và quan trọng trong đời sống kinh doanh ngày nay Đó là: “Những

nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ”

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài

Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh nói chung và những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp

Mỹ từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

Em hy vọng khóa luận này phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam

có được những thông tin cần thiết về đất nước, con người và đặc biệt là văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Mỹ Từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng giao thương với các doang nghiệp

Mỹ cũng như xây dựng cho mình một nền văn hóa kinh doanh của doanh

nghiệp vững mạnh

3 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về những nét đặc trưng trong VHKD của các DN

Mỹ, đưa ra những khái niệm về VHKD, VHDN, những nét đặc trưng đồng thời đưa ra một vài mô hình DN Mỹ tiêu biểu, từ đó rút ra bài học đối với các

DN Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với những DN Mỹ

4 Phương pháp nghiên cứu:

Bằng các phương pháp khác nhau như: thống kê, tổng hợp qua các tài liệu được công bố chính thức, tập hợp những thông tin nhiều chiều, cô đọng mang tính tổng hợp, phản ánh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu, có tính thực tế và khái quát cao Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để đưa ra những nhận định, để ra những bài học có hiệu quả gắn liền với thực tế

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương

Chương I: Tổng quan về văn hóa kinh doanh

Trang 9

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Hoàng Thu Trang

Lớp A6 – K43B

Trang 10

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

1 KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

1.1 Khái niệm chung về văn hóa

Ngày nay, hai chữ “văn hóa” đã không còn xa lạ với hầu hết mọi

người, tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng bản thân từ “văn hóa” lại mang rất nhiều nghĩa Bản thân các vấn đề văn hóa rất đa dạng, phức tạp, do đó có nhiều cách hiểu và nhiều cách tiếp cận nội dung thuật ngữ này

Định nghĩa về văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là: “Văn hóa là

một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”1

Trong khái niệm nàycủa mình, nhà nhân chủng học Edward Burnett Tylor mới chỉ đề cập đến vấn đề văn hóa tinh thần còn văn hóa vật chất thì ông hoàn toàn chưa đề cập đến

Trong triết học, chủ nghĩa Mác - Lenin cũng đề cập đến văn hóa: “Văn

hóa là tổng hợp các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra, là phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và giáo dục con người”2

“Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị lãng quên - đó là văn hóa”

Đây được coi là định nghĩa rộng nhất về văn hóa của E.Heriot

Ngoài ra, còn có một khái niệm được coi là tương đối đầy đủ về văn

hóa của Czinkota Theo ông, “Văn hóa là một hệ thống những cách cư xử đặc

trưng cho các thành viên của bất kì một xã hội nào Hệ thống này bao gồm tất

Trang 11

5

cả vấn đề từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và tình cảm, quan điểm của các thành viên đó”3

Đứng từ góc độ kinh tế, một chuyên gia trong lĩnh vực giao lưu văn hóa

và quản lý – Geert Hofstede đã định nghĩa: “Văn hóa là sự chương trình hóa

chung của tinh thần giúp phân biệt các thành viên của nhóm người này với thành viên của nhóm người khác, theo nghĩa này văn hóa bao gồm hệ thống các chuẩn mực và các chuẩn mực là một trong số các nền tảng của văn hóa.”4

Từ những định nghĩa trên của nhiều tác giả khác nhau, nhìn từ nhiều góc độ khác nhau có thể thấy được những đặc điểm chung nhất về văn hóa

Đó là: văn hóa là sản phẩm của xã hội loài người, được hình thành và được đúc kết cũng như được truyền từ đời này sang đời khác trong cuộc sống xã hội Văn hóa có nhiều khía cạnh, lĩnh vực và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Khái niệm về văn hóa là rất đa dạng và linh hoạt giữa các lãnh thổ và tộc người khác nhau, vì vậy, trong khuôn khổ của khóa luận này, em sử dụng khái niệm về văn hóa của tổng giám đốc Unesco – Frederico Mayor làm chuẩn mực xuyên suốt cả đề tài của mình

“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất, cho đến những tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” 5

1.2 Khái niệm về văn hóa kinh doanh

Cũng như khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh rất rộng và phức tạp, hoàn toàn không có một định nghĩa chính xác nào về nó

“Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa trong hoạt

động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo

3

Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội

4

Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp Việt Nam thời

kỳ đổi mới, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 67

5 Robinson (1996), 72 vấn đề thực tiễn cần lưu ý trong kinh doanh tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 7

Trang 12

tố của văn hóa trong văn hóa dân tộc

Ngoài ra, trong khái niệm này, văn hóa kinh doanh có hai phương diện Hai phương diện này có liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, từ đó tạo

ra những văn hóa riêng biệt và đặc thù cho từng doanh nghiệp

Phương diện thứ nhất, sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh chủ thể tức là các yếu tố văn hóa này góp phần vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thứ hai, trong quá trinh kinh doanh, các sản phẩm văn hóa cũng được tạo ra như triết lý, hệ giá trị …

Một định nghĩa khác về văn hóa kinh doanh, nhưng lại đứng trên góc

nhìn của những nhà quản trị học “Văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh, văn

hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức được hiểu là một hệ thống các giá trị Các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức Văn hóa này sẽ được dùng để đánh giá các hành vi, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với cá vấn đề mà họ luôn đối mặt”7

1.3 Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp giống hay khác nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm của từng người Thực chất, giữa văn hóa

6

TS Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, tr70

7 Ngô Quý Nhâm, Những thách thức lớn trong quá trình hội nhập

Trang 13

7

kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp có sự tương đồng nhưng đồng thời cũng

có sự khác nhau về mức độ Hiện nay, có hai quan điểm về mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Quan điểm thứ nhất cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia, nó được hình thành ngay từ khi xuất hiện các hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó

và nó thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc Ví dụ: người Trung Quốc nổi tiếng với tính cộng đồng cao trong khi người Nhật Bản lại nổi tiếng

về sự giữ chữ tín trong kinh doanh Tất cả những điều này đã làm nổi bật lên rằng văn hóa kinh doanh không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào mà là của

cả một quốc gia, nó như một nét đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa kinh doanh của quốc gia đó

Theo đó, định nghĩa về văn hóa kinh doanh của viện kinh doanh Nhật

Bản – Hoa Kỳ (Japan – American Business Acadamy - JABA) thì: “Văn hóa

kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hóa của một xã hội thành những thiết chế và những thông lệ kinh doanh của

xã hội đó”

Ngoài ra, còn có định nghĩa: “Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện

phong cách kinh doanh của một dân tộc Nó bao gồm các nhân tố rút ra từ văn hóa dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình và cả những giá trị, triết lý… mà các thành viên này tạo ra trong quá trình quản trị kinh doanh”8

Theo định nghĩa này thì VHKD chỉ là một bộ phận của văn hóa, đồng thời VHDN cũng sẽ chỉ là một tiểu văn hóa trong VHKD của một quốc gia

8

TS Nguyễn Hoàng Ảnh (2004), luận án tiến sỹVai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây

dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 14

8

Cách hiểu thứ hai là theo quan niệm của các nhà quản trị thì VHKD cũng chính là VHDN

Theo Edgar H Schein: “Văn hóa kinh doanh là tổng hợp những quan

niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”

Như vậy, chủ thể của VHKD chính là doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể chính, mang tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh các nhân tố khác như nhà nước, tầng lớp xã hội … Trong khuôn khổ của bài khóa luận, em dùng cách hiểu thứ hai

Có nhiều quan niệm khác nhau về VHDN Theo phép ẩn dụ so sánh, có

người cho rằng VHDN là tính cách của DN “Tính cách” này thể hiện ở mức

độ nhân viên được khuyến khích đổi mới và mạo hiểm bao nhiêu?

Hay VHDN là “bộ gen” của doanh nghiệp “Bộ gen” đó bao gồm

quyền ra quyết định, thông tin, công cụ động viên và cấu trúc Trong đó quyền ra quyết định thể hiện rằng ai quyết định cái gì, thực sự quyết định như thế nào và bao nhiêu người tham gia ra quyết định, phạm vi quyết định là bao nhiêu? Trong các yếu tố thông tin được thể hiện trong thành tích công tác được đo lường như thế nào, kiến thức được chia sẻ bao nhiêu? Nhân viên được khuyến khích quan tâm bằng cái gì, bằng cách nào?

TS Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tâm Việt Group

định nghĩa: “Nếu doanh nghiệp là chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp

chính là hệ điều hành”

Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ bộ gen hay hệ điều hành máy tính tuy chưa đưa ra được cái nhìn tổng thể về VHDN nhưng cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của VHDN VHDN chính là xương sống của doanh nghiệp, quyết định đến sự thành bại của DN đó

2 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VHKD

Trang 15

9

Cụm từ “văn hóa kinh doanh” cho đến nay không còn xa lạ đối với mỗi

người mà đặc biệt là đối với mỗi doanh nhân, những người làm kinh doanh Tuy nhiên, sự xuất hiện của cụm từ đó vào thời điểm nào thì cũng chưa ai xác định được Có một điều chắc chắn rằng sự ra đời và phát triển của VHKD gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người, hoạt động xuất hiện gắn liền với sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa Ngay từ thời cổ đại, kinh doanh đã mang tư cách là một nghề với sự tham gia của các doanh nhân Đây là một hành động chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển do sự phân công lao động tạo ra Tuy nhiên, ở một số xã hội phong kiến như Trung Quốc là ví dụ, doanh nhân không được coi trọng Mặc dù những doanh nhân

đó là những người làm ăn lương thiện, chân chính, có tiền bạc, giàu có nhưng

họ vẫn không được xã hội coi trọng, mọi người luôn quan niệm “sĩ, công, nông, thương”, luôn coi họ chỉ là con buôn

Giữa văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết, vừa thống nhất vừa phụ thuộc vào nhau Mục đích của kinh doanh là thu lợi nhuận còn văn hóa giúp cho DN phát triển bền vững Không thể có văn hóa suy đồi mà kinh

tế lại phát triển được Văn hóa bao giờ cũng là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển lại là mảnh đất màu mỡ đầy thuận lợi cho sự phát triển văn hóa Chính mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh đã hình thành nên “văn hóa kinh doanh” Điều này tạo ra những nét đẹp trong kinh doanh, tạo nên những nét đặc trưng trong kinh doanh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc VHKD của một quốc gia tồn tại từ đời này sang đời khác, càng ngày càng tinh túy hơn do kế thừa và phát huy những bản sắc của dân tộc Ngày nay, VHKD đã trở thành một cụm từ phổ biến không chỉ trong giới kinh doanh mà còn trong xã hội nói chung Khi nhắc tới cụm từ ấy, người

ta thấy được những nét mới trong kinh doanh ngày nay Đó là: kinh doanh không chỉ thu lợi nhuận mà còn là kinh doanh có văn hóa

Trang 16

10

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH

Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một xã hội, một quốc gia thì VHKD chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia

Mỗi một doanh nghiệp đều có VHKD riêng, đặc trưng nhưng tựu chung lại, tất cả đều được hình thành trên nền tảng của văn hóa và chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa nói chung.Vì văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa, là sản phẩm của nền văn hóa nên nó mang những đặc điểm của văn hóa nói chung đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng của VHKD

Đầu tiên, VHKD mang những đặc điểm của văn hóa Đó là:

- Văn hóa tập quán

- Văn hóa cộng đồng

- Văn hóa dân tộc

- Văn hóa có thể học hỏi được

- Văn hóa mang tính chủ quan

- Văn hóa mang tính khách quan

- Văn hóa mang tính lịch sử

- Văn hóa mang tính kế thừa

- Văn hóa mang tính năng động

Ngoài ra, đặc điểm riêng của VHKD là:

VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hàng hóa và thị trường

Khi xã hội loài người xuất hiện thì văn hóa nói chung cũng xuất hiện, còn VHKD xuất hiện khi nền sản xuất kinh doanh đã tiến đến một mức độ phát triển nhất định Khi đó, DN mới có đủ thời gian để kiểm chứng lại và xác định đúng đắn hơn con đường kinh doanh nào nên đi chứ không đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận như ban đầu

VHKD mang tính chất quản trị

Trang 17

VHKD chỉ được xem xét trên phạm vi hẹp với nhóm đối tượng cụ thể

Phạm vi này chỉ có thể là thể nhận, pháp nhân, trong đó chủ yếu là VHKD của các công ty, tập đoàn và các doanh nghiệp

VHKD của một quốc gia phù hợp với trình độ kinh doanh của quốc gia đó

Ở một trình độ kinh doanh nhất định sẽ có một nền VHKD tương xứng, phù hợp với nó

4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VHKD

Xây dựng nền văn hóa kinh doanh là một việc làm có tính thực tế, mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh – yếu tố đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mang tính văn hóa cao Điều này thể hiện ở ba mặt: Văn hóa doanh nhân; Văn hóa thương trường và văn hóa doanh nghiệp Ba mặt này chính là ba bộ phận hợp thành một nền văn hóa kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất

Văn hóa doanh nhân: Văn hóa thể hiện ở đội ngũ những con người gồm cả cá nhân và tập thể tham gia sản xuất kinh doanh, chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp Văn hóa thể hiện ở kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng, năng lực tổ chức, đạo đức nghề nghiệp

và ý thức công dân, …

Văn hóa thương trường: Văn hóa thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh,… tất cả nhằm tạo

ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tốt đẹp

Trang 18

12

Văn hóa doanh nghiệp: Đây là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định đến VHKD DN là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người (đội ngũ doanh nhân các loại), là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo

ra lực điều tiết, tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh phát triển theo một chiều hướng nào đó VHDN chính là văn hóa tập trung và tỏa sáng trong các thiết kế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của DN, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh 9

VHKD chia thành các “lớp” khác nhau Các “lớp” này thể hiện mức độ

có thể cảm nhận đƣợc của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay tính hữu hình của các giá trị văn hóa đó10

Mô hình 1: Các lớp của văn hóa doanh nghiệp

Trang 19

13

Lớp ngoài cùng (3): Những biểu tượng và ngôn ngữ (Symbol and Language) Đây là cấp độ đơn giản và hữu hình nhất của VHDN Lớp này

bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật hữu hình mà bạn có thể nhìn:

- Kiến trúc, thiết kế nội thất

- Cơ cấu tổ chức

- Văn bản qui định nguyên tắc hoạt động

- Nghi lễ và lễ hội hàng năm

- Biểu tượng, logo, khẩu hiệu

- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ

- Giai thoại, huyền thoại về tổ chức

Đây là cấp dễ thấy nhất của VHKD, văn hóa doanh nghiệp là những

“biểu tượng trực quan” và qua những gì hữu hình mà mọi người đều có thể thấy được, nó thể hiện những giá trị thầm kín hơn nằm sâu bên trong mà mỗi thành viên, những người hữu quan có thể cảm nhận được

Ví dụ về một số khẩu hiệu của các doanh nghiệp:

Texas Instrument: “Nhân viên không chỉ thêm đôi bàn tay mà cả khối óc” British Petroleum: “Liên tục phát triển”

British Airway: “Hãng hàng không cả thế giới yêu thích”

Lớp thứ hai (2): Những hành vi và thói quen (Behavios and Habits)

“Cách mà mọi người ở đây làm”

Những hành vi và thói quen của những người làm việc trong DN tạo nên lớp thứ hai của VHDN Lớp này được miêu tả bằng câu nói: “đó là cách

mà ở đây chúng tôi làm” Về mặt khoa học xã hội lớp thứ hai này được gọi là

“các quy tắc, tiêu chuẩn” Tất cả những hành vi, thói quen cũng như mục tiêu

mà các thành viên trong doanh nghiệp cùng hướng tới không phải hình thành

Trang 20

14

một cách ngẫu nhiên hay qua thỏa thuận, mà nó được dẫn đạo bởi những nguyên tắc quản lý, những triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó Những giá trị này thường được tuyên bố ra công chúng, được phổ biến rộng rãi cho mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng như các bên đối tác Lớp này còn được gọi là những giá trị được thể hiện vì nó được thể hiện qua từng hành vi, cách ứng xử của mỗi thành viên Giá trị này gồm hai loại: loại thứ nhất là các giá trị tồn tại khách quan và hình thành tự phát, loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn và phải xây dựng từng bước

Ví dụ như một doanh nghiệp muốn tất cả các nhân viên của mình khóac

áo đồng phục khi làm việc Ban đầu có thể sẽ có một số người phản đối Lúc này các biện pháp khuyến khích, ép buộc được thực hiện một cách thích hợp

sẽ giúp tạo ra một nề nếp (mặc dù có thể sẽ có đôi chút ép buộc) Theo thời gian, việc khoác áo đồng phục dần dần trở thành thói quen Cho đến khi nó trở thành phản xạ tự nhiên và mọi người cảm thấy hãnh diện khi khoác áo đồng phục Và các nhân viên mới vào DN cũng thấy ngay được việc khoác áo đồng phục là một hãnh diện, thể hiện mình là thành viên của doanh nghiệp

Lớp trong cùng (1): Các ngầm định và giá trị cốt lõi của DN (Shared Underlying assumption – Core Values of Group)

Đây là lớp sâu nhất của VHDN Các ngầm định và giá trị cốt lõi là phần sâu nhất trong VHDN Nó chính là trục của bánh xe VHDN Thường thì những ngầm định này ăn sâu đến mức những người trong DN khó có thể diễn

tả thành lời và họ chỉ có thể giải thích nó bằng cách coi nó như một điều đương nhiên

Các ngầm định và giá trị cốt lõi của DN có thể là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ hay những tình cảm mặc nhiên có trong doanh nghiệp Mặc dù nó không hề biểu lộ ra ngoài, bởi vậy nó còn được gọi là các ngầm định, nhưng

nó chính là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên Để hình thành được các ngầm định này, các DN phải qua một quá trình trải nghiệm

Trang 21

“Nếu xem xét một cách chi tiết, thì văn hóa doanh nghiệp được thể hiện

chính ở hai yếu tố: phong cách lãnh đạo của người quản lý và tác phong làm việc của nhân viên”12

“Có thể hiểu: văn hóa doanh nghiệp là một dạng văn hóa tổ chức Nó

bao gồm: môi trường văn hóa bên trong và bên ngoài ta quen gọi là môi trường nhân văn

Mục tiêu của môi trường nhân văn bên trong chính là các hành vi, cách ứng xử giữa chủ thể quản lý và khách thể (người bị quản lý) và giữa các thành viên với nhau Thước đo của nó chính là tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong một doanh nghiệp đến độ mọi người đều có quan niệm: mọi thành đạt cũng như thất bại đều có mình đóng góp hoặc có lỗi (trách nhiệm)

Còn môi trường nhân văn bên ngoài chính là hành vi, cách ứng xử của chủ thể quản lý doanh nghiệp (giám đốc) đối với khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, thị trường, luật pháp, môi trường và yếu tố văn hóa dân tộc Với mỗi hành vi, cách ứng xử khác nhau sẽ có kết quả khác nhau

Ngoài môi trường nhân văn, văn hóa doanh nghiệp còn bao gồm các thành tố: phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp, các

Giám đốc chiến lƣợc phát triển Trung tâm năng suất Việt Nam - Phạm Thanh Hƣng, Văn hóa doanh

Trang 22

16

huyền thoại, các truyền thuyết hoặc tín ngưỡng chung của doanh nghiệp, các triết lý, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, hệ thống các giá trị về: chân, thiện, mỹ của doanh nghiệp” 13

Môi trường nhân văn bên trong của DN sẽ tạo ra nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp, tạo ra bản sắc của doanh nghiệp Còn môi trường nhân văn bên ngoài của doanh nghiệp sẽ tạo ra hướng phát triển của doanh nghiệp.”1

Những quan niệm, cách nhìn nhận tuy khác nhau nhưng cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và đa dạng hơn về những yếu tố cấu thành nên VHKD của một doanh nghiệp

Phong cách lãnh đạo – một yếu tố quyết định đến VHKD của doanh nghiệp

Phong cách lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của DN Có những nhà lãnh đạo đã tạo nên một nền VHKD mạnh mẽ và cũng có những nhà lãnh đạo có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của DN

Stew Leonard là một ví dụ, ông điều hành một siêu thị gần ba cửa hàng

và rất có lời nói rằng ông thấy 50 nghìn đô-la bay ra khỏi cửa hàng của mình mỗi khi ông nhìn thấy một khách hàng giận dỗi Mỗi một khách hàng trung bình của ông chi tiêu khoảng 100 đô-la/tuần, đi mua sắm 50 tuần/năm và còn tiếp tục mua hàng ở chỗ ông trong vòng 10 năm Nếu khách hàng này có một trải nghiệm không vui và chuyển sang mua ở một siêu thị khác thì siêu thị Stew Leonard mất doanh thu 50 nghìn đô-la Khoản mất mát này có thể lớn hơn nhiều nếu khách hàng thất vọng này kể cho những khách hàng khác về ấn tượng xấu của mình và làm họ bỏ đi Vì vậy, để làm cho khách hàng của mình

13

Trưởng khoa Kinh tế, Trường Lê Hồng Phong, Thạc sỹ Bùi Quốc Thám, Điều kiện hội nhập là có văn hóa

Trang 23

17

quay trở lại, Stew Leonard’s đã tạo ra những gì mà thời báo New York đặt biệt danh là “Disneyland của các cửa hàng bơ sữa”, hoàn chỉnh với các nhân vật có mặc trang phục, những buổi giải trí theo lịch biểu, một vườn thú kiểng,

và công nghệ sử dụng hệ thống điện tử để vận hành các con rối khắp cửa hàng Từ những cửa hàng bơ sữa nhỏ, Stew Leonard’s đã tăng trưởng với tốc

độ kinh hoàng, xây dựng thêm 29 phần mở rộng vào cửa hàng ban đầu, mà hiện nay phục vụ trên 250.000 khách hàng mỗi tuần Đông đảo những người

đi mua sắm trung thành này phần lớn là kết quả của cách tiếp cận nhiệt tình đối với dịch vụ khách hàng của cửa hàng14

Stew Leonard nổi tiếng với “tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng” Đây là một bản sắc văn hóa mạnh với hai phương châm:

Thứ nhất, khách hàng không đến với chúng ta để hỏi: hôm nay tôi có thể làm gì cho ngài, Stew Leonard? Mà chính chúng ta phải đến với họ và hỏi

14

Chương trình giảng dạy kinh tế Full Bright niên khóa 2006-2007, Tiếp thị địa phương (bài đọc), 21

Trang 24

cố bản sắc VHDN càng mạnh

5 VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH

5.1 Ảnh hưởng của VHKD

VHKD có ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại

Như em đã trình bày ở trên, văn hóa và kinh doanh là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau Văn hóa bao giờ cũng là động lực phát triển cho kinh tế, đồng thời kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa Văn hóa và phát triển kinh tế luôn đi song hành cùng nhau, không thể có văn hóa suy đồi mà kinh tế phát triển với nhau VHKD là một

bộ phận của văn hóa nên cũng không đứng ngoài mối quan hệ ấy

Văn hóa và kinh doanh có sự tác động biện chứng với nhau Kinh doanh phải đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hóa phát triển Kinh tế không chỉ phát triển nếu không có một nền tảng văn hóa, đồng thời văn hó không chỉ phản ánh kinh tế

mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, có tốc độ cao, chừng nào mà quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hòa giữa văn hóa và kinh doanh

Bản thân hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hóa, bởi nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hay thưởng thức của con người,

Trang 25

19

làm đẹp mối quan hệ giữa người với người và môi trường sống của nó Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh

Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến đàm phán thương mại

Việc hiểu biết chung về nét đặc trưng của VHKD của từng quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng Việc hiểu biết về VHKD sẽ bước đầu giúp cho việc đàm phán hay ký kết hợp đồng thương mại được thuận lợi, dễ dàng hơn, đặc biệt khi đàm phán với những

DN nước ngoài Hơn nữa, hiểu biết VHKD và biết cách giao tiếp với đối tác giúp DN chủ động trên bàn đàm phán, giúp cuộc đàm phán đi đến thành công và

từ đó thiết lập được mối quan hệ làm ăn với đối tác, đạt được kết quả ngoài

mong đợi

Trong đàm phán, yếu tố thời gian đóng một vai trò chủ đạo Tuy nhiên, đối với các nền văn hóa khác nhau thì ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của thời gian cũng khác nhau Ở những nước phương Tây thì “thời gian là tiền bạc”, còn những nước Châu Á, Châu Mỹ – Latin hay Châu Phi thì thời gian không có giá trị đến như vậy Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ đàm phán và thời gian bắt đầu các cuộc gặp mặt

Ngoài yếu tố thời gian thì yếu tố ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố cần chú trọng khi các DN tham gia đàm phán Hiểu biết ngôn ngữ và biết được cách sử dụng thành thạo ngôn ngữ là một lợi thế lớn khi giao tiếp với các doanh nhân nước ngoài Một số ngôn ngữ có truyền thống là mập mờ đặc biệt là ngôn ngữ của các nước Châu Á, người khác khó mà có thể hiểu hết được ẩn ý Trong một số nền văn hóa ngay cả “Vâng” cũng có nghĩa là “có thể” hoặc là “không” Một số ngôn ngữ Châu Á thường chứa đựng những ẩn

dụ, bóng gió có thể gây hiểu nhầm cho những người phương Tây Không hiểu

Trang 26

20

được ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất trong việc giao dịch cũng như đàm phán với các DN nước ngoài

Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng

Văn hóa chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong xã hội Nền văn hóa phương Đông đề cao gia đình tập thể đến xu hướng tiết kiệm cho những nhu cầu như nhà cửa, đất đai, trái ngược lại nền văn hóa phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân nên xu hướng tiêu thụ cho nhu cầu cá nhân phát triển mạnh Do đó, VHKD mô tả phong cách mà con người

ở những quốc gia khác nhau thỏa mãn nhu cầu của họ VHKD khác nhau, cầu tiêu dùng khác nhau

Đối với mỗi DN, khách hàng là mục tiêu đồng thời là điều kiện để DN tồn tại Mục tiêu của DN là đưa sản phẩm đến với khách hàng Nhưng làm sao

để khách hàng tiếp nhận sản phẩm của mình mới là vấn đề cần DN nỗ lực Bởi vậy, không phải tự nhiên mà nghiên cứu khách hàng lại trở thành khâu quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường ở mỗi nền văn hóa khác nhau thì tâm lý tiêu dùng của khách hàng khác nhau Để dẫn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, rất nhiều yếu tố cần dùng đến Quan niệm của người tiêu dùng ở mỗi nơi khác nhau nên có sự tiêu thụ được ở nước này nhưng lại không bán được ở nước khác Khi thực hiện bốn khâu trong qui trình Marketing 4P, DN cần chú ý đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng

- Product – Sản phẩm: Một sản phẩm muốn được chấp nhận trên một thị

trường thì phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường đó Ví dụ, các sản phẩm mỹ phẩm dành cho phái đẹp khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam thường có thêm tác dụng làm trắng da vì Việt Nam

là quốc gia Á Châu nên các chị em phụ nữ thường ưa thích làn da trắng, mịn màng Hay khi thâm nhập vào thị trường Mexico, bánh hamberger của Mc Donald đã phải thay thế nước sốt cà chua bằng tương ớt cho phù hợp với khẩu

vị của người dân ở đấy

Trang 27

21

- Place - Địa điểm: Tập quán mua sắm của người dân ở các nước là khác nhau ở các nước phương Tây, người dân thường mua sắm ở các siêu thị lớn, họ thường đi mua sắm vào dịp cuối tuần và mua với khối lượng hàng hóa lớn Trong khi ở Việt Nam và một vài các quốc gia Châu á khác, người dân thích mua sắm ở chợ gần nhà, họ đi chợ hàng ngày để thức ăn vừa tươi và vừa ngon

- Price - Giá cả: Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm

lý tiêu dùng Người Việt Nam thường thích hàng hóa có giá rẻ còn đối với người Nhật, giá cả không phải là vấn đề tác động tới quyết định mua hàng của

họ Người Nhật Bản quan niệm rằng giá cao đồng nghĩa với hàng hóa có chất lượng tốt, có thương hiệu nổi tiếng Trong khi đó, giá thấp thường hàm ý hàng hóa kém chất lượng

- Promotion – Xúc tiến: Để xúc tiến hàng hóa đến quảng cáo là một khâu

quan trọng nhất Tuy nhiên, đây cũng là khâu dễ gặp thất bại nhất nếu không tìm hiểu kỹ lướng về văn hóa tiêu dùng của người dân khi thâm nhập thị trường Một quảng cáo có thể gây thích thú đối với thị trường này, nhóm người này nhưng cũng có thể gây phản cảm đối với thị trường khác, nhóm người khác

Việc nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của khách hàng là một nhân tố quan trọng giúp DN thành công Nếu không chú ý đến điều này DN có thể gặp phải những thất bại to lớn

Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến hành vi của doanh nhân

VHKD của mỗi quốc gia khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến tư duy, tình cảm, nhận thức của doanh nhân, từ đó cũng ảnh hưởng đến hành vi của doanh nhân Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, không ít DN có những hành

vi không đẹp nhằm tăng thêm lợi nhuận cao cho mình và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước cũng như ảnh hưởng đến người tiêu dùng như trốn thuế, buôn lậu, cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…Đó là cách kiếm lời biểu hiện một lối kinh doanh tồi tệ, thiếu văn

Trang 28

22

hóa, vô đạo đức Bản chất của VHKD là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái đẹp Nếu những nhà kinh doanh không vì lợi ích trứớc mắt, ý thức được trách nhiệm về việc mình làm, lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục tiêu cao cả thì việc khắc phục tình trạng kinh doanh thiếu văn hóa là vấn đề không đáng lo ngại

5.2 Vai trò của VHKD

VHKD có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại, kết quả đàm phán

và hành vi của doanh nhân cũng như ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng Qua

đó thấy được vai trò to lớn của VHKD trong hoạt động kinh doanh

5.2.1 Văn hóa kinh doanh là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh

5.2.1.1 Văn hóa kinh doanh tạo nên phong thái của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có những yếu tố đặc trưng, đặc thù của riêng nó và phong thái của doanh nghiệp cũng vậy Không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do vậy phong thái kinh doanh giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

VHKD của một doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị , niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các nhân viên Văn hóa doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với một tổ chức khác Chúng được mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận, có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng người và chúng được

Trang 29

23

hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo Chính vì vậy

mà chúng còn được gọi là bản sắc văn hóa của một tổ chức15

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp cũng như

tính cách của con người Do đó, cũng có thể nói rằng “văn hóa doanh nghiệp

là tính cách của doanh nghiệp”16 Bởi vậy, không có khó khăn gì trong việc nhận ra phong cách của một doanh nghiệp chỉ đơn giản là qua bộ quần áo đồng phục hay qua bầu không khí bên trong doanh nghiệp đó…

5.2.1.2 Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp mà tốt và vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp

Con người lao động không chỉ vì tiền mà còn vì những nhu cầu khác

nữa Trong “Học thuyết về động cơ và những nhân tố vật chất”, Frederick

Herzberg đã đưa ra hai hệ thống các nhân tố có ảnh hưởng tới thái độ làm việc của người lao động Những nhân tố như: chính sách của công ty, sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân, điều kiện làm việc và mức lương là những nhân tố vật chất chứ không phải động cơ Việc thiếu đi những nhân tố vật chất

có thể gây ra tâm lý bất mãn đối với công việc nhưng bản thân chúng cũng không có khả năng thúc đẩy hoặc tạo ra sự hài lòng

Ngược lại, những động cơ chính là các nhân tố làm phong phú và đa dạng hóa công việc của một con người, trong đó có năm nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng trong công việc của người lao động: thành tích, sự ghi nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ Những động lực này được gắn với những ảnh hưởng tích cực mang tính dài hạn đối với công việc trong khi đó, những nhân tố vật chất thường chỉ tạo ra được những thay đổi mang tính ngắn hạn trong thái độ và cách thức làm việc của người lao động

Trang 30

24

Nếu một doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần thu hút và duy trì nhân tài trong công ty của mình bằng cách trả lương thật cao thì điều đó là một sai lầm Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến Trong một nền VHDN tích cực, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung

Khi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn đến công ty, họ coi môi trường làm việc cũng chính là môi trường sống của mình, dù chỉ một ngày xa họ cũng đã thấy nhớ, thấy thiếu thiếu một điều gì đó trong cuộc sống của họ Cái mà họ thiếu không đơn thuần chỉ là tiền lương kiếm được mà quan trọng hơn đó là giá trị tinh thần mà chỉ đến công ty họ mới có được Đây chính là một trong những động lực củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế

Ông Hermawan Kartajaya, chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới đã nói

rằng: “ý tưởng không chỉ từ lãnh đạo, mà là của tất cả mọi người trong công

ty Vì vậy, người lãnh đạo công ty cần phải tạo ra một không khí hào hứng để mỗi nhân viên phát huy tính tự do sáng tạo”17 Đây chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp

5.2.2 Văn hóa doanh nghiệp “tiêu cực” là yếu tố kìm hãm sự phát triển

Văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các quy tắc ứng xử, cách nghĩ, chuẩn mực, đường lối kinh doanh… có tác dụng

17

TạO NéT RIêNG để đốI đầU THươNG HIệU MạNH

Trang 31

ở trạng thái của những khẩu hiệu đơn thuần, không trở thành tinh thần của doanh nghiệp, thì thường không thành công, không thể tồn tại được lâu dài

Có thể nói khái quát rằng, sự thất bại hay yếu kém của các doanh nghiệp đó đều do họ có nền văn hóa kinh doanh “tiêu cực”

Một doanh nghiệp không thể tồn tại, hoặc hình ảnh của doanh nghiệp

đó chắc sẽ bị méo mó đi khi mà các thành viên trong doanh nghiệp luôn lo sợ

bị đuổi việc, không phát huy được hết năng lực của mình, không có cơ hội để trau dồi kiến thức và năng lực… hoặc doanh nghiệp đó luôn không thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng kinh tế và nghiêm trọng hơn nữa là không giữ uy tín với người tiêu dùng thông qua việc không thực hiện chu đáo các dịch vụ mua hàng khiến cho khách hàng cảm thấy mình như bị lừa Đây chính

là biểu hiện cơ bản nhất của một nền văn hóa doanh nghiệp tiêu cực và chính những yếu tố này, không những kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp mà còn có thể gây ra sự sụp đổ của doanh nghiệp đó

Một điều chắc chắn mà ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra rằng cùng một người nhưng nếu làm việc trong môi trường văn hóa lành mạnh thì sẽ tạo nên một tinh thần hăng say, một tình cảm tự hào về công việc của mình cũng như doanh nghiệp của mình, nhưng cũng người nhân viên đó làm việc trong môi trường văn hóa tiêu cực thì dần trở nên thụ động, đối phó, chây ì, không

có ý chí cũng như trách nhiệm với công việc và cống hiến Doanh nghiệp – nơi một người có thể dành 1/3 thậm chí 1/2 quĩ thời gian của mình trong ngày

sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính người đó Một môi trường văn hóa tiêu cực không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sự

Trang 32

26

tồn vong của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chính những con người trong doanh nghiệp đó

6 TÍNH CHẤT MẠNH – YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

Mỗi doanh nghiệp đều có những nét văn hóa đặc trưng, và văn hóa ấy

có ảnh hưởng lớn và tác động đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi một nền VH khác nhau sẽ khác nhau về sức mạnh tương đối của chúng Từ sự tác động của văn hóa kinh doanh, có thể chia VHKD của doanh nghiệp ra làm hai loại: văn hóa kinh doanh mạnh và văn hóa kinh doanh yếu

Mặc dù mỗi tổ chức đều có văn hóa riêng, nhưng không phải nền văn hóa nào cũng có tác động như nhau đối với ứng xử và hành động của nhân viên Văn hóa mạnh tồn tại ở tổ chức có những giá trị cốt lõi được phát huy mạnh mẽ và chia sẻ rộng rãi Ở những doanh nghiệp có đặc trưng văn hóa mạnh luôn có sự thống nhất về những gì được coi là quan trọng, về thế nào là hành vi đúng đắn Điều này khiến cho nhân viên gắn bó và trung thành với tổ chức hơn

Văn hóa mạnh ổn định và khó thay đổi, điều này thể hiện vai trò của VHDN Trong khi đó, văn hóa yếu dễ thay đổi và dễ tan rã Trong một tổ chức có nền văn hóa yếu thì khó có sự gắn kết, khó tồn tại cũng như không thể hiện được vai trò của VHDN Văn hóa mạnh có tầm ảnh hưởng đến nhân viên mạnh hơn văn hóa yếu Nếu như ngày càng nhiều nhân viên chấp nhận giá trị cốt lõi của tổ chức và sự cam kết của họ với những giá trị đó thì văn hóa của tổ chức càng mạnh

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tính chất mạnh – yếu của văn hóa kinh doanh Trong đó, điển hình nhất có thể nói đến các yếu tố như là: quy mô tổ chức, tuổi đời doanh nghiệp, số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt, cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chức… Và cũng

có nhiều chỉ tiêu để đánh giá, nhìn nhận một nền văn hóa có mạnh hay không? Đó là:

- Kết quả lao động cao

Trang 33

(1) Phương pháp “xác minh biểu trưng của văn hóa kinh doanh” (artefactual approach)

Về nguyên tắc, phương pháp này đánh giá tính chất mạnh – yếu của VHKD của doanh nghiệp bằng cách đặt ra bảng câu hỏi dưới dạng phiếu điều tra (questionaire) hoặc đề cương phỏng vấn (interview)… về “sự tồn tại”,

“hiệu lực”, “tính nhất quán” của những biểu trưng của doanh nghiệp Đối tượng cần xác minh là những dấu hiệu như ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, phong tục, triết lý, biện pháp, hệ thống…là những đặc trưng văn hóa được mong muốn của một doanh nghiệp và cũng là phương tiện hướng dẫn hành động cho mọi thành viên Mục đích của việc xác minh là nhằm đánh giá tính toàn diện, tác dụng đối với thành viên tổ chức (hay nhận thức của các thành viên về sự tồn tại và ý nghĩa của chúng), sự thống nhất giữa chúng…

(2) Phương pháp “xác minh tính đồng thuận/ mức độ ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh” (consensus/ intensity approach)

Tinh thần của phương pháp này là đánh giá dựa trên quan điểm cho rằng VHKD, VHDN luôn có tác động lớn đối với nhận thức và hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp đó Phương pháp này đánh giá mức độ mạnh – yếu dựa trên mối quan hệ giữa mức độ đồng thuận giữa các thành viên và mức độ ảnh hưởng của họ về các đặc trưng của VHKD Trong phương pháp này, mức độ đồng thuận là sự nhất trí đối với “lý tưởng”, “niềm tin”, “giá trị chủ đạo” của doanh nghiệp và “thái độ” của thành viên Mức độ đồng thuận

Trang 34

sẽ là “rất mạnh” nếu tạo được lý tưởng về sự khao khát cống hiến như những

người truyền giáo, đội đặc nhiệm là ví dụ; là “tương đối mạnh” nếu tạo cho

nhân viên niềm tin, và hiểu được những giá trị chủ đạo cần tôn trọng điều này

thể hiện ở các công ty của Nhật hay công ty IBM; và được coi là “yếu” nếu chỉ có tác dụng ở mức làm thay đổi thái độ của họ như trong các hãng sản xuất đại trà hay các siêu thị Cách biểu diễn trực quan các kết quả phân tích bằng sơ đồ dễ dàng chỉ ra những đặc điểm riêng của văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức khác nhau

Như vậy, văn hóa kinh doanh hay văn hóa doanh nghiệp có vai trò cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại, và phát triển của doanh

18

TS NGUYễN MạNH QUâN (2007), ĐạO đứC KINH DOANH Và VăN HóA DOANH NGHIệP, NXB đạI

HọC KINH Tế QUốC DâN,369

Trang 35

đà cho sự phát triển của chính doanh nghiệp mình

Trang 36

và phía Nam tiếp giáp với Mehico

Mỹ là một đất nước rộng lớn có tổng diện tích vào khoảng 6.629.091km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa diện tích của nước Nga, bằng khoảng 3/10 Châu Phi, bằng khoảng nửa Nam

Mỹ, rộng hơn Trung Quốc không đáng kể và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần

Vì Mỹ có một diện tích rộng lớn và địa hình đa dạng nên có hầu như tất

cả các loại khí hậu ở Mỹ Ngoài ra, với một địa hình trải dài ra bốn hướng như vậy, tài nguyên thiên nhiên ở Mỹ rất đa dạng và phong phú như than chiếm 1/3 thế giới; dầu chiếm 1/7 thế giới; và còn có đồng, chì, phốt pho,… 25% diện tích là đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, 30% diện tích rừng phục vụ cho ngành sản xuất gỗ đứng thứ 2 trên thế giới

Với diện tích và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hoa Kỳ có được ưu thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp Đó cũng là lý

do giải thích vì sao nước Mỹ thuở sơ khai đã trở thành “miền đất hứa” hay

“giấc mơ Mỹ” của những người nhập cư từ tất cả các châu lục Đây cũng là đặc điểm đa chủng tộc rất đặc trưng của dân tộc này

1.1.2 Lịch sử

Mỹ tách khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ kí hiệp ước Paris năm 1783 Khi mới thành lập, Mỹ chỉ có 13 bang, hiện nay, con số này đã phát triển thành 50

Trang 37

31

bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Virgin Islands và Puerto Rico Chính vì thế quốc kỳ của Mỹ có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 gạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa của Anh tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của đất nước này

Hoa Kỳ là nước có tiềm lức kinh tế và quân sự mạnh nhất trên thế giới hiện nay Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử là cuộc nội chiến Bắc – Nam (1861 - 1865), đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam và gần đây là vụ khủng bố chấn động toàn cầu 11/09 năm 2001

1.1.3 Chính trị

Mỹ là một nước cộng hòa liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang

Quốc hội liên bang gồm Thượng viện và Hạ viện Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội cũng giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp Thượng viện bao gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ Hạ viện bao gồm 435 hạ nghị sĩ, nhiệm kì của hạ nghị sĩ là 2 năm Khác với Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho mỗi bang phụ thuộc vào dân

số của bang Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại

và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền Ví dụ: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được chính phủ cả hai nước ký vào tháng 7 năm 2000

và đến tháng 11/2001 mới được thượng viện thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành

Chính quyền liên bang: Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và phần lớn tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng

Trang 38

32

đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm

Hệ thống tòa án liên bang: gồm tòa án liên bang tối cao và các tòa án liên bang khu vực Tòa án tối cao liên bang có quyền vô hiệu bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà tòa án xét thấy trái với hiến pháp

Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Mỹ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát Đảng Dân chủ chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội Còn Đảng Cộng hòa thường xuyên chủ trương tăng sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế

Hệ thống chính quyền bang cũng tương tự như hệ thống chính quyền Liên bang

Hoạt động vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của chính quyền Hoa Kỳ Vận động hành lang được coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng đến các cơ quan quản lý nhà nước Những người vận động hành lang thường phải cung cấp lý lẽ, chứng cứ và thậm chí các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc nguyện vọng của mình Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những thông tin và lý

lẽ thu lượm được từ các hoạt động vận động hành lang cũng là những nguồn thông tin bổ sung tốt phục vụ cho các cơ quan này trong công việc lập pháp

và hành pháp của mình

Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính quyền liên bang và bang

Trang 39

33

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ

và các nước Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội

và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình

Ví dụ, trong vấn đề hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam, các nhà sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền đòi đàm phán sớm hiệp định dệt may và thậm chí đòi đơn phương áp đặt hạn ngạch với Việt Nam Ngược lại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ

đã tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc dành cho Việt Nam hạn ngạch cao Nhiều công ty thuộc cả hai phía đã

cử đại diện vào Việt Nam và đến Washington DC để vận động trong quá trình đàm phán nhằm giành thuận lợi tối đa cho những mặt hàng mà họ quan tâm

1.1.4 Kinh tế

Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh” Câu nói trên tuy ngắn gọn nhưng hàm ý được tầm quan trọng của nền kinh tế Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu Điều này không phải ngẫu nhiên mà có, sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ được thể hiện qua những con số đáng kinh ngạc Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu Trong giai đoạn từ 1983 – 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới Các nước đang phát triển chiếm 54,7% nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2006 Sau đợt suy thóai nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình

là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006 Trong khi đó, lạm phát về giá cả,

tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp

Trang 40

- Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la, gấp

3 lần kim ngạch nhập khẩu nước đứng thứ hai là Đức

- Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa – 1 nghìn tỷ trong năm 2006, chỉ sau Đức và đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đô-la trong năm 2006

- Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại với 785,5 tỷ đô-la trong 2006, lớn hơn nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác

- Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006 chỉ sau Trung Quốc

- Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006

- Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất, đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006 trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản

- Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, đề tài nghiên cứu cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới
Tác giả: TS. Nguyễn Hoàng Ánh
Năm: 2003
5. TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh
Tác giả: TS. Đỗ Minh Cương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
6. TS. Hồ Vính Hƣng – Nguyễn Việt Hƣng (2003), Cẩm nang thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thâm nhập thị trường Mỹ
Tác giả: TS. Hồ Vính Hƣng – Nguyễn Việt Hƣng
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
7. TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
Tác giả: TS. Nguyễn Mạnh Quân
Nhà XB: NXB đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
8. Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
9. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
10. Gary Althen (2003), American Ways: A guide for foreigners in the United State, Intercultural Press, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Ways: A guide for foreigners in the United State
Tác giả: Gary Althen
Năm: 2003
11. David Vise & Mark Malseed(2006), Google – câu chuyện thần kỳ, Nhà xuất bản Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Google – câu chuyện thần kỳ
Tác giả: David Vise & Mark Malseed
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri thức
Năm: 2006
12. Peg C. Neuhauser, PhD & Kirl L. Stormberg(2000), Culture.Com, John Wiley& son Canada, LtdTrang web tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Culture.Com
Tác giả: Peg C. Neuhauser, PhD & Kirl L. Stormberg
Năm: 2000
1. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), luận án tiến sỹ Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam Khác
3. Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 7/2007) Tóm tắt nền kinh tế Mỹ Khác
4. Nguyễn Duy Bột chủ biên (1997), Giáo trình Marketing thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tiêu chí đánh giá mức độ phân cấp quyền lực thấp và cao: - Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp mỹ
Bảng 1 Tiêu chí đánh giá mức độ phân cấp quyền lực thấp và cao: (Trang 51)
Bảng 2:  Các tiêu chí đánh giá về mức độ né tránh rủi ro: - Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp mỹ
Bảng 2 Các tiêu chí đánh giá về mức độ né tránh rủi ro: (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w