Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản trùng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 32)

2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Phương pháp thu thập, cố định và bảo quản trùng

Khi kiểm tra cần phải ghi chép, nhận xét và vẽ sơ bộ cấu tạo hình dạng của KST. Vẽ sơ bộ trùng có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cơ sở cho phân loại sau này.

Các loại KST khác nhau có phương pháp thu thập, cố định trùng khác nhau.

 KST thuộc Protozoa:

Thu mẫu bằng phương pháp phết kính. Dùng 2 lamel, một lamel có nhớt chứa trùng và 1 lamel sạch kéo nhẹ 2 lần lên nhau làm cho lớp nhớt trên lamel thật mỏng. Thả các lamel vào dung dịch shandine, úp mặt có trùng xuống nước, sau đó lật lại và dìm toàn bộ vào dung dịch. Sau 10 – 15 phút, rửa lại các lamel qua nước cất rồi cho vào cồn 70o trong thời gian 5 – 10 phút, sau đó nhúng vào dung dịch cồn iốt 10 – 15 phút (có thể khử được HgCl2 có trong shandine). Cuối cùng bảo quản trong cồn 700.

Riêng KST thuộc các giống Trichodina; Brooklynella ngoài cách thu mẫu như trên (để sau này nhuộm bằng hematoxylin) thì còn có thể thu thập và cố định bằng cách đơn giản hơn (để sau này nhuộn bằng nitrat bạc) như sau : lấy nhớt da, mang có nhiều trùng phết lên lamel sạch, phết xong để làm khô tự nhiên, tránh ruồi muỗi đậu vào. Sau khi làm khô, dùng giấy quấn lamel lại cho gọn có thể bảo quản được trong vòng 15 – 20 ngày.

Những giống loài thuộc lớp bào tử trùng (Sporozoa) và thích bào tử trùng (Cnidosporidia) có phương pháp thu mẫu khác: khi phát hiện thấy bào tử nang cần tiến hành làm tiêu bản ngay không cần nhuộm. Nghĩa là để bào nang của trùng lên lamel. Nhỏ giọt bom canada, đậy lamel lại và dán etyket.

 KST thuộc Monogenea:

Một số giống loài sán lá đơn chủ Dactylogyrus, Gyrodactylus kích thước nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Để thu mẫu ta dùng dùi nhỏ tách riêng từng con trùng ra khỏi tơ mang dưới kính giải phẫu. Dùng micropipet hút trùng ra và tiến hành làm tiêu bản ngay.

Riêng các giống Diplozoon sán lá đơn chủ có kích thước lớn ta cần tiến hành thu mẫu như sán lá song chủ.

 KST thuộc Digenea:

Dùng panh hoặc dùi nhỏ tách trùng ra khỏi tổ chức cơ thể, cho vào hộp lồng chứa nước muối sinh lý rửa cho thật sạch. Đặt trùng lên lamel, tiến hành ép trùng bằng cách

dùng vasenlline chấm lên 4 góc vừa với kích thước lamel, sau đó đậy lamel lại và ép từ từ đến khi trùng mỏng dần và có thể nhìn thấy nội tạng bên trong là được.

Có thể dùng boin; axit axêtic; cồn 700 nhỏ vào lamel chứa trùng vừa ép để cố định trùng (tuỳ thuộc vào thời gian trùng lớn hay nhỏ mà thời gian cố địng dài hay ngắn). Khi cố định bằng boin thì trùng chắc chắn nhưng bị dòn, dễ gãy vỡ. Khi cố định bằng cồn thì trùng không dòn nhưng để lâu thì hút nước, gây khó khăn cho việc nhuộm màu tiêu bản sau này.

Cố định xong lấy trùng ra khỏi 2 tấm ép và bảo quản trùng trong cồn 70o.

 KST thuộc Cestoidea:

Dùng dùi gỡ trùng cho vào nước muối sinh lý để rửa trùng, sau đó đặt lên lamel và ép. Cố định giống như sán lá song chủ.

Trùng cũng được bảo quản trong cồn 70o.

 KST thuộc Nematoda:

Với giun tròn kích thước lớn, dùng panh thu trùng bằng mắt thường. Nếu giun tròn kích thước nhỏ thì hòa tan dịch da, mang, ruột vào nước muối sinh lý, dùng micropipet hút trùng ra.

Cố định trùng trong cồn 70o đun nóng (mục đích làm cho trùng duỗi thẳng, không co quắp). Bảo quản trùng trong cồn 70o.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và thử nghiệm trị bệnh sán dây (Cestoidea) trên cá giò nuôi lồng tại Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang, Đầm Môn, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Trang 32)