1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của tập đoàn toyota việt nam bài học cho các doanh nghiệp việt nam

54 894 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 14,14 MB

Nội dung

Trong khi mục đích của văn hóa là hướng tới cái đẹp, cái thiện, những gia tri trong cuộc sống do con người sáng tạo ra thì mục đích cơ bản của các hoạt động kinh doanh lại là vấn đề lợi

Trang 1

ANAT

Trang 2

TRUONG DAI HOC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TE VA KINH DOANH QUOC TE

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Đề tài:

NHỮNG NÉT ĐẶC TRUNG TRONG VAN HOA KINH DOANH |

CUA TAP DOAN TOYOTA — BAI HOC CHO CAC

DOANH NGHIEP VIET NAM [a

Trang 3

1 Tổng quan về văn hóa kinh doanh

1,1 Khái quát về văn hóa

1.2 Khái quát về kinh doanh

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh

1.4 Khái quát về văn hóa kinh đoanh

22 - Những nét đặc trưng trong Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bin 28 Chương 2: Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Tập doan Toyota 33

1 Vài nét về tập đoàn Toyota

1.1 Sự ra đời của tập đoàn Toyota

1.2 Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn Toyota

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn Toyota

2 Gia dinh Toyoda - yếu tố không thé thiếu tạo nên văn hóa kinh doanh của

tập doan Toyota aes

2.1 Sakichi Toyoda — Ngudi thợ mộc tài hoa

2.2 Người sáng lập tập đoàn Toyota: Kiichiro Toyoda

4 Nguyên nhân của sự khủng hoàng cũ của la Toyota trong thời gian gan day

5 Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ văn hóa kinh doanh Toyota

5.1 Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn dài hạn, có sự cam kết của

phát triển nhân lực hợp lí -:+:+s+22S222222222222222221222221222 E re 71

Trang 4

5.5 Tôn trọng mạng lưới mở rộng những đối tác và nhà cung cấp bằng cách đặt ra những thách thức cho họ và giúp họ cùng phát triển, đảm bao chit “tin” trong kinh

5.7 Hướng tới xây dựng một tô chức học hỏi bằng việc không ngừng tự phê bình

và cải tiến liên tục, thích nghi nhanh chóng với sự biến động của thị trường 73

5.8 Trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm

đến van dé an sinh xã hội và bảo vệ môi trường

Chương 3: Một số giải pháp nhằm áp dụng thành công các bài học kinh nghiệm của Toyota cho các doanh nghiệp Việt Nam

1 Thực trạng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việ

1.1 Những mặt tích cực

1.2 Những mặt hạn chề sen

2 Các giải pháp nhằm áp dụng thành công các bài học kinh nghiệm từ Toyota cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.1 Thích ứng với tập quán kinh doanh q

2.2 Nâng cao tó chất của doanh nhân Việt Nam

chính đoanh nghiệp mình bằng việc áp dụng các công cụ của hệ thống sản xuất

" 88 2.4 Xây dựng chê độ tuyên dụng đào tạo và nuôi dưỡng nhân viên tạo điêu kiện

nhân viên được có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình

2.5 Xây dựng công ty trở thành một tô chức không ngừng học hỏi

2.6 Xây dựng một doanh nghiệp có tính thần trách nhiệm xã hội

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Tài liệu tham khảo Tiếng Nhậ

Trang 5

Lời mở đầu

1 Lí do chọn dé tai

Trong những năm gần đây, văn hóa kinh doanh (VHKD) ngày càng nhận được

nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp cũng như các học giả kinh tế Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới

WTO, vấn đề xây dựng VHKD ở các đoanh nghiệp Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết

Các doanh nghiệp đã dần nhận thức được rằng 'VHKD chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp,

để có thể đứng vững trong làn sóng hội nhập toàn cầu, để tạo niềm tin cho đối tác cũng, như tạo cơ sở cho những mối quan hệ làm ăn lâu dài với những bạn hàng khó tính Các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một nền VHKD mang bản sắc riêng trong sự hòa quyện cùng văn hóa dân tộc Trên thế giới hiện nay,

một nền VHKD được biết đến, được nể phục và được học hỏi nhiều nhất có lẽ phải kể

đến nền VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản với những thương hiệu đã quá nỗi

tiếng trên thế giới như Toyota, Honda, Sony, Panasonic, Canon Trong đó tập đoàn Toyota nổi lên như một tắm gương sáng hơn cá trong việc xây dựng thành công VHKD Toyota Cái tên Toyota lần đầu tiên được thể giới chú ý đến vào thập niên 1980

khi mọi người đều nhận thấy chất lượng và hiệu quả Nhật Bản có điều gì đó khác biệt

Ô tô Nhật Bản bền hơn ô tô Mỹ và ít phải sửa chữa hơn Đến thập niên 1990, mọi

người lại nhận thấy ở Toyota điều gì đó khác biệt hơn so với chính các nhà ché tạo ô tô khác của Nhật Bản Và ngày nay Toyota đã trở thành một trong những nhà chế tạo ô

tô lớn nhất thế giới với doanh số toàn cầu hơn 6 triệu xe mỗi năm trên 170 quốc gia Bí quyết gì đã giúp cho Toyota có được sự thành công ấy? Đó chính là VHKD Toyota với

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Hệ thống sản xuat Toyota (Toyota Production System)

và Phương thức Toyota (The Toyota Way) Hệ thống sản xuất Toyota và Phương thức Toyota đã và đang trở thành đề tài nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cũng như lĩnh vực dịch vụ

Vậy thì VHKD của tập đoàn Toyota có những nét đặc trưng nổi bật gì? Hệ thông

Trang 6

sản xuất Toyota và Phương thức Toyota là gì? Làm thế nào dé kết hợp được Hệ thống sản xuất Toyota và Phương thức Toyota một cách hiệu quả? Và doanh nghiệp Việt

Nam co thé học hỏi gì từ nền VHKD Toyota để xây dựng một nền VHKD hiệu qua

cho riêng mình? Với mong muốn trả lời những câu hỏi đó, tác giả đã chọn "'Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của tập đoàn Toyota — Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của minh

2 Muc dich nghiên cứu của đề tài

Mục đích cơ bản của khóa luận là nhằm nghiên cứu những nét đặc trưng nhất trong VHKD của tập đoàn Toyota một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất trên thế

giới; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bề ích cho các doanh nghiệp Việt Nam,

giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận hơn với phương thức sản xuất hiệu quả - sản xuất tỉnh gọn Qua đó, tác giả mong muốn khóa luận có thê phần nào giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được cái nhìn tổng thể về VHKD Nhật Bản và VHKD của tập đoàn Toyota nói riêng, tiếp thu những yếu tố tích cực trong nét VHKD của họ,

đồng thời hiểu hơn về thực trạng VHKD Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng

là xây đựng có hiệu quả VHKD cho doanh nghiệp mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan niệm suy nghĩ, cách cảm và

hiểu về văn hóa, về kinh doanh, về VHKD, về VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản

nói chung và VHKD của tập đoàn Toyota nói riêng, đặc biệt là những nét đặc trưng nhất của VHKD Toyota, những bí quyết đã giúp cho Toyota vượt qua những "ông lớn” trong làng ô tô thế giới trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn ở việc tìm hiểu, phân tích để làm rd VHKD cia tập đoàn Toyota để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp

phân tích - tổng hợp, phương pháp đôi chiếu - so sánh, phương pháp mô ta và khái

quát đối tượng nghiên cứu Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau để

rút ra những kết luận phục vụ cho đề tài.

Trang 7

$ Kết cấu của Khóa luận

Ngoài các phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa

luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Văn hóa kinh doanh và những nét đặc trưng trong văn

hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản

Chương 2: Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Tập đoàn Toyota Chương 3: Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

6 Những kết quả dự kiến đạt được

Dựa trên việc nghiên cứu những nét đặc trưng trong VHKD của tập đoàn Toyota,

khóa luận phân tích những hạn chế của VHKD Việt Nam và rút ra những bài học bổ

ích nhằm xây dựng VHKD tại các doanh nghiệp Việt Nam Kết quả thu được sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam có thẻ xây dựng thành công được VHKD ~ một yếu tố sống còn trong, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Văn hóa kinh doanh là một đề tài còn hết sức mới mẻ ở cả trên thế giới và Việt

Nam Hơn nữa, do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, khóa luận chắc chăn

không tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được những lời góp ý, phê bình từ các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên để có thẻ hoàn thiện

hơn những nhận thức về vấn dé nay

Trước khi đi vào nội dung chính của khóa luận tác giả xin gửi lời cám ơn tới các

thay cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, tới Trung tâm hợp tác nguồn nhân

lực Việt - Nhật (VJCC), tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa luận

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Phạm Duy Liên, người đã

trực tiếp hướng dẫn, đã dành thời gian và công sức giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh

nghiệm quý báu đề tác giả có thể hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung của khóa

luận tốt nghiệp

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Lan Hương

Trang 8

Chương 1: Tống quan về Văn hóa kinh doanh và

những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của

các doanh nghiệp Nhật Bản

1 Tổng quan về văn hóa kinh doanh

1.1 Khái quát về văn hóa

Văn hóa ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, tuy nhiên, ngay cả cho đến khi xã hội loài người phát triển như bây giờ, người ta vẫn chưa thể thống nhất

được một khái niệm chung, nhất về văn hóa Vào năm 1952, hai nhà nhân chủng học

người Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thu thập được 164 cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hoá Trong cuốn “Triết học văn hoá” M.S.Kagan thu thập được hơn 70 cách định nghĩa khác nhau Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hoá Sở đĩ nhân loại

lại có thể đưa ra quá nhiều những định nghĩa về văn hóa đến như vậy là bởi mỗi thể

chế chính trị, mỗi quốc gia, mỗi nhà khoa học nghiên cứu trong những lĩnh vực khác

nhau lại đặt ra cho mình một định nghĩa về văn hóa riêng biệt xuất phát từ những,

cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau

Trong lịch sử, thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện rất sớm ở cả phương Đông, cũng

như ở phương Tây Ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc — một trong những cái

nôi văn minh lớn của xã hội loài người, nghĩa ban đầu của “văn hóa” trong tiếng Hán

được hiểu là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào đề nhận biết và phân biệt mình với người khác biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí an

của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên' Đến thời kì cổ đại ở Trung Quốc,

“văn hóa” lại được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn

trị" và "giáo hoa”, ding cai hay, cai dep để giáo dục và cảm hóa con người “Văn”

đối lập với “vũ”, "vũ công”, *vũ uy” tức dùng sức mạnh để cai trị Ở nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã mơ ước một xã hội văn trị, lẫy nên tảng văn hiển cao,

' Nguyên nghĩa của văn là "xăm thân”, chữ văn là hình về một con người với thân hình được trang trí bằng, nhiều hình vẽ Từ nguyên (Nguồn gốc của chữ Hán), Thượng Hải, 1954

? Bộ Từ Hải, năm 1999

Trang 9

lấy trình độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người làm cơ sở cho sự phát triển hài

hòa của xã hội

Ở phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Viét (culture trong tiéng Anh

và tiếng Phap, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere 1a colo, colui, culrus với hai nghĩa: (1) gìữ gìn, chăm sóc tạo dựng trong trồng trọt, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người; (2) cầu cúng!

Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội loài người, các định nghĩa về văn hóa ngày cảng trở nên phong phú đa dang Nam 1871, định nghĩa đầu tiên về văn hóa

đã được đưa ra bởi nhà nhân chủng học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 — 1917): “Văn hóa hay văn mình hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thé phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bắt cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành

“ Trong định nghĩa này, Tylor mới chỉ đề cập đến các yếu tô tỉnh thần viên của xã hội

bao ham trong văn hóa mà chưa đề cập đến các yếu tố văn hóa vật chất

Sau Tylor, nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra những định nghĩa đầy đủ

hơn, khái quát hơn Triết học Mác ~ Lênin đã định nghĩa: “Văn hóa là tổng hợp các

giá trị vật chất và tỉnh thân đo con người sảng tạo ra, là phương thức, phương pháp

mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và giáo dục con người Hà, Đây là một định nghĩa về văn hóa theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có phần nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài người, thiên vê tính giá trị, được hình

thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác — Lênin Theo khái niệm này có thể nói, văn hóa bao

gồm cả vật chất và tỉnh thần, câ kinh tế lẫn xã hội Văn hóa được hình thành từ khi con

người biết sáng tạo Văn hóa là tất thảy những sản phẩm vật chất (văn hóa vật thể) và tỉnh thần (văn hóa phi vật thể) đo con người sáng tạo ra trong quá khứ lẫn hiện tại Tuy

nhiên, ở đây văn hóa phải gắn với giá trị tức là không phải tất cả những sản phẩm con

người sáng tạo ra đều là văn hóa mà chỉ có những sản phẩm có chứa đựng giá trị

những cái có ích cho con người mới được gọi là văn hóa Điều đó cũng có nghĩa

những sản phẩm do con người làm ra nhưng không mang tính người, hủy hoại cuộc ' Lương Văn Kế (2007), 7hé giới đa chiêu NXB Thể giới, trang 319 - 320

? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ~ Văn hóa (http://vi.wikipedia.org)

* Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990), Chủ nghĩa duy vật lịch sử, NXB Tuyên huan

5

Trang 10

song của con người thì không phải văn hóa như bom hạt nhân chất độc hóa học hay

vũ khí giết người

Một định nghĩa khác cũng hết sức đặc biệt do E.Heriot đưa ra, theo ông: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng - đó là văn hóa” Định nghĩa này đã cho

thấy rằng văn hóa có tính kế thừa, nó là thứ còn lại khi những thứ khác đã qua đi và

biến mất, nó được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thé hệ khác Tuy

nhiên định nghĩa này lại không đề cập đến những nội dung cụ thể của văn hóa

Trong Hội nghị liên Chính phù về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại

Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “Văn

hóa bao gôm tat cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản

phẩm tỉnh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lỗi sống và lao động” Định nghĩa nêu trên vừa nói đến văn hoá vật chất và văn hoá tỉnh thần, vừa nói

đến hệ giá trị, lại vừa có ý nghĩa chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc dù lớn dù nhỏ đều có bản sắc riêng” Quan điểm này càng được thừa nhận tại Hội nghị Quốc tế về văn hóa ở Mêhicô dé bắt đầu thập kỷ văn hóa ƯNESCO được tổ chức vào

năm 1982 với sự tham gia của đại diện hơn một trăm quốc gia trên thể giới

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng dua ra những quan điểm nhận định riêng Trong cuốn “May van dé li luan va thuc tién xây dựng văn hóa ở nước ta", GS.TS.Hoàng Vinh cho rằng: *Văn hóa là vốn hiểu biết của con người tích lũy lại

được trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn — lịch sử, được kết tỉnh lại thành các giá

trị chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng Hệ giá trị là thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng

của mọi cộng đồng trong xã hội và có khả năng liên kết các thành viên làm cho cộng đồng trở thành một khói vững chắc, điều tiết hoạt động của các thành viên sống trong

ở Tuy nhiên cũng có không ít những quan điểm tán thành với

cộng đồng xã hội ấy

khái niệm văn hóa của chủ nghĩa Mác — Lênin Trong tác phẩm "Cờ sở văn hóa Việt

' Ngô Thị Thanh Bình (2005), Luận văn: Những xét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản |

2°TS Phan Quéc Anh (2008), “Lai néi vé khai nigm van héa” (http://ninhthuanhome.com)

* Đặng Minh Trang (2009), Luan van: Tác động của văn hóa kinh doanh Nhật Bản tới khả năng thâm nhập

thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 11

Nam” của GS Viện sỹ Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thông hữu

cơ các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”

Qua những ví dụ trên có thé thấy rằng, mỗi khái niệm, mỗi định nghĩa đều có

cách tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau và thật khó để tìm ra định nghĩa nào khái

niệm nào là chính xác nhát, hoàn chỉnh nhát Tuy nhiên chúng ta có thể rút ra được kết

luận rằng: văn hóa chính là sản phẩm của xã hội loài người, là tổng hợp những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra, được phát huy và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và các khía cạnh, lĩnh vực trong văn hóa đều có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau Trong khuôn khổ của bài khóa luận này, để phù hợp với mục đích nghiên cứu của đẻ tài, chúng ta sẽ thống nhất dùng định nghĩa về văn hóa của tác giả Czinkota, theo đó: “ăn hóa là một hệ thông các cách cư xư đặc trưng của các thành

viên của bắt kì một xã hội nào Hệ thống này bao gôm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói,

làm, thói quen, ngôn ngữ sản phẩm vật chất và những tình cảm — quan điểm chung của các thành viên đó "Ê

1.2 Khái quát về kinh doanh

Kinh doanh là một trong những hoạt động cơ bản của con người Nó xuất hiện

cùng với sự ra đời của kinh tế hàng hoá và thị trường Ngày từ thời cô đại, đã có tầng

lớp những người làm nghề kinh doanh hay còn gọi là doanh nhân Kinh doanh bao gồm nhiêu hình thức hoạt động khác nhau như buôn bán (thương mại) sản xuất, dịch

vụ, thông tin, tư vấn Xét về lịch sử kinh doanh thương mại thì mua bán, trao đổi và

lưu thông hàng hoá là loại hình kinh doanh đầu tiên xuất hiện và có liên quan đến sản

xuất và trao đổi gồm nhiều công đoạn khác nhau như: đầu tư, sản xuất, marketing, dịch

vụ bảo hành Đó là một hệ thống hoạt động gồm nhiều chuyên ngành nghiệp vụ như:

quản trị kinh doanh, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chất lượng mua hàng bán hàng,

kế toán tài chính Các dạng hoạt động trên đều có chủ thể hoạt động với các nghề

nghiệp chuyên môn khác nhau Vì vậy luật doanh nghiệp năm 2005 của nước ta đã đưa ra định nghĩa kinh doanh từ bản chất của nó trong điều 2 khoản 4 như sau: “Ki

` TS Phan Quốc Anh (2008) "Lại nói về khái niệm văn hóa” (hIp://ninhthuanhome.com)

? Th.§ Nguyễn Hoảng Ảnh và nhóm nghiên cứu, Để tài: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Liệt

Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, trang 6

7

Trang 12

doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục địch sinh lợi"

Cũng có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về kinh doanh Theo tir dién “Tir va

ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lân giải thích: “Kinh doanh là tổ chức hoạt động

về mặt kinh tế đẻ sinh ] Hay theo như Businessdictionary.com có ghi inh doanh

là hệ thống kinh tế trong đó, hàng hóa, dịch vụ được đem ra trao đổi bằng hàng hóa,

dịch vụ khác hay bằng tiền trên cơ sở ngang giá giữa chúng Mỗi hoạt động kinh

doanh đều yêu cầu một số hình thức đầu tư và một số lượng khách hàng tiềm năng mà

sản phẩm đầu ra của nó có thể bán được nhằm thu được một mức lợi nhuận phù hợp”? Mặc dù kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, chăng hạn như: thương

mại, đầu tư, dịch vụ nhưng tựu chung lại đều hướng tới một mục đích cuối cùng, đó

là lợi nhuận Do đó chúng ta có thể thống nhất với khái niệm sau: “Kinh doanh là tất

cả những hoạt động hợp pháp nhằm thỏa măn các nhu cầu của con người thông qua

các hoạt động trao đổi bằng tiền tệ có vốn ứng trước nhằm thư được lợi nhuận”

Hoạt động kinh doanh bao gồm các thành phần cơ bản sau:

bán trao đổi hàng hoá trên thị trường

® Khách thẻ kinh doanh: là những khách hàng của chủ thể bao gồm người tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp và cả những nhà kinh doanh trong mối quan hệ bạn hàng hoặc cùng hợp tác kinh doanh, bao gồm: chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng

®_ Đối tượng kinh doanh: là các sản phẩm hoặc dich vụ được các chủ thê và khách

thể kinh đoanh trao đổi với nhau

Mục đích của kinh doanh là sinh lợi, là đem lại lợi nhuận để tái đầu tư và đảm

bảo lợi ích của người quân lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng

' PGS.TS.Nguyén Duy Bac, “Van hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân - Quan

niềm và mỗi quan hệ” (http://Avvew.vhdn.vn), 14/08/2008 Si -

* Businessdictionary.com: “Business is the economic system in which goods and services are exchanged for one another or money, on the basis of their perceived worth Every business require some form of investment and a sufficient number of customers to whom its output can be sold at profit on an consistent

` Đặng Minh Trang (2009) Luận văn: Tác động của van héa kink doanh Nhat Ban t6i khả năng thâm nhập thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 13

hóa và các dịch vụ xã hội Tuy nhiên, trong mỗi hoạt động kinh doanh, để đạt được

mục đích đó thì cần phải chú ý đến vai trò đặc biệt quan trọng của khách thê - người

tiêu dùng Bởi họ là trung tâm của thị trường, là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng nên

người kinh doanh phải căn cứ vào nhu cầu thị hiếu, sở thích của khách hàng để cung

cấp cho họ một lượng hàng hoá hay dịch vụ nào đó nhằm thu lại một lượng tiền với mức lợi nhuận nhất định Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng có chấp nhận hàng hoá, sản phẩm đó hay không

Ngày nay, bên cạnh các hoạt động kinh đoanh với mục tiêu chính ja lợi nhuận thì

cũng đã xuất hiện các hoạt động kinh doanh phi lợi nhuận hướng tới mục đích viện trợ nhân đạo hay từ thiện Tuy nhiên, số lượng các công ty, tô chức hoạt động kinh doanh

mang tính phi lợi nhuận còn hết sức nhỏ bé, khó duy trì lâu dài do tính chất của nó là

cần có một nguồn lực hỗ trợ lớn để có thẻ đuy trì hoạt động và không thể hiện được bản chất vốn có của kinh doanh

1.3 Mỗi quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh

Qua những phân tích trên đây thì dường như văn hóa và kinh doanh là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau bởi sự đối lập trong mục đích hướng tới của chúng Trong khi mục đích của văn hóa là hướng tới cái đẹp, cái thiện, những gia tri trong cuộc sống do con người sáng tạo ra thì mục đích cơ bản của các hoạt động kinh doanh lại là vấn đề lợi nhuận, lợi nhuận thu được càng cao thì hoạt động kinh doanh đó càng được cho là hiệu quả Tuy nhiên trên thực tế chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại, bỗ sung cho nhau Mối quan hệ biện chứng đó được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau sau:

* Thứ nhất, văn hóa tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của các hoạt động kinh doanh

Khi nhắc tới các hoạt động kinh doanh người ta vẫn thường cho rằng kinh doanh

đơn giản chỉ là việc tìm mọi cách để thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt Tuy

nhiên điều đó không hoàn toản đúng Nếu kinh doanh chỉ để nhằm thu được cái lợi ích

trước mắt thì không quá khó, cái khó ở đây là làm sao dé sản phẩm của công ty giành

được sự tin dùng của khách hàng, có thể đứng vững trên thị trường trong một thời gian

9

Trang 14

đài, có sức cạnh tranh lớn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và thậm chí là

thâm nhập vào các thị trường tiềm năng mới Để có thể làm được tất cả những điều

trên thì kinh doanh phải có văn hóa Tổng giám đóc tô chức UNESCO Ngài Federico Mayor đã nói rằng: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiéng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều”' Khi kinh doanh có văn hóa thì sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, tạo nên tảng cho sự phát triển bền vững, ngược lại sự phát triển bền vững của kinh doanh lại

tạo ra các tiền đề vật chất hỗ trợ cho sự phát triển cũng như làm phong phú hơn văn

hóa Chỉ khi nào có sự kết hợp hài hòa giữa kinh doanh và văn hóa thì một doanh

nghiệp mới có thể tồn tại lâu dài trên thị trường, một quốc gia mới mong đạt tới sự

phát triển toàn diện, có hiệu quả và chất lượng cao về mọi mặt của đời sống

* Thứ hai, văn hóa là một đối tượng kinh doanh mang lại nguồn thu lớn

Mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt về văn hóa người ta gọi đó là bản sắc văn hóa Khi các giá trị văn hóa ấy trở thành đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp một

mặt sẽ vừa thu được lợi nhuận đồng thời lại có thể góp một chút công sức nhỏ nhoi

trong việc bảo tồn và quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc mình đến với bạn bè thế

giới Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điểm đến lí tưởng cho những du khách đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Không chỉ khách du lịch nước ngoài mà thậm chí cả

số lượng du khách nội địa trong những năm qua cùng không ngừng gia tăng, khiến cho doanh thu của ngành du lịch tăng lên đáng kể Năm 2008, doanh thu hàng năm của

ngành du lịch là hơn 64.000 tỷ đồng, đến nam 2009, bat chap sự suy thoái của nền

kinh tế thế giới, ngành du lịch vẫn đem lại nguồn thu lên tới 68.000 tỷ đồng, tăng 9%

so với năm 2008 (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam) Vậy điều gì đã giúp cho ngành

du lịch của Việt Nam phát triển đến như vậy? Câu trả lời chính là: văn hóa Việt Nam

đã thu hút khách du lịch tới đây Họ luôn thích thú khi đi đạo trên những con phô cổ

đông tấp nập kẻ mua người bán của Hà Nội, thích được đi vào các bản làng dân tộc ' Ngô Thị Thanh Bình (2005) Luận văn: Xhững nét đặc trưng trong văn hóa kinh đoanh của các doanh nghiệp Nhật Bản

10

Trang 15

thiểu số ở vùng núi cao Sapa hay dim chìm trong những câu hát quan họ của các liền

anh liền chị Bắc Ninh Du lịch văn hóa ngày nay đã và đang trở thành sự lựa chọn

hấp dẫn của du khách

Bên cạnh ngành du lịch, văn hóa cũng có thể trở thành một lĩnh vực đem lại lợi

nhuận cao thông qua việc mua bán những sản phâm kết tỉnh từ văn hóa Những mặt

hàng thủ công mĩ nghệ như: đồ mây tre đan, thêu ren thủ công, mỹ nghệ khảm trai của Việt Nam được thị trường nước ngoài đánh giá khá cao Văn hóa có giá trị vĩnh cửu trường tồn, nó chứa đựng tất cả những gì tỉnh túy nhất của một dân tộc và chính những nét đặc thù ấy sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế rất riêng mà không một đối thủ cạnh tranh tại các quốc gia khác có thể có được Bởi vậy, nếu các

nhà kinh đoanh biết cách đi sâu tìm hiểu và đánh giá đúng đắn nẻn văn hóa dân tộc

đưới góc độ kinh doanh thì hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận cao và làm giàu chính đáng bằng nội lực văn hóa quốc gia mình

* Thứ ba, văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư duy và hành động của các doanh nhân

Mỗi con người chúng ta đều luôn được đặt trong tông hòa các mối quan hệ xã hội

Chính mối quan hệ mang đậm bản sắc văn hóa của từng cộng đồng ấy đã có ảnh

hưởng sâu sắc đến từng cá nhân trong xã hội đó nó quyết định tới hành vi, tư duy và

tình cảm của con người Do đó, mỗi cá nhân thuộc một nền văn bóa khác nhau thì có

cách làm việc khác nhau Một ví dụ điển hình như: người phương Tây, luôn có thói quen đặt cái tôi lên trước ngược lại ở phương Đông nhân sinh quan của con người là

hướng về cộng đồng, vì tập thể, vì cái chung Một nhà kinh doanh giỏi là người vừa

phải có “tài”, vừa có “tâm”, biết làm giàu cho không chỉ cá nhân mình mà còn phải

biết làm giàu cho cả xã hội Bên cạnh đó, bản thân các doanh nhân cũng cần cố gắng thiết lập cho mình những tiêu chí cần thiết và thực hiện theo đó, để có thể làm nên

được văn hóa của chính mình, văn hóa của riêng công ty mình trên cơ sở nền tảng văn hóa chung của dân tộc

Từ những phân tích trên chúng ta có thể khăng định một lần nữa rằng: văn hóa và

kinh doanh có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Kinh doanh tạo cơ sở

vật chất làm phong phú thêm đời sống văn hóa của dân tộc, ngược lại văn hóa có sức

chỉ phối mạnh mê tới hoạt động kinh doanh Như vậy, chỉ có trên cơ sở mối quan hệ hải

11

Trang 16

hòa giữa văn hóa và kinh doanh thì một xã hội mới có thé dat đến sự phát triển toàn

điện, có hiệu quả và bền vững trong mọi mặt của cuộc sống hay nói cách khác mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình

1.4 Khái quát về văn hóa kinh doanh

1.4.1 Khái niêm văn hóa kinh doanh

Mặc dù văn hóa và kinh doanh có một mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng chặt

chẽ tới nhau, nhưng phải đến thập kỉ 60 của thế kỷ trước, khi Hofstede xuất bản cuốn

sách “Culture and organizations — the software of the mind” thi mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh mới được các nhà nghiên cứu đưa ra một cách tỉ mỉ Và xét tới mối quan hệ biện chứng đó, kho tàng ngôn nạữ của nhân loại xuất hiện thêm một thuật ngữ

“business culture — văn hóa kinh doanh” Trước đây khi bàn tới vấn đề này người ta

thường chỉ nói đến “kinh doanh có văn hóa”, hoặc "văn hóa trong kinh doanh” Sự ra

đời của thuật ngữ văn hóa kinh doanh đã cho thấy sự đôi thay sâu sắc vẻ các yếu tố văn hóa trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp nói riêng và của nên kinh tế nói chung

Hiện nay cũng giống như định nghĩa về văn hóa người ta vẫn chưa đưa ra được

một định nghĩa được chính xác nhất, tổng hợp nhất về văn hóa kinh doanh Tuy nhiên,

xét một cách tổng thê thì có hai quan niệm lớn về văn hóa kinh doanh trong mối liên

hệ với văn hóa doanh nghiệp

Quan điểm thứ nhất cho rằng văn hóa kinh doanh bao trùm lên văn hóa doanh

nghiệp hay nói cách khác văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận trong văn hóa kinh

doanh Quan điểm này được hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như xã hội thừa nhận đó

là do văn hóa kinh doanh là hoạt động liên quan đến mọi thành viên trong xã hội do đó

văn hóa kinh doanh là một phạm trù ở tầm cỡ quốc gia còn văn hóa doanh nghiệp thực

chất là văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp, chính vì thế văn hóa doanh nghiệp

chỉ là một thành phần trong văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh chính là nền tảng

tỉnh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia, nó được hình thành

` Đặng Minh Trang (2009) Luận văn: Tác động của văn hóa kinh doanh Nhật Bản tới khả năng thám nhập

thị trường này của các doanh nghiệp liệt Nam

12

Trang 17

ngay từ khi xuất hiện các hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó và

nó thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc, ví dụ như: giới doanh nhân Trung

Quốc được cả thế giới biết đến với tính cộng đồng cao, còn người Nhật Bản được vị nễ

và đánh giá cao bởi chữ tín Từ quan điểm này đã có khá nhiều khái niệm vẻ văn hóa

kinh doanh ra đời, trong đó có thể coi khái niệm của Viện kinh doanh Nhật Bản - Hoa

Kỳ (Japan — America Business Academy — JABA) đưa ra là tương đối chính xác: “Văn hóa kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hóa của

một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội đó "” Hay như một

định nghĩa khác của hai giáo sư trường Đại học Michigan — Hoa Ky, Vern Tepstra va

Kenneth David: “Van héa kinh doanh bao gôm những nguyên tắc điều chỉnh việc kinh

doanh, việc ấn định ranh giới giữa hành vì cạnh tranh và các ứng xử vô đạo đức,

những quy tắc phải tuân theo trong các thỏa thuận kinh doanh "? Đây là một khái niệm

khá rộng bởi theo hai tác giả này thì văn hóa kinh doanh là một phạm trù rộng, bao

trùm lên mọi khía cạnh trong đời sống kinh doanh

Quan điểm thứ hai tuy có vẻ bạn chế hơn nhưng lại được các nhà nghiên cứu về

quản trị kinh doanh chấp nhận, theo quan điểm này thì chủ thể của văn hóa kinh doanh

chính là các doanh nghiệp, do đó, văn hóa kinh doanh cũng chính là văn hóa doanh nghiệp Mặc dù trong hoạt động kinh doanh không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có các nhân tố khác góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh như: nhà nước, các cơ quan liên quan, các tầng lớp xã hội với tư cách là người tiêu dùng và nếu không có

các nhân tô này thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khó có thê thành công được Thế nhưng xét cho cùng thì doanh nghiệp vẫn là chủ thể chính mang tính quyết

định đến mọi hoạt động kinh doanh Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ

chức, người theo quan điểm cho rằng chủ thể của văn hóa kinh doanh chính là các

doanh nghiệp, do đó văn hóa kinh doanh chính là văn hóa doanh nghiệp là "Tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải

' Ngô Thị Thanh Bình (2005) Luận văn: Những nét đặc trưng trong văn hóa kình doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản

` Đặng Minh Trang (2009) Luận văn: Tác động của văn hỏa kinh đoanh Nhật Bản tới khả năng thâm nhập thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam

13

Trang 18

quyết các vẫn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh nh Cũng đồng tình với quan niệm đó, trong bài viết “Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam”, PGS

TS Dương Thị Liễu cũng đã đưa ra định nghĩa về văn hóa kinh doanh như sau: “Van hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi

do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng

xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đông hay khu vực nào đó”” Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phỏ biến rộng rãi giữa

các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực đề nhận thức, tư duy và

cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt Văn hoá kinh doanh

không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh

Một khái niệm khác được rất nhiều người quan tâm đó là khái niệm về văn hóa

kinh đoanh của TS Đỗ Minh Cương trong cuốn ''Văn hóa kinh doanh và triết lí kinh

doanh”;

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tổ văn hóa vào trong các hoạt

động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thê kinh doanh tạo ra trong

quá trình kinh doanh hình thành nên những kiêu kinh doanh ồn định và đặc thù của

họ "” Khái niệm này đã chỉ ra được hai khía cạnh của văn hóa kinh doanh Một là việc

sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh dé tạo ra sản phẩm, dich vụ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp Hai là văn hóa mà chủ thể kinh đoanh tạo ra trong quá trình kinh doanh của mình như

triết lý, hệ giá trị, hệ tư tưởng

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận này, chúng ta chấp nhận cách hiểu thứ hai: coi văn hóa kinh doanh cũng chính là văn hóa doanh nghiệp, chủ thé của hoạt động kinh doanh chính là các doanh nghiệp

' Luật gia Vũ Xuân Tiến, Tổng giám đốc Công ty CP Tư van quan ly va dao tao VFAM Việt Nam "Chức năng và nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiép” (htp://www.doanhnhan360.com)

Ở PGS.TS.Dương Thị Liểu "Hội nhập và văn hóa kinh doanh Viét Nam™ (http: //www.hids

Trang 19

Văn hoa kinh doanh (business culture) hay van hoa thuong mai (commercial culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gach nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hoá (một thương pham / một dịch vụ)

cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó Đó là hai

mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưng thống nhất: giá trị văn

hoá thê hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo

về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, nói rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của

nó nhằm tao ra những chát lượng — hiệu quả kinh doanh nhát định

1.4.2.1 Theo quan niệm đầu tiên về văn hóa kinh doanh: Văn hóa doanh nghiệp là

một bộ phận của văn hóa kinh doanh thì văn hóa kinh doanh bao gôm ba bộ phản

chỉnh sau

(1) Văn hoá đoanh nhân: Văn hoá thê hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm

cả các cá nhân và các tập thẻ) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yêu thê hiện ở trình độ

khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh va sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công đân và

(3) Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các

đơn vị tô chức sản xuất kinh doanh thé hiện qua những biểu trưng (symbol) chung

thuộc về hình thức (logo, đồng phục ) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tô chức sản xuất kinh doanh tạo ra

chất lượng sản phẩm và những thành tích truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng ' *Văn hóa doanh nghiệp với chiến lược xây dựng văn hóa kinh đoanh Việt Nam”

(hnp:/Avww:doanhnhan360)

15

Trang 20

xử thống nhất của toàn đơn vị (đói với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình

sản xuất kinh đoanh v.v

Ba mặt trên chính là ba bộ phận quan trọng hợp thành một nên văn hoá kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhát, trong đó văn hoá doanh nghiệp có thể xem là bộ phận

có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh doanh hiện nay Văn hóa doanh nghiệp là nơi tập hợp đội ngũ doanh nhân, nơi có thể tích hợp và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có trong nền

văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với các thành tựu văn hóa thế giới, góp phần

hình thành nền văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia, dân tộc

1.4.2.2 Theo quan điểm thứ hai về văn hóa kinh doanh: văn hóa kinh doanh chính là văn hóa doanh nghiệp

Khi đó, văn hóa kinh doanh — van hóa doanh nghiệp bao gồm 4 nhóm yếu tố:

nhưng giá trị cũng có thê bị suy thoái bị thay đổi trong một số điều kiện

Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa là

các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giám đốc doanh

'_PGS TS Nguyễn Thu Linh - Phỏ Viện trưởng Viện các vấn đề Phát triển, "Cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp” (http://www.doanhnhan360.com)

16

Trang 21

nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiển điện của các giá trị này qua nhiều nhóm yếu tố

văn hóa khác Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy với khách hàng là một trong

những giá trị mà họ theo đuổi, thì người ta phải thấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng về nhân viên, giá trị này cũng phải được chuyền tải trong tuyển

dụng nhân viên

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹ năng nhưng anh ta thích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinh nghiệm nhưng

không có động cơ phục vụ Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năng có thể học đề bù đắp,

còn sự thay đổi động cơ sẽ khó khăn hơn Và đĩ nhiên, nhân viên nào làm việc có hiệu

quả, phục vụ khách hàng tốt sẽ là người được thăng tiến khen thưởng trong doanh nghiệp Do đó, người ta có thể nói: Hãy cho tôi biết trong cơ quan anh chị người được pee

trọng dụng là người như thế nào, tôi sẽ nói được văn hóa của tô chức anh chỉ Ïà văn

hóa như thế nào !IV.06345

* Nhóm yếu tố chuẩn mực [ L0

Nếu như nhóm yếu tổ giá trị được ví như là lõi trong cùng của cây gé thi day la vòng bên ngoài liền kề của cây gỗ khi cưa ngang Nhóm yếu tô chuẩn mực là những

quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ Ai không tuân theo

dường như cảm thấy mình có lỗi Chẳng hạn văn hóa truyền thống của Việt nam vốn

đề cao tính cộng đồng Cái cá nhân là cái thuộc về cộng đồng Giá trị này cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tô chức Việt nam Ví dụ Sáng ra đến cơ quan, mọi

người thường ngồi cùng nhau ít phút bên ấm trà chuyện trò về thế sự, hỏi thăm nhau rồi mới vào việc Ai không tham gia cảm thấy không phải và dường như sẽ có khó

khăn khi hòa nhập, chia xẻ trong công việc Trong nhóm có người ốm, nếu cử một

người đi thăm đại diện thấy không yên tâm, mọi người sẽ cố gắng sắp xếp để cùng nhau đi thăm Cũng có thể xếp các yếu tô nghỉ lễ được sử dụng trong các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, logo vào nhóm này

* Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp

Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực Day

là khái niệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc được thoải mái ở mức độ nào Ví

dụ, nhân viên cấp dưới được tin tưởng ở mức độ nào, tỏ chức có chấp nhận rủi ro hay

17

Trang 22

nó luôn giữ ở mức an toàn nhát? Thái độ thân thiện hay thù ghét giữa các thành viên xung đột trong doanh nghiệp có được giải quyết hay lờ đi? Yếu tố phong cách quản lý miêu tả cách thê hiện thái độ và quyên lực của người quản lý trong việc thực hiện các

mục tiêu của tổ chức Phong cách quản lý được thê hiện theo nhiều cách khác nhau

như: độc đoán, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo

* Nhóm yếu tố hữu hình

Nhóm này được ví là vòng bên ngoài cùng của cây gỗ Các yếu tố của nhóm này

dễ nhìn thấy Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trong doanh nghiệp, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp

Nếu doanh nghiệp đưa ra tuyên bố vẻ giá trị mà đoanh nghiệp đề cao là sự hợp

tác, chia sẻ Nhưng kiến trúc trụ sở lại toát lên sự đề cao quyền uy, không gian làm việc bị sẻ nhỏ, đóng kín, nhà để xe thì lộn xộn, tùy tiện Sự hiện diện của các yếu tố

hữu hình như vậy cho thay rõ ràng các giá trị mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn dé cao chưa được các thành viên chỉa sẻ, áp dụng Hoặc nó chưa được lãnh đạo và cấp quan

lý trung gian chuyển tải vào các hoạt động của doanh nghiệp Ngược lại trong điều kiện môi trường bên ngoài thay đổi, thì nhóm yếu tố vòng ngoài cùng này sẽ chịu tác động trước hết và nó để thay đôi hơn các nhóm ở vòng trong Khi các nhóm ở các vòng bên ngoài so với lõi trong cùng thay đổi trong một thời gian dài, đến lúc nào đó

sẽ làm suy thoái giá trị được ví như löi trong cùng của thớ gỗ Đến lúc đó thì văn hóa

của doanh nghiệp đã thay đôi một cách tự phát Sự thay đổi này có thể phù hợp hoặc

cản trở mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp

Nói tóm lại, văn hóa doanh nghiệp chính là "luật" không thành văn quy định cách thức thực sự mà con người đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự

mà doanh nghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng Văn hóa doanh

nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu,

nhiệm vụ của tô chức, của doanh nghiệp

1.4.3 Đặc điểm của văn hóa kinh doanh

Xuất phát từ khái niệm về văn hóa kinh doanh chúng ta cũng có thể thấy rằng

18

Trang 23

bén canh nhimg dac diém ctia van hoa nói chung như: tính lịch sử, tinh kế thừa tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc thì văn hóa kinh doanh còn có những đặc

điểm riêng

Thứ nhất, văn hóa kinh doanh là một bộ phận đặc thù của văn hóa đân tộc Văn hóa kinh doanh là một cấp độ của văn hóa về khía cạnh kinh doanh Văn hóa kinh doanh hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc và chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa

dân tộc, tuy nhiên chúng ta không thể đồng nhất văn hóa kinh doanh với văn hóa

chung của dân tộc bởi nó có những tính chất đặc thù

Thứ hai, văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng sự xuất hiện của hàng hóa và thị

trường Nếu như văn hóa nói chung ra đời từ thuở bình minh của xã hội loài người thì

văn hóa kinh doanh lại chỉ xuất hiện khi nên sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức

độ nhất định Khi đó, doanh nghiệp mới có đủ thời gian trải nghiệm qua thực tiễn để xác định cho mình con đường kinh doanh nào là đúng đắn, chứ không đơn thuần kinh doanh tắt cả vì lợi nhuận như trước kia

Thứ ba, văn hóa kinh doanh có thê mang tỉnh chất quốc tế Văn hóa nói chung,

vốn là một khái niệm gắn liền với một dân tộc, một cộng đồng người Mặc dù cũng có

những trường hợp văn hóa của một quốc gia vươn lên tầm quốc tế khi có sự giao thoa hội nhập văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới song đó không phải là hiện tượng phổ biến Hơn nữa sự giao thoa, hội nhập văn hóa dù ở mức độ nào đi nữa thì nền văn hóa

đó vẫn chỉ là một nền văn hóa mới được du nhập khó được các thành viên trong xã

hội đó chấp nhận như một bộ phận gắn kết trong nền văn hóa truyền thông của mình

Song đối với văn hóa kinh doanh được biểu hiện qua văn hóa doanh nghiệp của một

công ty đa quốc gia, dù hoạt động trên lãnh thỏ của nhiều nước vẫn là một khối thống

nhất, có những đặc điểm riêng biệt và được mọi công ty thành viên đón nhận và tự nguyện coi đó là bản sắc riêng của mình Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong các tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia như: Toyota, Coca-cola, Honda, Pepsi

Thứ tư, văn hóa kinh doanh thường được xét trên một phạm vỉ hẹp Văn hóa nói chung là một lĩnh vực rộng lớn bao trùm mọi hoạt động của tất cả các thành viên

trong xã hội, nhưng đối tượng ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh thường chỉ là thể nhân, pháp nhân kinh doanh trong đó chủ yếu là các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn

18

Trang 24

Thứ năm, văn hóa kinh doanh của một quốc gia phải phù hợp với trình độ kinh

doanh của quốc gia đó Do văn hóa kinh doanh thê hiện thói quen, phong cách của nhà

kinh doanh nên nó phải phù hợp với trình độ kinh doanh của quốc gia đó Văn hóa kinh doanh của một dat nước có nẻn kinh tế chuyên về nông nghiệp không thể giống văn hóa kinh doanh của những nước công nghiệp phát triển

1.4.4 Vai trò của văn hóa kinh doanh

1.4.4.1 Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển kinh doanh bền vững

Hoạt động kinh doanh được thúc đây bởi nhiều động cơ khác nhau trong đó động

cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất Nhưng động cơ dé các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ vì nhu cầu sinh lý mà còn vì những nhu cầu cấp cao hơn đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thê hiện và sáng tạo

Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt hiệu quả cao và khiến cho chủ thê kinh doanh

giàu có hơn vì họ tìm mọi cách đề trốn tránh pháp luật Kiểu kinh doanh này không

thé lâu bền, vì đó là lối kinh doanh chụp giật, ăn xôi nên nếu phát hiện ra sẽ bị khách

hàng tây chay, bị cả xã hội lên án

Trái lại, kinh doanh có văn hóa không thể giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài việc giữ gìn chữ tín Khi đã bước qua giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ phát huy tác dụng và chủ thê kinh doanh sẽ có những bước phát triển lâu

dài, bền vững

1.4.4.2 Văn hóa kinh doanh là nguồn tực phát triên kinh doanh

* Trong tô chức và quản lý kinh doanh

Vai trò văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự biểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người và người trong tô chức; về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những

văn hóa có bản sắc đân tộc Ngoài ra, văn hóa kinh doanh còn được thẻ hiện thông qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng thông qua chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn một phong cách văn hóa trong kinh doanh Khi tất cả những yếu tố văn hóa đó kết tình

20

Trang 25

vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có văn hóa, thì đây là

một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh doanh

Nếu không có môi trường văn hóa trong sản xuất kinh đoanh tức là không sử

dụng các giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần vào hoạt động kinh đoanh thì không thê sử dụng các tri thức, kiến thức về kinh doanh và đương nhiên không thể tạo ra sản phâm hàng hóa địch vụ, không thể tạo ra hiệu quả và không thẻ phát triển sản xuất kinh

doanh được

* Trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh

Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng, văn

hóa kinh doanh thực sự trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động Trong thái độ với đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa chúng ta sẽ tạo ra được một môi trường canh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ hội cho sự tổn tại và phát triển lâu dài

* Trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là sự gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ trách nhiệm vượt

lên trên những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý thoả mãn được những mong muốn của xã hội

1.4.4.3 Văn hóa kinh doanh là điều kiện đây mạnh kinh doanh quốc tế

Khi trao đổi thương mại quốc tế sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các nền văn hóa

khác nhau của các nước, và việc hiểu văn hóa của quốc gia đến kinh doanh là điều

kiện quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Thông

qua việc tìm kiếm và cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế, giới thiệu những nét đẹp những tỉnh hoa của dân tộc mình cho bạn bè thế giới

2 Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản

2.1.1 Con người Nhật Bản

Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này,

người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành

' “Vai trò của văn hóa kinh doanh” (http:/ngheanstudents.org/)

21

Trang 26

một cường quốc Có thé tom tat những tính cách đặc trưng đó như sau’,

* Người Nhật có tính hiếu kỳ, óc cầu tiễn và rất nhạy cảm với những thay đôi trên thế giới

Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật Bản Họ

không ngừng theo đõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh

hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang điển ra đối với Nhật Bản Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không dé mắt thời cơ

Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn: Nhật Bản nghèo tài nguyên chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là con người Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng, ên định về mặt chính trị Việc đầu tư

cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng

thé ky qua da tao lap ra hé thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao,

đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay

được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội

và thu nhập Cũng cần nói rằng, đạo Không đã đem lại cho Nhật bản xưa và nay tư

tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị xuất thân dong dõi mà là giá trị qua thi cử Một trong những tính cách đáng chú ý nhất của dân Nhật là sự ham muốn phát triển nhân cách vô bờ bến của họ Hơn nữa, sự theo đuôi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố

gắng suốt đời Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt

nhất đề đạt mục đích

Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người đân Nhật niềm tin rằng: số phận cơ may

của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ cũng tin rằng tất cả họ ngay từ đầu đều có cơ hội bình đẳng như nhau Do vậy, ý niệm về sự bình

dang là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục Phần lớn người Nhật tin rằng

họ đang sống trong một môi trường xã hội đồng nhất không phải xã hội giai cấp, trong

đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân

* Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

) Con người Nhật Bản” (htp:/thongtinnhatban.net)

2

Trang 27

Người Nhật thành công trong việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống

Họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc và những

truyền thông văn hóa của mình mà họ vốn rất tự hào Đó chính là lý do tại sao mà cho đến ngày nay Nhật Bản vẫn duy trì được những công trình, những giá trị mang tính

lịch sử rất có giá trị như: các cung điện, các đền chùa, các lễ hội truyền thống

* Người Nhật có tỉnh thân làm việc tập thể

Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia

phương Đông khác Trong đời sông người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng, Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và

mọi thành viên trong nhóm, bắt kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay ding

hay vinh quang mà nhóm đã đạt được Tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường,

học hay hội đoàn

Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể lam mat lòng người khác Các tập thể (công ty, trường học hay đoàn thẻ chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỷ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thê cũng có thẻ liên kết với nhau đề đạt mục

đích chung Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong

nước Nhật nhưng khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với công ty thứ 3 của nước ngoài

* Người Nhật không thích sự đối đầu

Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân Để

tránh nó, họ luôn luôn làm theo sự nhất trí Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức

nhiều khi lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể điện và uy

tín là vấn để cốt tử Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho suy nghĩ chỉ vì lợi

ích cá nhân, vì lẽ người nào biết hòa nhập hoàn toàn vào lợi ích chung của cả nhóm thì

sẽ được đền đáp xứng đáng

Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân trong môi trường tập thể không được khuyến khích Thông qua câu tục ngữ trứ đanh ở Nhật “cây đính nào ló lên sẽ bị đóng xuống" thì ta có thé phần nào hiểu

23

Ngày đăng: 30/03/2015, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w