Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá giò

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 61)

2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm các giống loài KST trên cá giò

2.3.1.Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá giò

¾ Mức độ cảm nhiễm các lớp KST trên cá giò

Bảng 3.3: Mức độ cảm nhiễm các lớp KST trên cá giò

Tên lớp KST Số loài Tỉ lệ (%) 1. Pleurostomata 1 7,14 2. Cyrtostomata 1 7,14 3. Hymenostomata 1 7,14 4. Peritricha 1 7,14 5. Monogenea 2 14,29 6. Digenea 2 14,29 7. Nematoda 3 21,43 8. Cestoidea 1 7,14 9. Crustacea 2 14,29 Tổng 14 100

Qua bảng trên cho thấy: có 9 lớp KST khác nhau, trong đó có 6 lớp ngoại ký sinh, 3 lớp nội ký sinh và thành phần giống loài bắt gặp trên lớp ngoại ký sinh và nội ký sinh là tương đương nhau, chứng tỏ thành phần giống loài của các lớp nội ký sinh là đa dạng hơn. Lớp có nhiều loài nhất là Nematoda với 3 loài, số lượng loài thấp nhất thuộc về các lớp KST đơn bào, mỗi lớp chỉ có 1 loài.

So với [26] thì có 4 lớp là Digenea, Cestoidea, Nematoda, và Crustacea là tương đồng với kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên đối với nhóm KST còn lại Acanthocephala,

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Pleu Cyrt Hyme Peri Mono Dige Nema Cest Crus

Tên Lớp TLC N ( % ) Tỷ lệ

Hình 3.17: Tỷ lệ cảm nhiễm của các lớp KST trên cá giò

Chú thích: Pleu: Pleurostomata, Cyrt: Cyrtostomata, Hyme: Hymenostomata, Peri:

Peritricha, Mono: Monogenea, Dige:Digenea, Nema: Nematoda, Cest: Cestoidea, Crus:

Crustacea.

Qua đồ thi trên ta thấy rằng: TLCN của các lớp KST không tỉ lệ thuận với số lượng loài có trong lớp đó. Lớp Nematoda có 3 loài nhưng TLCN lại chỉ 10% trong khi đó lớp Cyrtostomata chỉ có 1 loài nhưng TLCN lại tới hơn 50%. Cestoidea là lớp có TLCN cao nhất 72,2%, hai lớp Cyrtostomata, Digenea cùng có TLCN trên 50%. Ba lớp: Digenea, Pleurostomata, Hymenostomata có TLCN thấp nhất chỉ dưới 10%.

Trong thời gian phòng trị bệnh cho cá giò ở công ty cho thấy: ở các lớp KST nội ký sinh, mặc dù hai lớp NematodaDigenea có số loài nhiều và TLCN của lớp Digenea cao (53%) nhưng tác hại của bọn này gây ra là không lớn. Tác hại lớn nhất thuộc về lớp

Cestoidea mặc dù chỉ với một loài nhưng TLCN lên đến 72,2% đã trực tiếp và gián tiếp gây bệnh cho cá giò nuôi. Tuy vậy các biện pháp phòng trị bệnh đối với các lớp KST này chưa có hiệu quả. Đối với nhóm KST ngoại ký sinh, tác hại do chúng gây ra biểu hiện rõ ràng hơn so với nhóm KST nội ký sinh. Hai lớp Cyrtostomata Monogenea có TLCN trên dưới 50% đã gây ra những biểu hiện bệnh lý (như đã miêu tả ở phần 1.2). Trong khi đó ba lớp KST đơn bào còn lại gây tác hại nhẹ, chủ yếu ở cá nhỏ và cá giống mới mua về. Lớp Crustacea với TLCN không cao (30%) nhưng cũng gây tác hại đáng kể trên nhóm cá lớn. Các biện pháp phòng bệnh định kỳ đối với các nhóm KST ngoại ký sinh gây ra đã cho hiệu quả rõ rệt.

¾ Mức độ cảm nhiễm các giống loài KST trên cá giò

Bảng 3.4: Mức độ cảm nhiễm các giống loài KST trên cá giò

Loài KST Cơ quan

ký sinh TLCN (%) CĐCN ĐVT (trùng/) Lớp: Cyrtostomata 1. Brooklynella sp Mang, Da 53,17 48,94 (1;380) TTK Lớp: Peritricha

2. Trichodina spp Mang, Da 27,78 27,57 (1;216) Lamel

Lớp: Hymenostomata

3. Ichthyophthyrius sp Mang, Da 6,35 6,88 (3;14) Lamel

Lớp: Pleurostomata

4. Hemiopheys sp Mang, Da 7,14 9,33 (4;18) Lamel

Lớp: Monogenea

5. Neobenedenea sp1 Da 35,71 4,91 (1;32) Con cá

6. Neobenedenea sp2 Da 24,60 2,52 (1;23) Con cá

7. at Neobenedenia (*) Mang, Da 27,78 6,60 (1;30) Lamel

8. at Neobenedenea (**) Mang, Da 23,81 9,77 (1;62) Lamel

Lớp: Crustacea

9. Caligus sp Mang, Da 11,24 2,15 (1;5) Con cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Pandaridae Mang 28,57 5,22 (1;17) Con cá

Lớp: Digenea

11. Plerurus sp1 Dạ dày 42,86 3,52 (1;32) Con cá

12. Plerurus sp2 Dạ dày 34,92 2,66 (1;21) Con cá

Lớp: Cestoidea

13. Tylocephalum sp Ruột 72,22 24,66 (3;172) TTK

14. at Cestoidea Xoang cơ thể 3,97 1,60 (1;4) Con cá

Lớp: Nematoda

15. Spectatus sp Ruột 7,14 1,67 (1;7) Con cá

16. Spinitectus sp Ruột 3,17 1,25 (1;2) Con cá

17. Contraceacum sp Ruột 3,17 1,25 (1;2) Con cá

Chú thích: trong dấu ngoặc đơn là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất at: ấu trùng (* dạng hình quạt, ** dạng hình thoi)

Qua bảng trên ta thấy rằng: Cá giò bị cảm nhiễm 4 loại KST đơn bào, trong đó TLCN cao nhất là Brooklynella sp với 53,17%, tiếp theo là Trichodina sp với 27,78%, đối với 2 loài KST đơn bào còn lại thì TLCN thấp hơn chỉ 6 - 7% số cá thể cảm nhiễm. Các loài trùng đơn bào này thường ký sinh ở da và mang, khi CĐCN cao đặc biệt là

Brooklynella sp với 48,94 con/ttk gây ra hiện tượng cá chết rải rác với các biểu hiện hoại tử mang, trên mang và da tiết nhiều nhớt, cá mẫn cảm cao với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lở loét, xuất huyết và mòn cụt vây. Trong khi đó các loài KST đơn bào còn lại cảm nhiễm với tỉ lệ thấp và tác hại không lớn.

Nhóm ngoại ký sinh kích thước lớn như Monogenea, ấu trùng Monogenea

Caligus tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ở mức độ trung bình với khoảng 30- 35% cá thể cảm nhiễm và cường độ khoảng 5 trùng/cá. So với các loài cá khác nuôi tại công ty, đặc biệt là cá chim mức độ cảm nhiễm 2 nhóm KST này trên cá giò ở mức thấp hơn rất nhiều. Đối với cá chim nuôi lồng tại công ty qua nghiên cứu một số mẫu cá có biểu hiện bệnh thấy TLCN Neobenedenea lên đến 100% và CĐCN trên 50 trùng/cá, cá biệt có nhiều con lên đến hơn 200 trùng/cá, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt với các dấu hiệu lở loét, mòn cụt vây, mang và da tiết nhiều nhớt. Mức độ cảm nhiễm của Monogenea trên cá giò được duy trì ở mức trung bình có thể là do cá được định kỳ tắm nước ngọt hoặc formalin, cũng có thể do sức đề kháng của cá giò đối với loại KST này tốt hơn cá chim.

Đối với nhóm KST nội ký sinh, mức độ cảm nhiễm cao nhất tập trung ở nhóm sán dây (Tylocephalum sp) với TLCN là 72,22% và CĐCN lên đến 24,66 trùng/ttk. Sự cảm nhiễm cao của cá giò đối với loại KST này đã gây tác hại lớn đối với cá giò nuôi, gây hiện tượng cá chết rải rác, với các biểu hiện cá gầy yếu, giảm ăn, bơi lội chậm chạp, xuất huyết đường ruột, một số cá có biểu hiện phồng ruột. Đối với các lồng kiểm tra với mức độ cảm nhiễm cao, sự kết hợp với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể do loài KST này mở đường đã gây hiện tượng cá chết cao đến 20% số cá trong lồng. So với các nghiên cứu về loài KST này trên cá mú thì mức độ cảm nhiễm của loài sán dây

Tylocephalum sp thấp hơn rất nhiều với TLCN và CĐCN là 3 - 6% và 2 trùng/cá (Bùi Thị Thu, 2006) và 5 - 7% và 327-1200 trùng/cá (Trần Công Trung, 2006), kết quả cũng tương tự với cá mú và cá chim nuôi tại công ty. Điều đó có thể chứng tỏ rằng, cá

giò là loài mẫn cảm cao với loại KST này. Do đó cần có các biện pháp hạn chế tác hại của loại KST này, nhằm quản lý tốt sức khỏe cá giò nuôi.

Các nhóm nội ký sinh còn lại, bao gồm các loài thuộc DigeneaNematoda. Đối với các loài thuộc Digenea TLCN khá cao 30 - 40%, tuy nhiên CĐCN lại thấp chỉ 2 - 4 trùng/cá. Các loài thuộc Digenea cả TLCN và CĐCN đều thấp lần lượt là 3 - 7% và 1 - 3 trùng/cá. Do đó vai trò của loài KST này là không lớn trong thời gian nghiên cứu.

Một số loài KST trong nghiên cứu này có sự tương đồng với các kết quả của một số nghiên cứu khác [14] [26] với các loài như Trichodina, Neobenedenia, Brooklynella sp, chứng tỏ đây là các loài KST phổ biến trên cá giò nuôi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 61)