Thí nghiệm trị bệnh Cestoidea

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 36)

2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.Thí nghiệm trị bệnh Cestoidea

Sơ đồ phương pháp trị bệnh sán dây:

Cá giò bị bệnh do sán dây ký sinh

Kiểm tra để xác định TLCN và CĐCN

Hình 2.3: Thử nghiệm dùng thuốc với nồng độ khác nhau để trị bệnh sán dây

Đối chứng 1

Đánh giá tác dụng của thuốc đối với KST. Đánh giá sức khỏe của cá

10.0g/ kg

Customix Hadaclean A Đối chứng 2

Kết luận thí nghiệm 5.0g/ kg 5.0g/ kg 5.0g/ kg 2.5g/ kg 2.5g/ kg

- Cá thí nghiệm (cỡ 15 - 30 cm, 70 -150g) được bắt từ 1 đàn cá trước đó phát hiện có cảm nhiễm Cestoidea với cường độ cao, bị bệnh với các dấu hiệu như đã được mô tả phần kết quả nghiên cứu. Kiểm tra thấy 100% cá bị nhiễm sán dây với cường độ cao trung bình 253,5 trùng/lamel; lác đác có hiện tượng gầy yếu và chết (số cá kiểm tra ít nhất là 10% số lượng cá thí nghiệm).

Thí nghiệm được thực hiện như sau: Dùng hai loại thuốc là các loại thuốc đặc trị bệnh giun sán ký sinh trong ruột và dạ dày: Customix 3810 hàm lượng Praziquantel 50%; Hadaclean A với hàm lượng Praziquantel 5%, đây là hai sản phẩm của công ty Bayer. Mỗi loại hóa chất ở 2 mức nồng độ khác nhau. Mục đích là tìm ra loại thuốc và nồng độ thích hợp có thể tiêu diệt Cestoidea và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Hai lô đối chứng: một lô không sử dụng thuốc; lô còn lại sử dụng men vi sinh (Lipto Proc C, Liptosa Lipidos Toledo S.A, sản phẩm của Tây Ban Nha) ở hai mức nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm được tiến hành trong 7 giai (giai 8 m3), các giai được đặt trong lồng lớn để hạn chế tác động của sóng, gió. Đàn cá trước khi thí nghiệm được kiểm tra mức độ cảm nhiễm sán dây, số lượng mẫu là 30 con cá. Mỗi lô thí nghiệm bố trí 50 con cá. Thuốc được hòa vào nước rồi trộn vào thức ăn tổng hợp dạng viên khô (đơn vị tính g thuốc/kg thức ăn). Sau khi thuốc ngấm vào thức ăn, tiến hành thêm dầu mực để tăng tính bền vững và hạn chế thất thoát thuốc vào trong nước. Ngoài ra việc trộn dầu mực còn có tác dụng kích thích cá ăn mồi. Thao tác cho ăn được lặp lại 5 ngày liên tiếp, chế độ cho ăn 1 lần/ngày (lúc 8h). Sau 5 ngày trị bệnh tiến hành mổ cá kiểm tra tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm sán dây sau thí nghiệm đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe của cá thí nghiệm.

Các thí nghiệm không được lặp lại. Theo dõi các hoạt động của cá và một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm trị bệnh (nhiệt độ, độ mặn và pH).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 36)