1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đôi nét về văn hóa kinh doanh nước pháp

14 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 606,36 KB

Nội dung

Những đặc điểm văn hóa chung  Tính cách đặc trưng của người Pháp  Có tinh thần dân tộc cao, tự hào về nước Pháp  Họ thích trật tự nhưng lại ghét tuân theo kỷ luật  Ngưỡng mộ tính l

Trang 1

QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA | GVHD: Phạm Thị Bé Loan

NHÓM BÁNH BÔ ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA

Trang 2

Nhĩm Bánh “Bơ” Page 1

Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu ,giáp với nhiều quốc gia lớn như: Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha

Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc cĩ ảnh hưởng văn hĩa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên tồn thế giới.Là nước cĩ mạng lưới quan hệ ngoại giao lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ), Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên cĩ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Nước Pháp cĩ nhiều đặc điểm địa lý khác nhau, từ những đồng bằng ven biển, những cánh rừng bạt ngàn đến những đồi núi nhấp nhơ hay những dãy núi cao ngất trời Đỉnh Mont Blanc nằm ở dãy Alps với độ cao 4.810 mét (15.781 ft) trên mực nước biển là điểm cao nhất tây Âu, đồng thời điểm thấp nhất Châu Âu cũng nằm ở Pháp, vùng Đồng bằng Rhone thấp hơn mực nước biển đến 5 mét (-15 ft) Khơng chỉ đa dạng về địa lý, nước Pháp cịn được xem là một trong những trung tâm văn hĩa - nghệ thuật của cả châu Âu với những lâu đài, thành phố cổ và kiến trúc, kho tàng văn hĩa đồ sộ được để lại từ thời La Mã cổ đại hay thời kì Phục Hưng thịnh vượng

Ngồi ngơn ngữ chính thức là tiếng Pháp cịn cĩ nhiều ngơn ngữ địa phương và thổ ngữ khác được sử dụng trên nhiều vùng khác nhau như: tiếng Đức, Ý, Bồ Đào Nha, các thổ ngữ Oïl (như Picard và Poitevin-Saintongeais)…

Nhắc đến nước Pháp, ngồi vẻ đẹp độc đáo và phong phú của phong cảnh, người ta cịn nghĩ đến thời trang, nước hoa, hay rượu vang và những mĩn ăn Tây Âu đặc trưng - rất nhiều điều thú vị lơi cuốn những ai ham thích du lịch cũng mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây

Trang 3

Nhóm Bánh “Bô” Page 2

II Những đặc trưng của văn hóa kinh doanh

1 Những đặc điểm văn hóa chung

 Tính cách đặc trưng của người Pháp

 Có tinh thần dân tộc cao, tự hào về nước Pháp

 Họ thích trật tự nhưng lại ghét tuân theo kỷ luật

 Ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh và sự thông thái

 Ưa giao tiếp, ồn ào, vui vẻ nhưng rất văn minh, lịch sự

 Theo chủ nghĩa cá nhân

 Yêu thích những thứ tinh tế trong cuộc sống

 Lãng mạn, yêu thể thao, nghệ thuật, thích vui chơi giải trí

 Thân thiện vui tính nhưng họ hay mỉa mai

 Người Pháp rất tự hào về đất nước của họ và phụng sự cho đất nước là một công việc cao cả Để có được một nước Pháp như ngày hôm nay, người Pháp đã không ngừng đấu tranh cho sự - hòa nhập - chứ không - hòa tan Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

 Tinh thần cộng đồng cao: Người Pháp thường tự hào về thành phố hay làng mà

họ sống Họ cũng luôn hỗ trợ lẫn nhau Vì thế mà người ta lập ra vô số hiệp hội dành cho người già, người yêu âm nhạc, họa sĩ, nông dân và nhiều đối tượng khác Nếu một nông dân cần hỗ trợ hay lời khuyên, những thành viên khác trong hiệp hội dành cho nông dân luôn sẵn sàng dành thời gian và công sức để giúp đỡ người đó

 Không những lòng tự hào dân tộc của người Pháp cao mà họ còn rất coi trọng tính cộng đồng và quyền bình đẳng So với những nước phương Tây khác thì quyền dân chủ ở Pháp bị hạn chế hơn Những người nhập cư sinh sống tại đây phải hòa nhập vào nền văn hóa của nước này, cũng như không được hình thành nên những nhóm tôn giáo

Trang 4

Nhóm Bánh “Bô” Page 3

khác biệt Tại Pháp, tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm Pháp luật nước này ngăn cấm việc thu thập số liệu, thông tin liên quan đến chủng tộc, tôn giáo…

 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc Cuộc sống và hạnh phúc gia đình với người Pháp quan trọng hơn công việc Vì thế phần lớn họ nghỉ hưu sớm và luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi quý báu để ăn bữa trưa và tối cùng bạn bè, người thân Họ cũng luôn tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để du lịch, nghe nhạc, cắm trại, tụ tập với bạn bè

 Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa trên sự hiểu biết, trình độ học vấn Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao Nếu họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ

Họ có khuynh hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng Kết quả của một cuộc tranh luận đối với họ luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có bất kỳ trường hợp nào là ngoại lệ Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không phải là việc làm dễ Với họ, sự đồng thuận không dễ gì đạt được

 Cũng như mọi dân tộc trên thế giới, người Pháp có một số các luật lệ qui ước qui định cách ứng xử của mỗi người trong xã hội Những luật lệ này tạo nên cái mà người

ta gọi là phép lịch sự, xử thế, cách sống cách đối xử trong xã hội Nó khiến cho các mối

quan hệ cá nhân được dễ dàng hơn và góp phần tạo nên sự hài hòa cho xã hội

 Nguyên tắc cơ bản trong phép xã giao của người Pháp

 Với người Pháp, phải tôn trọng giờ giấc bởi vì sự đúng giờ là một biểu hiện căn bản của phép lịch sự Nếu một ai đó hẹn bạn ở trên phố hay một nơi công cộng vào một giờ cụ thể, bạn nên đến đúng giờ, thời gian muộn tối đa có thể được tha thứ là 5 phút Nếu là một cuộc hẹn mang tính chất công việc, hay cuộc hẹn khám bệnh với bác sĩ hay

Trang 5

Nhóm Bánh “Bô” Page 4

với nha sĩ, nên đến sớm trước 5 hay 10 phút.Việc đến muộn luôn bị xem là bất lịch sự

Ở Pháp, người ta không gọi điện thoại vào sáng sớm và đêm khuya nếu không có việc cấp bách

 Khạc nhổ ngoài đường là tối kỵ Ợ thành tiếng ở nơi công cộng bị xem là rất mất lịch sự Ngáp mà không lấy tay che miệng, hỉ mũi hay hắt xì hơi thành tiếng cũng là những cách ứng xử bị xem là rất xấu

 Người ta không nhìn chòng chọc vào người khác bởi nhìn trừng trừng soi mói một người nào đó bị coi là rất mất lịch sự Nói oang oang với người đi cùng mình hay trong điện thoại là một cách xử thế phản cảm Trước một dòng người chờ đợi, phải xếp hàng như mọi người, những người tự cho phép mình vượt lên người khác hay đến thẳng quầy giải quyết công việc của mình sẽ bị những ánh mắt nhìn khiển trách hay la mắng

 Nói câu « xin chào », « cảm ơn “, xin lỗi, làm nhẹ đi một lời chê trách hay một yêu sách bằng một nụ cười, giữ cửa, nhường chỗ, nhường lối cho một người lớn tuổi hay người tàn tật: những lời nói nhẹ nhàng, những cử chỉ nho nhỏ ấy không thể thiếu trong mọi tình huống, ở nơi đông người cũng như những chốn riêng tư, trên đường phố, trong cửa hàng hay trong phòng khách Những lời nói và cử chỉ ấy dược học từ khi còn nhỏ tuổi Với người Pháp, nếu không có những lời lẽ cử chỉ ấy, tất cả mọi sự tinh tế trong xử thế chỉ là sự giả tạo

 Ứng xử trong gia đình

Đối với người Pháp, cơ sở của sự hòa hợp êm thấm trong gia đình là tình thương, sự tin tưởng, sự thống nhất, sự tôn trọng và sự lạc quan Con cái ai cũng có lúc xử sự không phải, cha mẹ nào cũng có lúc mắc sai lầm Cuộc sống gia đình có những nguyên tắc của nó

 Nguyên tắc đầu tiên để chung sống hòa bình là tạo ra một khung cảnh sống hài hòa và tiện Mọi người đều phải tôn trọng không gian tình cảm thân mật Không ai được

Trang 6

Nhóm Bánh “Bô” Page 5

để đồ dùng cá nhân nhiều ngày liền trên bàn, trên ghế dù cho đó có là sách vở, đồ chơi hay quần áo cũng vậy

 Tôn trọng giờ giấc các bữa ăn Về muộn hay không về được, hay mời một người bạn đến nhà không định trước đều phải gọi điện báo Mượn đồ dùng cá nhân của người khác rồi không trả lại, chiếm dụng phương tiện thông tin, lạm dụng nhà tắm vào giờ mà

ai cũng vội là những hành vi phải tránh Bóc niêm phong báo trước chủ nhân của nó, đọc thiếp chúc mừng và thư tín của người khác là những việc làm không đúng

 Ai cũng có quyền có không gian riêng Theo phép lịch sự phải gõ cửa trước khi vào phòng Con cái không tự tiện xông vào phòng bố mẹ Bố mẹ tôn trọng góc riêng của các con Các phép tắc lịch sự được dạy và học vào bữa ăn

 Ứng xử với hàng xóm

Đối với người Pháp, hàng xóm là những người hết sức quan trọng trong cuộc sống, nhất

là khi họ muốn sống bình yên

 Tất cả những người sống ở chung cư thường phải biết và tuân thủ những quy định về sở hữu chung được treo ở sảnh lớn Chào hỏi, mỉm cười trao đổi vài câu khi gặp nhau ở không gian chung là những trao đổi không thể thiếu khi cùng sống trong một chung cư

 Theo lệ thường, người Pháp không thân thiện lắm với hàng xóm, không bắt họ

kể về cuộc sống của họ Người ta cũng không kể chuyện nhà mình với hàng xóm mà luôn luôn canh giữ vườn cây bí mật của mình

 Ứng xử nơi công cộng

 Ở nơi công cộng người ta tránh tóp tép nhai kẹo cao su, cắt móng tay, móng chân, chải đầu, ngoáy mũi, ngoáy tai, ngáp, vươn vai, duỗi chân, duỗi tay, nói to …

 Trên thang bộ, người Pháp dể phụ nữ và người cao tuổi đi bên có tay vịn Đàn ông luôn phải để cho phụ nữ lên trước và mình xuống thang trước để có thể hỗ trợ trong trường hợp trượt ngã Trong thang máy, người ta phải biết chờ đến lượt mình và để cho

Trang 7

Nhóm Bánh “Bô” Page 6

người già, phụ nữ và trẻ nhỏ lên trước Trước khi bấm vào nút nào đó, người lịch sự

thường hỏi mọi người xem họ đến tầng nào

 Trên đường phố, phải bước đều chân, đi theo dòng người qua lại, vượt lên trước

ở bên trái Khi một người đàn ông đi cùng một người già, một phụ nữ hay một đứa trẻ,

anh ta đi ở phía sát lòng đường

 Ở Pháp, không được giăng tờ báo của mình trước mặt người ngồi cạnh cũng như không đọc nhật báo và thư qua vai người ngồi cạnh

 Ở rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc hay nơi tổ chức các sự kiện văn hóa khác, phép lịch sự đầu tiên đối với các khán giả cũng như các nghệ sĩ là sự đúng giờ

 Trên bàn ăn

 Theo thông lệ, người Pháp không cạn cốc một hơi, không ngửa cổ ra sau khi uống, không bao giờ để một phụ nữ rót rượu Người ta không đặt tay lên miệng cốc để

từ chối không uống rượu Nếu một vị khách mời không muốn được tiếp rượu nữa, anh

ta dừng, khi cốc rượu còn khoảng một phần tư và ngăn người rót rượu bằng một cái khoát tay tế nhị phía trên cốc

 Trong bàn tiệc Pháp, người ta thường không đề cập đến chuyện kinh doanh, làm

ăn vì đối với người Pháp, ăn không chỉ là một nhu cầu bình thường hằng ngày mà là dịp thưởng thức các món ăn, trò chuyện, kết thân, trao đổi, nhận xét về các vấn đề ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật và cuộc sống Từ chối món ăn cũng là điều không nên làm vì người Pháp rất hãnh diện với sự phong phú và tinh túy của ẩm thực nước nhà

 Trong ăn mặc

 Trong tiệc mời hay trong bữa ăn tối không thân thiện lắm, trong một tình huống

có mang chút phép tắc, lễ nghi, nam giới thường mặc một bộ đồ mang tính chất cổ điển,

nữ giới thì mặc bộ đồ vét may vừa với người, chân váy hoặc quần và một áo vét hài hòa

và một áo sơ mi mềm mại mượt mà Một bộ trang phục tinh tế, là bộ trang phục màu

Trang 8

Nhóm Bánh “Bô” Page 7

sắc của túi và ca vát hài hòa với nhau, đối với nam giới, là bộ trang phục mà túi và khăn quàng hài hòa với nhau, đối với nữ giới

 Trong đám cưới, người ta tránh đi dép xốp, đi giầy thể thao, giầy không đánh si, mặc quần áo không là phẳng hay có vết ố bẩn, mặc bộ com lê dạ hội, áo vét dạ hội màu trắng, quần tập thể thao Người ta cũng không mặc trang phục mầu đen vốn liên tưởng đến đám tang, và váy trắng bởi vì ngày hôm đó màu trắng là màu dành cho cô dâu

 Đến cuộc phỏng vấn xin việc hay thi tuyển vấn đáp, người ta có xu hướng lựa chọn bộ đồ màu không rực rỡ, màu trung tính, thanh nhã, đơn giản, cổ điển, có phong cách, áo vét, quần, áo sơ mi đối với nam giới, bộ vét đối với nữ giới Mặc đồ lua tua, phụ tang đắt tiền, mặc sang trọng hơn cả người tuyển nhân viên, đi những đôi giầy gót cao hơn 8cm, trang điểm quá nhiều là những sai lầm mà các ứng vien đi xin việc ở Pháp luôn tránh

 Khi giao tiếp trên điện thoại

Đối với người Pháp, gọi điện thoại cho ai đó thường là làm phiền người đó, làm gián đoạn công việc của người đó

 Chính vì vậy, người Pháp không cố gọi khi không được trả lời Họ không bao giờ gọi điện vào đúng bữa ăn, Qui định này không được áp dụng nếu người ta phải gọi trong trường hợp khẩn cấp hay gọi cho những người thân thiết Đối với cuộc gọi mang tính chất công việc chuyên môn, họ thuận theo giờ giấc của của những người trong cuộc

 Khi gọi điện, người ta có thói quen là tự giới thiệu, chào người đối thoại và cho biết mục đích cuộc gọi

 Người ta chỉ dùng loa ngoài khi có sự đồng ý của người đối thoại đồng thời báo cho người đó biết những người sẽ nghe cuộc đối thoại đó là ai Người nào gọi trước nên dập máy trước đó là thông lệ

 Cảm ơn và xin lỗi

Trang 9

Nhóm Bánh “Bô” Page 8

Trên cả phép lịch sự thông thường, lời cảm ơn còn là sự thể hiện một tình cảm cao quý

đó là sự biết ơn Biết nói lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự hay mang tính chuyên nghiệp ở Pháp, đó cũng là phương tiện mở ra một cuộc đối thoại mới trong bầu không khí tích cực

 Người ta có thể cảm ơn miệng trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư : lời “Cảm

ơn “ phải được nói ra ngay, chân thành, không lí nhí, không lúng túng Người ta nói lời

“ Cảm ơn” để thể hiện điều bất ngờ, niềm vui sướng hay sự biết ơn đối với công việc đã được giúp đỡ Người ta cũng nói cảm ơn liền với nói “không” để cho lời từ chối đỡ xót

xa cho người nhận nó

 Ở Pháp, sau lễ cưới, việc cảm ơn là điều không thể thiếu Cặp tân nương tân lang

và gia đình họ luôn cảm ơn nồng nhiệt những người đã mất công đi lại đến chia vui hạnh phúc cùng họ

 Lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ: “Xin lỗi”( « PARDON »), “ Tôi rất lấy làm đáng tiếc…”(« JE SUIS DÉSOLÉ”)… Tuy nhiên với những lỗi lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào biện minh Thông thường người ta thiên về việc giải thích đơn giản, ngắn gọn Để xin lỗi, người ta nói:

“Hãy tha thứ cho tôi”, “Cho tôi xin lỗi”, “Xin hãy thứ lỗi cho tôi” ("Excusez-moi, "Je vous prie de m'excuser", "Veuillez m'excuser") đó là những câu xin lỗi lịch sự nhất, “ Tôi tự thấy có lỗi”( "Je m'excuse") cũng là một câu xin lỗi đúng cách Ngược lại, người

ta lại không thể nói: “Tôi tha thứ cho bản thân” (“Je me pardonne”) với nghĩa định thể hiện là “Xin hãy tha lỗi cho tôi” ("Pardonnez-moi”)

2 Những đặc điểm văn hóa kinh doanh

 Ứng xử nơi làm việc

Phép tắc nơi công sở hầu như cũng giống với phép lịch sự xã giao trong cuộc sống hàng ngày Nhưng nó có một vài tế nhị nhất là về mối quan hệ trên dưới, cách xưng hô

Trang 10

Nhóm Bánh “Bô” Page 9

với cấp trên hoặc cấp dưới Để thành công trong sự nghiệp hay làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, người Pháp thường chú tâm kết hợp năng lực làm việc hiệu quả với phong cách ứng xử tốt

 Đối với người Pháp, giám đốc là người tạo bầu không khí cho doanh nghiệp Với

họ, chức năng lãnh đạo trong một doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ năng lực chuyên môn

mà cả các tố chất trong quan hệ ứng xử Ngoài năng động, niềm nở nhiệt tình, một người phụ trách còn phải biết truyền đạt ý tưởng của mình, ra lệnh mà không có vẻ độc tài, biết tươi cười với các nhân viên, quan tâm đến hoạt động chuyên môn cũng như cuộc sống cá nhân của mọi người mà không được cho phép mình thân mật quá với họ, cảm ơn họ khi họ hoàn thành công việc Đó là những gì cho phép người lãnh đạo công

ty tạo dựng một không khí dễ chịu nơi công sở

 Để được nhìn nhận đánh giá tốt, các nhân viên văn phòng không những phải tỏ ra

có hiệu quả trong công việc mà còn phải biết xử sự đúng phép với những người quản lý mình và đồng nghiệp của mình

 Tuân thủ chức bậc trong văn phòng, tôn trọng những người làm những công việc

có vị thế thấp, tham gia vào sinh hoạt tâp thể của phòng vào các dịp hội thảo, sinh nhật, liên hoan chia tay một đồng nghiệp, tránh xa những người kể chuyện phiếm mang tính nước đôi đó là những cách xử sự được giới văn phòng ở Pháp trân trọng

 Người ta không gây ồn trong phòng làm việc cũng như ngoài hành lang Nếu phải làm việc trong một không gian chung, người ta chỉnh chuông điện thoại nhỏ đi, người ta không nói quá to trong điện thoại không rập máy mạnh Chất từng chồng tài liệu cái nọ trên cái kia trong khi lẽ ra chỉ giữ trước mặt mình những tài liệu mình đang làm, lạm dụng máy chụp tài liệu, điện thoại hoặc dùng mạng của văn phòng vào mục đích cá nhân, cắt ngang lời người đang nói mà không một lời xin lỗi là những cách ứng xử bị đánh giá là không hay

Ngày đăng: 16/05/2015, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w