1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

25 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 100,4 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN 2 1.1 Những nét tổng quan về khoáng sản 2 1.1.1 Các khái niệm 2 1.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu, phát triển khoáng sản và điều tra địa chất về khoáng sản. 3 1.2 Ý nghĩa của việc thăm dò, khai thác khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 4 CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM 6 2.1 Tổng quát về tình hình công nghiệp khai khoáng 6 2.2 Khái quát về tình hình khai thác một số khoáng sản chính trong thời gian qua 6 2.3 Ngành khai khoáng nước ta dưới góc độ phát triển bền vững 8 CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ PHÁT TRIỂN KHOÁNG SẢN 9 3.1 Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 9 3.1.1 Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. 9 3.1.2 Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 9 3.1.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 10 3.1.4 Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 10 3.2 Thăm dò khoáng sản 11 3.2.1 Khái niệm 11 3.2.2 Kết cấu của Đề án thăm dò khoáng sản 11 3.2.3 Yêu cầu về nội dung của Đề án thăm dò khoáng sản 11 3.2.4 Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản 12 3.2.4 Các phương pháp chủ yếu thăm dò khoáng sản 12 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 14 4.1 Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản. 14 4.1.1 Trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ Tài nguyên Môi trường về hoạt động khoáng sản 14 4.1.2 Thẩm quyển quản lý Nhà nước của Ủy ban Nhân dân các tỉnh về hoạt động khoáng sản 15 4.1.3 Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm. 16 4.2 Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản 17 CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 19 Tài liệu tham khảo 21  

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA ĐỊA CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Ts Nguyễn Thị Thục Anh Trần Mạnh Việt Anh

Hà Nội – 2017MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN 2

1.1 Những nét tổng quan về khoáng sản 2

1.1.1 Các khái niệm 2

1.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu, phát triển khoáng sản và điều tra địa chất về khoáng sản 3

1.2 Ý nghĩa của việc thăm dò, khai thác khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế- xã hội .4

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM 6

2.1 Tổng quát về tình hình công nghiệp khai khoáng 6

2.2 Khái quát về tình hình khai thác một số khoáng sản chính trong thời gian qua 6

2.3 Ngành khai khoáng nước ta dưới góc độ phát triển bền vững 8

CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ PHÁT TRIỂN KHOÁNG SẢN 9

3.1 Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 9

3.1.1 Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 9

3.1.2 Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 9

3.1.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 10

3.1.4 Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản 10

3.2 Thăm dò khoáng sản 11

3.2.1 Khái niệm 11

3.2.2 Kết cấu của Đề án thăm dò khoáng sản 11

3.2.3 Yêu cầu về nội dung của Đề án thăm dò khoáng sản 11

3.2.4 Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản 12

3.2.4 Các phương pháp chủ yếu thăm dò khoáng sản 12

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 14

4.1 Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản 14

Trang 4

4.1.1 Trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ Tài nguyên Môi trường về hoạt động

khoáng sản 14

4.1.2 Thẩm quyển quản lý Nhà nước của Ủy ban Nhân dân các tỉnh về hoạt động khoáng sản 15

4.1.3 Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm 16

4.2 Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản 17

CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 19

Tài liệu tham khảo 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia, hầu hết không tái tạo Đã là tàisản quan trọng của quốc gia nhất thiết nhà nước phải thống nhất quản lý Hệ thốngquản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã) đã được hình thành Cơ quan quản

lý nhà nước các cấp cần phải quán triệt đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức,

cá nhân (doanh nghiệp) tham gia hoạt động khoáng sản nhằm tạo điệu kiện thuận lợicho công tác quản lý nhà nước cũng như thúc đấy sự phát triển kinh tế xã hội thôngqua phát triển sản xuất hàng hóa

Bên cạnh việc cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản các cấp cần nắm vữngcác quy định của pháp luật về khoáng sản, trong đó có các quy định về quyền và nghĩa

vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, để triển khai tốt chủtrương, chính sách của nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, cácdoanh nghiệp cũng cần phải nắm vững các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham giahoạt động khoáng sản Hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động khảo sát, thăm

dò, khai thác, khai thác tận thu và hoạt động chế biến khoáng sản và đóng cửa mỏ.Việc chia hoạt động khoáng sản ra nhiều giai đoạn xuất phát từ tính chất, đặc thù củatài nguyên khoáng sản Ứng với mỗi giai đoạn hoạt động khoáng sản Luật khoáng sản

có những quy định riêng, trong đó có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổchức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản

Trang 6

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Hoạt động khoáng sản là những hoạt động bao gồm các hoạt động

sự phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ cho cuộc sống của người dân

Trang 7

Khoáng sản đi kèm là loại khoáng sản khác, nằm trong khu vực khai thác, thuhồi được khi khai thác khoáng sản chính đã xác định trong Giấy phép khai thác khoángsản, kể cả khoáng sản khác ở bãi thải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xácđịnh việc khai thác, sử dụng loại khoáng sản này có hiệu quả kinh tế.

e Khoáng sản nguyên khai

Khoáng sản nguyên khai là sản phẩm tài nguyên của khoáng sản, đã khai thác,không còn ở trạng thái tự nhiên nhưng chưa qua đập, nghiền, sàng, phân loại hoặc cáchoạt động khác để nâng cao giá trị khoáng sản sau khai thác

1.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu, phát triển khoáng sản và điều tra địa chất về khoáng sản.

-Các giai đoạn nghiên cứu và phát triển khoáng sản

Các giai đoạn nghiên cứu và phát triển khoáng sản sẽ tuần tự như sau:

Nếu kết thúc mỗi giai đoạn có thông tin địa chất đủ điều kiện, sẽ tiếp tục cácgiai đoạn sau:

+ Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

+ Thăm dò khoáng sản

+ Khai thác khoáng sản ( trong khai thác có hoạt động chế biến khoáng sản)+ Đóng cửa mỏ

Nội dung và yêu cầu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra vềcấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện,quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn

cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản

- Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản: Nội dung điều tra cơ bảnđịa chất về khoáng sản bao gồm:

+ Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địachất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề vànghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;

+ Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúcđịa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới

Trang 8

1.2 Ý nghĩa của việc thăm dò, khai thác khoáng sản đối với sự phát triển kinh

tế-xã hội.

Công nghiệp khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế

- xã hội Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của ngành khai khoáng không chỉ dựatrên những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mà còn phải xét đến những tác độngtiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội Ở Việt Nam, ngành khai khoáng là ngànhkinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDP lớn, và cũng là một trong những ngành côngnghiệp gây nhiều tác động nhất đến môi trường và xã hội

Công nghiệp khai thác khoáng sản là phương tiện đi đến xóa đói, giảm nghèo

và phát triển bền vững Như vậy, về lý thuyết, khai thác khoáng sản góp phần làm tăngtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng Những yếu tố nàychính là động lực cho xóa đói, giảm nghèo

Nhưng, qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đều chỉ ra rằng: Hoạt độngkhai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay bên cạnh những tác động tích cực còn córất nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội như:

+ Thứ nhất, việc phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên sẽ làm cho nền kinh

tế dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới Đơn cửnhư, xuất khẩu dầu thô đem lại nguồn ngân sách lớn cho quốc gia nhưng giá dầu thôtrên thế giới bất ổn định, điều nay đem lại quan ngại lớn Thực tế hiện nay, số liệu tăngtrưởng GDP không tính đến các giá trị mất đi mà chỉ tính đến các giá trị nhận được

Do đó, số liệu GDP không phản ánh được trung thực sự đóng góp của ngành khaikhoáng đối với nền kinh tế

+ Thứ hai, về vấn đề việc làm, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản chưalàm được như lý thuyết đề ra, thậm chí còn có tác động ngược lại Các mỏ khoáng sảnhiện nay thường năm ở vùng sâu, vùng xa nơi người dân chủ yếu sống dựa vào sảnxuất nông - lâm nghiệp Hoạt động khai khoáng sử dụng chủ yếu tài nguyên đất, rừng,nước mà cuộc sống người dân lao động lại trực tiếp phụ thuộc vào các nguồn tàinguyên đó Mặt khác, công nghiệp khai thác khoáng sản không có tính ổn định và bềnvững Hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không tái tạo, có nghĩa

là, hoạt động này sẽ chấm dứt và công nhân sẽ mất việc làm khi mỏ cạn kiệt Đó là cònchưa kể đến, sự hạn chế về trình độ và kỹ năng lao động, người nghèo sẽ ít có cơ hộihưởng lợi từ hoạt động này

Trang 9

+ Thứ ba, ngành khai khoáng có tác động rất lớn đến môi trường sống Bụi, khíđộc, nước thải của ngành khai khoáng đang là thủ phạm trực tiếp khiến cho môitrường sống đang bị suy thoái nghiêm trọng.

+ Thứ tư, đời sống dân cư, an ninh trật tự của khu vực có khoáng sản bị biếnđộng Bởi, các mỏ khai khoáng thường thu hút nguồn lao động từ nhiều địa phươngkhác đến, việc nhập cư với số lượng lớn lao động dẫn đến nhiều hệ lụy Giá cả thịtrường tăng, đời sống văn hóa, truyền thống địa phương bị tác động, tình hình xã hộiphức tạp

Trang 10

CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM

Phần lớn doanh nghiệp nhà nước của các địa phương có mức độ đầu tư tronglĩnh vực khoáng sản còn rất hạn chế và hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủnăng lực về tài chính, thiết bị để đảm bảo chế biến sâu, chủ yếu hoạt động khai tháckhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khai thác các khoáng sản kimloại với quy mô nhỏ, xuất khẩu quặng tinh hoặc quặng thô

2.1 Tổng quát về tình hình công nghiệp khai khoáng

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá, tham gia hoạt động khai thác, chế biếnkhoáng sản chỉ có các doanh nghiệp nhà nước Hiện nay, trong nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngoài các doanh nghiệp nhà nước,

đã có nhiều thành phần kinh tế khác tham gia khai thác khoáng sản như: doanh nghiệp

tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài,hợp tác xã, tổ hợp tác…

Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia chủ yếu trong hoạt độngkhai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tậnthu khoáng sản kim loại Năng lực đầu tư cho khai thác, chế biến sâu còn hạn chế

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia trong lĩnh vự khai tháckhoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất xi măng, khai thác đá ốp lát, đá vôi trắng,nước khoáng, vonfram, vàng…

2.2 Khái quát về tình hình khai thác một số khoáng sản chính trong thời gian qua

Tài nguyên khoáng sản của nước ta chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi, trung

du Đây là khu vực địa lý với điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng còn rất nhiều khókhăn, hạn chế giao thông chưa phát triển, giáo dục, y tế, trình độ dân trí còn ở mức độthấp, lạc hậu; dân cư thưa thớt

a Ngành công nghiệp khai thác than

Sản lượng khai thác than tăng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến trong Tổng sơđồ phát triển Mỏ lộ thiên càng phải xuống sâu và mở rộng hơn, các mỏ hầm lò phải

Trang 11

mở thêm các lò chợ mới Đầu tư cho khai thác, đặc biệt là đầu tư máy móc hiện đại,trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng ngừa sự cố tai nạn, phòng chống cháy nổ… vẫncòn chậm hơn tốc độ tăng sản lượng nên đã đặt ra những thách thức mới về an toàn laođộng, bảo vệ sức khoẻ người lao động và bảo vệ môi trường, môi sinh.

Ở vùng than Quảng Ninh, một thực trạng khó khăn và thách thức đối với các

mỏ khai thác lộ thiên là các bãi thải đất đá hiện nay đã ở trong tình trạng quá tải.Những vấn đề về bụi, tiếng ồn, chấn động, nước thải mỏ, ô nhiễm nguồn nước sinhhoạt, sụt lún, trượt lở đất đá… đang đe doạ đến cuộc sống của nhân dân, đến di sảnVịnh Hạ Long

b Khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng:

Ngành xây dựng đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh Do nhu cầu về vậtliệu xây dựng lớn nên hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng diễn ra trên hầuhết các địa phương trong cả nước Hiện nay, các mỏ khai thác vật liệu xây dựng chiếm

số lượng nhiều nhất với nhiều loại quy mô sản lượng nhất

Công nghệ khai thác ở các mỏ đá vôi của các nhà máy xi măng công suất lớnđều ở mức tiên tiến Một số mỏ được đầu tư dây chuyền công nghệ khai thác, vận tảihiện đại Các mỏ khai thác đá vôi của các nhà máy xi măng lò đứng đều hạn chế vềmức độ đầu tư cho khâu khai thác mỏ Cá biệt có những nơi thu mua nguyên liệu từbên ngoài vào chế biến hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác khai thác để cung cấp nguyênliệu cho nhày máy Các mỏ này thường được khai thác không tuân thủ đúng thiết kế

mỏ Tình trạng mất an toàn trong khai thác, không đảm bảo quy định về bảo vệ môitrường trong khai thác mỏ thường xuyên xảy ra

Khai thác vật liệu xây dựng thông thường: đá, cát, sỏi, sét gạch ngói, đất sanlấp, cát san lấp phát triển mạnh trên tất cả các tỉnh trong cả nước Bên cạnh một số ítcác mỏ đá được đầu tư dây chuyền công nghệ khoan, nổ mìn, xúc, vận tải, nghiền,sàng tiên tiến, phần lớn các mỏ đá được khai thác thủ công hoặc bán cơ giới Một số

có quy mô trữ lượng lớn nhưng lại được chia nhỏ thành hàng chục điểm khai thác kếtiếp nhau đã dẫn đến những hậu quả xấu như: sản xuất manh mún, không đảm bảo antoàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan, gây lãng phí tài nguyên.Nhìn chung việc khai thác, chế biến vật liệu xây dựng thông thường hiện nay gây ratình trạng lộn xộn, khó kiểm soát về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động,bảo vệ môi trường, cảnh quan

Trang 12

2.3 Ngành khai khoáng nước ta dưới góc độ phát triển bền vững

Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của nước ta mặc dù còn đầu

tư ở quy mô nhỏ, nhưng cũng có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triểnkinh tế của đất nước Tuy nhiên, giá trị đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước củangành công nghiệp khai khoáng còn một số hạn chế Nhà nước mới chỉ thu thuế tàinguyên khoáng sản ở một tỷ lệ đầu tư bằng ngân sách nhà nước, chưa có cơ chế vàchính sách đấu thầu khai thác, chế biến khoáng sản… Chưa thật sự kinh tế hoá đượcngành khai khoáng nhằm nâng cao hơn nữa nguồn thu cho ngân sách quốc gia

Sản phẩm của ngành công nghiêp khai thác đã trở thành hàng hoá quan trọngphục vụ cho sự nghiệp phát triển của xã hội Vật liệu xây dựng đã trở nên dồi dào, đápứng đầy đủ nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhà cửa, phát triển đô thị và nôngthôn, giao thông vận tải, công nghiệp và nông nghiệp… Tạo thêm công ăn việc làmcho nhân dân các địa phương, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa Trật tự khai thác bảo

vệ tài nguyên khoáng sản đã từng bước được thiết lập Đời sống văn hoá, tinh thần củanhân dân ở những vùng khai thác mỏ từng bước được nâng cao

Trong những năm gần đây, chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và một số vănbản dưới luật khác, hầu hết các tổ chức, cá nhân khi đầu tư khai thác khoáng sản đềulập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt Trong quá trình khai thác, nhiều doanh nghiệp đã làm tốtcông tác quan trắc môi trường, có biện pháp bảo vệ môi trường sau khai thác đã hoànthổ, phục hồi môi trường theo quy định để trả lại đất phục vụ cho các mục tiêu kinh tếkhác

Ngành công nghiệp khai khoáng nước ta đang đứng trước một thách thức lớnđối với yêu cầu phát triển bền vững Đứng trước, những gì đã đạt được so với nhữngtồn tại đang diễn ra, chúng ta chưa thực sự an tâm Khía cạnh kinh tế có thể có nhữngbước tăng trưởng khá Tuy nhiên khía cạnh phát triển xã hội, bảo vệ môi trường thực

sự còn nhiều bất cập cần phải được nhanh chóng giải quyết Công tác quản lý nhànước trong hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản cần phải thông suốtquan điểm: phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài

Ngày đăng: 05/07/2017, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w