PHẦN BÀI LÀM I.TIỂU LUẬN Văn hóa là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội nói chung và trong mỗi nhà trường nói riêng. Văn hóa luôn luôn hiện hữu và ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động trong nhà trường, và là một trong những chủ đề lớn của quản lý hiện đại. Vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm là vì sao lại phải quản lý văn hóa nhà trường, vì sao văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học, và cần làm gì để xây dựng văn hóa tích cực trong nhà trường. 1. Văn hóa, văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường 1.1. Văn hóa là gì Để nắm rõ khái niệm văn hóa nhà trường trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là văn hóa? Văn hóa được hiểu từ nhiều khía cạnh, góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay chúng ta có trên 360 định nghĩa về văn hóa. Về mặt thuật ngữ khoa học văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh Cultus (gieo trồng). Cultus Agri là “trồng trọt nông nghiệp”. Cultus Animi là “trồng trọt tinh thần tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Lao động dành cho đất là sự canh tác và dạy dỗ trẻ em là sự trồng trọt tinh thần (Thomas Hobbes). Khi nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trịthì “Văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào bao gồm các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử…” (William Isaac Thomas). Các định nghĩa nguồn gốc nhấn mạnh “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau” (Pitirim Alexandrovich Sorokin). Chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa có định nghĩa: “Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” (Ralph Linton). Tiếp cận văn hóa theo các định nghĩa miêu tả thì “Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội” (Edward Burnett Tylor). Khi nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống” (Edward Sapir). Theo các định nghĩa tâm lý học thì văn hóa được quan niệm như sau: “Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh. Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa” (William Graham Sumner và Albert Galloway Keller). Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh nhân Văn hóa Thế giới đã nêu lên định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Trang 1Đề kiểm tra giữa kỳ:
Điều gì tạo nên 1 ngày làm việc hiệu quả?
Điều gì tạo nên 1 tuần làm việc hiệu quả?
Điều gì tạo nên 1 năm làm việc hiệu quả (của bản thân mình)?
Đề tiểu luận:
1) Đồng chí hãy giải thích tại sao phải quản lý văn hóa nhà trường?2) Đồng chí hãy chứng minh văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượngdạy học trong nhà trường?
Trang 2PHẦN BÀI LÀM
I TIỂU LUẬN
Văn hóa là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội nói chung
và trong mỗi nhà trường nói riêng Văn hóa luôn luôn hiện hữu và ảnh hưởngđến mọi mặt hoạt động trong nhà trường, và là một trong những chủ đề lớncủa quản lý hiện đại Vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm là vì sao lại phảiquản lý văn hóa nhà trường, vì sao văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượngdạy học, và cần làm gì để xây dựng văn hóa tích cực trong nhà trường
1 Văn hóa, văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường
Về mặt thuật ngữ khoa học văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh
"Cultus" (gieo trồng) Cultus Agri là “trồng trọt nông nghiệp” Cultus Animi
là “trồng trọt tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người"
"Lao động dành cho đất là sự canh tác và dạy dỗ trẻ em là sự trồng trọt tinhthần" (Thomas Hobbes)
Khi nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị thì “Văn hóa là các giá trịvật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào bao gồm các thiết chế, tập tục,phản ứng cư xử…” (William Isaac Thomas)
Các định nghĩa nguồn gốc nhấn mạnh “Với nghĩa rộng nhất, văn hóachỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thứchay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lốiứng xử của nhau” (Pitirim Alexandrovich Sorokin)
Chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa có định nghĩa: “Vănhóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành
Trang 3viên xã hội; Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nóđược các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” (RalphLinton).
Tiếp cận văn hóa theo các định nghĩa miêu tả thì “Văn hóa hay vănminh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồmkiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ nhữngkhả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thànhviên của xã hội” (Edward Burnett Tylor)
Khi nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống: “Văn hóachính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trongmột xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử vàquan điểm được bảo tồn theo truyền thống” (Edward Sapir)
Theo các định nghĩa tâm lý học thì văn hóa được quan niệm như sau:
“Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họchính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằngcon đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng
kế thừa” (William Graham Sumner và Albert Galloway Keller)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh nhân Văn hóa Thế giới đã nêu lên địnhnghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạthàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Một định nghĩa khác về văn hóa là: “Văn hóa nên được đề cập đến như
là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảmcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
Trang 4học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị,truyền thống và đức tin” (UNESCO, 2002).
Dù có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau nhưng chúng ta có thểhiểu văn hóa là tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể do con người sángtạo ra trên nền của thế giới tự nhiên
Văn hóa luôn gắn với con người, ở đâu có con người ở đó có văn hóa
1.2 Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức cũng có nhiều định nghĩa theo những cách tiếp cậnkhác nhau Trong đó có hai định nghĩa có cách tiếp cận khá giống nhau là:
Greert Hofstede, (1991):“Văn hóa tổ chức đó là một tập hợp các giá
trị, niềm tin và hành vi trí tuệ của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác”
M Amiel, F Bonnet, J.Jacobs, (1993): “Văn hoá tổ chức là toàn bộ
các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian”.
1.3 Văn hóa nhà trường
Nhà trường xét về bản chất là một tổ chức hành chính - sư phạm, mỗinhà trường đều có nền văn hóa của nó Đó chính là hệ thống những giá trị,chuẩn mực, những nghi thức, lễ hội, các nhân vật điển hình, những câuchuyện… tạo nên những nét đặc thù riêng của nhà trường đó
Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản có thể hiểu văn hóanhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bảnđược các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhàtrường đó Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phầnnổi có thể nhìn thấy như: tầm nhìn, chính sách, mục tiêu, không gian cảnhquan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, các nghi thức, nghi lễ, hành vi giao tiếp,các hoạt động văn hóa học tập của trường và phần chìm không quan sát
Trang 5được như: niềm tin, nhu cầu, cảm xúc, thái độ, mong muốn cá nhân; quyềnlực và cách thức ảnh hưởng; thương hiệu, các quy ước ngầm…
2 Tại sao phải quản lý văn hóa nhà trường
Đây là vấn đề mà không phải nhà quản lý nào cũng luôn để tâm tới
- Nhà trường với tư cách là một tổ chức đều tồn tại dù ít hay nhiều mộtnền văn hóa nhất định Một nhà trường đoàn kết, quy tụ nhiều giáo viên dạygiỏi, học sinh chăm ngoan… hay một nhà trường mà đội ngũ luôn chia bèphái nói xấu nhau, học sinh lười biếng ham chơi… thì đó cũng chính là vănhóa nhà trường đó Quản lý văn hóa nhà trường là trách nhiệm của người hiệutrưởng và các nhà quản lý giáo dục Do đó dù muốn hay không, người quản
lý, hiệu trưởng nhà trường luôn phải quan tâm quản lý văn hóa của nhà trườngmình Như Edgar Henry Schein đã khẳng định: “Một điều thực sự quan trọngđối với người lãnh đạo là xây dựng và quản lý văn hóa Người lãnh đạo tài ba
là một người lãnh đạo có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan tới vănhóa”
- Văn hóa nhà trường có thể là văn hóa mạnh, văn hóa tích cực hay vănhóa yếu, văn hóa tiêu cực điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý củangười hiệu trưởng, người lãnh đạo nhà trường Chính vì vậy phải có sự quản
lý văn hóa nhà trường
- Mỗi cá nhân trong nhà trường là một sự khác biệt từ tuổi tác, ngoạihình, giới tính đến kinh nghiệm, phong cách làm việc và giao tiếp, quan điểm
và suy nghĩ… nhưng nhà trường luôn có những giá trị văn hóa chung và việcthiết lập cũng như duy trì những giá trị này không phải lúc nào cũng đượcmọi thành viên dễ dàng chấp nhận Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý củahiệu trưởng, của người quản lý nhà trường
- Văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến mọi mặt,mọi hoạt động trong nhà trường Nếu quản lý tốt thì văn hóa sẽ mang lại sựhiệu quả, chất lượng và sự tích cực, ngược lại nếu quản lý không tốt sẽ không
Trang 6phát huy được hết những vai trò này, làm giảm động lực, uy tín cũng như chấtlượng dạy học của nhà trường:
+ Văn hóa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của nhà trường Nhà trường cómột nền văn hóa mạnh mẽ, tích cực thì sẽ đem đến cho các thành viên trongnhà trường đó niềm đam mê, gắn bó với công việc, đoàn kết với nhau Khi đómọi người sẽ có nỗ lực phấn đấu hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho nhàtrường Đồng thời nếu có một nền văn hóa mạnh mẽ, tích cực sẽ góp phần xâydựng và khẳng định được thương hiệu của nhà trường Chính vì vậy hiệutrưởng phải chú trọng xây dựng và quản lý văn hóa nhà trường
+ Văn hóa nhà trường được coi là chương trình đào tạo ẩn Nhà trườngbên cạnh nhiệm vụ dạy chữ còn có trách nhiệm dạy văn hóa, truyền thụ cácgiá trị văn hóa Bản thân người thầy và bất kể một yếu tố nào trong nhàtrường luôn có tác động đến người học Như cách ứng xử của các giáo viênvới nhau, của giáo viên với học sinh sẽ góp phần tạo dựng nên cách ứng xửtrong học sinh Cảnh quan nhà trường sạch đẹp có tác dụng giáo dục ý thứcbảo vệ môi trường Hay sự nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm với công việccủa các cán bộ công nhân viên nhà trường sẽ góp phần bồi đắp nên tinh thầntrách nhiệm, yêu lao động của người học Thực tế có nhiều người quyết tâm
đi theo nghề giáo cũng chính bởi xuất phát từ sự ngưỡng mộ với thầy cô ngàyxưa của mình… Tất cả những yếu tố đó thuộc về văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường giúp người học không những hình thành đượcnhững hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các
em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộcsống hướng thiện và sống có lý tưởng Đồng thời, văn hóa nhà trương còngiúp các em về khả năng thích nghi với xã hội Một con người có văn hóa thìtrong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó làđức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bảnthân và xã hội Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là
Trang 7những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực vănhóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mìnhphù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xungquanh.
Cũng như chương trình đào tạo thông thường, những nhân tố văn hóacũng có thể xác định được và được dạy lại cho các thế hệ học trò Chính vìvậy, nhà trường cần xác định các nhân tố văn hóa nào cần xây dựng, hay nóicách khác cần phải có sự quản lý văn hóa nhà trường
+ Văn hóa nhà trường sẽ triệt tiêu hoặc tạo nên động lực làm việc Nhàtrường có văn hóa mạnh thì mọi người sẽ có động lực làm việc, ngược lại vănhóa yếu, văn hóa tiêu cực sẽ triệt tiêu động lực và nhà trường sẽ rơi vào bếtắc, thất bại Có ba yếu tố giữ chân người lao động trong tổ chức nói chung vànhà trường nói riêng là chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và cơ hội thăngtiến phát triển Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánhđổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòađồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận, tôntrọng
Vậy văn hóa tạo động lực như thế nào:
Văn hóa nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, ý nghĩa và bảnchất công việc mình làm Điều này thể hiện rõ ở các nhà trường mà các sứmạng, mục tiêu, hệ thống giá trị cốt lõi được hiệu trưởng chia sẻ và được bồiđắp bởi mọi thành viên
Văn hóa tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các giáo viên và học sinh,giữa các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
Văn hóa tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh thúcđẩy sự sáng tạo, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tậpđạt thành tích mong đợi
Trang 8Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổchức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáoviên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúngđắn.
Giúp người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được làthành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cảcủa nhà trường
Người quản lý muốn sử dụng văn hóa để tạo động lực, quản lý tốt thìvăn hóa tạo động lực, quản lý không tốt thì văn hóa triệt tiêu động lực
+ Văn hóa là hệ thống các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc,những luật lệ bất thành văn và các quy tắc ứng xử được lưu truyền từ thế hệnày đến thế hệ khác Những giá trị này sẽ này sẽ kiểm soát, điều chỉnh hành
vi cá nhân Ví dụ nhiều đơn vị có quy định không được mặc quần bò, áophông không cổ khi đến cơ quan Nhiều nhân viên trẻ mặc dù có sở thích nàynhưng vẫn phải tuân thủ, ăn mặc lịch sự hơn
+ Văn hóa hạn chế tiêu cực và xung đột: Hệ thống các chuẩn mực, thủtục, quy trình, quy tắc luật lệ trong tổ chức giúp các thành viên tổ chức thốngnhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hànhđộng Khi các cá nhân tham gia vào tổ chức thì những giá trị này sẽ giúp họđiều chỉnh bản thân, họ biết mình sẽ phải cư xử như thế nào cho đúng trongcác hoàn cảnh, ví dụ khi gặp khách đến cơ quan thì phải chào và cười, khi nóichuyện phải biết nói lời cảm ơn… những điều này được lặp đi lặp lại tạothành nề nếp, thói quen Và khi có ai đó không thực hiện như thế họ sẽ đánhgiá và nhắc nhở Chính vì vậy mà có quan niệm rất thú vị rằng văn hóa là cáicòn lại sau khi đã quên hết mọi thứ Chính vì vậy vấn đề đặt ra là người quản
lý cần xác định được hệ thống các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc,những luật, các quy tắc ứng xử cần xây dựng trong đơn vị tổ chức của mình
Trang 9Văn hóa nhà trường là chất kết dính các thành viên, tác động đến sốđông thông qua dư luận tập thể Nếu quản lý tốt thì tạo ra dư luận tích cực, làchất kết dính Nếu không biết quản lý thì có thể sẽ là dư luận tiêu cực, trởthành axít ăn mòn tập thể.
Văn hóa nhà trường hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột vàkhi xung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành langpháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trênnguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường
+ Văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường Bất kểmột giáo viên hay học sinh nào cũng muốn được học tập và làm việc tại mộtnhà trường có nền văn hóa tích cực bởi điều đó sẽ tạo ra một bầu không khídạy học tích cực, thúc đẩy học sinh luôn cố gắng học tập còn giáo viên luônquan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập Văn hóa tích cực tạo
ra môi trường thân thiện cho học sinh, khuyến khích mối quan hệ hợp tác,chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên
- Văn hóa nhà trường luôn luôn chịu sự tác động và chi phối của nhiềuyếu tố như tình hình kinh tế văn hóa xã hội, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa,
sự bùng nổ thông tin… Nếu không có sự quản lý thì những yếu tố này có thểảnh hưởng xấu và làm biến chuyển văn hóa nhà trường theo chiều hướng tiêucực
- Những tổ chức thành công thường là những tổ chức độc đáo, bởi nótạo ra những giá trị, chuẩn mực, những nghi thức, lễ hội… riêng biệt có hiệuquả thực sự cho sự phát triển của tổ chức, mà muốn có được điều này thì tấtyếu cần có tài năng quản lý của lãnh đạo nhà trường
Để quản lý và phát huy được những vai trò này của văn hóa nhà trườngkhông phải là điều dễ, nhưng cũng không phải là không làm được Tất cả phụthuộc vào tài năng và nghệ thuật quản lý của người hiệu trưởng, của nhữngngười lãnh đạo nhà trường và sự cố gắng của tất cả mọi thành viên
Trang 103 Chứng minh văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
3.1 Những biểu hiện của văn hóa tích cực trong nhà trường
Văn hóa nhà trường có thể là văn hóa mạnh hay văn hóa yếu, văn hóatích cực hay văn hóa tiêu cực Nền văn hóa mà đa số mọi nhà trường hướngđến là văn hóa mạnh, văn hóa tích cực vì nó mang lại sự phát triển cho nhàtrường, mang lại sự thỏa mãn hài lòng cho tập thể, cá nhân và sẽ nâng caochất lượng dạy học
Văn hóa tích cực về cơ bản bao gồm những biểu hiện sau:
- Có nhu cầu chia sẻ rộng rãi mục đích và các giá trị giữa các thànhviên
- Coi trọng các chuẩn mực
- Coi trọng việc học tập suốt đời của giáo viên và nhân viên
- Coi trọng sự liên tục cải tiến của nhà trường
- Coi trọng sự hợp tác và quan hệ đồng nghiệp
- Coi trọng sự phát triển chuyên môn
- Có các hoạt động truyền thống, có lễ kỷ niệm riêng
- Công nhận sự cống hiến của đội ngũ
- Biểu dương công trạng trên bảng thông báo và trong giờ sinh hoạt đầutuần
- Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọihoạt động của nhà trường
- Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới
- Mỗi người biết rõ công việc mình phải làm
- Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ
- Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc
- Sáng tạo và đổi mới
-…
Trang 113.2 Những biểu hiện văn hóa tiêu cực trong nhà trường
- Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau
- Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ cá nhân
- Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc
- Thiếu sự động viên, khuyến khích
- Thiếu sự cởi mở và tin cậy
- Thiếu sự hợp tác, chia sẻ học hỏi lẫn nhau
- Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời
-…
3.3 Thế nào là chất lượng dạy học
Chất lượng được xem là một đích tới luôn thay đổi, phụ thuộc vào cácmục tiêu của một hệ thống giáo dục cụ thể nào đó Các định nghĩa chất lượng
có vẻ như luôn được chuyển đổi cùng với sự chuyển đổi các giá trị của cáccộng đồng khác nhau trong một xã hội và niềm tin của những người có ảnhhưởng và nắm quyền lực của một hệ thống Trong bất cứ trường hợp nào, cácquan điểm về chính sách giáo dục và chất lượng giảng dạy đều thay đổi theothời gian Từ đó, chất lượng được xác định như “một khái niệm có tính tươngđối và có ý nghĩa chỉ đối với những ai đánh giá nó ở thời điểm nào đó và theochuẩn mực, mục đích nào đó” (Hội đồng GDĐH - Australia, 1992) Nghĩa làchất lượng luôn có tính lịch sử cụ thể
Chất lượng thường được định nghĩa như sự phù hợp với mục tiêu Chấtlượng có được khi một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó đáp ứng được sựmong đợi của khách hàng
3.4 Văn hóa tích cực sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Thực tế đã chứng minh những trường có chất lượng dạy học tốt đều lànhững trường có nền văn hóa tích cực Văn hóa đó để lại ấn tượng ngay từnhững điều nhỏ nhặt nhất như việc sân trường giảng đường luôn được vệ sinh
Trang 12sạch sẽ, rồi cách treo băng rôn khẩu hiệu đến thái độ, lối cư xử của giáo viên,cán bộ công nhân viên và học sinh trong nhà trường đến phong cách quảnlý…
- Văn hóa tích cực tạo ra động lực, niềm say mê làm việc trong nhàtrường, đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng dạyhọc: có động lực con người sẽ cảm thấy hứng thú hơn, làm việc say mê hơn,
nỗ lực cố gắng hơn để làm tốt công việc Động lực cũng sẽ kích thích sự sángtạo nhằm mang lại hiệu quả công việc Nhờ đó mà chất lượng các hoạt độngtrong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học sẽ được nâng cao
+ Văn hóa tích cực giúp người dạy và người học có cảm giác tự hào,hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vìnhững mục tiêu cao cả của nhà trường Thực tế đã chứng minh khi được làmviệc trong một nhà trường có nền văn hóa mạnh, văn hóa tích cực, nhữngtrường có thương hiệu như trường THPT Hà Nội-Amstecđam, THPT KimLiên, hay các trường chuyên ở các tỉnh,… đội ngũ giáo viên sẽ có cảm giác tựhào hãnh diện, từ đó luôn có động lực nỗ lực cố gắng phấn đấu để xứng đángvới niềm tự hào đó Việc cố gắng nỗ lực luôn được duy trì từ thế hệ giáo viênnày sang thế hệ giáo viên khác, do đó chất lượng dạy học của nhà trường luônđược đảm bảo và không ngừng được nâng cao
+ Văn hóa nhà trường giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ công nhân viênthấy rõ mục tiêu, ý nghĩa và bản chất tốt đẹp của công việc mình làm, thấy rõđược dạy học là phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Nhữngkhẩu hiệu nhắc nhở như “ Vì lợi ích mười năm thì phải trông cây/ Vì lợi íchtrăm năm thì phải trồng người”, hay “Tất cả vì học sinh thân yêu”… là điềuchúng ta dễ dàng nhìn thấy khi bước chân vào nhiều trường Chúng nhắc nhởmọi giáo viên trước mỗi ngày làm việc là phải biết hết lòng vì học sinh, mọihoạt động trong nhà trường phải xoay quanh trục là học sinh, mang lại sự tiến
Trang 13bộ cho học sinh… Từ đó thúc đẩy mọi người cùng cố gắng phấn đấu để ngàycàng nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Văn hóa tích cực còn tạo ra động lực làm việc thông qua việc tạo racác mối quan hệ tốt đẹp, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thànhviên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung Mối quan hệ giữa các cán
bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường là mối quan hệ đoàn kết, tôn trọng,giúp đỡ lẫn nhau Giữa các học sinh là sự đoàn kết, yêu quý, cùng nhau cốgắng Học sinh luôn kính trọng và yêu quý thầy cô, ngược lại thầy cô luôntâm huyết và nhiệt tình chỉ bảo học trò của mình Văn hóa tích cực tạo ra mộtmôi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo,khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tíchmong đợi
- Như chúng ta đều biết giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu
tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục Một nhà trường có văn hóa tíchcực sẽ coi trọng sự phát triển chuyên môn, coi trọng việc học tập suốt đời củagiáo viên và nhân viên, chính vì vậy đội ngũ giáo viên sẽ luôn được tạo mọiđiều kiện để học tập không ngừng nhằm nâng cao trình độ Bên cạnh đó nhàtrường luôn khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏilẫn nhau giữa các giáo viên, giáo viên luôn được chia sẽ học tập và được hỗtrợ từ những đồng nghiệp của mình Tất cả những điều này làm cho chấtlượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, đây là yếu tố quan trọng để nângcao chất lượng dạy học trong nhà trường
- Giáo viên luôn được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trongmọi hoạt động của nhà trường, ví dụ như việc đóng góp ý kiến trong việcgiảng dạy các môn học… Việc huy động sức mạnh tập thể thường sẽ mang lạinhững giải pháp tối ưu nhất cho các hoạt động, nhờ đó mà chất lượng các hoạtđộng trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng sẽ ngàycàng được nâng cao Bên cạnh đó, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế