Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước.
3.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam có những đặc thù khác với các nước khác, cần phân biệt rõ những dịch vụ được cung cấp bởi chính quyền địa phương với những dịch vụ do chính quyền trung ương cung cấp để từ đó phân định trách nhiệm về mặt hành chính. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản. Trong nhiều trường hợp hệ thống giám sát chính thức (chế độ đại diện) có trách nhiệm đảm nhận những quyền hạn được chuyển giao lại không hoạt động tốt. Phân cấp tài khóa có thể dẫn đến sự lạm dụng của đội ngũ cán bộ địa phương. Để khuyến khích sự tham gia của người dân và nâng cao trách nhiệm giải trình, cần có một số hệ thống giám sát không chính thức, bổ sung cho chế độ đại diện chính thức. Một hướng giải quyết là công khai minh bạch để tăng sự giám sát của dân. Những cơ chế như vậy có thể là trả lời chất vấn của nhân dân ngay từ giai đoạn lập kế hoạch, áp dụng quá trình đấu thầu cạnh tranh. Ngoài ra cũng cần xây dựng những cách thức mới để xác định đúng thứ tự ưu tiên trong số các kế hoạch/dự án phát triển của địa phương.
Thứ hai, ở Việt Nam, cũng giống nhưng các nước đang phát triển, các cấp chính quyền trung gian chưa đảm đương tốt nhiệm vụ phối hợp lợi ích và các kế hoạch phát triển của các đơn vị tự chủ cơ sở/chính quyền cơ sở/địa phương, do vậy cần tính đến các biện pháp tránh sự bất đồng giữa các chính quyền địa phương hay giữa chính quyền và người dân và phải thúc đẩy được sự hợp tác. Hơn nữa, ở những nước nói trên, khi thực hiện quá trình phân cấp tài khóa một cách nhanh chóng, một số chức năng giám sát và phối hợp của chính quyền trung ương thường bị bỏ qua, và kết quả là nhiều dịch vụ công sau đó bị giảm sút. Điều quan trọng là chính quyền trung ương phải đảm nhận nhiệm vụ thực hiện và giám sát quá trình phân cấp, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và giáo dục là hai lĩnh vực gắn bó mật thiết với quá trình phát triển kinh tế và xoá đói giảm
nghèo. Bởi vậy cần nhận thức rõ rằng thực hiện phân cấp có nghĩa là vai trò của chính phủ trung ương chuyển từ chỗ là người cung cấp dịch vụ sang giám sát và phối hợp
việc cung cấp dịch vụ hiệu quả của chính quyền địa phương.
Thứ ba, điều cực kỳ quan trọng là phải nâng cao được trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước người dân. Mặc dù phân cấp tài khóa đã được đẩy mạnh nhưng hệ thống tài khóa ở một số nước vẫn theo mô hình tập trung hóa. Tài chính địa phương có qui mô nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp về nguồn thu độc lập của địa phương (nguồn thu từ thuế và thu ngoài thuế của địa phương), đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào những khoản điều tiết ngân sách từ trung ương để bù đắp sự chênh lệch giữa thu và chi. Nguyên nhân một phần là do bản thân chính quyền trung ương cũng bị thiếu nguồn thu và trung ương không sẵn sàng muốn chuyển giao những nguồn thu thuế lớn hơn, mặt khác năng lực quản lý thuế của chính quyền địa phương cũng yếu hơn so với của trung ương. Mặt khác, những nguồn thuế có tiềm năng của chính quyền địa phương như thuế thu nhập, tài nguyên cũng không đồng đều giữa các địa phương. Bởi vậy phải có những biện pháp tăng cường nguồn thu cho địa phương chẳng hạn như cho phép địa phương thu những loại thuế liên quan đến tài sản.
Thứ tư, nếu quá trình phân cấp diễn ra nhanh chóng mà không có sự chú ý thỏa đáng đến phân phối lại thu nhập sẽ làm cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Ở nhiều nước châu Á, khi đẩy mạnh phân cấp, bất bình đẳng thu nhập có chiều hướng tăng lên. Điều này có thể sẽ bị trầm trọng thêm nếu đất nước có nhiều vấn đề về khác biệt sắc tộc và văn hoá, và kết quả có thể làm tăng sự bất ổn chính trị, như Indonesia chẳng hạn. Bởi vậy, cần xây dựng một cơ chế nào đó để có được sự điều tiết về mặt ngân sách giữa các chính quyền địa phương để ngăn chặn sự bất bình đẳng gia tăng thêm giữa các khu vực. Những vùng kém phát triển hơn phải có những chính sách ưu đãi hơn. Cơ chế điều tiết ngân sách phải được xây dựng trên cơ sở khách quan, hợp lý và được đồng thuận. Cần loại bỏ những hình thức đàm phán giữa địa phương với trung ương. Cơ chế điều tiết nên do chính phủ trung ương quyết định, hay một tổ chức trung lập chẳng hạn như một uỷ ban phụ trách vấn đề liên chính quyền. Một mặt cơ chế điều tiết phải bảo đảm ổn định hàng năm để các chính quyền địa phương có thể lên kế hoạch ngân sách phù hợp, mặt khác nó cũng phải linh hoạt để tránh được tình trạng tài
mâu thuẫn nhau này có thể giải quyết khi đặt tỷ lệ điều tiết ở một mức nhất định so với nguồn thu của quốc gia và tỷ lệ này sẽ được đánh giá lại thường xuyên thông qua những đàm phán chính thức. Nếu công thức phân bổ càng đơn giản và càng dễ thực hiện càng tốt.
Thứ năm, quá trình phân cấp diễn ra mạnh ở một số quốc gia đã mang lại quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền cấp cơ sở nhưng cũng dẫn đến hiện tượng cục bộ địa phương. Đặc biệt là khi một nhóm lợi ích địa phương có nhiều quyền hạn trong tay sẽ chi phối sự phân chia lợi ích thiên về nhóm của mình. Do đó cần tăng cường sự giám sát của cả cấp trên và của nhân dân địa phương trong quá trình phân cấp.
Thứ sáu, cần quan tâm đến các tổchức phi chính phủ(NGO). Xuhướng của các tổ chức tài trợ quốc tế thường liên hệ trực tiếp đến chính quyền địa phương và NGO. Khung khổ pháp luật, năng lực của những tổ chức này cần được mở rộng. Hơn nữa, các nguồn tài trợ hay các chương trình dành cho địa phương tùy thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương. Bởi vậy tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương có vị trí quan trọng trong quá trình phân cấp NSNN.