Để làm cơ sở cho những đề nghị phòng trị bệnh trong thực tiễn sản xuất, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm dùng một số loại thuốc để trị bệnh cho cá bị nhiễm
Cestoidea.
Thí nghiệm được tiến hành với 2 loại thuốc ở 2 mức nồng độ khác nhau trộn vào thức ăn (đơn vị tính g thuốc/kg thức ăn): Customix (5,0 g/kg và 10,0 g/kg), Hadaclean A (2,5 g/kg và 5,0 g/kg). Lô đối chứng sử dụng men vi sinh (2,5 g/kg và 5,0 g/kg) và một lô không sử dụng thuốc. Mục đích là tìm ra được đồng thời loại thuốc và liều lượng thích hợp để trị bệnh sán dây ký sinh một cách có hiệu quả.
Đàn cá đem về làm thí nghiệm (được lấy từ các lồng nuôi trước đó đã xác định thành phần KST) đã cảm nhiễm sán dây với cường độ khá cao. Chúng tôi kiểm tra trên 30 con cá đã phát hiện được loài Tylocephalum ký sinh ở ruột với tỷ lệ cảm nhiễm trong quần đàn là 100%, cường độ cảm nhiễm trung bình rất cao 253,5 con/lamel. Đây là nhóm cá thuộc đàn cá trước đó đã tiến hành nghiên cứu thành phần và mức độ cảm nhiễm KST .
Thí nghiệm được bố trí như đã trình bày ở phần 2. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6. Thí nghiệm được tiến hành một lần với các yếu tố môi trường: nhiệt độ là 27 - 29oC; độ mặn là 33 - 35o/oo; pH là 8,2 - 8,5. Trời mưa rào trong suốt thời gian thí nghiệm, sóng và gió nhẹ.
Bảng 3.6: Kết quả trị bệnh sán dây ký sinh trên cá giò bằng các loại thuốc và các mức nồng độ khác nhau. C H ĐC 1 ĐC 2 Lô thí nghiệm C5 C10 H2,5 H5 M2,5 M5 Mẫu cá TN (con) 50 50 50 50 50 50 50 Số cá chết (con) 0 1 1 1 0 0 0 CĐCN TB trước TN (con/lamel) 253,5 253,5 253,5 253,5 253,5 253,5 253,5 CĐCN TB sau TN (con/lamel) 0 0 0 0 0 0 223,7 Tỷ lệ % KST giảm sau TN 100 100 100 100 100 100 11,74 Chú thích: .
ĐC 1: lô đối chứng (không dùng thuốc) H 5: lô Hadaclean 5,0 g/kg. ĐC 2: lô đối chứng (men vi sinh) H 2,5: lô Hadaclean 2,5 g/kg. M 2,5: Lô men vi sinh 2,5g/kg C10 : lô Customix 10,0 g/kg
M5: Lô men vi sinh 5,0 g/kg C5: lô Customix 5,0 g/kg. CĐCNTB: cường độ cảm nhiễm trung bình
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Khi dùng các 2 loại thuốc Customix (5,0 g/kg và 10,0 g/kg), và Hadaclean A (2,5 g/kg và 5,0 g/kg) và dùng men vi sinh (2,5 g/kg và 5,0 g/kg) ở lô đối chứng 1, cho cá ăn 1 lần/ngày trong 5 ngày liên tục, ở điều kiện nhiệt độ là 27 - 29oC; độ mặn là 33 - 35o/oo; pH là 8,2 - 8,5 cho kết quả trị bệnh rất tốt. Sau 5 ngày trị bệnh, sán dây ký sinh ở ruột của cá thí nghiệm đã hết hoàn toàn (100%). Trong quá trình thí nghiệm thấy cá chết ở các lô Customix (10,0 g/kg), Hadaclean A (2,5 g/kg) và Hadaclean A (5,0 g/kg) (mỗi lô chết 1 con), số cá còn lại ở trạng thái sức khỏe rất tốt. Trong khi đó cá trong lô đối chứng 2 (không dung thuốc) bị cảm nhiễm sán dây vẫn rất cao với tỷ lệ KST giảm sau thí nghiệm chỉ đạt 11,74%. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả ở lô đối chứng 1 (dùng men vi sinh) ở cả 2 nồng độ đều không phát hiện thấy sán dây còn lại trong ruột sau khi kết thúc thí nghiệm.
Hai loại thuốc trị sán chứa thành phần chính là Praziquantel, đây là một chất được sử dụng rất hiệu quả trong việc trị bệnh giun sán ký sinh trên cả người và vật nuôi, sản phẩm của công ty Bayer. Men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Ban Nha, thành phần cơ bản giống với các loại men vi sinh thông thường bao gồm các chủng vi khuẩn có lợi và một số men phân giải các hợp chất hữu cơ. Hiện tại vẫn chưa có giả
thuyết nào thích hợp để giải thích tại sao lại có kết quả “men vi sinh có tác dụng trong việc điều trị bệnh sán dây”. Do thí nghiệm không được lặp lại, vì vậy chưa thể có những kết luận chính xác về hiện tượng bất thường trên.
Kết quả thí nghiệm trị bệnh sán dây bằng các loại thuốc ở nồng độ khác nhau cho thấy: không có sự sai khác về hiệu quả trị bệnh giữa các loại thuốc và nồng độ thuốc trong thí nghiệm. Đây là kết quả khá bất ngờ, có thể do hiệu quả trị bệnh của các loại thuốc tương đương nhau, đồng thời với mỗi loại thuốc ở nồng độ thấp đã có tác dụng trị bệnh hiệu quả, do đó khi tăng nồng độ thuốc lên gấp hai lần thì hiệu quả trị bệnh vẫn như là không thay đổi (hay tại hai mức nồng độ của mỗi loại thuốc chưa tạo ra sự khác biệt trong việc điều trị bệnh sán dây ở thí nghiệm trên). Hơn nữa thời gian trị bệnh kéo dài 5 ngày liên tục có thể góp phần làm cho hiệu quả trị bệnh ở các nồng độ thuốc khác nhau là như nhau.
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN