2. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.1. Phương pháp đo, đếm KST
Phương pháp đo KST:
Đối với KST có kích thước lớn (giun) thì đo chiều dài bằng thước kẹp, thước nhựa. Đối với các KST có kích thước nhỏ hơn (sán, giáp xác) hay một số cơ quan bộ phận của KST có thể đo bằng kích giải phẫu hay kính hiển vi có gắn thước đo.
Phương pháp đếm KST:
Đối với các KST có kích thước lớn (đỉa, giun, giáp xác) đếm bằng mắt thường. Đối với các KST có kích thước nhỏ hơn (Monogenea, Digenea, Metacecaria, Protozoa) thì đếm dưới kính giải phẫu, kính hiển vi.
2.4.2. Phương pháp phân loại KST
Đối với các loài KST đã gặp có thể phân loại ngay dựa vào đặc điểm phân loại. Còn đối với những ký sinh trùng mới gặp hoặc chưa phân loại được thì cần chụp ảnh, vẽ hình, đo kích thước, cố định, bảo quản và làm tiêu bản mẫu KST để phân loại sau.
Một số căn cứ phân loại KST: Với mỗi nhóm KST khác nhau có những đặc điểm phân loại khác nhau, tuy vậy có các căn cứ chung như: dựa vào hình dạng, vị trí KST ký sinh, cấu tạo và kích thước cơ thể cũng như các cơ quan của KST (cơ quan bám, cơ quan sinh dục, điểm mắt,…). Ngoài ra có thể dựa vào một số đặc điểm sinh thái, sinh lý, quá trình sinh sản và phát triển của KST.
Để phân loại KST chúng tôi căn cứ vào các tài liệu phân loại sau:
- Parasitic Worm of Fish, Harford William và Arlene Jones (1994).
- Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng (2001).
- Khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở Liên Xô, Pychowsky (1957). - Bệnh học thuỷ sản, Đỗ Thị Hoà và ctv (2004).
- Protozoan Parasites of Fishes, Lom and Dykova (1992). - Ký sinh trùng trên một số loài cá biển kinh tế phía nam.
- Guide to Parasites of Fishes of Canada, Part 2 Crustacea, L. Margolis và Z. kabata (1972).
- Key To The Trematode, Volum 1, Gibson, Jones And Bray (2002). - Copepoda Evolumtion, Huys And Boxshall (1991).
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tính tỷ lệ cảm nhiễm.
Số cá thể cảm nhiễm KST
TLCN (%) = x 100% Tổng số cá thể kiểm tra
Phương pháp tính cường độ cảm nhiễm
Đối với KST có kích thước khác nhau thì có cách tính khác nhau
Tổng số trùng trên các cá CĐCNTB (trùng/cá) =
Số con cá kiểm tra có KST
KST có kích thước nhỏ ta đếm số KST trên từng lamel hoặc thị trường kính kiểm tra và tính theo công thức:
Tổng số trùng trên các lamel (thị trường kính) CĐCNTB =
(trùng/lamel hoặc trùng/thị trường) Số lamel (thị trường kính) kiểm có KST
Phương pháp tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn:
Ứng dụng chương trình thống kê mô tả (Descriptive Statistics) trong phần mềm Microsoft Excel để tính giá trị trung bình (Mean) và độ lệnh chuẩn (Standard deviation)
2.4. Phương pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm Cestoidea
- Các số liệu thu được từ điều tra và thí nghiệm trị bệnh sán dây ký sinh trên cá giò được xử lý bằng phần mềm Excel.
- Xác định cường độ cảm nhiễm sán dây của cá:
∑ = Χ = Χ n i i n 1 1 Trong đó: Χ : là giá trị trung bình
Xi : là giá trị mỗi lần đếm. n : là số lần đếm. - Xác định tỷ lệ cảm nhiễm sán dây ở cá: (%) 100 1 x A A TLN= Trong đó: TLN: là tỷ lệ cảm nhiễm. A1 : là số cá nhiễm sán dây. A : là số cá kiểm tra.
- Phương pháp xác định tỷ lệ (%) ký sinh trùng giảm sau thí nghiệm: % 100 x T S T TL= −
Trong đó: TL(%): Tỷ lệ ký sinh trùng giảm sau thí nghiệm T: Số ký sinh trùng trước thí nghiệm
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh 1.1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi 1.1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nuôi
Bè nuôi của công ty được đặt tại cửa vịnh Vân Phong, 2 bên cửa vịnh được che chắn bởi 2 dãy núi, ít chịu tác động lớn của sóng gió lớn trong phần lớn thời gian của năm. Chế độ thủy triều thuộc nhật triều không đều, trong tháng có 18 - 20 ngày nhật triều đều, biên độ giao động triều thấp. Có 2 hướng gió chính trong năm là gió Tây Nam, Đông Bắc cấp 2 – 5. Mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong thời gian này sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn và diễn ra trong thời gian dài nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và quản lý cá nuôi tại công ty.
BẢN ĐỒ TỈNH KHÁNH HOÀ
TỶ LỆ : 1:300.000
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý công ty Ngọc Trai
Các yếu tố môi trường tương đối ổn định nhiệt độ 23 – 30oC, độ mặn 32 – 36‰, pH 8,2 – 8,7, độ sâu 30 – 50 m, nước trong xanh, chất đáy cát sỏi và san hô. Hệ động vật đáy phát triển chủ yếu là trai môi đen, các loại ốc và san hô, đã góp phần rất lớn trong việc duy trì chất lượng nước tốt xung quanh khu vực nuôi. Dòng chảy theo mùa: mùa mưa theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn mùa khô thì ngược lại. Lưu tốc dòng chảy 0,05 – 0,2 m/s tạo điều kiện trao đổi nước thuận lợi.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên của vùng nuôi cá của công ty là rất thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động nuôi cá lồng biển. Bên cạnh đó cần chú ý biến động các yếu tố môi trường trong năm để có các biện pháp giảm thiểu tác hại do chúng gây ra.
1.1.2.Thiết bị nuôi
Lồng ương nuôi cá giò được công ty sử dụng có 2 dạng chính là lồng tròn và lồng vuông. Vật liệu, kích thước lồng nuôi khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ cá thả.
- Lồng vuông: Kích thước lồng là 4 x 4 x (4-6) m, độ cao lưu không dao động từ 30 – 50 cm. Lồng được nâng đỡ bằng hệ thống phao nổi (phuy nhựa có 200 L), số lượng phuy sẽ quyết định đến độ nổi của lồng. Lồng có mắt lưới dao động từ 2a = 1- 7 cm. Cỡ giống thả từ giống nhỏ 10 – 15 cm. Ngoài ra lồng vuông còn được sử dụng để nuôi cá bố mẹ của một số loài, nuôi và lưu giữ cá có kích thước lớn (<1 kg) trước khi chuyển sang lồng tròn.
- Lồng tròn: Cá nuôi trong lồng có 2 loại kích thước (P = 30 m, 50 m), độ sâu h = 8 m và 12 m, độ cao lưu không bằng 0,5 – 1 m so với mặt nước biển. Khung lồng dạng ống tròn làm bằng nhựa có đường kính 11 cm và 25 cm. Kích thước mắt lưới lồng dao động với 2a = 3 - 7 cm tùy theo cỡ cá nuôi trong lồng. Cỡ cá thả nuôi > 300 g/con.
Mỗi loại lồng nuôi đều có những ưu và nhược điểm riêng: với lồng tròn, kích thước lớn nên thích hợp cho việc nuôi cá giò thương phẩm. Tính cơ động cao, khả năng chịu tác động của sóng gió lớn, khả năng lưu thông nước tốt. Tuy nhiên, dạng lồng này chi phí lớn, một số thao tác trong quá trình chăm sóc quản lý cá gặp khó khăn như: theo dõi cá, vớt bỏ cá chết, vệ sinh và kiểm tra lưới hay tắm cá. Lồng vuông lại phù hợp với việc ương cá nhỏ, nuôi cá bố mẹ. Quá trình chăm sóc và quản lý thuận lợi: dễ vệ sinh, thay lưới và bắt cá. Nhược điểm của loại lồng này là khả năng chịu lực của lồng thấp, khi sóng gió lớn các phuy nhựa thường bị tuột ra, các đinh chốt long và thanh đỡ bị gãy làm cho hình dạng lồng bị biến dạng.
Chọn giống và thả cá:
Chọn giống
Cá giống được mua từ Trung Quốc và công ty Hoằng Ký, một phần nhỏ sản xuất tại công ty. Trong đó nguồn cá từ Trung Quốc là chủ yếu chiếm khoảng 78 - 80%, tiếp theo là từ Công ty Hoằng Ký khoảng 19 - 20%, hiện tại nguồn cá của công ty Ngọc Trai tự sản xuất mới chỉ chiếm 1 - 2%. Cá giống đạt tiêu chuẩn khi đáp ứng được các
yêu cầu: khỏe mạnh, vận động linh hoạt, không bệnh tật, màu sắc tự nhiên, không xây xát, dị hình.
Cỡ cá giống thường 10-15 cm tùy theo nguồn giống. Cá từ Trung Quốc thường cỡ nhỏ hơn 2 nguồn cá còn lại (10-12 cm so với 12-15 cm). Giá cá giống cũng có sự thay đổi như trên: cá từ Trung Quốc thường có giá cao hơn do chi phí vận chuyển lớn dao động 10.000-15.000 đồng/con trong khi đó giá cá giống của hai nguồn còn lại chỉ từ 6.000-10.000 đồng/con.
Nhìn chung cá giống của công ty và công ty Hoằng Ký có số lượng thấp, nhưng khỏe mạnh, khả năng thích nghi với môi trường nhanh. Trong khi đó cá giống của Trung Quốc lại yếu hơn, cần đươc thuần hóa trước khi thả nuôi do sự khác nhau về môi trường sống và cá được vận chuyển trong thời gian dài. Hiện nay, tỷ lệ giống của công ty Ngọc Trai và công ty Hoằng Ký ngày càng tăng, công ty đang đẩy mạnh sản xuất giống để chủ động được nguồn giống cả về số lượng và chất lượng, đồng thời giảm chi phí sản xuất.
Thả cá
Cá sau khi được vận chuyển bằng phuy nhựa có sục khí được thả vào các lồng đã được chuẩn bị sẵn. Cá được thả vào buổi sáng hoặc chiều mát, tuy vậy do điều kiện vận chuyển từ đất liền ra bè cá gặp nhiều khó khăn nên đôi khi cá đươc thả vào buổi trưa, thả cá trực tiếp không qua thuần nhiệt độ, độ mặn. Mật độ thả từ 50 – 150 con/m3.
1.1.3. Chăm sóc quản lý
Kỹ thuật chăm sóc quản lý cá tại công ty có sự khác nhau tùy thuộc vào kích thước của cá. Nhìn chung cá được chia làm 3 nhóm kích thước: cá < 150 g, cá 150-300 g, và cá >300 g để tiện cho quá trình chăm sóc và quản lý.
Cỡ cá < 150 g/con
Cho ăn
Sử dụng thức ăn tổng hợp của Đài Loan hoặc Trung Quốc (cỡ số 1 – 3, hàm lượng Protein thô 43%, lipid 10%) và thức ăn cá tươi rẻo mực (phần phụ của cá mực được mua từ các công ty chế biến thủy sản) hoặc cá tạp tươi xay nhỏ phù hợp với cỡ miệng cá. Thức ăn được rải đều khi cho ăn, hạn chế thức ăn chìm. Cho ăn kết hợp với quan sát hoạt động bắt mồi của cá để có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Khẩu phần ăn của cá dao động từ 4 – 6% trọng lượng thân với
thức ăn tổng hợp, 10 – 15% với thức ăn cá tạp, hệ số thức ăn đối với thức ăn tổng hợp thường từ 0,8 – 1,2. Cho cá ăn từ 2 – 3 lần/ngày (7h, 11h, và 17h) tùy theo kích thước và khả năng ăn mồi của cá.
Quản lý các yếu tố môi trường
Đối với cá giống 2 ngày sau khi thả tiến hành tắm cá bằng nước ngọt hay formalin 100-150ppm để loại bỏ các loại KST sẵn có trên nguồn cá giống, đặc biệt là trùng bánh xe (Trichodina spp) để hạn chế tác hại do chúng gây ra.
Hằng ngày cùng với quá trình cho ăn tiến hành theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường, hoạt động bơi lội, tình trạng sức khỏe của cá nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời. Vệ sinh, kiểm tra lưới lồng, vớt bỏ cá chết vào mỗi buổi sáng nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh.
Cỡ cá 150 - 300 g/con
Cho ăn
Sử dụng thức ăn tổng hợp (cỡ số 6, 7 và 8, hàm lượng Protein 42%, lipid 8%) và thức ăn cá tạp với khẩu phần ăn tương ứng là 2 – 5% và 5 – 10%, hệ số thức ăn đối với thức ăn tổng hợp dao động trong khoảng 1,0 – 1,4. Mật độ cá thả là 10 – 20 con/m3, cá được cho cá ăn 2 lần/ngày: sáng (8h) cho ăn thức ăn tổng hợp, chiều (16h) cho ăn cá tạp. Cách cho ăn tương tự đối với cá cỡ <150 g.
Quản lý các yếu tố môi trường
Theo dõi biến động các yếu tố môi trường, hoạt động ăn mồi, bơi lội và tình trạng sức khỏe của cá, để có biện pháp xử lý thích hợp. Định kỳ tiến hành phân cỡ cá khoảng 20 – 30 ngày/lần tùy theo kích cỡ cá nhằm giảm sự phân đàn, và hao hụt do ăn thịt lẫn nhau. Sau 1 – 2 tháng nuôi hoặc tùy điều kiện của lưới mà tiến hành thay lưới và vệ sinh lồng, hạn chế địch hại, thất thoát cá và tạo điều kiện trao đổi nước được dễ dàng. Khi cá đạt kích thước > 300 g/con thì chuyển cá sang nuôi ở lồng tròn.
Cỡ cá > 300g/con
Cho ăn
Tương tự cách cho ăn đối với cá có kích thước < 150 g/con, tuy nhiên loại thức ăn của cá chủ yếu là cá tạp cho đến no từ 5 - 7% khối lượng thân, chỉ cho ăn thức ăn tổng hợp khi thiếu cá tạp với lượng cho ăn khoảng 1 – 2% khối lượng thân, hệ số thức ăn đối với thức ăn tổng hợp từ 1,4 – 2,0. Cá thường chỉ được cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều (17h).
Các biện pháp chăm sóc quản lý:
Tương tự như 2 cỡ cá trên. Khi cá đạt kích thước 5 – 7 kg/con thì tiến hành thu. Hình thức thu chủ yếu là thu tỉa khoảng 300 - 1000 con/lần với giá bán thị trường dao động từ 60.000 – 80.000 VNĐ/kg.
Nhìn chung kỹ thuật chăm sóc và quản lý cá giò nuôi là khá đơn giản, không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. Hiện tại cá nuôi đang sử dụng hai loại thức ăn là tổng hợp và cá tạp. Cả hai loại thức ăn này được phối hợp với nhau do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng. Thức ăn tổng hợp, thường tính chủ động cao, không phụ thuộc và thời tiết. Tuy vậy, lại có nhược điểm là chi phí cao 17.000 - 18.000 đồng/kg (với hệ số thước ăn 1,0 - 2,0). Nguồn thức ăn hoàn toàn nhập từ nước ngoài làm chi phí vận chuyển lớn. Ngoài ra theo công ty, loại thức ăn này chưa được coi là phù hợp trong nuôi cá giò (chìm nhanh, chưa thật sự hấp dẫn cá ăn mồi). Đối với cá tạp, ưu điểm là chi phí thấp 3000 - 4000 đồng/kg (hệ số thức ăn thường 3,5 - 5), kích thích cá ăn mồi rất mạnh. Nhược điểm lớn nhất của loại thức ăn này là chất lượng thức ăn thường rất kém (do điều kiện vận chuyển và bảo quản khó khăn), cá thường bi ươn và bốc mùi khó chịu. Ngoài ra tính chủ động trong việc cung cấp của loại thức ăn này thấp và chúng còn là nguồn mang mầm bệnh cho cá giò.
Trong quá trình cho ăn, cá thường cho ăn đến no hoặc rất no, đặc biệt là đối với thức ăn cá tạp trong khi đó lại có những ngày cá bị đói trong một khoảng thời gian dài đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự tăng trưởng của cá. Để khắc phục điều này, đồng thời giảm chi phí sản xuất, công ty cần có biện pháp tính toán lượng thức ăn cho cá ăn theo tỷ lệ phần trăm khối lượng thân.
Cá giò là loài cá dữ tính ăn nhau cao. Khi xem xét các nguyên nhân làm hao hụt cá một tỷ lệ không nhỏ cá bị chết do ăn nhau. Tốc độ tăng trưởng của cá giò là rất nhanh trong khi đó với cách cho ăn như trên mức độ phân đàn thường diễn ra trong thời gian ngắn và không đều. Hiện tượng cá ăn nhau do đó diễn ra rất phổ biến. Ngoài ra, cá giò cũng bị hao hụt do tạp ăn. Chúng thường ăn bất cứ vật thể gì có trong lồng nuôi (rác, dây, cá chết…), đặc biệt khi đói làm cho cá không tiêu hóa được và chết. Do vậy, trong quá trình quản lý cá cần chú ý điều này để giảm thiểu cá hao hụt do các nguyên nhân trên.
1.2. Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trịBảng 3.1: Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị Tên bệnh Tác nhân Dấu hiệu Cách phòng trị Kết quả Bệnh u lồi