1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận: thể chế chính trị Singapore

64 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 97,72 KB

Nội dung

Lời nói đầu Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, là cầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm. Năm 1963, để thoát ách thống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập với Liên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa và người Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965). Ngày độc lập, Singapore “ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôn giáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệ quốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt. Trải qua 45 năm phấn đầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km2), Singapore ngày nay là một quốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km2, số dân khoảng trên 5 triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu của châu Á. Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USD năm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USDngười trong năm 1965) – trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD.1 Theo “Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. 2Đặc biệt, Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáo lớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạo Lão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôn giáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình thức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận. Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng Anh được chọn làm quốc ngữ 3, kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công đức xứng đáng…4 thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng. Sau đây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát triển của Singapore. Phần nội dung I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG (PAP) SINGAPORE5 Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong suốt 50 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và không đồng nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động không nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore. Ngoài Đảng Nhân dân hành động (PAP), các đảng khác không có ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ thống chính trị.

Trang 1

Lời nói đầu

Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, làcầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dươngvới Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm Năm 1963, để thoát áchthống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập vớiLiên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa vàngười Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lậptrong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965) Ngày độc lập, Singapore

“ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầmtrọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôngiáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệquốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt Trải qua 45 năm phấnđầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km2), Singapore ngày nay là mộtquốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km2, số dân khoảng trên 5triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thứccủa khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triểnhàng đầu của châu Á Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khigiành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USDnăm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USD/người trong năm 1965) – trong khi thunhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD.1 Theo

“Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầungười của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore 2Đặc biệt,Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc MãLai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáolớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạoLão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôngiáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hìnhthức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môitrường xã hội hòa hợp, đồng thuận

Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy?Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể

kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng(pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng

1 Theo www.tamnhin.net ngày 19 – 11 - 2010

2 Theo www.vn.express.net ngày 9 – 10 - 2011

Trang 2

Anh được chọn làm quốc ngữ 1, kiên quyết chống tham nhũng, trả lương chocông đức xứng đáng…2 thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tíchcực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnhđạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trịtốt, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng Sauđây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự pháttriển của Singapore.

1 Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Nắm vững Tiếng Anh , đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây.”

2 Hiện nay tiền lương của các bộ trưởng và Thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới Lương của Thủ tướng Singapore cao gấp hai lần Thủ tướng Nhật Bản và gấp khoảng 4 lần Tổng thống Mỹ - khoảng 1.7 triệu USD/năm.

Trang 3

1 Vài nét về Đảng Nhân dân hành động (PAP)

Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc Singapore

đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng này đều không phát huy đượcvai trò của mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập

Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản Hiến phápthuộc địa George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập pháp chochính thể dân chủ Singapore Quyết định này đã thúc đẩy các đảng chính trị ởSingapore phát triển và bước vào tranh cử

Hơn 1, 500 người đã đổ về Hội trường Tưởng niệm chiến thắng vào sáng Chủnhật 21 – 11 – 1954 để chờ đón đại hội đầu tiên của Đảng Nhân dân hành động– PAP, được bắt đầu với một nhóm các chuyên gia, những người trẻ tuổi trở vềSingapore sau khi tốt nghiệp các trường đại học ở Anh đầu thập niên 1950 vànhững người cam kết xóa bỏ sự thống trị của thực dân Anh nhằm xây dựng mộtMalaysia độc lập, không chủ nghĩa cộng sản, bao gồm cả Singapore, trong số

đó, trước hết phải kể đến Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), Goh Keng Swee, TohChin Chye và S Rajaratnam)

Vào thập niên năm 1950, PAP đóng vai trò là đảng cánh tả của các nghiệp đoàn.Đảng này bắt đầu kiểm soát chính quyền từ cuộc bầu cử quan trọng vào Hộiđồng Lập pháp năm 1959, cuộc bầu cử tự trị đầu tiên của Singapore PAP đã

1 Theo TS Tống Thức Thảo, TS Bùi Việt Hương (Viện Chính trị học – Học viện chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh).

Trang 4

tranh cử tất cả các ghế, và giành được 43 trên 51 ghế Người đứng đầu nhómchuyên gia – Lý Quang Diệu, được cử làm thủ tướng, sau khi các thành viêncánh tả của PAP bị bắt vì lý do chính trị trước đó được thả ra.

Tuy nhiên, trong nội bộ đảng diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nhữngngười cấp tiến được đào tạo tại Anh và những người ủng hộ chủ nghĩa cộngsản Nhóm cánh tả đe dọa sẽ chuyển sự ủng hộ từ Lý Quang Diệu sang DavidMarshall (lãnh tụ của Đảng đối lập) nếu Lý Quang Diệu không có những cải cáchđáng kể về tình trạng đàn áp (bao gồm: thiếu quyền tự do công dân, việc tiếp tụccâu lưu và bắt giữ các nhân vật chính trị dưới Luật Nội an của Hội đồng Nội an(Internal Security Council), hạn chế quyền công dân của các nhân vật thuộccánh tả, hạn chế các phong trào liên kết của các công đoàn thương mại có xuhướng xây dựng các cơ sở chính trị, và cuối cùng là sự mất dân chủ ngày cànglớn ngay trong PAP) Các bất đồng trong PAP không giải quyết được dẫn đến sự

ly khai và sự thành lập của Đảng Barisan Sosialis bởi các lãnh đạo nghiệp đoàncánh tả và thành viên ly khai (hay bị đuổi) khác của PAP Lý Quang Diệu vẫn tiếptục nắm quyền với PAP còn lại

Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập Singapore vào Liên bang Malaysia năm

1962, PAP đã tăng cường vị trí độc tôn quyền lực bằng cách đàn áp các đảngđối lập Tháng 2 năm 1963, một chiến dịch mang tên Operation ColdStore bắtgiữ hơn 100 nhân vật hoạt động chính trị cánh tả quan trọng hoặc nổi tiếng đượcHội đồng Nội an tiến hành Ngay sau vụ bắt giữ và đàn áp, PAP tổ chức mộtcuộc bầu cử đột xuất Kết quả là Barisan được 33.3% phiếu bầu và giành được

13 ghế, PAP giành được 46.9% phiếu bầu và giành được 37 ghế Khi Quốc hộimới tuyên thệ, ba dân biểu của Barisan đã bị bắt và hai người phải bỏ trốn ranước ngoài Tổng Thư ký Đảng Barisan đã tẩy chay vị trí đại biểu quốc hội củamình Sau đó, việc 7 dân biểu Barisan còn lại lần lượt từ chức đã cho phép PAPnắm giữ hoàn toàn số ghế trong quốc hội và từ đó không còn tiếng nói chính trịđối lập nào

Hiện nay, có khoảng 20 đảng chính trị đăng ký hoạt động ở Singapore 1SongPAP vẫn giữ vững địa vị cầm quyền của mình với những chiến thắng liên tiếptrong các cuộc bầu cử phổ thông PAP có hơn 3 vạn đảng viên (chiếm khoảng1% dân số), được tổ chức chặt chẽ và không ngừng nâng cao uy tín trong việclãnh đạo đất nước Singapore

1 Singapore còn có các đảng phái chính trị khác như: Đảng Dân chủ Singapore (Singapore Democratic Party – SDP); Đảng Lao động (Workers’ Party – WP); Đảng Cải cách (Reform Party); Đảng Liên minh Dân chủ Singapore (Singapore Democratic Allinance – SDA)….

Trang 5

2 Mô hình tổ chức của PAP

a Hệ tư tưởng của PAP

PAP, trong Cương lĩnh của mình, tự cho mình là phong trào toàn quốc để phục

vụ đất nước và thúc đẩy sự thịnh vượng của người dân

Dựa theo khuôn mẫu Gramsci cổ điển và kinh nghiệm của các nhóm hoạt độngchính trị trong việc chuyển đổi đường hướng và cách thức hoạt động chính trị,nhóm chuyên gia được đào tạo ở Anh đã chủ động rời bỏ tầng lớp và giai cấpthống trị để tham gia vào khuynh hướng xã hội chung của thời đại đang đượcnhiều người ủng hộ Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung là chống thựcdân Về cơ bản, PAP đã nắm bắt được nguyện vọng sâu xa của các tầng lớpnhân dân lúc bấy giờ

Việc tập hợp lại với một khẩu hiệu như vậy và việc tạo nên một mối quan tâmlớn và sự đồng thuận của xã hội, về mặt cảm tính, đã biến họ thành một tổ chứcchính trị dành được vai trò lãnh đạo về ý thức hệ Tuy nhiên, để thu hút được sựủng hộ rộng rãi của quần chúng, nhóm chuyên gia phải hình thành một liên minhvới các nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội cánh tả khác Liên minh nàycũng tìm kiếm sự ủng hộ và quan tâm từ giới công nhân cũng như tầng lớp dânchúng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Trung Hoa Ngay từ ngày đầu thànhlập, Singapore phải đối diện với nhiều mối nguy sinh tử Cho nên ngay từ nhữngnăm đầu cầm quyền của PAP, tư tưởng về sự tồn vong là trung tâm trong chínhtrị Singapore Theo Diane Mauzy và R.S Milne, các nhà nghiên cứu Singapore

đã đưa ra bốn điểm chính trong “hệ tư tưởng” của PAP gồm:

- Chủ nghĩa thực dụng;

- Chế độ nhân tài;

- Chủ nghĩa đa sắc tộc;

- Các giá trị châu Á hay chủ nghĩa cộng đồng;

Đối diện với một nền kinh tế kém phát triển và một xã hội phức tạp với nhiều sắctộc và nhiều ngôn ngữ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Singapore là mốiquan tâm hàng đầu của PAP Từ đó, “ý thức hệ sống còn” đã được khai sinh.Với năng lực và lòng nhiệt tình đặc trưng, các nhà lãnh đạo PAP đã đặt ra mụctiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập

Trang 6

b Mô hình tổ chức của PAP

PAP áp dụng hình thức tập trung quyền lực cao độ Nó được đặc trưng bởi tácphong từ trên xuống, các chức vụ được chỉ định hơn là bầu cử, thiếu sự kiểmsoát mang tính thể chế đối với quyền lực của thủ tướng và nội các, mất nhiều nỗlực để tuyên truyền các quyết định và chính sách của chính phủ đến người dânhơn là tập trung ý kiến của công chúng Mức độ tập trung cao này tương đốithuận tiện ở một đất nước tương đối nhỏ và ít dân Điều này có ảnh hưởng lớnđến mô hình tổ chức và hoạt động của PAP

PAP không phải là một chính đảng mang tính chất quần chúng mà là đảng củatầng lớp tinh hoa trong xã hội của Singapore PAP được tổ chức chặt chẽ theo

ba cấp trung ương, quận, chi bộ và gồm hai loại đảng viên: đảng viên thường vàđảng viên cốt cán

Đảng viên của PAP phải là người Singapore, từ 17 tuổi trở lên, không tham giabất cứ đảng phái chính trị nào, chấp hành tốt cương lĩnh của Đảng và phải trảiqua một cuộc phỏng vấn của PAP Số lượng đảng viên cốt cán của đảng nàyhạn chế, chỉ bao gồm những người ưu tú nhất trong Đảng

Về mặt tổ chức, đứng đầu PAP là Ủy ban Chấp hành Trung ương (CentralExecutive Committee – CEC) Năm 1954, Điều lệ của PAP quy định CEC gồm

12 thành viên được bầu trực tiếp bởi các đảng viên trong hội nghị phổ thônghằng năm CEC sẽ bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, trợ lý bí thư, thủ quỹ, trợ

lý thủ quỹ Cách làm này kéo dài đến tháng 8 năm 1957, khi 6 thành viên ủng hộchủ nghĩa cộng sản trong Đảng trúng cử Năm 1958, Đảng sửa đổi Điều lệ đểtránh những việc như vậy diễn ra Sự sửa đổi này yêu cầu tổng số thành viêncủa CEC lên tới 18 người do Tổng bí thư đứng đầu, 2/3 số đó sẽ do các đảngviên cốt cán bầu ra trong Hội nghị của Đảng được tổ chức hai năm một lần và1/3 do chỉ định (những người được chỉ định do các đảng viên cốt cán giới thiệu);những đảng viên cốt cán này sẽ được lựa chọn bởi đa số phiếu trong Ủy ban.Hiện nay PAP có trên 3 vạn đảng viên nhưng chỉ có khoảng 1000 ngàn viên cốtcán Đây là những nhân vật được xếp vào tầng lớp tinh hoa chính trị, là nhữngngười bầu ra lãnh đạo cao nhất của Đảng và vạch ra chủ trương, chính sách củaĐảng Hệ thống đảng viên cốt cán của Đảng là chìa khóa để duy trì kỷ luật vàquyền lực trong Đảng Những nhân vật nòng cốt không được công khai, danhsách những nhân vật cốt cán không bao giờ được công bố

Trang 7

Quyền lực chính trị được tập trung vào CEC do Tổng bí thư lãnh đạo Hầu hếtthành viên của CEC đồng thời là thành viên nội các Từ năm 1957 trở đi, luậtquy định rằng CEC mãn nhiệm sẽ đưa danh sách giới thiệu các ứng cử viên đểcác đảng viên cốt cán bầu ra CEC nhiệm kỳ tiếp theo Điều này gần đây đã thayđổi, CEC giới thiệu 8 thành viên và Đảng sẽ họp kín lựa chọn 10 thành viên cònlại.

Ở cấp tiếp theo là Ủy ban Điều hành (Headquarter Executive Committee – HQexco) thực hiện các công tác hành chính của Đảng và giám sát 12 tiểu ban gồmcác tiểu ban:

- Bổ nhiệm và quan hệ nhánh (Branch Appointments and Relations)

- Quan hệ cử tri (Constituency Relations)

- Thông tin và phản hồi (Information and Feedback)

- Truyền thông (New Media)

- Các vấn đề người Malay (Malay Affairs)

- Tuyển đảng viên và lựa chọn cán bộ (Membership Recruitment and CadreSelection)

- Khen thưởng PAP (PAP Awards)

- Giáo dục Chính trị (Political Education)

- In ấn và xuất bản (Publicity and Publication)

- Xã hội và giải trí (Social and Recreational)

- Phong trào phụ nữ (Women’s Wing)

- Phát triển đảng viên mới (Young PAP)

Nhân sự của CEC cũng chính là những người sẽ tham gia nội các CEC và nộicác chính phủ thực tế không có sự phân biệt rõ ràng Chủ tịch CEC chỉ tồn tạitrên danh nghĩa còn quyền lực thực sự lại nằm trong tay Tổng bí thư của Đảng,

vị trí do Lý Quang Diệu nắm giữ từ ngày thành lập đảng, sau đó là Goh ChokTong) và hiện nay là Lý Hiển Long.1

1 Lee Hsien Loong, Thủ tướng thứ ba và đương nhiệm của Singapore, đồng thời là Tổng bí thư của PAP, con trai cả của ông Lý Quang Diệu – Lee Kuan Yew

Trang 8

Bổ sung cho CEC là các nhánh, các đơn vị cơ sở của Đảng ở tất cả các đơn vịbầu cử Các nhánh này do các ủy ban chuyên trách riêng điều hành, đứng đầuthường là đại biểu quốc hội của khu vực đó Để tránh việc cánh tả tham gia vàonội các, CEC phê chuẩn tất cả các thành viên ủy ban trước khi đặt họ vào mộtchức vụ nào đó Một nửa số ủy viên hội đồng được bầu ra; nửa còn lại do chủtịch ở các khu vực đề nghị Hoạt động của các nhánh do các cơ quan đầu nãocủa Đảng điều hành thông qua các cuộc họp hằng tháng giữa các thành viên cốtcán của Đảng với Hội đồng Chấp hành Khu vực Những cuộc họp hằng tháng lànơi những người đứng đầu của Đảng thông báo các chính sách của Đảng đếnthành viên các nhánh và là một cách để duy trì sự giám sát đối với các hoạtđộng ở địa phương.

Ở đỉnh cao nhất trong hệ thống thứ bậc là các bộ trưởng của nội các, nhữngngười đồng thời là thành viên của Quốc hội và CEC, cơ quan hoạch định chínhsách cao nhất của PAP Trong số các bộ trưởng này, hạt nhân cốt lõi là 5 thànhviê Bên dưới nhóm này là tầng lớp các công chức cao cấp, những người ngoàinhiệm vụ chính thức của họ còn đóng các vai trò quản lý và tư vấn với tư cách lànhững người điều hành hội đồng thành phố và các cơ quan pháp luật Các thànhviên PAP trong quốc hội không phải là các bộ trưởng trong nội các hay chínhphủ cũng có xu hướng đóng các vai trò ở mức độ này trong thứ bậc quyền lực,làm cầu nối giữa chính phủ và quần chúng nhân dân

PAP không thực hiện nguyên tắc bầu cử các cơ quan đảng từ cơ sở đến trungương Chỉ những người là đảng viên cao cấp, những người ưu tú nhất của đảng,nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước và chủ kinh doanh lớn mới

có quyền bầu cử Ủy ban Chấp hành của Đảng Việc thảo ra những quan điểm vàđường lối chính trị của Đảng là do tầng lớp trên của ban lãnh đạo đảng tiếnhành

c Các cơ sở chính trị nhánh

Mặc dù tính chính danh trong quyền lãnh đạo của PAP được xác định và thểhiện ở sự thành công về mặt kinh tế của Singapore, nhưng để có được một vị tríthống lĩnh và chi phối chính trường một cách tuyệt đối, PAP - từ những ngày đầutham gia chính trường Singapore, đã dựa vào những cơ sở chính trị nhánh(parapolitical institutions) để củng cố vị trí Bằng cách áp dụng chính sách “huyđộng và tham gia có điều khiển” (controlled mobilization and participation),những cơ sở chính trị nhánh này vừa có mục đích hướng dẫn những nhân tài vàthu dụng họ cho các lĩnh vực khác nhau của chính phủ Ngoài ra, nó còn đóng

Trang 9

vai trò như một môi trường truyền thông kiến tạo một hệ thống thông tin giữangười dân và chính quyền Một khi điều khiển được những kênh thông tin hiệuquả như vậy và ngăn không cho các lực lượng đối lập tiếp cận với các cơ sởchính trị này, PAP đã thành công trong việc góp phần cô lập các đảng đối lập Baloại hình “cơ sở chính trị nhánh” chính là: Trung tâm cộng đồng (communityCenter – CC), Ủy ban tư vấn công dân (Citizen’s Consultative Committees –CCCs) và Ủy ban địa phương (Town Council – TC)

Trung tâm cộng đồng (CC): trong những năm đầu thập niên 1960, sau khi bị tách

ra trong PAP giữa hai phe: phe cộng sản (Barisan Sosialis) và phe Tây học thânphương Tây (PAP), trong tình thế khó có thể củng cố được lực lượng trong mộtkhoản thời gian ngắn ở một giai đoạn lịch sử quan trọng, các lãnh đạo PAP đãdựa vào các CCC để tuyên truyền và củng cố những ảnh hưởng tới những cơ

sở ở các khu vực dân cư Kinh nghiệm nhận được và sự thành công trong chiếnlược này là một nguyên nhân để PAP thúc đẩy việc mở rộng một cách có kiểmsoát các cơ sở “chính trị nhánh” tương tự sau này

Các trung tâm này có một vai trò tích cực trong việc truyền bá các chủ trương,chính sách của nhà nước và hỗ trợ trong nỗ lực hình thành một số quốc gia.Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc củng cố quyền lực của PAP bằng cáchtăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện của PAP xuống tới các khu vực dân cưnghèo khó

Ủy ban tư vấn công dân (CCCs): các CCCs được thành lập vào năm 1965 và làmột phần trong cơ chế tìm kiếm và nuôi dưỡng những lãnh đạo không chínhthức (informal leader) Tổ chức này còn được nhìn nhận như là một cơ chếnhằm tăng cường việc xử lý những bất đồng nhỏ, và được làm theo mô hìnhtrước đây khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Singapre Trong thời kỳ Nhật Bảnchiếm đóng, các Hội đồng làng (village council) đã được dựng nên để ổn địnhtrật tự và làm nhiệm vụ thông tin cho quân đội Nhật về các tổ chức chống đối cơ

sở Sự khẩn cấp hình thành một cơ chế xử lý như vậy bắt nguồn từ kinh nghiệmcuộc xung đột sắc tộc diễn ra vào năm 1964; trong các cuộc xung đột đó, cáclãnh đạo phải viện đến các lãnh đạo không chính thức ở địa phương để hòa giải.Các CCCs truyền đạt thông tin hai chiều: các nguyện vọng và đề đạt từ nhândân đến chính quyền và các chính sách từ chính quyền ngược trở lại Mỗi đơn vịbầu cử có một CCCs và thành viên của CCCs do nghị sĩ khu vực đề cử

Ủy ban địa phương (TC): mô hình các TC được đề xướng vào năm 1985 vàđược thí điểm lần đầu tiên vào năm 1986 Đây là một nỗ lực của chính quyền

Trang 10

trong việc duy trì cơ chế thông tin và ảnh hưởng tới các cơ sở địa phương Mụctiêu ban đầu của các TC là tạo một cơ chế để các cư dân và các nghị sĩ cùngnhau hợp tác nhằm quản lý các khu nhà chung cư (vốn hiện nay chiếm tới 90%nhà ở của người Singapore) và giữ gìn môi trường xung quanh Sự thành côngcủa các TC được đánh giá không chỉ ở khả năng quản lý các khu chung cư màcòn ở khả năng thúc đẩy sự hợp tác của người dân đóng góp những đề xuấttrong việc quản lý Các viên quản lý các khu TC thường là các vị lãnh đạo trongcộng đồng qua sự chọn lựa của các nghị sĩ Chính vì vậy, khả năng của các nghị

sĩ được đánh giá một phần qua khả năng điều hành các khu TC và khả năngquản lý các quỹ được phân bổ về

3 Sức hấp dẫn của PAP

PAP, trong quá trình lãnh đạo đất nước đã tỏ ra là một chính đảng được lòngdân Nhưng đằng sau sự thể hiện đó là hàng loạt những nỗ lực để duy trì sự tintưởng của dân chúng

a PAP lấy phát triển kinh tế làm tiền đề cho sự ổn định chính trị và xã hội, xây dựng tính chính đáng.

Ngay từ đầu, PAP quyết định rằng cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ đưa đấtnước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện, đó là thiết lập tính ưu việt trong việcphát triển kinh tế và kết hợp nó với an ninh chính trị để tạo ra sự cân bằng vữngchắc và rõ ràng cho sự tồn tại của đất nước Lý Quang Diệu cho rằng, để đấtnước Singapore có thể tồn tại, xã hội Singapore cần được tổ chức lại chặt chẽhơn và người dân cần có kỹ luật hơn Việc đầu tiên và quan trọng nhất là pháttriển kinh tế trên bình diện quốc gia và nâng cao mức sống của người dân

Sự hợp pháp của cả hai – ý thức hệ thực dụng và vai trò lãnh đạo của PAP –được nâng lên nhờ những thành công trong những chính sách của chính quyềnnhằm đem lại cuộc sống sung túc hơn về vật chất – điều quan trọng nhất màngười dân Sinpapore (những di dân về kinh tế) mong mỏi (Singapore là mộtquốc gia đa dân tộc, đa sắc tộc, đa tôn giáo Do có vị trí địa lý thuận lợi, quốc gianày là bến cảng kiếm sống của rất nhiều dân tị nạn

Điểm thứ hai là việc xây dựng tính chính đáng Sau năm 1963, về mặt chính trịchỉ còn duy nhất Đảng Nhân dân hành động Vấn đề từ thời điểm này trở đi, đốivới PAP, là việc xây dựng tính chính đáng trong vai trò một đảng cầm quyền.Tuy nhiên, tính chính đáng đó chỉ tồn tại trong chừng mực PAP có thể tạo dựngmột tương lai tốt hơn cho người dân trên đảo Singapore, cũng như tạo ra một

Trang 11

tương lai mới cho đất nước này Nói cách khác, đối với PAP, vấn đề lúc này chỉcòn đơn thuần là kinh tế, và chừng nào PAP còn có khả năng phát triển kinh tế

và không ngừng nâng cao mức sống của người dân và vị trí của Singapore thìPAP còn đứng vững Điều này khá phù hợp với lý thuyết của Gramci khi ông chorằng sự đồng thuận không thể được duy trì chỉ duy nhất bằng các ý kiến hay lýtưởng, mà bắt buộc phải có các yếu tố mang tính kinh tế Tính chính danh củamột đảng cầm quyền chỉ có được khi nó có khả năng cải thiện đời sống vật chấtcủa tầng lớp bị trị Và một xã hội được cải thiện về mặt vật chất theo những quychuẩn giá trị mới là một xã hội mà ở đó giới cầm quyền lãnh đạo bằng khả nănglãnh đạo về mặt tinh thần (moral leadership) với sự hỗ trợ bằng các hình thứcbắt buộc cần thiết khác

Và đa số người dân không có nhiều thì giờ để tìm hiểu một cách tường tận một

hệ thống ý thức hệ, thì sự nhìn nhận một ý thức hệ được gắn liền với sự thànhcông về mặt kinh tế là điều dễ hiểu Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với một đảngcầm quyền trước hết là có hay không một giải pháp phát triển kinh tế quốc gia.Điều này được nhìn thấy rõ hơn khi các chế độ chính trị sau một thời gian dài ổnđịnh đã sụp đổ do mất khả năng kiểm soát hay phát triển nền kinh tế

Có thể nói, xuất phát từ mục tiêu và định hướng ban đầu, cùng với thực tiễn quátrình phát triển của đất nước Singapore, một mặt PAP đã nắm quyền lãnh đạotuyệt đối cả về tư tưởng, kinh tế và chính trị với sự đồng thuận của đại đa sốngười dân Mặt khác, PAP có đủ các điều kiện để áp dụng lý thuyết của Gramsci

và trên thực tế đã áp dụng lý thuyết này để xây dựng một vị trí lãnh đạo về tinhthần (moral leaddership) thông qua quyền lãnh đạo và ý thức hệ

Nhưng quan trọng hơn, các đảng viên của PAP hầu hết là những người thuộctầng lớp trên của xã hội, có tài và giàu có PAP hoàn toàn có thể huy động đượcnguồn tài chính khổng lồ khi cần thiết để củng cố vị trí và ảnh hưởng của mìnhcũng như để thực hiện những mục tiêu Đảng đề ra Đây cũng là hậu thuẫn cựcmạnh về kinh tế để đảm bảo uy tín của PAP và bảo đảm sự ủng hộ đối với cácchính sách phát triển đất nước của PAP

Di có những ưu thế rõ rệt và có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội, PAPkhông bị bất cứ giáo điều tư tưởng nào ngăn trở Công tác tư tưởng được PAPthực hiện triệt để kết hợp với việc tuyên truyền và mở rộng hệ giá trị mới mà giaicấp cầm quyền đặt ra Tháng 1 – 1991, PAP đã giới thiệu “Sách trắng về các giátrị chung” (White Paper on Shared Values), cố gắng tạo ra hệ tư tưởng quốc gia

và thể chế hóa các giá trị châu Á Người dân Singapore nói chung đã chấp nhận

Trang 12

sự lãnh đạo tuyệt đối của PAP và cùng với nó là sự không dân chủ và can thiệptrên mức trung bình của PAP vào mọi mặt của đời sống.

b PAP tập trung quyền lực thông qua bộ máy nhà nước

Khi nói về quyền lực của PAP, cần phải nói về quan hệ giữa PAP và chính phủ.Sau khi giành được quyền lực, thành lập chính phủ , PAP nắm tất cả các quyền

và chỉ bị giới hạn bởi hiến pháp và pháp luật Nhà nước, về lý thuyết, có quyềncao hơn tất cả các cơ quan chính trị khác Tuy nhiên, càng cầm quyền lâu, sựphân biệt giữa PAP và chính phủ càng mờ nhạt Vì vậy, về chính trị, PAP nắm

cả lập pháp, hành pháp và tư pháp và có sự hậu thuẫn chắc chắn từ tất cả cácthể chế này để lãnh đạo đất nước

Theo Hiến pháp của Singapore, nước này là một nước cộng hòa, đứng đầu làtổng thống do Nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm (từ năm 1991 là 6 năm).Tổng thống bổ nhiệm lãnh tụ của đảng chiếm đa số trong Quốc hội làm Thủtướng Thủ tướng thành lập nội các và phải được tổng thống thông qua Thủtướng và nội các chịu trách nhiệm trước tập thể Nghị viện Tất cả các quyền đềuđược thực hiện qua chính phủ do thủ tướng đứng đầu Tuy lần sửa đổi Hiếnpháp năm 1991 đã tăng thêm quyền lực cho tổng thống như: Tổng thống đứngđầu cơ quan hành pháp, có quyền phủ quyết đối với việc chi tiêu của chính phủ,xem xét, phê phán việc thực thi quyền lực của chính phủ… Nhưng thực tế, tất cảhoạt động của Quốc hội và tổng thống vẫn phải được sự đồng ý của người đứngđầu Chính phủ Toàn bộ quyền lực nằm trong tay thủ tướng chính phủ và nội cáccủa người đó

Trong hệ thống chính trị Singapore, Ban lãnh đạo của PAP nắm giữ nhữngcương vị chính trong bộ máy nhà nước như: tổng bí thư trở thành thủ tướng,hầu hết các ủy viên trung ương đều là thành viên của nội các Trên thực tế, côngtác của Đảng và công tác của chính phủ là một Việc thực hiện chương trìnhcông tác của Chính phủ cũng là thực hiện cương lĩnh tranh cử của Đảng.Singapore không có tổ chức đảng và chính phủ song trùng Đảng và Ủy banTrung ương do các bí thư ăn lương chuyên nghiệp lãnh đạo Thông qua các bíthư đó, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước được thực hiện thường xuyêntrong mọi điều kiện Với tư cách là đảng cầm quyền, các nhà lãnh đạo của PAP

đã thể chế hóa hoạt động của mình vào bộ máy nhà nước và Quốc hội Thôngqua ảnh hưởng và sự lãnh đạo của mình đối với các thể chế này, PAP tuyêntruyền tư tưởng của đảng mình, làm công tác quần chúng, xây dựng cơ sở chínhtrị, tài chính, vận động bầu cử và thực hiện các đường lối, chính sách của mình

Trang 13

Một đảng cầm quyền mạnh được thể hiện thông qua một nhà nước mạnh PAPnắm chính quyền trong thời gian dài chủ yếu là do họ giành được sự ủng hộ củanhân dân nhờ vào sự liêm khiết và khả năng điều khiển chính quyền của họ.PAP là đảng cầm quyền của Singapore, chủ trương và ý chí của đảng được thểhiện và thực thi thông qua chính phủ Để được nhân dân tín nhiệm, đối phó vớicác lực lượng chống đối, giữ cho đảng và chính phủ được liêm khiết, hoạt độnghiệu quả cao, Singapore công khai kêu gọi, giáo dục nhân viên công vụ nhànước và cán bộ đảng các cấp giữ liêm khiết và có một tinh thần quên mình.

Mặc dù các thành viên của Quốc hội được nhân dân bầu ra, nhưng họ được lựachọn bởi các nhà lãnh đạo cốt cán, thường không có đối thủ và coi vị trí mà họ

có được là do sự ưu ái của thủ tướng chứ không phải nhờ ý chí của cử tri ởnhững cấp cao nhất; sự phân biệt giữa bộ máy hành chính và cơ quan chính trịchỉ mang tính tượng trưng, và nhiều thành viên của Quốc hội được lựa chọn từhàng ngũ những công chức cao cấp và các doanh nghiệp công Nhiều côngchức cấp cao có thể gặp trực tiếp thủ tướng để được tư vấn, góp ý mà khôngcần qua bộ trưởng nội các cấp cao theo đúng trình tự

Các nhà lãnh đạo cấp thứ hai được tuyển lựa thông qua chỉ định, kết nạp vàđược rút ra khỏi bộ máy hành chính, nghề nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân,chỉ gia nhập vào PAP khi được bổ nhiệm vào một ghế ở Quốc hội Chính phủ đãrất thành công trong việc kết kết nạp những nhà lãnh đạo cộng đồng truyềnthống vào hệ thống ban cố vấn, ủy ban, hội đồng… và cảm thấy không cần thiếtphải xây dựng một tổ chức riêng của những nhà hoạt động của đảng để tướcbớt quyền lực của những nhà lãnh đạo cộng đồng

c PAP đã xây dựng hình ảnh của mình là một đảng thống nhất, đoàn kết, trong sạch, thân dân

Để tạo lập và duy trì niềm tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của mình, PAP đã

cố gắng xây dựng hình ảnh của mình là một chính đảng đoàn kết, thống nhất

Sự rạn nứt trong lãnh đạo PAP hiếm khi xảy ra (hay ít nhất là hiếm khi biểu hiện

ra bên ngoài) Mặc dù vẫn tồn tại những khác biệt nhỏ trong chính sách, các nhàlãnh đạo cấp cao đóng vai trò là bức bình phong thống nhất một khi các quyếtđịnh đã được đưa ra Phương thức ra quyết định là đồng thuận và phong cáchlãnh đạo là tập thể Nhưng năm 1969, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cân đối haivấn đề này Các nhà lãnh đạo đồng nhất bản thân họ với quốc gia và coi phe đốilập với họ hay chính sách của họ là mối đe dọa cho sự tồn tại của đất nước

Trang 14

PAP lấy tính liêm khiết đặt lên hàng đầu đối với đội ngũ công chức và đảng viên.Đây là yếu tố quan trọng để có một chính đảng mạnh và một chính phủ trongsạch, tạo và duy trì được uy tín của đảng và niềm tin của người dân đối vớiĐảng “Chính phủ phải liêm khiết” là xuất phát điểm để giáo dục cán bộ của PAP

và giáo dục các quan chức của chính phủ, cả đạo đức công chức lẫn kỹ luậtcông vụ

Lợi ích, uy tín, danh dự của đảng được đặt lên hàng đầu Mọi đảng viên phảithừa nhận và thực hiện các chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Đảng PAPkiên quyết không bảo vệ đảng viên vi phạm pháp luật và đạo đức Các đảng viênđều phải tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình Các nhà lãnh đạoSingapore hết sức nhấn mạnh: các quan chức cao cấp của PAP, các quan chứccủa chính phủ, bất luận chức vụ cao thấp, mọi người đều bình đẳng trước phápluật và kẻ nào phá hoại danh dự của Đảng sẽ bị xử phạt thích đáng Lý QuangDiệu khẳng định rằng: nếu những kẻ cơ hội và bất tài nắm quyền thì nhân dân

sẽ phải trả giá đắt

PAP kiên quyết chống tham nhũng Trong những năm đầu lãnh đạo, vì không cókhả năng để nâng lương cho các nhân viên công vụ, nhằm chống tệ nạn thamnhũng, PAP đã bắt đầu xiết chặt các luật vốn đã có để làm giảm cơ hội thamnhũng, đồng thời tăng mức hình phạt các hành vi tham nhũng Các luật về chốngtham nhũng lần lượt ra đời và điều chỉnh theo thời gian (1963, 1966, 1981,1989) Thành tích chống tham nhũng của Singapore có được trước hết là nhờmột ý chí chính trị mạnh mẽ và người cầm quyền đủ quyền lực và trong sạch đểthực thi việc chống tham nhũng Một cơ quan chống tham nhũng độc lập, khôngtrực thuộc lực lượng cảnh sát (vốn thường rất tham nhũng), và có đủ quyền lực

để thực thi những biện pháp dựa trên một bộ luật hợp lý mang tính răn đe là mộtđiều kiện cần cho việc chống tham nhũng thành công Cơ quan điều tra thamnhũng (CPIB)1 được thành lập và được trao một quyền hành lớn, chịu tráchnhiệm theo dõi, điều tra các hành vi liên quan đến tham nhũng của bất cứ cánhân hay tổ chức nào và sẵn sàng bắt giữ nếu thấy cần thiết Các cơ quan khác

có nghĩa vụ phải hợp tác và giúp đỡ CPIB vô điều kiện Những năm sau này, khinền kinh tế khởi sắc và quốc gia có một ngân khoản dồi dào hơn, chính phủ bắtđầu từng bước nâng lương công chức, một phần để thu hút nhân tài nhằm tănghiệu quả hoạt động của chính quyền, một phần giảm thiểu tham vọng tìm cơ hội

1 Cơ quan điều tra tham nhũng: Cơ quan này trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng.

Trang 15

tham nhũng của các công chức nhà nước.2 Một chính đảng trong sạch, mộtchính phủ trong sạch luôn tạo dựng được lòng tin cho người dân, và người dânnhìn chung thường tin tưởng vào một chính đảng hay một chính phủ như vậy.Một kinh nghiệm quan trọng của PAP là việc lựa chọn những nhà lãnh đạo cóđầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết để phát triển đất nước Những tiêuchuẩn của đảng viên PAP cũng chính là những tố chất cần thiết của một thànhviên chính phủ, và những nguyên tắc dẫn dắt hoạt động của PAP cũng chính lànguyên tắc làm việc của chính phủ Nhờ những nguyên tắc ấy, nhân dân đặtlòng tin vào chính phủ, trung thành với chính phủ mà thực chất là với PAP: kinhnghiệm đầu tiên có thể thấy được là Đảng Nhân dân hành động do ông LýQuang Diệu đứng đầu tập hợp rất nhiều người tài, người có học vấn cao Làngười lãnh đạo, thì cần phải là người tài Không có tài thì không thể lãnh đạođược Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu Bản thân Tổng bí thư Lý Quang Diệu

đã tốt nghiệp ngành luật ở Đại học Cambridge của Anh vào năm 1949 khi ông 26tuổi Vị Tổng bí thư thứ hai của PAP, và cũng là vị thủ tướng thứ hai củaSingapore, từ năm 1990 đến năm 2004, là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp Đạihọc Williams College – Mỹ với chuyên ngành phát triển kinh tế Vị Tổng bí thưthứ ba của PAP, tức là thủ tướng thứ ba hiện nay của Singapore – Lý HiểnLong, con trai cả của Lý Quang Diệu, sinh năm 1952, cũng đã tốt nghiệp Đại họcCambridge của Anh về ngành kế toán và công nghệ thông tin Sau đó, ông LýHiển Long còn học về Hành chính công tại Đại học Harvard – Mỹ Các đại biểuQuốc hội của Singapore và các bộ trưởng là người của PAP, đều tốt nghiệp cáctrường đại học nổi tiếng trên thế giới Ví dụ: Phó Thủ tướng Jayakumar, đảngviên của PAP, phụ trách về an ninh quốc gia tốt nghiệp ngành Luật, Đại học YaleLaw của Mỹ, đây cũng là trường đại học mà vợ chồng Tổng thống Mỹ Bill Clinton

đã học; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao George Yong-Boon Yeo, đảng viên thuộc PAP,sinh năm 1954, tốt nghiệp Đại học Cambridge – Anh; Bộ trưởng Chánh vănphòng Nội các Lim Swee Say, sinh năm 1954, đảng viên thuộc PAP, tốt nghiệpĐại học Loughborough – Anh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Teo Chee Hean, sinhnăm 1954, tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Imperial College, London – Anh Quanđiểm của Tổng bí thư Đảng kiêm Thủ tướng Lý Quang Diệu về việc trọng dụng,thu hút nhân tài đã được những người lãnh đạo PAP thực hiện triệt để và rất cóhiệu quả “Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt, người giỏi, không cho họ giữ nhữngchức vụ quan trọng”, ông Lý Quang Diệu đã có lần nói như vậy Nước Singapore

2 Singapore là quốc gia trả lương cho nội các chính phủ cao nhất thế giới Lương của các chính trị gia Singapore được tính dựa trên mức lương của các giám đốc điều hành và những người có thu nhập cao nhất trong sáu lĩnh vực bao gồm ngân hàng, kế toán, kỹ sư, luật, sản xuất và đa quốc gia, theo Báo tuổi trẻ, số 5/2012 ngày 5 – 1 - 2012

Trang 16

không những tìm và sử dụng người tài trong nước, mà còn thu hút nhân tài từnước khác đến Người tài đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, vàđược gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.1

Đại đa số trong giới lãnh đạo không phải là một bộ phận của tầng lớp thươngnhân Họ không bị thúc đẩy bởi lợi nhuận chính đáng, hay thông qua thamnhũng, hay bổng lộc từ vị trí của họ Thay vào đó, phần thưởng của họ xuất phát

từ chính việc được tiếp cận quyền lực và niềm tin rằng họ đang làm việc vì đấtnước và vì sự tồn tại lâu dài của nó

Những người lãnh đạo PAP tỏ ra là những người trong sạch, biết hy sinh đã tạonên những tấm gương tốt cho cán bộ, công chức Đây cũng là những người cótài năng, bản lĩnh và làm việc rất hiệu quả Các nhà lãnh đạo Singapore có khảnăng đối ngoại lưu loát, họ thể hiện các nguyên tắc và mục tiêu của họ thôngqua các bài phát biểu, sách xuất bản và các cuộc phỏng vấn Họ coi chính phủ làcông cụ để thúc đẩy những mục tiêu quốc gia và thừa nhận không có một giớihạn cố hữu nào trong các mối quan tâm và hành động của chính phủ Các nhàlãnh đạo cấp cao thường có khả năng đưa ra những quan điểm dài hạn và racác quyết định khó khăn, không được nhiều người ủng hộ để giải quyết nhữngquan điểm trước mắt hoặc để tránh những vấn đề có thể nảy sinh trong một haithập niên tiếp theo Hạt nhân chính trị lãnh đạo thế hệ thứ hai là những người cóthiên hướng kỹ trị, điều hành và quản lý hơn là các chính trị gia hay nhữngngười môi giới quyền lực

Một trong những bí quyết thành công của Singapore là biết thu hút và sử dụngnhân tài không chỉ ở trong nước mà cả người từ nước ngoài Ở Singapore, mọinhân tài đều có cơ hội được bổ nhiệm vào các chức vụ cao thông qua tuyểnchọn công khai và cạnh tranh tự do, trung thực Singapore lập ra một ủy ban phụtrách việc chiêu mộ nhân tài để tiến tới thành lập Ủy ban dịch vụ tư vấn chuyêngia và tuyển dụng chuyên nghiệp thuộc Cục phục vụ công cộng Đặc biệt còn có

Ủy ban chiêu mộ nhân tài ngoại quốc, chủ yếu nhằm vào những nhân tài ngườichâu Á, đồng thời đưa ra những chính sách đãi ngộ nhân tài Các tài năng trẻSingapore được đảm nhiệm những công việc phù hợp với chuyên môn và sởtrường của họ, được hưởng mức lương cao, được cấp nhà ở… Singapore cũnggiáo dục các tài năng trẻ phải ý thức được bổn phận và nghĩa vụ của mình vớingười thân, đồng bào và xã hội Việc thu hút nhân tài như vậy có hai ưu điểm:thứ nhất, nó làm cho những người có thực tài tham gia vào PAP để khẳng định

1 Theo www.vietbao.vn ngày 24 – 1 - 2007

Trang 17

mình Thứ hai, nó là cơ sở để những người dân tin rằng PAP đang được nhữngngười có tài năng lãnh đạo (mà những người có tài thì hẳn phải sáng suốt hơn

và có tầm nhìn hơn những người bình thường)

Lãnh đạo của PAP không cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi của dân chúnggia nhập Đảng hay các tổ chức do Đảng lãnh đạo, hoặc thay thế các tổ chứccộng đồng bằng các tổ chức của Đảng Tuy nhiên, công tác quần chúng luônđược PAP rất chú ý Công tác này của PAP được thực hiện thông qua đảngviên, hệ thống tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội

PAP thành lập các tổ chức chính trị - xã hội như: Công đoàn Quốc gia Singapore(National Trade Union Congress – thành lập tháng 9 – 1961), Hiệp hội Nhân dânSingapore (People’s Association – PA – thành lập tháng 7 – 1960) và đặc biệt là

Ủy ban tư vấn công dân nhằm mở rộng cơ sở quần chúng Từ năm 1965 đếnnay đã phát triển được 79 khu vực bầu cử của Ủy ban này, đây là kênh quantrọng của quan hệ song phương giữa trung ương và địa phương, là phương tiện

để liên lạc và kiểm soát chính trị Các khu vực bầu cử này có nhiệm vụ cung cấpthông tin, tham gia đóng góp ý kiến vào đường lối chính sách của Đảng

Các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trongviệc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thứccủa nhân dân Chính phủ có những hành động thiết thực thường xuyên có thểthuyết phục được người dân tin vào chính phủ, coi chính phủ là lực lượng quyếtđịnh trong những biến đổi xã hội Chính phủ liên hệ với các ủy ban dân cư Cácnghị sĩ Quốc hội cũng liên lạc với cử tri của mình thông qua phòng liên lạc dân

cư Các nghị sĩ Quốc hội mỗi kỳ hai năm phải đi thăm hết lượt các gia đình trongkhu vực cử tri của mình

Chủ tịch PAP, Phó Thủ tướng Chính phủ được lựa chọn làm tổng thư ký Côngđoàn Hàng loạt cán bộ của PAP cũng được lựa chọn vào các cơ quan của ĐạiCông đoàn toàn quốc và các công đoàn trực thuộc Trong số các nhân sĩ chuyênnghiệp giữ chức ở công đoàn các cấp, nhiều người là nghị sĩ của PAP Điều nàylàm tăng khả năng lãnh đạo công đoàn của PAP Nhiều nghị sĩ Quốc hội ĐảngNhân dân hành động, trong đó bao gồm nhiều bộ trưởng nội các đã tham giữchức cố vấn của công đoàn các cấp Đại Công đoàn toàn quốc không phải làcông đoàn do PAP lãnh đạo Nhưng trong các cơ quan, Đại Công đoàn toànquốc và các công đoàn trực thuộc không có chỗ nào không có PAP Công đoàntrở thành lực lượng ủng hộ chính phủ, đồng nghĩa với chính phủ được đông đảocông nhân ủng hộ Nắm được lực lượng công nhân, viên chức là một điều kiện

Trang 18

quan trọng để PAP ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế Khi đó, uy tíncủa PAP ngày càng được nâng cao.

Trong công tác quần chúng, PAP đặc biệt coi trọng xây dựng và giữ gìn quan hệhữu nghị giữa các dân tộc, xử lý mối quan hệ dân tộc, sắc tộc để xây dựng môitrường chính trị ổn định Chính phủ Singapore nêu cao khẩu hiệu: ngườiSingapore chân chính, không phân biệt chủng tộc, đều phải đứng dưới là cờtrung hiếu với Tổ quốc Lý Quang Diệu đã nêu lên khẩu hiệu: “Chúng ta khôngphải là người Mã Lai, không phải người Trung Quốc, không phải là người Ấn Độ,cũng không phải người châu Âu Chúng ta không phân biệt ngôn ngữ, dân tộc,văn hóa, tôn giáo Mọi người phải đoàn kết lại trở thành người Singapore” PAPthực hiện chính sách này bằng việc xây dựng và cung cấp nhà ở cho người dânvới giá rẻ, chăm sóc y tế cộng đồng, tăng chi phí cho giáo dục, đào tạo, các dântộc cư trú xen kẽ (theo tỷ lệ tương đối), ưu đãi đối với người Mã Lai, khống chếnghiêm ngặt các tôn giáo…

d PAP duy trì phản biện xã hội nhưng kiên quyết ngăn chặn các lực lượng đối lập

PAP và nhà nước phối hợp đồng bộ, luôn thống trị về tư tưởng, có lúc phải thựchiện sự đàn áp nhằm giữ vững quyền lãnh đạo trong hệ thống chính trịSingapore Giới cầm quyền Singapore luôn quan tâm đến việc tổ chức chínhđảng làm công cụ chính trị bảo đảm việc duy trì và thực hiện quyền lực chính trị,bên cạnh công cụ bạo lực là quân đội và cảnh sát

Trên thực tế, kể từ khi hệ thống chính trị của Singapore được thành lập từ năm

1959 đến nay, PAP luôn nắm quyền chi phối chủ yếu Điều đó được biểu hiệntập trung nhất trong các cuộc bầu cử Quốc hội từ năm 1968 đến năm 1980, PAPluôn chiếm tuyệt đối số ghế trong Quốc hội Do áp lực của xã hội cho rằng cần

có một lực lượng đối lập song song có trách nhiệm và trung thành tồn tại trongQuốc hội để chế độ chính trị phát triển thành công, nên trong các cuộc bầu cử ởSingapore, có các đảng đối lập và các ứng cử viên độc lập tham gia Sau nhữngnăm đầu thập niên 1960, không có đảng nào hay ứng cử viên độc lập nào có cơhội để thay thế PAP Những người ủng hộ các đảng đối lập không trông chờnhững đảng này chiến thắng hay thay chỗ trong Chính phủ của PAP Họ sửdụng lá phiếu của họ chỉ để thể hiện sự không hài lòng với một số hoặc tất cảcác chính sách của PAP

Trang 19

Các đảng đối lập trong hệ thống chính trị của Singapore đóng một vai trò kháquan trọng Mặc dù chỉ dừng lại ở mục tiêu phá vỡ thế độc quyền của PAP vànhắc nhở PAP về trách nhiệm phục vụ đất nước của mình, song sự tồn tại củacác đảng đối lập đã góp tiếng nói phản biện chân thực về chính sách phát triểnđất nước của PAP Thông qua hoạt động của các đảng này, PAP có dịp xem xétlại , nhận ra những hạn chế trong chính sách của mình, kịp thời điều chỉnh cácchính sách cho phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước và nguyện vọng củangười dân Các đảng đối lập đã giữ cho PAP hoạt động hiệu quả hơn, phù hợphơn với xã hội Singapore, tránh được sự chuyên quyền, độc đoán Đây có thểcoi là một động lực để PAP phải luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt độngcủa mình.

Tuy nhiên, PAP kiên quyết ngăn chặn các lực lượng đối lập theo nhiều cáchthức khác nhau

Chính phủ PAP nắm các phương tiện thông tin đại chúng Theo quy định, Hộiđồng quản trị của các công ty cổ phần báo chí đều phải được chính phủ phêchuẩn Tổng biên tập của các báo do chính phủ bổ nhiệm Các đảng đối lậpmuốn lập một tờ báo không dễ vì chính phủ sáp nhập tất cả các xưởng in báocủa toàn quốc làm một với kỹ thuật rất tiên tiến và kiểm soát nội dung đồng thờiquản lý cả việc bán các loại báo

PAP ngăn chặn việc tuyên truyền có hại cho chính phủ và ổn định chính trị Cáclãnh tụ của các đảng đối lập, nếu chống đối PAP, sẽ nhanh chóng kết thúc conđường chính trị của mình Chế độ kiểm duyệt báo chí, truyền hình nghiêm ngặt,bảo hộ nội dung thông tin được phát đi không trái với định hướng của PAP

Các đảng chính trị của Singapore đăng ký hoạt động khá dễ dàng Song donhiều nguyên nhân khác nhau, các đảng này không thể lớn mạnh và phát huyđược ảnh hưởng trong nền chính trị

Đầu tiên phải kể đến những hạn chế về nguồn tài chính và nhân tài Rất nhiềuđảng ở Singapore chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, tồn tại trên giấy tờ hoặc chỉhoạt động cầm chừng do thiếu nguồn cung cấp tài chính Chính trị đa nguyênthực chất là một cuộc cạnh tranh, trong đó, đảng nào nắm giữ nhiều nguồn lực

và có ảnh hưởng mạnh hơn sẽ chiến thắng Các đảng đối lập không chỉ thiếukinh phí hoạt động mà còn thiếu cả nhân tài do những người tài đã bị PAP thuhút hết Chỉ có gia nhập vào PAP, những người có tham vọng và mục tiêu chínhtrị mới có điều kiện phát huy khả năng của mình và thăng tiến

Trang 20

Thứ hai, các đảng đối lập không có điều kiện để tuyên truyền về đảng của mìnhtrong điều kiện bình thường lẫn trong các cuộc bầu cử Trong các cuộc bầu cử,các đảng sẽ tuyên truyền thông điệp chính trị của mình trên vô tuyến truyền hình,các cuộc tập hợp có tổ chức, đi diễn thuyết hoặc tổ chức các cuộc họp báo đểđưa thông điệp của đảng đến với người dân Song với nguồn kinh phí hạn hẹp,các phương tiện truyền thông nằm trong tay chính phủ (thực chất là trong tayPAP) và chi phí để xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng quá cao,nội dung thông tin bị chính phủ kiểm soát, các đảng chính trị đối lập rất khó gâyđược ảnh hưởng lớn.

Các đảng đối lập và các nhóm lợi ích sẽ không bị tổn hại trong chừng mựckhông đe dọa đến vị trí và vai trò của chế độ cầm quyền Chính quyền PAP từlâu đã sử dụng luật pháp để trừng phạt về mặt kinh tế đối với các cá nhân dámphát ngôn chống lại sự lãnh đạo chính trị của đất nước

Có trên 20 đảng đăng ký hoạt động ở Singapore, nhưng tất cả đều bị PAP chekhuất Trừ giai đoạn cạnh tranh ngắn từ năm 1963 đến năm 1965, thì toàn cảnhchính trị Singapore là sự độc quyền của PAP Thêm vào sự cách ly của cácđảng đối lập ở Singapore, là rất ít sự bất bình của công chúng đối với sự nổi trộicủa PAP

4 Một số hạn chế của mô hình PAP

Mọi người phải thừa nhận chính thức cai trị từ trước đến nay của Singapore đãđưa Singapore vượt qua giai đoạn hiểm nghèo khi mới thành lập Nó có khảnăng tập trung sức lực quốc gia vào một số mục tiêu nhất định và đạt tới nhữngmục tiêu đó khá nhanh chóng Ngoài ra, với số lượng những dịch vụ xã hội đượcchính phủ cung cấp, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội không còn ảnh hưởng

là bao Với một guồng máy trong sạch tối thiểu, mô thức này đã chứng tỏ mứchiệu quả không thể chối cãi, ít nhất là cho đến nay Tuy nhiên, mô hình này cũng

có một số hạn chế không thể phủ nhận

- Hạn chế rõ ràng nhất trong mô hình của PAP là chính trị chỉ được sử dụngtrong những phạm vi rất hẹp do PAP quyết định PAP và chính phủ quyết địnhmọi công việc thay cho dân chúng và dân chúng dần dần phó mặc mọi sự choPAP Một vấn đề dễ nhận thấy đối với Singapore là sự can thiệp quá sâu vàomọi sinh hoạt của đời sống người dân (theo cách này hay cách khác) và tầng lớptrí thức trẻ nằm ngoài PAP dường như thờ ơ đối với đường hướng của đấtnước Mối quan tâm lớn của Chính phủ Singapore hiện nay là sự xa cách của đa

Trang 21

số dân chúng với chính phủ và những việc chung, đặc biệt là giới trẻ - giới trẻSingapore chỉ tập trung vào việc kiếm tiền và tiêu thụ Mô hình nói trên của PAP

đã hạn chế tính tích cực chính trị của công dân Singapore với tư cách là một conngười chính trị

- Một nhược điểm nghiêm trọng nữa của mô hình này là phương thức quyết địnhhầu hết những vấn đề hệ trọng của quốc gia (những quyết sách chính trị) phầnlớn nằm đằng sau hậu trường – thay vì để cho công dân cả nước bàn thảo vàquốc hội công khai bỏ thiếu lấy quyết định, thì những vấn đề đó lại được quyếtđịnh trên cơ sở sự móc ngoặt giữa nhà nước và các đại công ty Trên thực tế,

mô hình tổ chức và vận hành của PAP chỉ có thể góp phần biện minh và cànglàm trầm trọng hơn tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước cũng nhưtrong xã hội (mặc dù Singapore là quốc gia có kinh nghiệm chống tham nhũng).Các chính phủ ngày nay trên thế giới cần vận hành một cách minh bạch, chứkhông cần ngày càng nhiều các quyết định sau hậu trường đã nêu trên

- Hạn chế thứ ba trong mô hình PAP là năng lực phản biện xã hội rất thấp: cácthông tin chính sách và các thông tin khác cũng như những tiêu cực của hệthống chính trị chưa được biết đến một phần vì tại Singapore hầu như không cóđảng phái đối lập, chưa có một giới truyền thông thực sự độc lập Trong khi đó,chính phủ không thấy có nhu cầu cần báo cáo các sai trái “nội bộ” với nhân dân

vì những nhà lãnh đạo PAP đều tự cho rằng mình chính là Singapore và đanghết lòng lo lắng cho nhân dân Vì vậy, dân chúng không có quyền yêu sáchnhiều hơn

Singapore xây dựng một hệ thống đảng đối lập lớn Một đảng lớn là nhân tốquan trọng đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở Singapore trong một thời giandài Một đảng lớn ở Singapore đã làm cho những đảng nhỏ yếu không đủ sức để

có thể làm đối trọng của nó Chế độ một đảng lớn ở nước này khác với chế độmột đảng truyền thống ở chỗ địa vị của đảng nắm quyền quyết định trong việc họgiành đa số ghế trong bầu cử

Singapore sở hữu một văn hóa chính trị đặc biệt, không phù hợp với một cáchphân loại nào của các nhà chính trị học Nó được tập trung cao độ và mang tínhthống kê Nó thực dụng, duy lý và tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối Mặc dùcác cuộc bầu cử được tổ chức thường xuyên, nhưng không bao giờ dẫn đến sựthay đổi quyền lãnh đạo Và các công dân không trông chờ các chính đảng thaynhau nắm quyền, hay có một truyền thống tự do dân sự hoặc hạn chế quyền lựccủa nhà nước

Trang 22

PAP là một đảng chính trị thành công trong việc lãnh đạo đất nước Nằm trong

hệ thống các nước có một đảng nổi trội, Singapore đã tìm ra cho mình mộthướng đi phù hợp với nền dân chủ phương Đông, đồng thời hòa nhập với sựphát triển chung của thế giới hiện đại Kinh nghiệm của các đảng chính trịSingapore nói chung và đặc biệt là đảng cầm quyền PAP là những kinh nghiệmquý báu mà chúng ta có thể nghiên cứu và tham khảo Mặc dù những phân tích

ở trên đã chỉ ra rằng mô hình PAP có sức hấp dẫn rất lớn, chúng ta không thể

áp đặt một mô thức từ bên ngoài lên tình hình đặc thù của Việt Nam mà chỉ gạnlọc những giá trị đúng đắn cho từng giai đoạn phát triển của đất nước

Tóm lại, hệ thống chính trị Singapore là hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảngvới một đảng nổi trội có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống chính trị Mộtmảng lớn là nhân tố quan trọng bảo đảm ổn định chính trị - xã hội ở Singaporetrong một thời gian dài Chế độ một đảng lớn ở nước này khác với chế độ mộtđảng truyền thống ở chỗ địa vị của đảng nắm quyền quyết định trong việc họgiành đa số ghế trong bầu cử Mặc dù các đảng còn lại không có vị trí quyết địnhđến quyết sách chính trị của quốc gia nhưng lại là kênh thông tin phản biện vàgiám sát hoạt động của đảng cầm quyền

PAP là một đảng chính trị thành công trong việc lãnh đạo đất nước Mặc dù làđảng nắm quyền điều hành đất nước trong một thời gian dài nhưng PAP vẫnluôn lớn mạnh và luôn luôn thay đổi để đáp ứng với những sự biến chuyển củatình hình trong nước và quốc tế Nguyên nhân thành công của PAP nằm ở chínhnăng lực tổ chức, điều hành đất nước, ở đội ngũ các nhà lãnh đạo của họ luônđược lựa chọn một cách thực sự dân chủ, thực sự tinh hoa và là đại diện xứngđáng của đảng và đất nước Singapore PAP luôn xem xét nghiêm túc nhữngphản hồi các đảng đối lập để kịp thời điều chỉnh chiến lược và có phương pháplãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội hợp lý và hiệu quả cao nhất Với sự hoạtđộng có hiệu quả của hệ thống chính trị mà quan trọng là của các đảng chính trịvới vai trò của một đảng nổi trội cầm quyền, Singapore đã tìm ra cho mình mộthướng đi phù hợp với nền dân chủ phương Đông, đồng thời hòa nhập với sựphát triển chung của thế giới hiện đại Kinh nghiệm của các đảng chính trịSingapore nói chung và đặc biệt là đảng cầm quyền PAP là những kinh nghiệmquý báu mà chúng ta có thể nghiên cứu và tham khảo

Trang 23

II HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG

1 Bối cảnh ra đời hiến pháp hiện hành

Hiến pháp là một từ xa lạ đối với Singapore cách đây ba thế kỷ Song đến nay,hiến pháp được xem là biểu tượng chính trị - pháp lý của Nhà nước Hiến phápSingapore ra đời gắn liền với lịch sử phát triển thăng trầm của xã hội và Nhànước Singapore Trước thế kỷ XIV, Singapore được biết đến dưới tên gọi làTemasek (“Thành phố Biển”) và là một bộ phận của đế quốc hùng mạnh SriVijayan Vào thế kỷ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được mangcái tên mới là “Singa Pura” (“Thành phố Sư tử”) Tên Singapore xuất phát từSingapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Mã Lai), vốn được lấy từ nguồn gốccủa chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố) Theo truyền thuyết, vị hoàng

tử Sang Nila Utama nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hònđảo và do đó đặt tên cho hòn đảo này là Thành phố Sư tử (Singapura) Đến năm

1819, Singapore thuộc sở hữu của Quốc vương Johore Năm 1824 theo Hiệpđịnh hữu nghị và hợp tác giữa Anh và Johore, Singapore được nhượng cho Anh.Nhà cầm quyền đầu tiên của Singapore là Stamford Raffles đã thiết lậpSingapore đã thiết lập Singapore trở thành một trung tâm thương mại Chínhsách thương mại tự do đã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trongkhu vực châu Á và từ các nơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông Chỉ 5 năm saukhi sáng lập đất nước Singapore hiện đại, số dân của Singapore với chỉ vài trămngư dân Malay và người Hoa đã tăng lên đến 10, 000 người Vào năm 1832,Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biểnPenang, Malacca và Singapore Sự kiện khánh thành kênh đào Suez vào năm

1869 cùng với sự xuất hiện của nhà máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầmquan trọng của Singapore lên như là một trung tâm phát triển thương mại giữacác quốc gia phương Đông và phương Tây Singapore trở thành hiện trườngcủa những trận chiến quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được xem

là pháo đài bất khả xâm phạm Tuy nhiên, Singapore đã bị quân đội Nhật chiếmđóng vào năm 1942 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore vẫn là thuộc địacủa Vương quốc Anh Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp Singaporegiành được quyền tự trị vào năm 1959, trở thành một quốc gia độc lập trongKhối thịnh vượng chung Trong những năm 1963 – 1965, Singapore là một bangtrong Liên bang Malaysia Do những khác biệt lớn về chính trị, Singapore tách ra

1 Theo TS Trương Thị Hồng Hà (Viện Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).

Trang 24

khỏi Liên bang từ ngày 9 tháng 8 năm 1965 trở thành một nước Cộng hòa độclập.

Singapore theo Hiến pháp 1963 là nước Cộng hòa nghị viện với chế độ chính trịcực quyền Từ lúc tuyên bố độc lập đến nay, Đảng Nhân dân hành động liên tụccầm quyền

Trong lịch sử, Singapore đã bị nhiều đế quốc đô hộ: Bồ Đào Nha (đầu thế kỷ XVIđến cuối thế kỷ XVII); Hà Lan (đầu thế kỷ XVII đến năm 1819); năm 1819, Anhgiành lại quyền khai thác Singapore Từ năm 1824, Singapore trở thành thuộcđịa của Anh Từ đó, Anh dùng Singapore làm cửa biển buôn bán, chuyển khẩuquan trọng ở Viễn Đông và là căn cứ quân sự chủ yếu của Anh ở Đông Nam Á.Nhật Bản chiếm đóng Singapore từ năm 1942 đến năm 1945 Sau chiến tranhthế giới thứ hai, Anh trở lại chiếm Singapore Trước phong trào đấu tranh củaquần chúng nhân dân Singapore, nhà đương cục Anh sau ba lần đàm phán vớiđại diện của chính đảng của Singapore đã phải đồng ý cho Singapore thành lậpbang tự trị vào ngày 3 tháng 6 năm 1959 Tuy nhiên, Singapore chỉ được tự trị

về đối nội, còn Anh vẫn nắm giữ các hoạt động về quốc phòng và ngoại giao

- Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Singapore gia nhập Liên bang Malaysia

- Ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore tách khỏi Malaysia và thành lập nướcCộng hòa độc lập

- Ngày 21 tháng 9 năm 1965, Singapore gia nhập Liên Hợp Quốc

Hiến pháp của Singapore là đạo luật tối cao của Nhà nước Singapore Nó có lịch

sử phát triển hết sức đặc biệt, phù hợp với lịch sử phát triển của đất nước, đồngthời tạo cơ sở pháp lý của nhà nước, công dân và xã hội phát triển một cáchtoàn diện

Năm 1946, sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản tại Singapore, các khuđịnh cư Straits đã được giải thể và Singapore đã trở thành một thuộc địa riêngbiệt Bản Hiến pháp của nhà nước thuộc địa này được thông qua

Năm 1955, Hiến pháp Rendel, được đề xuất lần đầu vào năm 1953 có hiệu lực.Bản Hiến pháp này có quy định nhiều quyền lực cho người dân địa phươngnhằm thiết lập quyền lực của nhân dân với chính quyền trung ương Song thựctiễn chính quyền thuộc địa vẫn được tổ chức trong các cơ quan trên toàn lãnhthổ

Trang 25

Năm 1958, sau khi Lim Yew Hock đàm phán thành công với Chính phủ Anh,Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Nhà nước (Hiến pháp) và tình trạng củaSingapore Singapore đã được thay đổi từ thuộc địa để trở thành một nhà nước

có tư cách và vị trí pháp lý tương đối độc lập

Năm 1963, Singapore gia nhập Liên bang Malaysia Hiến pháp năm 1963 đượcban hành

Năm 1965, Singapore đã được tách ra từ Malaysia, thực hiện theo ba văn bản:Hiến pháp của Malaysia (Singapore sửa đổi), Hiến pháp của Singapore (sửa đổi)

và Đạo luật Cộng hòa Singapore độc lập năm 1965 được thông qua

Năm 1970, để bảo vệ các quyền của ngôn ngữ và tôn giáo thiểu số về chủng tộc, Hội đồng Tổng thống được thành lập và sau đó đổi tên thành Hội đồng trựcthuộc Tổng thống về quyền thiểu số (Presidential Council for Minority Rights) từnăm 1973

Năm 1984, một sửa đổi hiến pháp được thông qua để quy định về thành viêncủa Nghị viện có thể không do bầu cử

Năm 1988, một sửa đổi hiến pháp được thông qua để giới thiệu bầu cử đại diệnnhóm (GRCs) Ít nhất một thành viên của GRC phải được lựa chọn từ một cuộcđua thiểu số

Năm 1988, hiến pháp đã được sửa đổi để quy định chế định cho các thành viên

đề cử của Quốc hội

Năm 1991, hiến pháp đã được sửa đổi để quy định chế định cho việc công dânbầu chủ tịch

2 Tổng quan các chế định trong Hiến pháp Singapore

Hiến pháp của Singapore bao gồm 14 phần: từ phần sơ bộ đến phần những quyđịnh chuyển tiếp Trong đó các chế định được sắp xếp theo trình tự như sau:Chế định chế độ và chính thể; Bảo vệ chủ quyền của nước Cộng hòa Singapore;Quyền tự do cơ bản; Chính phủ; Cơ quan lập pháp; Hội đồng trực thuộc Tổngthống về quyền thiểu số; Cơ quan tư pháp; Dịch vụ công cộng; Quốc tịch; Quyđịnh tài chính; Các quyền đặc biệt chống âm mưu lật đổ và các quyền trongtrường hợp khẩn cấp; Những quy định chung, các điều khoản chuyển đổi

Trang 26

Trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp Singapore trang trọngghi nhận tại phần 4 của Hiến pháp với tên gọi: Quyền tự do cơ bản và được sắpxếp sau chế định chế độ và chính thể Cách thức xác định vị trí của chế định nàytrong Hiến pháp cho thấy Nhà nước Singapore luôn chú trọng tới tầm quan trọng

và ý nghĩa của các quyền cơ bản của công dân và khẳng định tính tự do trongcác quyền của công dân và đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng

Điều 9, Hiến pháp Singapore quy định mang tính nguyên tắc về quyền tự do cơbản của công dân như sau:

(1) Không ai bị tước đoạt tính mạng hoặc sự tự do cá nhân trừ trường hợp theoluật định

(2) Khi có khiếu kiện cho rằng một người đang bị giam giữ trái pháp luật đượcgửi đến Tòa án cấp cao hay thẩm phán của tòa án cấp cao, thì Tòa án cấp caophải thẩm tra khiếu kiện và ra lệnh đưa người đó ra tòa và trả lại tự do trừ khiTòa án cho rằng việc giam giữ đó đúng pháp luật

(3) Người bị bắt phải được thông báo ngay khi có thể về lý do bị bắt, được phéptham vấn và được bào chữa bởi hành nghề luật theo sự lựa chọn của người đó.(4) Nếu một người bị bắt và không được trả tự do, trong bất cứ trường hợp nàongười đó sẽ phải được đưa đến thẩm phán Tòa án cấp dưới (Magistrate) trongthời hạn 48 giờ (không bao gồm thời gian đi lại cần thiết) không có việc trì hoàn

vô căn cứ, và sẽ không bị giam giữ thêm nếu không được phép của thẩm phánnày

(5) Các khoản (3) và (4) sẽ không áp dụng đối với người nước ngoài thù địchhay bất kỳ người nào bị bắt vì xúc phạm Nghị viện theo lệnh của chủ tịch Nghịviện

(6) Điều luật này sẽ không làm mất giá trị pháp lý của bất kỳ đạo luật nào: a) cóhiệu lực trước ngày bắt đầu thực hiện Hiến pháp này, mà đạo luật đó cho phépbắt và giam giữ bất kỳ ai vì sự an toàn, hòa bình và trật tự tốt đẹp; b) liên quantới việc lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích mà đạo luật đó cho phép bắt giữ

và giam giữ bất kỳ ai để điều trị và cai nghiện với lý do là đạo luật đó trái vớikhoản (3) và (4) Cụ thể, điều luật này sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý

Trang 27

hay hiệu lực của bất kỳ đạo luật nào có quy định như thế trước ngày 10 tháng 3năm 1978.

Hiến pháp Singapore được đánh giá là có giá trị pháp lý và mang tính hiện đạibởi chính các quy định về quyền con người mà Hiến pháp ghi nhận đầu tiên đó

là quyền con người trong tố tụng hinh sự Bên cạnh đó, giá trị pháp lý và ý nghĩaquan trọng của Hiến pháp Singapore còn được thể hiện trong chế định Quyền tự

do cơ bản của công dân được xác định trong hệ thống các lĩnh vực như: laođộng, hình sự, sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền chính trị, cụ thể:

Về quyền bình đẳng, Hiến pháp Singapore quy định nguyên tắc tất cả mọi ngườiđều bình đẳng trước pháp luật và được quyền bảo vệ sự bình đẳng của phápluật trừ trường hợp Hiến pháp này có quy định rõ ràng, sẽ không có sự phân biệtđối với công dân Singapore chỉ vì lý do tôn giáo, chủng tộc, nguồn gốc hoặc nơisinh trong bất kỳ đạo luật nào, khi bổ nhiệm bất kỳ chức vụ nào, khi tuyển dụnglàm việc trong cơ quan công quyền hoặc khi thực thi bất kỳ đạo luật nào liênquan đến việc thụ đắc (nhận quyền), chiếm hữu hoặc định đoạt tài sản hay thànhlập hoặc thực hiện bất kỳ việc kinh doanh, thương mại, nghề nghiệp, năng khiếuhay việc làm nào đó

Về quyền tự do đi lại, Hiến pháp Singapore quy định “không một công dân nàocủa Singapore bị trục xuất hay buộc ra khỏi Singapre Theo bất kỳ đạo luật nàoliên quan đến an ninh của Singapore hoặc bất kỳ khu vực nào của Singapore,liên quan đến trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hay việc trừng trị kẻ phạmtội, mỗi công dân Singapore đều có quyền tự do đi lại trong Singapore và cư trútại bất kỳ nơi nào của Singapore” (điều 13, Hiến pháp Singapore)

Về quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, khoản 1, điều 14, Hiến phápSingapore quy định: a) mỗi công dân Singapore có quyền tự do phát ngôn và thểhiện ý kiến; b) tất cả công dân Singapore đều có quyền hội họp một cách hòabình và không có vũ khí; và c) tất cả công dân Singapore đều có quyền thành lậpcác hội

Việc hiến pháp quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội đã khẳng địnhtính dân chủ của Hiến pháp Đồng thời cũng đã chứng minh giá trị của Hiếnpháp đối với việc đảm bảo các quyền con người được thể hiện trong thực tiễntheo xu hướng nhấn mạnh ưu thế của dân chủ trực tiếp Tuy nhiên, điều 14,Hiến pháp Singapore cũng xác định một nguyên tắc bảo đảm rằng có sự kiểm

Trang 28

soát việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và quyền đó thuộc

về Nghị viện

Cụ thể, khoản 2, điều 14, Hiến pháp Singapore quy định: “Nghị viện có thể banhành luật quy định: a) những hạn chế đối với các quyền được quy định tại khoản(1) (a) khi thấy cần thiết hoặc để phù hợp với lợi ích an ninh của Singapore hoặccủa bất kỳ phần nào trong đó, phù hợp với các mối quan hệ hữu nghị với cácnước khác, trật tự công cộng hoặc đạo đức và những hạn chế để bảo vệ cácđặc quyền của Nghị viện hoặc để chống lại sự coi thường của tòa án, phỉ bánghay xúi giục bất kỳ hành vi phạm tội nào; b) những hạn chế đối với quyền đượcquy định tại khoản (1) (b) khi thấy cần thiết hoặc để phù hợp với lợi ích an ninhcủa Singapore hoặc của bất kỳ phần nào trong đó hoặc trật tự công cộng; và c)những hạn chế đối với quyền được quy định tại khoản (1) (c) khi thấy cần thiếthoặc để phù hợp với lợi ích an ninh của Singapore hoặc bất kỳ phần nào trong

đó, trật tự công cộng hoặc đạo đức; c) Những hạn chế về quyền lập hội đã đượcquy định tại khoản (1) (c) cũng có thể được các đạo luật liên quan đến lao độnghay giáo dục quy định

Về quyền tự do tôn giáo, a) Hiến pháp Singapore ghi nhận về quyền của conngười đối với tôn giáo và nhà nước đứng ra bảo trợ việc thực hiện quyền đóbằng cách bảo đảm như cho họ có quyền theo, thực hành và truyền bá tôn giáo.Đồng thời, các hoạt động tôn giáo được nhà nước bảo hộ bằng cách không bắtđóng thuế và các khoản thu từ thuế đối với các hoạt động nhằm mục đích tôngiáo Hơn thế nữa, không chỉ cá nhân được bảo đảm quyền đối với tôn giáo màcác tổ chức tôn giáo cũng được hưởng quyền của tổ chức tôn giáo của mìnhnhư quyền quản lý các hoạt động tôn giáo; b) thành lập và duy trì các cơ sở vìmục đích tôn giáo hoặc từ thiện; và c) thủ đắc (nhận quyền) và sở hữu tài sản,chiếm giữ và quản lý tài sản đó phù hợp với quy định của pháp luật (điều 15,Hiến pháp Singapore) Tuy nhiên, Hiến pháp cũng khẳng định các quyền conngười về tôn giáo được pháp luật bảo đảm song không có nghĩa là Hiến phápcho phép việc thực hiện quyền mà làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, sứckhỏe cộng đồng hay đạo đức

Về quyền giáo dục, Hiến pháp Singapore quy định một nguyên tắc không có sựphân biệt đối xử với bất kỳ công dân nào của Singapore chỉ vì lý do tôn giáo,chủng tộc, nguồn gốc hay nơi sinh Xuất phát từ nguyên tắc này, việc thụ hưởngcác quyền về giáo dục bao gồm trách nhiệm của Nhà nước khi quản lý các cơ

sở giáo dục, trách nhiệm cung cấp tài chính ngoài các quỹ của cơ quan nhà

Trang 29

nước để chăm sóc hay giáo dục học sinh, sinh viên Hiến pháp Singapore cònquy định song song tồn tại hoạt động giáo dục do Nhà nước tổ chức là hoạtđộng giáo dục của các tổ chức tôn giáo Việc giáo dục của các tổ chức tôn giáonhằm hiện thực hóa các quyền mà Hiến pháp xác định như quyền thiết lập, duytrì các cơ sở giáo dục cho trẻ em và giảng dạy trong phạm vi tôn giáo của mình,

sẽ không có sự phân biệt đối xử chỉ vì lý do tôn giáo trong bất kỳ đạo luật nàoliên quan đến cơ sở giáo dục đó hay việc thi hành các đạo luật đó

Tuy nhiên, quyền giáo dục gắn với tôn giáo cũng được xác định: không ai bị bắtbuộc phải chấp nhận việc giảng dạy hay phải tham gia vào bất kỳ nghi lễ hayhoạt động nghi lễ của một tôn giáo nào ngoài tôn giáo của mình Đối với nhữngngười chưa đủ 18 tuổi thì tôn giáo của người dưới 18 tuổi sẽ do bố mẹ hoặcngười giám hộ của người đó quyết định

Như vậy, mặc dù không dành nhiều điều để quy định về quyền con người, quyềncông dân, song Hiến pháp Singapore cũng đã ghi nhận và khẳng định các quyềncon người cơ bản Việc ghi nhận các quyền đó trong Hiến pháp đã thể hiện xuhướng dân chủ mạnh mẽ

3 Tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp Singapore

Tổng thống được công dân của Singapore bầu ra theo luật do cơ quan lập phápban hành

Tổng thống được bầu thông qua một cuộc bầu cử tổng thống Hiến pháp quyđịnh một cách cụ thể về cách thức chỉ định tổng thống như sau:

- Trong trường hợp khuyết chức vụ tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ củangười đang giữ chức vụ và lệnh bầu cử tổng thống chưa được ban hành trướckhi khuyết chức vụ hoặc nếu đã được ban hành mà đã bị hủy bỏ - trong phạm visáu tháng sau này chức vụ tổng thống bị khuyết, hoặc:

Trang 30

- Trong bất kỳ trường hợp nào khác – không quá ba tháng trước ngày nhiệm kỳtổng thống kết thúc.

Tiêu chuẩn để trở thành tổng thống cũng được Hiến pháp Singapore quy địnhmột cách rõ ràng nguyên tắc cũng như các điều kiện cần và đủ về năng lực đảmnhiệm các chức vụ tổng thống

Về nguyên tắc, Điều 19, Hiến pháp Singapore quy định: “không ai được bầu cử

là tổng thống trừ khi người đó đủ tiêu chuẩn để bầu cử theo các quy định củaHiến pháp này”

Về tiêu chuẩn cứng của ứng viên tổng thống:

Một là công dân Singapore;

Hai là độ tuổi không dưới 45;

Ba là phù hợp với tiêu chuẩn quy định ở Điều 42 khoản 2 về tiêu chuẩn ứng cửviên nghị viện

Về các trường hợp không đủ điều kiện ứng cử tổng thống được quy định tạiĐiều 45, Hiến pháp Singapore như sau: là hoặc đã bị phát hiện hay bị tuyên bố

là bệnh tâm thần; là người bị phá sản chưa được phục quyền; giữ một chức vụ

có hưởng lợi; đã được đề cử để bầu cử vào Nghị viện hoặc chức vụ tổng thốnghoặc đã thực hiện vai trò của người đại diện bầu cử cho một người được đề cử

mà không gửi bất kỳ bản thống kê các chi phí bầu cử nào trong thời hạn và theothể thức được pháp luật quy định; đã bị Tòa án Malaysia hay Singapore kết án

và bị phạt tù không dưới một năm hoặc bị phạt tiền không dưới 2000 dollar vàchưa được xóa án hoàn toàn

Về quyền hành pháp: Điều 23, Hiến pháp Singapore quy định: Quyền hành phápcủa Singapore được trao cho tổng thống và có thể được tổng thống, nội cáchoặc bất kỳ bộ trưởng nào được nội các ủy quyền thực hiện theo các quy địnhcủa Hiến pháp này Cơ quan lập pháp có thể ban hành luật trao các chức nănghành pháp cho những người khác

Về nội các, theo Hiến pháp Singapore thì Chính phủ Singapore là chính phủ cónội các Ở Singapore, nội các gồm có thủ tướng và các bộ trưởng khác có thểđược bổ nhiệm theo Điều 25 Nội các chịu sự chỉ đạo và điều hành chung củaChính phủ và sẽ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện

Trang 31

Về thủ tướng và bộ trưởng, Hiến pháp ở Singapore quy định về chế độ bổ nhiệmthủ tướng tại Điều 25 Cụ thể: “Tổng thống sẽ bổ nhiệm một nghị sĩ làm thủtướng mà theo đánh giá của tổng thống người đó có thể đạt được sự tín nhiệm

đa số của các nghị sĩ và theo ý kiến tư vấn của thủ tướng, bổ nhiệm các bộtrưởng trong số các nghị sĩ

Việc triệu tập và chủ tọa trong nội các phụ thuộc vào việc triển khai theo cácthẩm quyền và ý chí của thủ tướng Một trong những nguyên tắc nêu trong Hiếnpháp Singapore về thẩm quyền của thủ tướng rất lớn Đó là quyền triệu tập nộicác, các quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của nội các Đồng thời hiếnpháp cũng có quy định hết sức linh hoạt cho thủ tướng Đó là ủy quyền một cáchchủ động cho một bộ trưởng nào đó thay mặt thủ tướng chủ trì phiên họp

Việc bầu cử tổng thống, theo ý kiến tư vấn của thủ tướng có thể bằng văn bản

có dấu của nhà nước bổ nhiệm các viên chức cao cấp của nghị viện từ các nghịviện để trợ giúp các bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của họ.Tổng công tố: chức vụ tổng công tố được xác lập và tổng thống trong phạm vithẩm quyền tự quyết định của mình nếu đồng ý với ý kiến tư vấn của thủ tướng,

sẽ bổ nhiệm tổng công tố trong số những người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm làthẩm phán của Tòa án tối cao Trong trường hợp cần bổ nhiệm chức vụ tổngcông tố mà không phải vì lý do người giữ chức vụ đó chết hoặc bị miễn nhiệmtheo khoản (6), thủ tướng trước khi tư vấn cho tổng thống theo khoản (1) phảitham khảo ý kiến người đang giữ chức vụ tổng công tố Hoặc nếu chức vụ đókhuyết thì tham khảo ý kiến của người vừa thôi chức vụ đó, và thủ tướng trongtừng trường hợp trước khi tư vấn cho tổng thống, sẽ tham khảo ý kiến củachánh án Tòa án tối cao và chủ tịch Ủy ban Công vụ Thủ tướng không bị buộcphải tham khảo ý kiến của bất kỳ người nào theo khoản 2 (điều 35 Hiến pháp),nếu thủ tướng có căn cứ cho rằng vì lý do người đó không đủ khả năng về thểchất hoặc tinh thần, hoặc vì lý do khác nên không thể tham khảo ý kiến củangười đó được Tổng công tố có thể được bổ nhiệm có thời hạn, và nếu được

bổ nhiệm có thời hạn , theo khoản (6), khi hết thời hạn này tổng công tố sẽ thôichức vụ của mình theo quy định trên, nhưng sẽ giữ chức vụ cho đến 60 tuổi.Tổng thống, trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, nếu đồng ý với ýkiến tư vấn của thủ tướng, có thể cho phép tổng công tố đã đến 60 tuổi vẫn giữchức vụ trong một thời hạn được ấn định mà tổng công tố và chính phủ có thể

đã thỏa thuận Không có hoạt động nào của tổng công tố bị xem là vô hiệu chỉ

Trang 32

với lý do tổng công tố đã đạt đến độ tuổi mà theo đó tổng công tố đã được yêucầu thôi giữ chức vụ của mình theo điều luật này.

Tổng công tố có thể bị tổng thống miễn nhiệm khỏi chức vụ, nếu tổng thốngtrong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình đồng ý với đề nghị của thủtướng Nhưng thủ tướng sẽ không đề nghị miễn nhiệm trừ trường hợp tổng công

tố không thể đảm nhiệm được chức vụ (dù với lý do không đủ khả năng về thểchất hoặc tinh thần hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác) hoặc vì hạnh kiểm xấu

và trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan tài phán gồm có chánh án và haithẩm phán của Tòa án tối cao được chánh án tòa án tối cao chỉ định nằm trongmục đích đó

Nghĩa vụ và thẩm quyền đặc biệt của tổng công tố được Hiến pháp Singaporequy định:

- Tổng công tố có nghĩa vụ tư vấn cho chính phủ về các vấn đề pháp lý và cácnghĩa vụ có tính chất pháp lý và thực hiện các nghĩa vụ có tính chất pháp lý khác

có thể được tổng thống hoặc nội các tham vấn hoặc giao nhiệm vụ theo thường

lệ và có nghĩa vụ thực hiện các chức năng được Hiến pháp này hoặc bất kỳ luậtthành văn nào khác quy định;

- Tổng công tố có thẩm quyền, có thể thực thi trong phạm vi thẩm quyền tự quyếtđịnh của mình, khởi tố, tiến hành tố tụng hoặc đình chỉ bất kỳ vụ án nào đối vớibất kỳ tội phạm nào Trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, tổng công tố

có quyền tham dự và có quyền ưu tiên hơn bất kỳ người nào khác có mặt tại bất

kỳ tòa án hoặc cơ quan tài phán nào ở Singapore;

- Tổng công tố sẽ được trả lương và các khoản trợ cấp, có thể được xác địnhtheo thường lệ, lương và các khoản trợ cấp đó sẽ được thanh toán và chi trả từQuỹ ngân khố

b Chế định cơ quan lập pháp của Singapore

Quyền lập pháp của Singapore được trao cho cơ quan lập pháp gồm có tổngthống và Nghị viện

Về Nghị viện, Điều 39, Hiến pháp Singapore quy định Nghị viện gồm có:

(a) Các nghị sĩ do bầu cử theo quy định được bầu cử tại cuộc tổng tuyển cử theocác khu vực bầu cử được cơ quan lập pháp ban hành luật quy định;

Ngày đăng: 09/04/2016, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w