Những điểm khác biệt trong phân cấp NSNN của Việt Nam so với các nước

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP CÁC NGUỒN THU (Trang 30 - 32)

Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước.

3.3. Những điểm khác biệt trong phân cấp NSNN của Việt Nam so với các nước

Có những điểm khác biệt cơ bản trong phân cấp NSNN tại Việt Nam và các nước khác, bao gồm:

Thứ nhất,về nội dung phân cấp NSNN của Việt Nam nhìn chung cũng bao gồm các nội dung của phân cấp tài khóa trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản là Việt Nam tách riêng nội dung phân cấp trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức về ngân sách, còn trên thế giới, nội dung này được bao hàm trong các nội dung phân cấp khác. Chẳng hạn, trong phân cấp thu ngân sách nhà nước đã bao gồm việc phân cấp quyết định các sắc thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất; trong phân cấp chi ngân sách đã bao hàm nội dung phân cấp nhiệm vụ chi, định mức chi tiêu cho các cấp ngân sách,…Việt Nam đặt thành một nội dung riêng là có ý tách biệt giữa quyền quyết định ngân sách với quyền quản lý ngân sách. Như vậy, việc phân cấp tài khóa trên thế giới xét theo tiêu chí phân loại các lĩnh vực hoạt động ngân sách, còn Việt Nam đề ra các nội dung phân cấp tài khóa vừa theo lĩnh vực hoạt động ngân sách, vừa căn cứ cả vào thẩm quyền đối với ngân sách (bao gồm quyền quyết định và quyền quản lý). Song về thực chất, mỗi một lĩnh vực hoạt động ngân sách luôn bao gồm cả quyền quyết định và quyền quản lý ngân sách.

Thứ hai, về sự phân cấp trong chi tiêu và quyền đánh thuế, cùng với mối quan hệ giữa các cấp ngân sách, đã có sự khác biệt đáng kể. Những khác biệt này có thể giải thích bởi các mô hình khác nhau để quản lý phân cấp tài khóa giữa Việt Nam và các nước. Ngoài ra, mức độ phân cấp nguồn thu và trách nhiệm chi giữa Việt Nam và các quốc gia khác cũng có sự khác biệt, chẳng hạn chúng ta có thể tham khảo sự khác biệt trong phân cấp tài khóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bảng : Sựkhác biệt trong phân cấp tài khóa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiêu chí Trung Quốc Việt Nam

Phân cấp nhiệm vụ chi Phân cấp này được hiến Mức phân cấp này được pháp bảo đảm đảm bảo bằng pháp luật về ngân sách nhà nước đã được sửa đổi ba lần

kể từ năm 1997.

Phân cấp nguồn thu thuế Các khoản thuế với nguồn Nguồn thu từ thuế được thu quan trọng được phân trung ương quyết định và loại với sự ổn định và rõ về cơ bản vẫn chưa ổn

ràng. định.

Mối quan hệ phân cấp Mối quan hệ này bao gồm Trong thực tế, chỉ có các các khoản chuyển giao có khoản hỗ trợ có điều kiện điều kiện và vô điều kiện là có sẵn và luôn có thể với các quy định rõ ràng. đàm phán.

Vì vậy, không cần có sự đàm phán.

(Nguồn: VõĐức Hùng, 2006)

Thứ ba, theo VõĐức Hùng (2006) chỉ số phân cấp của Việt Nam được cho là thấp nhất trong khu vực, mặc dù tầm quan trọng của tài khóa của chính quyền địa phương được đánh giá là quan trọng nhất trong số các nước ASEAN. Điều này bởi vì chính quyền địa phương ở Việt Nam có mức độ tự chủ về tài khóa thấp nhất trong số các nước ASEAN đã được dẫn chứng ở trên. Trong chỉ số phân cấp tài khóa, Trung Quốc đã đạt được mức độ cao hơn bất kỳ nước nào được lựa chọn để so sánh trong ASEAN và cũng có phạm vi rộng lớn hơn. Như vậy, cả hai quyền về tự chủ và tầm quan trọng của tài khóa của chính quyền địa phương thấp hơn so với Trung Quốc và các nước ASEAN được lựa chọn để so sánh.

Thứ tư, hệ thống ngân sách tại Việt Nam hiện nay mang tính chất tập trung, thống nhất của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia, ngân sách của các cấp dưới phụ thuộc và lồng ghép vào ngân sách cấp trên. Sự phân cấp ngân sách đó tránh được tình trạng phân tán và tùy tiện trong quản lý

nặng nề cho ngân sách trung ương, đồng thời ngăn cản tính tự chủ và sáng tạo của địa phương, cũng như tạo sự thụ động, ỷ lại của địa phương vào trung ương.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP CÁC NGUỒN THU (Trang 30 - 32)