1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP CÁC NGUỒN THU

42 4,6K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 139,38 KB

Nội dung

Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới.Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (chủ yếu dựa vào chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư phân bổ tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan nhà nước, đã tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nèn kinh tế xã hội. Do đó có thể nói thu ngân sách nhà nước là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của ngân sách nhà nước nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khoản chi ngân sách nói riêng. Bài tiểu luận của nhóm 3 với đề tài “ Quản lý thu ngân sách nhà nước và phân cấp các nguồn thu”gồm có 3 phần chính: Phần 1: Lý luận chung về các nguồn thu của ngân sách nhà nước. Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 20112015 Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP CÁC NGUỒN THU

(Nhóm 3)

Họ và tên sinh viên : Phạm Thu Chinh

Dương Thị Thu Hiền Khổng Thị Thanh Hiền Hoàng Thị Phương Thảo Lớp : Đại học Kế Toán Chất lượng cao khóa 8 Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Ngọc Lan

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triểnkinh tế nước ta mà còn đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới Vào dịp đầu năm chính phủmỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chitiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách chocác bộ ngành trong năm tới Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho ngânsách nhà nước (chủ yếu dựa vào chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến Dựavào việc đầu tư phân bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược pháttriển kinh tế trong những năm tới Thực tế các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có mộtchính sách thu ổn định đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý Điều này thể hiện tầm vĩ mô nềnkinh tế của nhà nước

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namhiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối vớikhu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan nhà nước, đã tạo điều kiện cho ngân sách nhànước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nèn kinh tế - xã hội Do đó có thể nóithu ngân sách nhà nước là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vaitrò của ngân sách nhà nước nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khoản chi ngânsách nói riêng

Bài tiểu luận của nhóm 3 với đề tài “ Quản lý thu ngân sách nhà nước và phân cấpcác nguồn thu” gồm có 3 phần chính:

Phần 1: Lý luận chung về các nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015

Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sótchúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận của chúng em hoànthiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1 : Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước 4

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 4

1.2 Đặc điểm 4

1.3.Vai trò của ngân sách nhà nước 4

1.4 Thu ngân sách nhà nước 5

1.5 Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước và phân loại các khoản thu NSNN: 6

Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 9

2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước 9

2.1.1.Thực hiện thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 9

2.1.2.Thực trạng thu ngân sách nhà nước năm 2014 và dự báo 2015 13

2.2 Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước 23

2.3 Giải pháp thực hiện dự toán NSNN năm 2015 23

Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước 24

3.1 Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 24

3.2.Nội dung phân cấp các nguồn thu ngân sách nhà nước 26

3.3 Những điểm khác biệt trong phân cấp NSNN của Việt Nam so với các nước 30

3.4 Những kết quả đạt được và những hạn chế của phân cấp ngân sách nhà nước 32

3.4.1 Những kết quả đạt được 32

3.4.2 Những hạn chế trong phân cấp ngân sách hiện nay 33

3.4.3 Một số gợi ý chính sách 37

3.5 Kinh nghiệm cho Việt Nam 40

Trang 4

Phần 1 : Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước.

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nướchuy động các nguồn tài chính để tạo lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năngcủa mình

1.2 Đặc điểm

- Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Nó bao gồmnhững quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: + Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân

+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp

+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và tổ chức xã hội

+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và quốc tế

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chínhtrị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được tiến hành trên cơ sởnhững luật lệ nhất định

- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thểhiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước

- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi íchchung, lợi ích công cộng

- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét khác biệtcủa ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chiathành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đãđịnh

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàntrả trực tiếp là chủ yếu

Trang 5

1.3.Vai trò của ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chitiêu của nhà nước:

+ Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội

+ Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh, xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nềnkinh tế quốc dân

+ Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát

+ Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cưnhằm đảm bảo công bằng xã hội

1.4 Thu ngân sách nhà nước

* Khái niệm

- Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung mộtphần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhucầu của nhà nước

- Thu ngân sách là một hoạt động cơ bản của ngân sách nhà nước về mặt bản chất, thungân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trongquá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội

để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước

* Đặc điểm thu ngân sách nhà nước.

- Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách nhà nước là những khoản thunhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xãhội dưới hình thức giá trị Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinhtrong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong

xã hội Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triểncủa bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhànước Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trongnước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ

Trang 6

- Thứ hai, về mặt nội dung, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phốidưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phầnnguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước.

- Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu ngân sách nhà nước là nó gắn chặt vớithực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Vídụ: khi giá cả tăng  thu giảm, thu nhập tăng  thu tăng, tỷ giá tăng  thu tăng, lãi suấttăng (giảm đầu tư)  thu giảm… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sựtăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngânsách nhà nước

* Cơ cấu thu ngân sách nhà nước.

- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là các khoản thu nằm trong hoạch định của nhànước nhằm cân dối ngân sách Các khoản này bao gồm : thuế, lệ phí, lợi tức của nhà nước,thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà nước và các khoản thu khác

- Thu ngoài cân dối ngân sách: hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách Trong tìnhtrạng ngân sách nhà nước bội chi thì nhà nước phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt

đó, vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài Thu bù bắp thiếu hụt ngânsách thực chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài Vay trongnước được tiến hành qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ… để huy độnglượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân.Vay nước ngoài được thực hiện qua vay nợ nước ngoàicủa các chính phủ, các tổ chức phi tài chính quốc tế

* Vai trò thu ngân sách nhà nước.

- Như chúng ta đã biết ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạtđộng kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước Và có thể nói rằng thungân sách nhà nước chính là việc tạo lập quỹ ngân sách nhà nước, từ đó ngân sách nhà nướcmới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng củanhà nước.Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳngđịnh thu ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng

Trang 7

1.5 Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN và phân loại các khoản thu NSNN:

a Nguồn thu nguồn thu ngân sách nhà nước:

- Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

+ Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như:

+ Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế

+ Tiền thu hồi vốn của ngân sách nhà nước tại các cơ sở kinh tế

+ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi)

+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp

+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước

+ Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhânnước ngoài, từ đóng góp tự nguyên của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước

+ Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản

b Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và mức động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước:

Một vấn đề hết sức quan trọng trong thu ngân sách nhà nước là việc xác định mứcđộng viên và lĩnh vực động viên một cách đúng đắn, hợp lý Điều đó không chỉ ảnh hưởngđến số thu ngân sách nhà nước mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế,

xã hội Mức động viên và lĩnh vực động viên lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế,chính trị, xã hội của quốc gia Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước cần phải

kể đến là:

*Thu nhập GDP bình quân đầu người:

Là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánhkhả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước GDP bình quân đầu người là mộtnhân tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách nhà nước, vì vậy khi ấn địnhmức động viên vào ngân sách, nhà nước cần cân nhắc chi tiêu này

Trang 8

*Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:

Phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thungân sách nhà nước, tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn Dựa vào tỷ suấtdoanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ tránh được việcđộng viên vào ngân sách nhà nước gây khó khăn cho hoạt động kinh tế Hiện nay lợi nhuậntrong nền kinh tế nước ta đạt thấp,chi phí tiền lương lại cao nên tỷ suất doanh lợi chưa thểcao được

*Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên :

Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên càng lớn càng có ảnh hưởng tới thu ngân sách nhànước Thực tế cho thấy nếu tỷ trọng của nước nào xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm20% kim ngạch xuất khẩu trở lên thì tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ cao và có khả năngtăng nhanh Nước ta cũng là một nước có khối lượng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớntrong tương lai, đó là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nâng cao tỷ suất thu ngân sách nhànước

- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước phụ thuộc vào:

+ Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó

+ Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ

+ Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước

- Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí nhà nước không có khả năng tăng lên, chi phínhà nước lại tăng làm tăng tỷ suất thu ngân sách nhà nước

*Các cách thức tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách nhà nước:

- Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ đạt hiệu quả cao chống được thất thu do trốn, lậu thuế

sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu ngân sách nhà nước mà vẫn đáp ứng nhu cầu chitiêu của ngân sách nhà nước

- Tóm lại để có mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có

sự phân tích đánh giá tỉ mỉ, cụ thể những nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện,hoàn cảnh cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện

c, Phân loại thu ngân sách nhà nước:

Trang 9

- Việc phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước có ý nghĩa thiết thực trong việc phântích, đánh giá và quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước Có 2 cách phân loại phổ biếnlà:

- Phân loại theo nội dung kinh tế

+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm: thuế, phí, lệ phí với nhiều hìnhthức cụ thể do luật quy định

+ Nhóm thu không thường xuyên bao gồm: các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhànước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhànước và các khoản thu khác đã kể ở trên

- Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào ngân sách nhà nước:

+ Thu trong cân đối ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu thường xuyên và khôngthường xuyên

+ Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước: khi số thu ngân sách nhà nước không đápứng được nhu cầu chi tiêu và nhà nước phải vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớpdân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, vay từ nước ngoài

Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn

2011 - 2015

2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước.

2.1.1.Thực hiện thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013

- Nhìn chung tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 có sự dao động mạnh mẽ,giảm tới 192.450 tỷ đồng từ năm 2011-2012 và tăng đáng kể 25.210 tỷ đồng từ 2012 tới 2013.Tuy nhiên trong khi thu cân đối 2 năm 2011 và 2012 đều vượt dự toán thì năm 2013 không đạt

dự toán đặt ra

- Năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 962.982 tỷ đồng (bao gồm cả chuyểnnguồn từ năm 2010), vượt 126.804 tỷ đồng (21,3%) so với chỉ tiêu được Quốc hội giao.Trong đó, cả 4 nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước đều tăng so với dự toán được giao.Thu từ dầu thô tăng 40.905 tỷ đồng, thu nội địa từ sản xuất kinh doanh tăng 35.812 tỷ đồng,

Trang 10

thu cân đối từ xuất nhập khẩu tăng 17.065 tỷ đồng, thu về nhà đất tăng 25.918 tỷ đồng Theo Ủyban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, số thu ngân sách nhà nước vượt dự toán chủ yếu từyếu tố khách quan, nhất là do giá cả tăng (chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng 18,13% so vớinăm 2010, giá dầu thô tăng 28 USD/thùng so với giá dự toán, tỷ giá tính thuế thực tế cao hơn tỷgiá khi xây dựng dự toán) Bên cạnh đó, tăng thu còn nhờ việc điều chỉnh tăng thuế nhậpkhẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu và tăng thu các khoản về nhàđất Thu từ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số tăng thu Điều nàyphản ánh thu ngân sách nhà nước tuy tăng cao nhưng chưa bắt nguồn từ nội lực kinh tế vàchưa thực sự vững chắc

- Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 là 740.500 tỷ đồng Tuy nhữngtháng cuối năm thu ngân sách nhà nước vẫn rất khó khăn nhưng với quyết tâm cao, nên thựchiện thu ngân sách cả năm đạt 743.190 tỷ đồng, bằng 100,4% dự toán; tỷ lệ huy động thu nội địa(trừ thu tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt 14,3% GDP,giảm 27.170 tỷđồng và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 26.072 tỷ đồng so dự toánnhưng lại được bù đắp bằng số vượt thu từ dầu thô 53.107 tỷ đồng so dự toán

- Năm 2013, theo số liệu ước tính thực hiện lần 1 thu ngân sách nhà nước là 790.800 tỉđồng, đạt 96,91% so với dự toán Trong đó thu tự thuế, phí lệ phí là 678.598 tỉ đồng chỉ đạt93,19% so với dự toán.Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, số lượng doanhnghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng cao (60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm2012), hàng tồn kho cao, lưu thông hàng hóa chậm Tuy nhiên thực tế đến ngày 30/12/2013,theo Báo cáo tại hội nghị tổng kết toàn ngành sáng 30/12, Bộ Tài chính và Chính phủ đã dựbáo về khả năng ngân sách 2013 sẽ vượt khoảng 1% khi tính đến ngày 29/12 con số này đã ởkhoảng 0,33% Có được kết quả này là do sự chỉ đạo kiên quyết của chính phủ, các địaphương đã mạnh "tay thu" Trong số này đã thu vào ngân sách trên 20.000 tỷ đồng cổ tứcdoanh nghiệp Nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy địnhcủa pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghịquyết của Quốc hội và Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ"(Bộ Tàichính)

Trang 11

TT Chỉ tiêu Dự toán

2011 2011 QT Tỉ lệ (%) Dự toán 2012 (lần 2) ƯTH

2012

Tỉ lệ (%) Dự toán 2013 ƯTH (lần 1) 2013 Tỉ lệ (%)

A Thu NSNN và viện trợ 595.000 721.804 121,31 740.500 743.190 100,36 816.000 790.800 96,91

I Thu thường xuyên 559.402 655.476 117,17 697.833 688.936 98,72 771.231 745.564 96,67

1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 154.086 196.058 127,24 206.362 213.953 103,68 219.713 222.399 101,22

2 Thuế thu nhập cá nhân 28.902 38.469 133,10 46.333 44.970 97,06 54.861 45.772 83,43

3 Thuế sử dụng phi nông nghiệp 1.373 1.589 115,73 1.323 1.193 90,17 1.257 1.205 95,86

4 Thuế môn bài 1.299 1.478 113,78 1.458 1.572 107,82 1.526 1.590 104,19

5 Lệ phí trước bạ 12.397 15.700 126,64 15.970 11.820 74,01 13.442 12.991 96,64

6 Thuế GTGT 181.793 192.064 105,65 230.358 193.787 84,12 258.494 222.168 85,95

7 Thuế TTĐB hàng sx trong nước 40.112 42.686 106,42 47.365 43.356 91,54 50.620 50.096 98,96

8 Thuế tài nguyên 25.935 38.123 146,99 32.016 42.278 132,05 32.892 36.368 110,57

9 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 32 72 225,00 36 69 191,67 28 55 196,43

B Thu kết chuyển năm trước 10.000 236.500 2365 22.400 22.400 100

BẢNG 1: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 12

Bảng 2: Cơ cấu thực hiện thu ngân sách nhà nước.

Đơn vị tính: tỷ đồng

toán năm 2011

Tỷ trọng (%)

ƯTH (lần 2) 2012

Tỷ trọng (%)

ƯTH (lần 1) 2013

Tỷ trọng

I Thu thường xuyên 655.476 90.81 688.936 92,70 745.564 94,28

1 Thuế thu nhập DN 9196.058 27,16 213.953 28,79 222.399 28,12

2 Thuế thu nhập cá nhân 38.469 5,33 44.970 6,05 45.772 5,79

3 Thuế sử dụng phi nông

10 Thuế xuất-nhập khẩu,

III Viện trợ không hoàn lại 12.103 1,68 7.825 1,05 5000 0,63

B Thu kết chuyển năm trước 236.500 32,77 22.400 3,01

C Thu khoản 3 điều 8 luật

NSNN

- Về cơ cấu thu ngân sách, thu nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách

nhà nước và có xu hướng tăng Thu ngân sách nhà nước từ các sắc thuế gắn trực tiếp

với sản xuất, kinh doanh trong nước như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu

nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng(GTGT) trong tổng thu ngân sách nhà nước

ngày càng tăng Nhờ đó, thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu ngân sách nhà nước

Trang 13

đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 61,5% năm 2011, ước đạt 62,9% năm 2012 và 66,3%năm 2013 Điều này cho thấy tác động hiệu quả của chính sách thu đến tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp.

2.1.2.Thực trạng thu ngân sách nhà nước năm 2014 và dự báo 2015.

a Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2014

- Tốc độ tăng GDP cả năm 2014 đã vượt kế hoạch đề ra và đạt tới 5,98 CPI bìnhquân năm dừng lại ở mức tăng 4,09% hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô đãđược cải thiện tốt tất cả đang làm cho tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2014tiếp tục duy trì thành tích “đạt và vượt dự toán”

- Thu ngân sách nhà nước tiếp tục vượt so với dự toán:

Dự toán tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 đã thấp hơn 4,8% so với con sốthực hiện năm 2013, song thực tế số thu ngân sách nhà nước năm 2014 không nhữngvượt 8,1% so với dự toán, mà còn cao hơn tới 24.400 tỷ đồng so với nămtrước.Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra trong khi các khoảnthu lớn đều vượt so với dự toán

+ Mặc dù trong năm 2014 vẫn duy trì một số ưu đãi về thuế phí, nhằm hỗ trợ doanhnghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, song một mặt nhờ số doanhnghiệp quay trở lại hoạt động tăng 7,1% so với năm 2013, đạt con số 15.419 doanhnghiệp, cùng với 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, và dù vẫn có tới 67.823doanh nghiệp phải giải thể hoặc dừng hoạt động, kết cục tổng số thu thuế và phí năm

2014 vẫn đạt tới trên 800 ngàn tỷ đồng, hơn 8,1% so với dự toán và tăng 4,7% so vớithực hiện năm 2013

+ Tỷ trọng thu thuế phí trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 tiếp tục xuhướng tăng và đạt xấp xỉ 94,8% (cao hơn so với con số tương ứng 93,2% năm 2013).Bên cạnh đó, nỗ lực đốc thu và chống thất thu cũng như chống nợ đọng thuế suốt năm

2014, cả ở cấp Trung ương cũng như cấp địa phương, đã hỗ trợ tích cực, đảm bảo hoànthành xuất sắc nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước

+ Với dự toán thu ngân sách nhà nước tăng khoảng 7,6% so với thực hiện năm

2014 trong bối cảnh giá dầu thô được dự báo có thể xuống tới 40 USD/thùng và dự

Trang 14

toán năm 2015 tương tự như năm 2014, thì việc đạt và vượt dự toán thu ngân sách nhànước năm 2015 thật không dễ dàng.

+ Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu thô sụt giảm có thể làm ngânsách nhà nước hụt thu từ 7.500 tỷ đồng đến 11.500 tỷ đồng tùy theo kịch bản giá dầuthô bình quân tương ứng từ 60 USD/thùng hay 40 USD/thùng

+ Tuy vậy, triển vọng thu ngân sách nhà nước vẫn được bảo đảm bởi các yếu tốtích cực không kém phần quan trọng, như: khả năng tăng trưởng kinh tế cao hơn so vớinăm 2014 với GDP tăng khoảng 6,2%, lạm phát được kiềm chế ở mức khoảng 5%.+ Hơn nữa, kinh tế phục hồi với sự hỗ trợ của giảm chi phí năng lượng trong sảnxuất và tiêu dùng là điều kiện tốt để tăng tổng cầu đầu tư và tổng cầu tiêu dùng Những

cố gắng nỗ lực thu ngân sách nhà nước của ngành Tài chính trong năm 2015 sẽ cònphải cao hơn so với năm 2014

+ Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước năm 2014 là20,5% GDP với qui mô GDP trên 4,2 triệu tỷ đồng, nhưng thực tế GDP chỉ xấp xỉ 4triệu tỷ đồng, nên gánh nặng huy động ngân sách nhà nước năm 2014 lên đến 21,5%GDP tuy đã thấp hơn con số tương ứng 22,9% GDP thực hiện năm 2013 nhưng vẫncần đảm bảo trong thực tế không cao hơn so với mức dự toán thu 20,3% GDP năm2015

+ Bên cạnh đó, xuất khẩu và nhập khẩu đã trở thành điểm sáng trong bức tranhkinh tế năm 2014 Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt kỷ lục xấp xỉ 150 tỷ USD,tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD,tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 đến nay, còn khu vực FDI xuất khẩu được101,6 tỷ USD, tăng 15,2% (xuất khẩu 94,4 tỷ USD không kể dầu thô, tăng 16,7%).+ Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%.+ Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2014, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệpnặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và nhóm hàng công nghiệp nhẹ đạt 57,9 tỷUSD, tăng 15,9% và chiếm 38,6%, còn nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước 17,8 tỷUSD, tăng 11,4% và chiếm 11,9%

Trang 15

+ Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với nămtrước, trong đó khu vực FDI nhập khẩu 84,5 tỷ USD, tăng 13,6% còn khu vực kinh tếtrong nước nhập khẩu 63,5 tỷ USD, tăng 10,2% Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu,nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất là 135 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2013,chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ,phương tiện vận tải, phụ tùng đạt 55,6 tỷ USD, tăng 10,1% và chiếm 37,6%; nhómhàng nguyên, nhiên vật liệu đạt 79,4 tỷ USD, tăng 14,3% và chiếm 53,6% còn nhómhàng vật phẩm tiêu dùng nhập khẩu 13,1 tỷ USD, tăng 9,3% và chiếm tỷ trọng 8,8%.+ Chính vì vậy, thu cân đối từ xuất - nhập khẩu vượt 4,4% so với dự toán và vượttới 23,8% so với thực hiện năm 2013, đưa tỷ trọng thu từ xuất - nhập khẩu tăng từ15,8% năm 2013 lên 18,9% tổng thu NSNN năm 2014.

+ Tốc độ tăng thu vượt dự toán trên 4% thể hiện ở cả hai khoản thu từ hoạt độngxuất - nhập khẩu là Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệmôi trường hàng nhập khẩu, cũng như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (trừ 70.000

tỷ đồng hoàn thuế GTGT theo dự toán)

+ Triển vọng xuất khẩu năm 2015 được dự báo khả quan với tốc độ tăng tổng kimngạch trên 10% và nhập khẩu tiếp tục được kiểm soát tốt đi đôi với tăng cường chốngbuôn lậu, cơ cấu lại hàng hóa và thị trường xuất - nhập khẩu đồng thời nâng cao hiệuquả hoạt động xuất khẩu… thì chắc chắn thu ngân sách nhà nước từ xuất - nhập khẩunăm 2015 sẽ vượt con số dự toán là 175 ngàn tỷ đồng, tăng 8,8% so với thực hiện năm2014

+ Khoản thu lớn đáng quan tâm nhất trong năm 2014 chính là thu từ dầu thô, do giá

dự toán từ đầu năm tới 100 USD/thùng, nhưng từ tháng 7/2014 giá dầu thô trên thịtrường thế giới liên tục sụt giảm, thậm chí xuống dưới 60 USD/thùng vào cuối năm.+ Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số thu từ dầu thô năm 2014 không nhữngkhông giảm, mà vẫn đạt 107 ngàn tỷ đồng, vượt tới 25,6% so với dự toán, tuy thấp hơn13.000 tỷ đồng so với số thu thực hiện năm 2013, mà một trong những nguyên nhânchủ yếu là do sản lượng khai thác dầu thô năm 2014 phải đẩy cao hơn so với năm2013

Trang 16

+ Kim ngạch xuất khẩu dầu thô biến động mạnh chủ yếu do tác động của giá xuấtkhẩu, trong khi sản lượng khai thác có xu hướng giảm dần từ đỉnh cao 19,5 triệu tấnnăm 2004 xuống đáy khoảng 8 triệu tấn từ năm 2010, riêng năm 2012 và 2014 nỗ lựckhai thác được trên 9 triệu tấn.

+ Do hạn chế về khả năng khai thác và sự tiến bộ vượt bậc của xuất khẩu hàng hóaphi dầu mỏ, nên tỷ trọng của dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có

xu hướng giảm rõ rệt từ gần ¼ năm 2000 xuống còn hơn 7% giai đoạn 2010-2012,thậm chí chỉ còn chiếm trên dưới 5% giai đoạn 2013-2014

+ Theo cơ chế thu ngân sách nhà nước từ dầu thô, qui mô đóng góp của dầu thôvào ngân sách nhà nước đã tăng liên tục từ 26,5 ngàn tỷ đồng năm 2002 lên đến kỷ lục89,6 ngàn tỷ đồng năm 2008 rồi lại giảm xuống trong hai năm 2009-2010 trước khităng vọt lên trên 140 ngàn tỷ đồng năm 2012 và duy trì ở mức trên 100 ngàn tỷ đồngnhững năm 2013-2014 Ngay hai năm gần đây, so với dự toán, thu ngân sách nhà nước

từ dầu thô cũng vượt tới trên 20%

+ Trong thu ngân sách nhà nước hiện nay, khoản thu từ dầu thô được thể hiện từhai khoản thuế thu từ khu vực có vốn FDI là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vàthuế Tài nguyên

+ Số liệu thu ngân sách nhà nước năm 2014 cho thấy, nếu khu vực FDI đóng góp27,5% trong tổng số 846.400 tỷ đồng thu ngân sách nhà nước (tương đương 20,05%GDP), thì riêng thu từ dầu thô chiếm 46% tổng thu từ khu vực này

+ Trong 107.000 tỷ đồng thu từ dầu thô, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 72,2%còn thuế tài nguyên chiếm 27,8%, theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp từ dầu thôchiếm 35% tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp và 55,9% tổng số thu thuế thunhập doanh nghiệp từ khu vực FDI Các con số tương ứng đối với thuế tài nguyên lầnlượt là 74,6% và 98,5%

+ Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế quan trọng nhất với tỷ trọngkhoảng 26% tổng thu ngân sách nhà nước còn thuế tài nguyên dự báo năm 2015 cũngđóng góp gần 5% tổng thu ngân sách nhà nước

Trang 17

+ Tuy vai trò của khai thác và xuất khẩu dầu thô đối với nền kinh tế giảm xuống,kéo theo tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô cũng có xu hướng giảm rõ rệt vớitốc độ giảm có chậm hơn, song khai thác và xuất khẩu dầu thô nói chung, thu ngânsách nhà nước từ dầu thô nói riêng, vẫn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí là cứucánh trong một số giai đoạn phát triển của đất nước Chẳng hạn, suốt giai đoạn 2002-

2008, dầu thô liên tục đóng góp từ 20% đến 30% tổng thu ngân sách nhà nước

b Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015

Kinh tế Việt Nam năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi với mức tăng

trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực Thị trường

trong nước dự kiến vẫn sẽ được các doanh nghiệp chú trọng và là giải pháp hữu hiệu

hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Năm 2015 cũng là năm Việt Namthực hiện cam kết AFTA, sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từASEAN (một số dòng thuế linh hoạt vào năm 2018), mở cửa hoàn toàn thị trường bán

lẻ theo cam kết WTO, chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại tự do với nhiều đối tácnhư EU, Hàn Quốc, Cùng với đó, xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) đang ngàycàng diễn ra sôi động, dự báo sẽ có tác động lớn tới hoạt động xuất, nhập khẩu hànghóa của Việt Nam cũng như đối với thị trường bán lẻ

* Những ảnh hưởng, tác động đến thu ngân sách nhà nước khi nước ta hội

nhập kinh tế thế giới:

- Tổ chức thương mại thế giới WTO:

• Số dòng thuế có cam kết : Toàn bộ biểu thuế(10600 dòng)

+ Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế : Khoảng 23%

+ Số dòng thuế cam kết giảm: 3800 dòng thuế (35,5%.)

+ Nhóm mặt hàng cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất : Dệt may, cá và sản phẩm

cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện tử, thịt ( lợn, bò), phụ phẩm + Số dòng thuế giữ ở mức hiện hành (cam kết không tăng): khoảng 3700 dòng(chiếm 34,5%)

Trang 18

+ Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần (cao hơn mức hiện hành): 3170dòng (chiếm 30%).

• Mức giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản theo cam kết WTO: Khoảng 10%

• Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm hàng: Trứng, đường, thuốc lá,muối

• Mức thuế trong hạn ngạch thuế quan thay đổi so với mức thuế MFN hiện hành:Trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá 30%, muối ăn 30% Như vậy, thuận lợi khi gia nhập WTO:

+ Giúp cho các mặt hàng của Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.+ Thu hút đầu tư từ đó tạo công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp

+ Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO không chỉ có những ảnh hưởng đến việc thu ngân sáchnhà nước mà còn tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung

+ Việt Nam phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các dòng thuế cho hànghóa đến từ các nước thành viên WTO khác từ đó làm giảm nguồn thu ngân sách nhànước

+ Hàng nhập khẩu trên thị trường và các ngành sản xuất trong nước chịu sức ép cạnhtranh lớn

- Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Bảng : Mức thuế bình quân gia quyền liên quan đến một số mặt hàng nhập khẩu

Trang 19

ASEAN-Như vậy, thuận lợi khi tham gia AFTA:

+ Tăng cường quan hệ thương mại

+ Mở rộng thị trường ưu đãi

+ Thu hút đầu tư nước ngoài

* Đánh giá chung về nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới:

- Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế quan đối với 5.505 sản phẩm, trong đó có 80%sản phẩm cắt giảm ở mức thuế 0-5% và 20% sản phẩm ở mức thuế trên 5% Từ đó làmgiảm nguồn thu ngân sách nhà nước

- Việt Nam đã có những đổi mới tích cực về chính sách thuế , đặc biệt là thuế xuấtnhập khẩu sao cho phù hợp nhất với tình hình sản xuất hàng xuất khẩu được miễn

Trang 20

thuế doanh thu, nếu doanh nghiệp dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩuthì được giảm thuế lợi tức

- Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, tạo áp lực cạnh tranh

* Tình hình thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2015:

- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 683000 tỷ đồng bằng 75% dự toán tăng 7%.Trong đó:

+ Thu nội địa ước đạt 42,8 nghìn tỷ đồng bằng 79% dự toán tăng 17% so vớicùng kì năm ngoái

+ Dầu thô luỹ kế thu 9 tháng đạt 51,78 nghìn tỷ bằng 55,7% dự toán giảm34,8% do với cùng kì 2014

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khókhăn, thách thức: sản xuất kinh doanh chậm phục hồi, các doanh nghiệp còn nhiều khókhăn; việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đa phương, ngoài những lợiích có thể đem lại thì các ngành sản xuất trong nước cũng được dự báo là chịu tácđộng tiêu cực nếu không có giải pháp phù hợp và kịp thời; tình hình thời tiết diễn biếnbất thường, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh bùng phát, gây khó khăn cho hoạt động sảnxuất nông nghiệp có thể xảy ra, cùng với những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế vẫnchưa được khắc phục sẽ là những yếu tố tác động tới việc thực thi các chính sách kinh

tế vĩ mô và cân đối thu, chi NSNN năm 2015

- Năm 2015 là năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN 5năm 2011-2015 và là năm thứ 5 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vàChiến lược tài chính 10 năm 2011-2020, là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việcthực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm; theo đó, mục tiêu đặt ra của dựtoán NSNN năm 2015 là: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực tài chính quốc gia, từng bước cơ cấu lại NSNN, đảm bảo an ninh tài chính,góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nềnkinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,quốc phòng - an ninh trong tình hình mới

Trang 21

Dự toán thu cân đối NSNN năm 2015 là 911.100 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ướcthực hiện năm 2014; chiếm 20,3%GDP, tỷ lệ động viên từ thuế, phí đạt18,9%GDP, trong đó:

(1) Dự toán thu nội địa: 638.600 tỷ đồng, tăng 13,4% so với ước thực hiện năm

2014; loại trừ thu tiền sử dụng đất (dự kiến 39.000 tỷ đồng) thì thu nội địa là 599.600

tỷ đồng, sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm do chính sách thì tăng 14% so với ướcthực hiện năm 2014

(2) Dự toán thu dầu thô: 93.000 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,74

triệu tấn, thấp hơn 0,48 triệu tấn so với năm 2014; giá bình quân dự kiến đạt khoảng

100 USD/thùng

(3) Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 175.000 tỷ đồng, trên cơ sở

tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 260.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước thựchiện năm 2014; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 85.000 tỷ đồng

(4) Thu viện trợ: 4.500 tỷ đồng, bằng dự toán năm 2014.

- Dự báo thu ngân sách nhà nước từ dầu thô năm 2015 khó có thể đạt dự toán thu93.000 tỷ đồng do việc tăng sản lượng khai thác không dễ dàng, thậm chí còn cầngiảm sản lượng khai thác do diễn biến giá cả không thuận lợi

- Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước vẫn có thể đạt dự toán do có thêm cáckhoản thu khác bù đắp cho hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô

- Theo ước lượng của chúng tôi, hụt thu ngân sách nhà nước do giá xuất khẩu dầuthô giảm sẽ dao động trong khoảng 13.950 tỷ - 32.550 tỷ đồng trong khi qui mô thiệthại của nền kinh tế do giá dầu thô giảm lại lên đến 2,8 tỷ - 4,2 tỷ USD do không nhữngkhông giảm mà còn tăng sản lượng khai thác

- Trước hết, cần khẳng định là giá dầu thô giảm, theo đó giá xăng dầu giảm có tácđộng tích cực tới sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho thực hiện mụctiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2015 dưới 5%, nhờ đó, thu ngân sách nhà nước từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phi dầu thô có thể tăng bù đắp cho khoản hụtthu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w