II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
BẢNG THEO DÕI SẢN PHẨM SẢN XUẤT
Tháng 10 năm 2005
Ngày
tháng Tên SP Số SP Số m3 Đơn giá Thành tiền
30/9 Panen Cột HB 25 20 5 5 54.000 540.000 01/10 ... ... ... ... 561.600 03/10 Cộng … …
Căn cứ vào giá trị sản xuất trong ngày kết hợp với BCC ta có thể lập bảng tính lương hệ số lương ngày như sau:
Biểu số 07
BẢNG TÍNH HỆ SỐ LƯƠNG NGÀY
Tháng 10 năm 2005
Ngày tháng Trị giá SPSX Tổng lương CB ngày Hệ số
30/9 540.000 363.462 1.486
01/10 561.600 390.385 1.42
03/10 624.600 390.385 1.6
Cộng … … …
Cuối tháng nhân viên phòng hành chính sẽ tiến hành cộng hệ số lương ngày của từng công nhân trong tổ và tính lương theo công thức:
Hệ số lương tháng = Tổng hệ số lương ngày
Lương tháng = Lương CB ngày x Hệ số lương tháng
Cách tính lương như trên sẽ giúp giảm bớt giá trị sản phẩm bị “cào bằng” giữa các công nhân, giúp cho việc chia lương được công bằng hơn. Điều này thể hiện trong việc tính lương 2 ngày nghỉ của Trần Thế Sơn như sau:
Theo cách tính lương của Công ty đang áp dụng, trong 2 ngày nghỉ 30/9 và 01/10 số tiền lương mà Sơn không được hưởng là:
700.000
x 1,54 x 2 = 82.923 26
Nếu tính lương theo hệ số ngày thì số tiền Sơn không được hưởng là: 700.000
x (1,486 + 1,42) = 78.238 26
Biện pháp 2: Nếu không tính lương theo hệ số Công ty có thể tham khảo cách tính lương sau:
Cách chia lương này gồm 2 lần chia: Lần thứ 1: Chia lương theo thời gian.
Lần thứ 2: Chia lương theo sản phẩm. Cụ thể như sau:
Trước hết dựa vào Bảng chấm công ta tiến hành tính lương lần 1 theo công thức sau:
Lương CB
L1 = x Số ngày công thực tế 26
Lần lượt tính lương cho từng công nhân trong tổ ta có: Tổng lương thời gian = ∑L1
Sau đó căn cứ vào Bảng chấm công và Báo cáo khối lượng sản phẩm hoàn thành ta tiến hành chia lương lần 2 theo công thức sau:
Tổng lương sản phẩm = ∑L2 = Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành - ∑L1
Đơn giá ∑L2
một =
ngày công Tổng số ngày công
L2 = Đơn giá 1 ngày công x Số ngày công thực tế Tổng lương tháng = L1 + L2
Biện pháp này sẽ thật sự có hiệu quả nếu Công ty áp dụng thêm chế độ khen thưởng mỗi tháng, việc bình bầu khen thưởng sẽ do tổ trưởng, đội trưởng kết hợp với tham khảo ý kiến của các công nhân trong tổ, đội dựa trên các tiêu chí như: số ngày làm việc trong tháng, số ngày nghỉ, tinh thần làm việc...
Minh hoạ cho cách tính lương này ta có thể tiến hành tính lương cho Trần Sơn như sau: 700.000 L1 = x 24 = 646.153 26 ∑L1 = 10.096.150 Đơn giá 15.548.220 – 10.096.150 một = x 24 = 361.463 ngày công 362 Tổng = 646.153 + 361.463 = 1.007.616 2.5. Một số ý kiến đề xuất khác
- Về việc tạm ứng lương: Với giá cả cuộc sống ngày càng tăng, tốc độ tăng lương lại nhỏ hơn so với tốc độ tăng giá cả nên việc chi tiêu trong gia đình rất cần phải có kế hoạch, vì vậy việc tạm ứng lương sẽ giúp cho người lao động dễ dàng trong việc chi tiêu hơn, đồng thời việc thực hiện tạm ứng lương cho công nhân viên có thể giảm áp lực tiền mặt vào các ngày “giáp hạt”, điều này sẽ giúp cho tình hình tài chính ổn định hơn vì không phải tài sản, nguồn vốn của Công ty luôn là tiền, cũng có những lúc khó khăn Công ty có ít tiền mặt, TGNH mà lại _________________________________________________________________
phải thanh toán nhiều các khoản nợ...Việc tạm ứng lương sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong chi tiêu và có thể trang trải một số các khoản nợ “tức thời”. - Đẩy mạnh công tác quản trị: Hiện nay, Công ty chưa có Bảng phân tích tổng hợp chi phí sản xuất cũng như chưa có Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động, vì vậy Công ty nên lập thêm các bảng này để Ban lãnh đạo Công ty thấy được tình hình sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương như thế nào qua các thời kỳ và so với kế hoạch xem công ty sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nhân công để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tóm lại, để nâng hiệu quả sử dụng lao động và hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có rất nhiều biện pháp nhưng để áp dụng biện pháp nào cho có hiệu quả nhất thì còn tuỳ thuộc vào thực tế từng công ty. Tuy nhiên để có thể đem lại kết quả tốt nhất công ty có thể áp dụng nhiều biện pháp đồng thời. Có như vậy công cuộc đổi mới trong công ty mới có tính bền vững lâu dài.
KẾT LUẬN
Trải qua 10 năm hoạt động Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm cho ngành xây dựng cơ bản. Những thành tựu mà Công ty đạt được hôm nay là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của toàn thể công nhân viên trong Công ty. Mô hình quản lý tập trung đã phát huy tác dụng, các phòng ban chức năng phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như phối hợp với các phân xưởng, các tổ, đội sản xuất để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình góp phần làm cho Công ty ngày càng vững mạnh. Có được thành tựu to lớn ấy không thể không nói tới vai trò của bộ máy kế toán, với bộ máy kế toán gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả, nó đã thực sự trở thành công cụ đắc lực tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty và là chiếc cầu nối giữa Công ty và Nhà Nước Việt Nam.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty đặc biệt là được sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Phạm Thành Long em đã hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp về đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty sản xuất bê tông Ngôi Sao Việt Nam’’.
Do thời gian thực tập có hạn và hạn chế về mặt kiến thức thực tế nên bản chuyên đề của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hơn nữa những nhận xét đánh giá trong bài còn mang tính chất chủ quan của cá nhân em, vì vậy em rất mong được sự đánh gía, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Phạm Thành Long cùng ban lãnh đạo Công ty đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập tôt nghiệp của mình. _________________________________________________________________
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006